Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp cho học sinh Lớp Một
Chữ viết là một trong những phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Chữ viết đúng, sạch, rõ ràng không những giúp dễ hiểu mà còn tạo sự thiện cảm với người đọc. Thực tế, đôi khi chỉ qua chữ viết của một người, ta có thể nhận ra một vài tính cách của người đó. Mặc khác, chữ viết còn thể hiện nền văn hóa, sự tinh hoa của dân tộc. Bởi vậy, việc hình thành và rèn kĩ năng viết chữ đúng, đẹp là một trong những nội dung giáo dục quan trọng. Dạy Tiếng việt ở lớp 1 là trao cho các em chiếc chìa khóa để vận dụng chữ viết trong suốt quá trình học tập và cả cuộc đời. Đối với HS lớp 1, yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trong học Tiếng Việt là đọc thông viết thạo mà cần thiết hơn cả là chất lượng chữ viết. Kĩ năng viết đúng là cơ sở để các em viết đẹp, rõ ràng. Đồng thời với việc rèn chữ các em sẽ có cơ hội rèn luyên tính cẩn thận, sự khoa học, óc thẩm mĩ và tình yêu tiếng mẹ đẻ.
Trong những năm gần đây, việc rèn chữ viết được nhà trường và các bậc phụ huynh hết sức quan tâm, đặc biệt ở cấp Tiểu học. Nhờ vậy, chất lượng dạy và học chữ ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực trạng chữ viết của học sinh (HS) hiện nay còn xấu và thiếu chính xác. Các em còn viết sai, viết quá chậm hay có những HS viết tốt, nhanh, làm tính giỏi nhưng chữ viết quá xấu, trình bày không sạch sẽ, rõ ràng thì không thể trở thành một HS giỏi toàn diện được. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Mặt khác, chữ viết của một số giáo viên (GV) chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn chữ viết của HS. Mỗi thầy, cô giáo được xem như một tấm gương sáng để HS noi theo. Hơn nữa, lứa tuổi của HS tiểu học là lứa tuổi hay “ bắt chước”, GV viết thế nào thì học sinh sẽ viết như thế đó, đặc biệt là học sinh lớp 1. Là một GV dạy lớp 1 và trực tiếp tham gia rèn chữ viết cho HS tôi nhận thấy Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp cho học sinh Lớp Một

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ ĐÚNG VÀ ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP MỘT I. Lí do chọn đề tài: Chữ viết là một trong những phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Chữ viết đúng, sạch, rõ ràng không những giúp dễ hiểu mà còn tạo sự thiện cảm với người đọc. Thực tế, đôi khi chỉ qua chữ viết của một người, ta có thể nhận ra một vài tính cách của người đó. Mặc khác, chữ viết còn thể hiện nền văn hóa, sự tinh hoa của dân tộc. Bởi vậy, việc hình thành và rèn kĩ năng viết chữ đúng, đẹp là một trong những nội dung giáo dục quan trọng. Dạy Tiếng việt ở lớp 1 là trao cho các em chiếc chìa khóa để vận dụng chữ viết trong suốt quá trình học tập và cả cuộc đời. Đối với HS lớp 1, yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trong học Tiếng Việt là đọc thông viết thạo mà cần thiết hơn cả là chất lượng chữ viết. Kĩ năng viết đúng là cơ sở để các em viết đẹp, rõ ràng. Đồng thời với việc rèn chữ các em sẽ có cơ hội rèn luyên tính cẩn thận, sự khoa học, óc thẩm mĩ và tình yêu tiếng mẹ đẻ. Trong những năm gần đây, việc rèn chữ viết được nhà trường và các bậc phụ huynh hết sức quan tâm, đặc biệt ở cấp Tiểu học. Nhờ vậy, chất lượng dạy và học chữ ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực trạng chữ viết của học sinh (HS) hiện nay còn xấu và thiếu chính xác. Các em còn viết sai, viết quá chậm hay có những HS viết tốt, nhanh, làm tính giỏi nhưng chữ viết quá xấu, trình bày không sạch sẽ, rõ ràng thì không thể trở thành một HS giỏi toàn diện được. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Mặt khác, chữ viết của một số giáo viên (GV) chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn chữ viết của HS. Mỗi thầy, cô giáo được xem như một tấm gương sáng để HS noi theo. Hơn nữa, lứa tuổi của HS tiểu học là lứa tuổi hay “ bắt chước”, GV viết thế nào thì học sinh sẽ viết như thế đó, đặc biệt là học sinh lớp 1. Là một GV dạy lớp 1 và trực tiếp tham gia rèn chữ viết cho HS tôi nhận thấy Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho HS, nhất là HS lớp 1, sẽ đặt nền móng cơ bản “ khởi nguồn cho mọi khởi nguồn” cho toàn bộ quá trình học tập và quan trọng hơn còn giúp HS rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp như: tinh thần kỉ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ. Chính vì thấy được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho HS cùng với mong muốn các em trở thành những con người phát triển toàn diện, có ích cho đất nước, tôi đã đi sâu tìm hiểu, học hỏi và rút ra được một số kinh ngiệm và biện pháp giúp HS viết chữ đẹp hơn, sạch hơn và cẩn thận hơn qua sáng kiến kinh nghiệm “ Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp cho học sinh lớp Một” nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở Tiểu học nói chung và dạy - học chữ viết nói riêng. II. Tổ chức thực hiện đề tài: 1. Cơ sở lí luận: Cùng với giáo dục tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người. Dạy Tiếng Việt lớp Một nói chung có nhiệm vụ vô cùng lớn lao: là trao cho các em chiếc chìa khoá mở cánh cửa tri thức để các em biết đọc, biết viết, biết vận dụng chữ viết khi học tập. Nếu như nói Học vần, tập đọc giúp cho việc rèn năng lực đọc tốt thì rèn chữ (tập viết) giúp HS rèn năng lực ghi chép tốt. Rèn chữ viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn cho HS những phẩm chất đạo đức tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ “Luyện nét chữ - Rèn nết người”. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người, HS viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với chính mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình Ngoài việc học viết trong phân môn học vần chương trình còn dành riêng mỗi tuần 2 tiết tập viết (mỗi tiết 35 phút) chia thành 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: tuần 1 hướng dẫn tô các nét cơ bản - Giai đoạn 2: tuần 2 → 22: Viết lại một số từ đã học trong phân môn học vần. - Giai đoạn 3: từ tuần 23 trở đi: Tô các chữ cái hoa, viết vần và từ ứng dụng của vần + viết các chữ số. 2. Thực tiễn dạy – học Tập viết ở địa phương: Vĩnh Cửu là huyện ngoại thành của tỉnh Đồng Nai. Trường Tiểu học Vĩnh Tân thuộc xã vùng sâu của huyện. Đời sống nhân dân ở đây còn nhiều vất vả thiếu thốn.Vì vậy việc học hành của các em học sinh chưa được phụ huynh thực sự quan tâm. Các em đến lớp còn rất thụ động; phải mất một thời gian đầu năm các em mới quen dần với nề nếp học tập. Phụ huynh chỉ lo việc kiếm sống mà phó mặc việc học tập của các con cho giáo viên. Việc phối hợp của giáo viên với phụ huynh để dạy dỗ các em còn nhiều hạn chế. Trường Tiểu học Vĩnh Tân còn thiếu thốn về cơ sở vật chất: Khuôn viên chật hẹp, thiếu các phòng chức năng, thiếu giáo viên bộ môn,Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải đảm nhận dạy hết tất cả các môn học trong một buổi, mỗi môn học dạy trong 35 phút nên không có nhiều thời gian rèn thêm cho học sinh viết yếu hoặc bồi dưỡng cho học sinh viết đẹp. Chất lượng học sinh vào đầu năm học còn thấp, chưa đồng đều. Đầu năm nhận lớp, còn tồn tại một số thực trạng như sau: - Cách cầm bút chưa đúng: các em co tất cả các ngón tay vào lòng bàn tay, cầm bút thấp, sát với ngòi bút nên không thể định hướng được nét bút; các em không chú ý đến ngón chủ đạo là ngón trỏ và ngón giữa; ngón tay út không chạm vào mặt giấy nên nét chữ không đẹp. Còn khi viết bảng, các em để cả bàn tay chạm vào mặt bảng nên rất khó viết, nét không chắc chắn, chữ không đều. - Tư thế ngồi viết chưa đúng: các em thường nhìn vở quá gần nên không bao quát được trang viết và dễ bị cận thị; một số em ngồi xoay ngang người hay lệch sống lưng sang một bên. Như thế sẽ bị chóng mỏi dễ dẫn đến căn bệnh học đường (cong vẹo cột sống). - Kỹ thuật viết con chữ và chữ chưa đúng: việc làm quen với chữ viết đối với các em thật khó khăn, bởi đôi tay còn vụng về, lóng ngóng, học sinh thường căng thẳng, rụt rè và cảm thấy “sợ viết chữ”. Từ đó giờ học trở nên căng thẳng ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập. Với một số nguyên nhân sau: - Các em còn quá nhỏ nên chưa có ý thức, hiếu động và thiếu kiên trì. - Một số thói quen đã được hình thành ngay từ khi còn ở lứa tuổi mẫu giáo. - Các em chưa thực sự say sưa hay nói một cách khác là chưa hứng thú đối với việc rèn chữ. Các em chưa tự giác trong học tập. - Việc thiết kế các hoạt động trên lớp của giáo viên chưa khoa học, chưa tạo được sự hứng thú trong HS. Như vậy, việc nắm bắt thực trạng của học sinh trong việc rèn chữ cũng như nguyên nhân gây ra thực trạng ấy là một đòi hỏi thực tiễn đặt ra cần có lời giải đáp. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Để rèn cho HS có chữ viết đúng và đẹp, trong quá trình giảng dạy và rèn luyện, tôi đã đề ra những kế hoạch thực hiện để chuẩn bị thật tốt cho quá trình dạy viết cho học sinh theo từng giai đoạn. Cụ thể như sau: a. Nắm tình hình đầu năm: Ngay từ đầu năm học, sau khi đã khảo sát và nắm tình hình lớp tôi đã lập danh sách những em chưa biết cầm bút, các em viết chậm, cầm bút chưa đúng cách (do thói quen cầm bút tuỳ tiện ở lứa tuổi mẫu giáo) để có những biện pháp rèn luyện, uốn nắn cho phù hợp với từng đối tượng HS. b. Xác định được mục tiêu cần đạt khi rèn chữ: Truyền thụ cho HS những kiến thức cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ. HS nắm bắt được các tri thức cơ bản về bảng chữ cái La tinh ghi âm Tiếng Việt, thể hiện bộ chữ cái này trên bảng và trong vở. HS hiểu được những khái niệm cơ bản về đường kẻ, điểm xuất phát của con chữ, chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ và các liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái. Từ đó HS nắm được những kiến thức cơ bản về hình dáng, độ cao, độ rộng, sự cân đối, tính thẩm mỹ và tính chính xác của chữ viết theo chương trình mới hiện nay. HS nắm được các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kỹ năng viết liền nét, liên kết nét tạo chữ cái, tạo chữ ghi tiếng. Kỹ năng viết nâng dần từ thấp đến cao, viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh, viết đẹp, viết được nét thanh, nét đậm. c. Hướng dẫn học sinh ngồi viết đúng tư thế: * Giai đoạn chuẩn bị: Ngay từ những ngày đầu vào học, GV giới thiệu và làm mẫu tư thế ngồi viết đúng: ngồi viết với tư thế ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách trang giấy khoảng 25 – 30 cm , khuỷu tay tiếp xúc với mặt bàn, tay trái đè giữ vở, tay phải cầm bút. GV hướng dẫn xong sẽ cho các em thực hành tư thế ngồi theo yêu cầu của giáo viên, các nhóm đôi tự kiểm tra tư thế ngồi của nhau, góp ý nhắc nhở cùng nhau thực hiện. Dựa vào tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 1 thường sợ xấu, sợ sai nên tôi thường nhắc cho các em về tác hại của việc ngồi viết không đúng tư thế sẽ làm cho nét chữ xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe ( cong vẹo cột sống, cận thị..). Sau này, trước mỗi giờ viết bài, tôi thường yêu cầu các em thực hiện ngồi cho đúng tư thế, dần dần các em sẽ có thói quen ngồi đúng quy cách. Thực tế cho thấy tư thế ngồi viết được hình thành từ lớp 1, sẽ tạo thành thói quen đi suốt đời người và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng chữ viết cũng như tác động trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mĩ của mỗi cá nhân. d. Hướng dẫn học sinh cầm bút đúng cách: Cùng với việc hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế thì việc cầm bút đúng cách là yếu tố rất quan trọng để HS có những nét chữ đúng và đẹp. Tôi luôn quan tâm hướng dẫn HS cách cầm bút bằng 3 ngón tay ( ngón giữa, ngón cái, ngón trỏ ) của bàn tay phải, ngón giữa nằm ở vị trí thấp nhất để đỡ bút, ngón cái và ngón trỏ điều khiển bút. Các ngón tay cầm bút phải cong tự nhiên, không lên gân hoặc cầm bút quá chặt, không để ngón cái đè lên ngón trỏ, góc tạo bởi thân bút và mặt vở nhỏ hoặc bằng 450 là tốt nhất. Khi viết, chỉ
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_ren_ki_nang_viet_chu.pdf