SKKN Nghiên cứu thực trạng và lựa chọn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại trường THPT Cửa Lò 2, Nghệ An
- Dẻo gập thân (cm).
+ Hiện trường kiểm tra: Phòng học, bàn, ghế ngồi.
+ Dụng cụ kiểm tra: Bục có thước chia sẵn 50cm (2 chiều âm, dương).
+ Cách thức kiểm tra: Đánh giá độ linh hoạt mềm dẻo của các khớp cột sống. Đối tượng kiểmtra đi chân trần, đứng tự nhiên, hai chân khép, giữ gối thẳng khi gập thân, nỗ lực tối đa để với bàn tay xuống và ép sát bục có thước chia sẵn 50cm (thước chia sẵn có hai phần âm và dương mỗi phần 25cm, điểm 0 tại mặt phẳng ngang của bục, nơi đối tượng đứng). Dùng thanh ngang chặn ngang hai đầungón tay giữa đã ổn định ở vị trí thấp nhất và song song so với mặt đất. Xem kết quả ở nơi thanh ngang cắt vuông góc với thước chia sẵn. Thực hiện 2 lần, lấy giá trị tốt nhất.
- Lực bóp tay thuận (kg).
+ Hiện trường kiểm tra: Phòng học, bàn, ghế ngồi.
+ Dụng cụ kiểm tra: Lực kế bóp tay điện tử.
+ Cách thức kiểm tra: Xác định tay thuận là tay thường dùng để thựchiện các động tác quan trọng trong cuộc sống như ném, đánh, đấm. tay thuậnthường có sức mạnh hơn tay không thuận.
Đối tượng điều tra đứng dạng 2 chân bằng vai, tay thuận cầm lực kếđưa thẳng sang ngang, tạo nên góc 45° so với trục dọc của cơ thể. Tay không cầm lực kế duỗi thẳng tự nhiên, song song với thân người.
Bàn tay cầm lựckế, đồng hồ của lực kế hướng vào lòng bàn tay, các ngón tay ôm chặt thân lựckế và bóp hết sức bàn tay vào lực kế. Yêu cầu bóp đều, từ từ, gắng sức trongvòng 2 giây, không bóp giật cục hay thêm các động tác trợ giúp của thân người, hoặc các động tác thừa.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nghiên cứu thực trạng và lựa chọn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại trường THPT Cửa Lò 2, Nghệ An
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 2 TRƯƠNG CÔNG THẮNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ LỰA CHỌN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 2, NGHỆ AN Nghệ An, năm 2021 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Các chữ viết tắt GD&ĐT - Giáo dục và Đào tạo GDTC - Giáo dục thể chất GDTC & TTTH - Giáo dục thể chất và thể thao trườnghọc HLV - Huấn luyện viên. TDTT: GDTCthể thao. THCS: Trung học cơ sở. THPT: Trung học phổ thông. VĐV: Vận động viên. XHCN: Xã hội chủ nghĩa. 2. Đơn vị đo lường viết tắt cm - Centimet kg - Kilogam m - Mét s - Giây PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trường là một bộ phận không thể thiếu của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. GDTC có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện nhân cách, nhằm đào tạo con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng. Chính vì thế, trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thì môn GDTC là môn học bắt buộc. Nghị quyết Trung ương 08/NQ/TW ngày 1/12/2011 của Đảng đã khẳng định: “thực hiện các nhiệm vụ xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc có trình độ làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo và có sức khỏe” trong đó nhấn mạnh: “đối với giáo dục điều đáng quan tâm nhất là chất lượng, hiệu quả giáo dục và yêu cầu giáo dục phải nhằm vào mục tiêu thực hiện giáo dục toàn diện đức, trí, thể, mỹ trong tất cả các cấp học”. Công tác GDTC ngày nay trong các trường học đã được quan tâm về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo. Tuy nhiên, công tác giảng dạy GDTC trong các trường trung học phổ thông (THPT) còn nhiều khó khăn. Cụ thể, giảng dạy GDTC trong trường học vẫn còn mang nặng hình thức, số lượng thực tế trang thiết bị phục vụ TDTT có hạn chế: Các thiết bị, dụng cụ tập luyện, nhà tập, sân bãi còn thiếu. Quy trình quản lý, chỉ đạo, tổ chức và nội dung để tạo ra các hình thức luyện tập ở trường THPT chưa được hợp lý, phương tiện GDTC còn đơn điệu thiếu sinh động chưa gây hứng thú học tập cho học sinh, hình thức lên lớp còn nghèo nàn. Hơn nữa có những biểu hiện phát triển không cân đối, học sinh rất thích chơi thể thao nhưng lại không thích học môn GDTC, coi giờ học GDTC như giờ vui chơi nên học sinh không chú tâm luyện tập. Sự quan tâm, đầu tư của lãnh đạo các trường không thống nhất, cán bộ làm công tác giảng dạy và hoạt động phong trào TDTT ở các trường còn thiếu và không thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả công tác giảng dạy GDTC trong các trường THPT. Trong bối cảnh đó, loại hình trường THPT có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nó nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nhưng ở vị trí mũi nhọn của sự nghiệp giáo dục đào tạo. Với những đặc thù riêng, các trường THPT nói chung cũng như Trường THPT Cửa Lò 2 , có những đặc điểm khác biệt so với các trường THPT nói chung. Những khác biệt này gây ra nhiều khó khăn trong công tác dạy học môn GDTC bắt buộc các trường THPT, cũng như giáo viên giảng dạy GDTC tại trường phải có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp, còn nếu máy móc áp dụng chương trình chung và phương pháp chung như các trường THPT khác thì sẽ rất khó đạt được hiệu quả. Trước hết, hầu hết học sinh đều có định hướng đào tạo để tham gia các kỳ thi học sinh giỏi. Do vậy, các em thường xuyên tham gia các đợt bồi dưỡng, tập huấn kéo dài, thậm chí tập huấn xa nhà, nên ảnh hưởng đến thời gian học tập chính quy trong Trường, trong đó ảnh hưởng đến các giờ học giáo dục thể chất. Bên cạnh đó, do đặc thù các lớp, nên việc phân bố nam nữ trong các lớp không đồng đều như các lớp THPT thường. Về tâm lý, hầu hết giáo viên, phụ huynh, học sinh trong trường tập trung vào các kỳ thi học sinh giỏi, kỳ thi đại học, nên thường xem nhẹ các giờ học giáo dục thể chất. Các em ngồi học, đọc sách quá nhiều, ít vận động, cho nên căn bản thể lực có nhiều hạn chế, nhiều em có các tật về mắt, như cận viễn loạn thị. Trên thực tế có một số công trình nghiên cứu về nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho học sinh THPT. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều đề tài nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại các trường THPT. Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu nội dung: “Nghiên cứu thực trạng và lựa chọn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại Trường THPT Cửa Lò 2 , Nghệ An”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GDTC tại Trường THPT Cửa Lò 2, đề tài lựa chọn một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng GDTC tại Trường THPT Cửa Lò 2, cũng như đóng góp cao chất lượng GDTC tại các trường THPT nói chung. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng và một số biện ... rường. Vì vậy, giờ học còn mang tính hình thức, thụ động, chưa phát huy được tính tích cực của giờ học đối với sự phát triển thể chất, ý chí, nhân cách của học sinh. - Chưa coi trọng công tác ngoại khoá của học sinh, thiếu sự tổ chức hướng dẫn học sinh tự tập luyện và rèn luyện thân thể trong các hoạt động tập luyện GDTC thể thao. Tổ chức thi đấu còn rất ít chưa thực sự sôi động. - Các điều kiện cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo về cán bộ và kinh phí cho công tác giáo dục thể chất còn nhiều khó khăn, chưa đảm bảo về chất lượng, thiếu về số lượng. Chưa có chính sách đãi ngộ thích hợp động viên cán bộ giáo viên và vận động viên tham gia hoạt động phong trào GDTC thể thao cũng như phong trào tập luyện ngoại khoá và thi đấu các môn thể thao. 2. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn và xây dựng nội dung 8 biện pháp hợp lý, phù hợp với thực trạng tại Trường góp phần nâng cao chất lượng GDTC của Trường THPT Cửa Lò 2 , Nghệ An. Các biện pháp bao gồm: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của lãnh đạo, giáo viên và học sinh trong toàn trường về vị trí của GDTC và thể thao trường học đối với mục tiêu phát triển thể chất, đạo đức nhân cách, xây dựng lối sống khỏe mạnh, vận động tích cực có kế hoạch. Biện pháp 2: Cải tiến nội dung chương trình phần tự chọn, đổi mới phương pháp, phương tiện giảng dạy môn học GDTC phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường THPT Cửa Lò 2 và đặc điểm giới tính từng lớp. Biện pháp 3: Đa dạng hóa nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khóa theo hướng gắn chặt với dạy học nội khóa và bám sát mục tiêu phát triển thể chất. Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch và điều hành công tác tự bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên GDTC của Trường. Biện pháp 5: Đổi mới cách thức tổ chức dạy học GDTC theo phân loại sức khỏe, thể lực và năng khiếu của từng nhóm học sinh. Biện pháp 6: Tăng cường tổ chức các hoạt động thi đấu các môn thể thao trong và ngoài trường theo chủ trương xã hội hóa. Biện pháp 7: Cải tạo, mua sắm, trang bị bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, sân bãi dụng cụ phục vụ tập luyện TDTT theo chủ trương xã hội hóa. Biện pháp 8: Thành lập, đưa vào hoạt động các CLB thể thao cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường theo hình thức xã hội hoá, tham gia tích cực vào các hội thể thao. Các biện pháp này đã được sự thừa nhận của Ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên, học sinh tại Trường THPT Cửa Lò 2. Qua đó, các biện pháp trên đã dần dần được đưa vào áp dung trong nhà trường. Trong đó có 4 biện pháp đã được kiểm nghiệm chứng minh trong thực tiễn tổ chức, quản lý phong trào GDTC thể thao cho đối tượng nghiên cứu đã khẳng định được hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng GDTC của trường, tác động tích cực đến năng lực thể chất thực tế của học sinh. Thể hiện qua những mặt chất lượng môn học thể dục, trình độ thể lực của học sinh và phong trào tập luyện GDTC thể thao trong Trường đã tăng lên đáng kể. II. Kiến nghị Từ những kết luận, đề tài có một số kiến nghị sau: - Các biện pháp trên đã được xây dựng trên cơ sở khoa học và đã được áp dụng thực tiễn trong trường, đề nghị nhà trường tiếp tục ứng dụng các biện pháp và triển khai ra phạm vi toàn trường nhằm nâng cao chất lượng GDTC trong toàn trường. - Cần thiết phải được triển khai áp dụng một cách đồng bộ hệ thống các biện pháp mà kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng. - Ban giám hiệu nhà trường và các đơn vị có liên quan cần phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh phù hợp về mặt thời gian, hỗ trợ kinh phí cho các cán bộ, các đơn vị để triển khai thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực thể chất một cách có hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, môn Giáo dục thể chất. 2018. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 về việc Quy định đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông [3] Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học nhân cách - Một số vấn đề lý luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/QĐ-BGDĐT ngày18/09/2008, ban hành Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên. [6] Trần Đức Dũng (2010), Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 (thời điểm 2002 đến 2013), Đề tài KHCN cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. [7] Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT,Hà Nội. [8] Lê Văn Hồng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [9] Nguyễn Đức Thành (2013), Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động GDTC thể thao ngoại khóa của sinh viên một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. [10] Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp GDTC thể thao, thao,Nxb TDTT, Hà Nội.
File đính kèm:
- skkn_nghien_cuu_thuc_trang_va_lua_chon_mot_so_bien_phap_nang.doc