Sáng kiến kinh nghiệm Một số phần mềm tạo audio, video, hình ảnh hỗ trợ giảng dạy Tiếng Anh tiểu học

Soạn giáo án điện tử (Powerpoint, Activ board) vào dạy học được chú trọng. Qua 5 năm dạy Anh văn, tôi nhận thấy rằng việc dạy học bằng bài giảng điện tử là cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học, phát huy tính chủ động, tích cực học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, tăng sự thích thú say mê trong học tập bởi sự hấp dẫn của bài học thông qua phương pháp trực quan bởi audio, video và hình ảnh trong bài soạn. Xuất phát từ nhận thức trên, bản thân mỗi giáo viên chúng tôi hiện nay đều có trách nhiệm đầu tư suy nghĩ, nghiên cứu tìm tòi ra giải pháp tốt nhất để tạo ra những bài giảng phù hợp với đối tượng học sinh, giúp học sinh có hứng thú, say mê học tập. Từ kinh nghiệm vốn có của mình và qua quá trình được học tập, rèn luyện tôi đã tích lũy được một số phần mềm và thủ thuật để tạo audio, video và âm thanh để phục vụ cho quá trình soạn giảng và giảng dạy. Sau đây tôi sẽ chia sẻ những gì tôi biết để cùng các bạn chia sẻ học hỏi lẫn nhau nhằm cùng nhau đưa ra nhiều phần mềm, công cụ khác đơn giản và hiệu quả hơn để phục vụ cho công tác giảng dạy Anh văn Tiểu hoc.

docx 29 trang Thảo Ly 17/08/2023 8440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phần mềm tạo audio, video, hình ảnh hỗ trợ giảng dạy Tiếng Anh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phần mềm tạo audio, video, hình ảnh hỗ trợ giảng dạy Tiếng Anh tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phần mềm tạo audio, video, hình ảnh hỗ trợ giảng dạy Tiếng Anh tiểu học
PHẦN A: MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Lý do chọn đề tài
Thời đại ngày nay là thời đại của khoa học công nghệ. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực đời sống con người, trong đó có cả lĩnh vực giáo dục. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có tác động tích cực trong việc cải thiện chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn Anh văn nói riêng. Chính vì vậy mà tôi thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng là vấn đề cần thiết và đáng được quan tâm hàng đầu trong ngành giáo dục.
Soạn giáo án điện tử (Powerpoint, Activ board) vào dạy học được chú trọng. Qua 5 năm dạy Anh văn, tôi nhận thấy rằng việc dạy học bằng bài giảng điện tử là cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học, phát huy tính chủ động, tích cực học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, tăng sự thích thú say mê trong học tập bởi sự hấp dẫn của bài học thông qua phương pháp trực quan bởi audio, video và hình ảnh trong bài soạn. Xuất phát từ nhận thức trên, bản thân mỗi giáo viên chúng tôi hiện nay đều có trách nhiệm đầu tư suy nghĩ, nghiên cứu tìm tòi ra giải pháp tốt nhất để tạo ra những bài giảng phù hợp với đối tượng học sinh, giúp học sinh có hứng thú, say mê học tập. Từ kinh nghiệm vốn có của mình và qua quá trình được học tập, rèn luyện tôi đã tích lũy được một số phần mềm và thủ thuật để tạo audio, video và âm thanh để phục vụ cho quá trình soạn giảng và giảng dạy. Sau đây tôi sẽ chia sẻ những gì tôi biết để cùng các bạn chia sẻ học hỏi lẫn nhau nhằm cùng nhau đưa ra nhiều phần mềm, công cụ khác đơn giản và hiệu quả hơn để phục vụ cho công tác giảng dạy Anh văn Tiểu hoc. Đó là lí do mà tôi chọn đề tài “Một số phần mềm tạo video, âm thanh, hình ảnh hỗ trợ giảng dạy Anh văn Tiểu học” để nghiên cứu và chia sẻ.
Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay đã có rất nhiều bài nghiên cứu, sách, đĩa và phầm mềm được cấp, bán ra thị trường hay là các khóa đào tạo cho giáo viên nói chung và giáo viên Anh văn nói riêng. Vì vậy tài liệu mà tôi sử dụng là kiến thức do tôi sưu tầm, nghiên cứu, học hỏi rút ra từ nhiều nguồn tài liệu có sẵn. Tuy nhiên qua quá trình vận dụng tôi có lựa chọn, tìm ra những thao tác “tắt”; và quan trọng hơn là tôi hệ thống lại cho bạn đọc dễ tiếp thu và dễ ứng dụng hơn trong thực tế.
MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đưa ra một số phần mềm tạo video, âm thanh, hình ảnh hỗ trợ giảng dạy Anh văn Tiểu học với hi vọng có thể cải thiện được hiệu quả chất lượng giáo dục qua việc áp dụng các thủ thuật đó vào soạn giảng. Phân tích 1 số thuận lợi và khó khăn hiện tại của việc giảng dạy môn Anh văn và đưa ra một vài khuyến nghị nhằm giúp giáo viên Anh văn ở các trường tiểu học nâng cao chất lượng giáo dục.
Phạm vi nghiên cứu
: Nội dung nghiên cứu:
* Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề sau:
MỘT SỐ PHẦN MỀM TẠO AUDIO, VIDEO, HÌNH ẢNH HỖ TRỢ GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TIỂU HỌC
Khái niệm, vai trò, ý nghĩa
Tìm hiểu thực trạng việc dạy Tiếng Anh trước khi vận dụng đề tài.
Trình bày 1 số phương pháp phần mềm, chương trình
Tạo Audio (âm thanh)
Tạo video (đoạn phim)
Hình ảnh
: Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 9/2013 đến tháng 01/2019
Từ tháng 9/ 2013 đến tháng 6/ 2018 liên tục học hỏi, nghiên cứu, thu thập, tìm kiếm các tài liệu liên quan.
Cuối tháng 6/2018: Tiến hành viết đề tài.
III/ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU:
- Thực tế tôi đã áp dụng các phần mềm này để soạn giảng và giảng dạy cho tất cả các khối lớp của trường Tiểu học Minh Thạnh. Tuy nhiên tôi chỉ khảo sát kết quả đối với học sinh khối 5 (vì tôi dạy khối 5 trong 3 năm liên tục)
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Trong việc dạy Tiếng Anh, giúp học sinh tiếp thu nhanh, ghi nhớ lâu từ là mục tiêu không thể thiếu trong mỗi một tiết học Anh văn. Việc sử dụng audio, video và hình ảnh không chỉ đơn thuần là việc giúp học sinh nhớ nghĩa của từ, câu, đoạn hội thoại mà còn là việc giúp các em nghe từ, phát âm từ một cách chính xác và áp dụng từ trong giao tiếp bằng Tiếng Anh. Vì vậy, việc tìm ra và áp dụng những cách tạo audio, video và hình ảnh theo yêu cầu bài học để giúp các em học tiếp thu nhanh, nhớ lâu là nhiệm vụ của mỗi giáo viên.
V/ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp quan sát. (quan sát từ đồng nghiệp, quan sát quá trình học của học sinh và quan sát hiệu quả giáo dục sau khi vận dụng)
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp thống kê. (thống kê kết quả chất lượng giáo dục 3 năm liên tiếp)
CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
PHẦN B: NỘI DUNG CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, Ý NGHĨA.
Khái niệm:
Phần mềm: là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó
Ở trong đề tài nghiên cứu này chúng ta sử dụng từ phần mềm ở đây là phần mềm ứng dụng hay còn gọi là chương trình cụ thể.
Phần mềm ứng dụng: là một loại chương trình có khả năng làm cho máy tính thực hiện trực tiếp một công việc nào đó người dùng muốn thực hiện.
Audio: là âm thanh
Video: là những đoạn clip, đoạn phim
Hình ảnh: Một bức hình, tấm ảnh, hay hình ảnh thứ ghi lại hay thể hiện/tái tạo được cảm nhận thị giác, tương tự với cảm nhận thị giác từ vật thể có thật, do đó mô tả được những vật thể đó.
Vai trò: Phần mềm tạo video, âm thanh, hình ảnh hỗ trợ giảng dạy Anh văn Tiểu học đóng vài trò quan trọng và quyết định với hiệu quả của việc dạy học và chất lượng giáo dục môn Anh văn của học sinh tiểu học.
Ý nghĩa: Sử dụng các phần mềm tạo video, âm thanh, hình ảnh hỗ trợ giảng dạy Anh văn Tiểu học không chỉ giúp học sinh tăng hứng thú trong học tập, tiếp thu kiến thức nhanh thông qua trực quan cụ thể, mà còn giúp học sinh khắc sâu, nhớ kiến thức lâu hơn. Trong quá trình học, học sinh sẽ phát huy đƣợc tính tích cực và chủ động hơn. Bài học thay vì tạo áp lực cho học sinh thì sẽ nhẹ nhàng hơn, tâm lí vừa giải trí vừa học sẽ giúp các em học với sự thích thú và có hiệu quả hơn.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG
1/ Thuận lợi:
Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp với thực tế cuộc sống học sinh và có nhiều tranh ảnh đẹp, dễ bắt mắt, tạo niềm hứng thú cho học sinh.
Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nhiều nguồn tư liệu, hình ảnh qua mạng Internet.
Được sự phối hợp, quan tâm, giúp đỡ của chính quyền, nhà trường và phụ huynh học sinh.
Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy.
Giáo viên được cung cấp các thiết bị máy chiếu, bảng activ, hệ thống loa; các phần mềm, chương trình; được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn của sở, phòng về ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và giảng dạy.
2/ Khó khăn:
a/ Trang thiết bị dạy học còn hạn chế:
Việc mua sắm trang thiết bị gia đình phục vụ công việc tự học Tiếng Anh tại gia đình của các em không phải ai cũng có được.
b/ Cơ hội thực hành Tiếng Anh ít:
Trường nơi tôi đang dạy ở nông thôn, học sinh chưa được ứng dụng thực tế những gì mình học trong giao tiếp hằng ngày. Các em không có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài để có thể chào hỏi xã giao vài câu Tiếng Anh. Phạm vi học và thực hành Tiếng Anh chỉ có được trong lớp học. Chưa có nhiều cơ hội để thực hành những kiến thức học được ở trường.
c/ Hạn chế về thời gian:
Thời lượng dành cho môn học này lại quá ít; Trong khi học sinh ở bậc tiểu học còn nhỏ nên tốc độ viết của các em còn chậm. Đây là một lí do chủ yếu dẫn đến việc hạn chế thời gian luyện tập cho các em. Trong khi học Tiếng anh thì thực hành là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định đến chất lượng giáo dục.
Hơn nữa đặc thù một lớp học còn quá đông học sinh nên việc tập trung chú ý chưa được tốt. Thái độ tự học còn chưa cao.
d/ Động cơ và ý thức học tập chưa cao:
Học sinh lên lớp với suy nghĩ là bắt buộc chứ chưa có động cơ học tập đúng đắn. Hầu hết học sinh và phụ huynh chưa nhận thấy tầm quan trọng khi học môn tiếng Anh; vẫn còn lơ là xem nhẹ bộ môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học.
Đối với học sinh là đối tượng yếu, kém. Các em rất ngại thực hành giao tiếp.
Vì môn học khó và khả năng tiếp thu chưa nhanh, sợ thực hành không đúng.
Đối với học sinh là đối tượng khá, giỏi, các em ngại giao tiếp không phải vì khả năng tiếp thu chậm mà các em bị hạn chế về mặt tâm lí, ngại thực hành trước đám đông.
Ở lứa tuổi này các em còn ham chơi nên ý thức học tập chưa cao. Các em rất ít chú trọng vào việc học và còn lười học.
Phần lớn phụ huynh không biết Tiếng Anh nên không thể dạy cho các em học ở nhà. Những gì mà các em học được là từ khoảng thời gian ngắn mà giáo viên truyền đạt trên lớp.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHẦN MỀM TẠO AUDIO, VIDEO, HÌNH ẢNH
Để quá trình dạy và học Anh văn có hiệu quả không nhàm chán, người dạy phải luôn thay đổi cách giới thiệu kiến thức, luôn thay đổi các hình thức sao cho lôi cuốn và làm cho người học dễ tiếp thu, nhớ lâu. Người dạy không nên cứ dạy theo lối mòn đọc chép mà nên thay đổi phương pháp, hình thức truyền đạt kiến thức nhằm kích thích sự hứng khởi ở học sinh. Có nhiều cách để tạo hứng thú cho học sinh nhưng theo tôi đối với lứa tuổi học sinh tiểu học thì việc sử dụng các audio, video và hình ảnh vào để giảng dạy rất phù hợp và bớt áp lực học tập cho các em. Đối với học sinh tiểu học thì phương pháp trực quan được xem là hiệu quả nhất. Việc học tập được xem như hoạt động giải trí sẽ giúp các em học đạt được hiệu quả cao hơn. Để có những hình ảnh đẹp mắt đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ; có những audio và video sống động lại phù hợp với mục đích yêu cầu sử dụng thì trong quá trình dự giờ các đồng nghiệp và qua việc học tập thu thập, nghiên cứu các tài liệu, cũng như từ thực tế giảng dạy tôi đã hệ thống được một số phần mềm tạo audio, video và hình ảnh mà tôi sử dụng có hiệu quả trong soạn giảng và giảng dạy. Giúp cho bài học lôi cuốn có hứng thú như sau:
1/ Format factory
Phần mềm Format Factory hỗ trợ chuyển dổi video, Audio tốc độ cao trên máy tính, Format Factory có khả năng chuyển đổi qua lại giữa nhiều định dạng video, audio, ảnh phổ biến với tốc độ ... ch nữa nhưng tôi nghĩ các phần mềm và thủ thuật mà tôi vừa trình bày trên đây là rất phổ biến, dễ thực hiện nhất và khả quan nhất.
KHUYẾN NGHỊ:
Mặc dù đã được sự quan tâm của nhà trường; được cung cấp đầy đủ trang thiết bị và được tham gia nhiều khóa học khóa tập huấn về sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác soạn giảng và giảng dạy. Tuy nhiên tôi vẫn luôn mong bản thân và đồng nghiệp tiếp tục nhận được quan tâm của nhà trường và các cấp lãnh đạo. Mong rằng chúng tôi vẫn được lãnh đạo trường và các cấp tạo điều kiện để được tham gia các khóa học, khóa tập huấn nhiều hơn nữa để phục vụ cho công tác của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Minh Thạnh ngày 10 tháng 06 năm 2018
Ngƣời viết
Nguyễn Thị Phương Uyên
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi dựa vào:
Yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong giảng dạy năm học các năm học từ năm 2013 đến năm 2018
Đúc kết kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy trong thời gian 5 năm qua.
Tham khảo và sưu tầm bài viết của các tác giả Bùi Minh Quang, Nguyễn Cảnh Nam, Nguyễn Long Thịnh, Thầy Đạo,  và các nguồn sách, internet.
Tham khảo một số tài liệu giảng dạy môn Tiếng Anh.
Tài liệu được soạn bởi các giáo viên giảng dạy cho chúng tôi trong khóa học nâng cao năng lực sư phạm mà sở giáo dục và đào tạo Bình Dương mở vào hè 2017- 2018 cho giáo viên anh văn
Kết quả chất lượng môn Tiếng Anh của trường.
1 số trang web: google.com.vn
sgdbinhduong.edu.vn
MỤC LỤC
PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU	1
Lý do chọn đề tài	1
Lịch sử nghiên cứu	1
MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI	2
Mục tiêu nghiên cứu	2
Phạm vi nghiên cứu	2
Nội dung nghiên cứu	2
Thời gian nghiên cứu	2
ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU	2
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU	3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	3
PHẦN B: NỘI DUNG CHƢƠNG I: KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, Ý NGHĨA
Khái niệm	3
Vai trò	3
Ý nghĩa	4
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG
Thuận lợi	4
Khó khăn	4
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHẦM MỀM TẠO AUDIO, VIDEO, HÌNH ẢNH
Format Factory	6
Audacity	14
Activ inspire	19
PowerPoint	21
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận	24
Kết quả	24
Lợi ích	24
Khả năng vận dụng	25
Khuyến nghị	25
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phan_mem_tao_audio_video_hinh_a.docx
  • pdfMot_so_phan_mem_tao_audio_video.pdf