Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh viết đúng chính tả lớp 5

b) Kết hợp ghi nhớ hình thức chữ viết của từ và nghĩa của từ

 Việc nắm nghĩa từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả. Đó là đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt, nó sẽ giúp học sinh giải quyết được những lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm theo phương ngữ. Vì vậy có thể nói rằng chính tả Tiếng Việt còn gọi là chính tả ngữ nghĩa.

 Học sinh lớp tôi viết sai chính tả, một phần lớn là do các em không nắm được nghĩa của từ. Vì thế, khi dạy chính tả hoặc dạy các phân môn học khác của môn Tiếng Việt, tôi luôn chú ý giúp các em:

 - Hiểu nghĩa của từ, phân biệt từ này với từ khác để các em ghi nhớ cách viết của mỗi từ.

 Ví dụ: Nếu tôi đọc một từ có hình thức ngữ âm là “ dành “ thì học sinh sẽ lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này. Nhưng nếu tôi đặt nó vào một ngữ cảnh hay gắn cho nó một nghĩa xác định như : Em để dành tiền mua sách truyện Thiếu nhi./ Trong trận đấu bóng đá ngày mai, các em phải giành lấy chiến thắng./ Các em đọc rõ ràng, rành mạch để cả lớp cùng nghe. Như vậy học sinh sẽ dễ dàng viết đúng chính tả.

 - Khi đọc chính tả cho học sinh viết, tôi đọc từng cụm từ ( diễn đạt một ý nhỏ); tôi luôn nhắc nhở các em chú ý lắng nghe , hiểu nghĩa từ để viết đúng chính tả

 - Khi học sinh sửa lỗi trong bài chính tả, tôi yêu cầu các em ghi từ chứa tiếng sai rồi sửa lại cho đúng; không nên chỉ ghi một tiếng sai rồi sửa lại, sửa như vậy các em sẽ không ghi nhớ các từ đã viết sai.

 - Trong các tiết Tập đọc, tôi tập cho các em tìm cách ngắt giọng ở những câu dài, ngắt nghỉ đúng các dấu câu, giải nghĩa các từ khó.

 - Khi học sinh làm bài tập chính tả, tôi chọn các bài theo phương ngữ Nam Bộ, tập trung vào các “ trọng điểm chính tả” để khắc phục các lỗi chính tả do cách phát âm của địa phương. Ngoài việc hướng dẫn các học sinh làm các bài tập trong SGK, tôi còn thay đổi hình thức và nội dung bài tập bằng cách vận dụng nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp tiêu cực. Nghĩa là tôi hướng dẫn học sinh làm các bài tập chính tả theo hướng loại bỏ cái sai, xác định cái đúng. Theo cách này, tôi đã điều chỉnh và thay đổi nội dung và hình thức một số bài tập trong SGK nhưng vẫn bám sát yêu cầu cần đạt của bài học.

 Ví dụ: Bài tập chính tả tuần 16 ( SGK trang 115 ) yêu cầu tìm các từ ngữ chứa các tiếng vàng- dàng; vào-dào, vỗ- dỗ. Thay vì cho các em tìm từ chứa các tiếng đã cho, tôi cho sẵn các từ và yêu cầu các em tìm các từ viết sai chính tả, rồi sửa lại cho đúng.

 Chẳng hạn: Tìm các từ viết sai chính tả trong bảng dưới đây

 

doc 22 trang camtu 07/10/2022 7240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh viết đúng chính tả lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh viết đúng chính tả lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh viết đúng chính tả lớp 5
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẨM MỸ
ĐƠN VỊ : TRƯỜNG TIỂU HỌC SÔNG NHẠN
	Mã số : ................................
Dạy học sinh viết đúng chính tả lớp 5
	Người thực hiện : ĐINH QUỐC NGUYỄN
	Lĩnh vực nghiên cứu: 
	Quản lý giáo dục 	1 
	Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 1
	Phương pháp giáo dục 	1
	Lĩnh vực khác: ......................................................... 1
	Có đính kèm:
 1 Mô hình	1 Phần mềm	1 Phim ảnh	1 Hiện vật khác
Năm 2015
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
Họ và tên : Đinh Quốc Nguyễn
Ngày tháng năm sinh : Ngày 25 tháng 10 năm 1976
Nam, nữ : Nam
Địa chỉ : xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại :	(Cơ quan) 0613.701.013 (Nhà riêng) ĐTDĐ : 0613762184
Fax :	E-mail: nguyen1518@yahoo.com.vn
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường tiểu học Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai.
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Cử nhân GD Tiểu học
Năm nhận bằng : 2010
Chuyên ngành đào tạo : Giáo dục tiểu học
KINH NGHIỆM KHOA HỌC
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Dạy học
	Số năm có kinh nghiệm : 15 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 3 năm gần đây :
	+ “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu toán cho học sinh lớp 5”
	+ “Một số biện pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”
+ “Nâng cao chất lượng dạy học thông qua “Ứng dụng công nghệ thông tin” 
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP NĂM
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Xã hội Việt Nam hiện nay đã có những thay đổi vượt bậc. Kinh tế phát triển với nhiều ngành nghề kinh doanh mới, nhiều bệnh viện, trường học đạt chuẩn quốc tế,đòi hỏi con người ai cũng phải nâng cao tri thức hơn. Muốn như thế, chúng ta – những người làm công tác giáo dục phải có sự đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học để đào tạo ra những con người vừa có chuyên môn, tri thức vững vàng, vừa có nhân cách tốt.
Bậc tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh, là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên – xã hội. Trang bị những phương pháp và kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng, phát huy tình cảm, thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam thông qua các môn học. Đặc biệt là môn Tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng, đã rèn cho học sinh một số kĩ năng ( nghe, nói, đọc, viết ) và các kĩ năng tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, thay thế, lược bỏ, bổ sung,đồng thời cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về ngôn ngữ, về Tiếng Việt, về văn hoá, về tự nhiên xã hội. Phân môn chính tả chiếm một vị trí và nhiệm vụ rất quan trọng nhằm giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt – Tiếng Việt chuẩn. Phân môn chính tả trong nhà trường còn giúp học sinh nắm vững các qui tắc chính tả. Ngoài ra phân môn này còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, bồi dưỡng cho các em lòng yêu quí Tiếng Việt và chữ Việt.
Trường tiểu học Sông Nhạn thuộc vùng miền Đông Nam Bộ nằm trên cao nguyên đất đỏ bazan màu mỡ, mưa thuận gió hoà với nhiều đặc sản, có lẽ được thiên nhiên ưu đãi như thế nên con người nơi đây rất hào sảng, khoáng đạt cả trong lời nói cũng không gò ép mình trong cách phát âm: âm đầu cũng như âm cuối, vần,: ông “chời” ( ông trời ), ông “chăng” ( ông trăng ), phía “ sao” ( phía sau),Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập của học sinh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả hiện nay là: học sinh đọc như thế nào viết thế ấy. Các em không nắm vững qui tắc ghi âm của chữ quốc ngữ, ít được biết đến “mẹo” luật chính tả cơ bản, lỗi do cẩu thả của người viết, cơ bản do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương nên đa số học sinh tiểu học viết sai chính tả.
Đối với giáo viên tiểu học, việc dạy chính tả dừng ở mức độ truyền đạt hết nội dung của sách giáo khoa, qua bài viết nhưng chưa chú trọng đến phương ngữ vùng miền đang ở. Hơn nữa, việc nắm các lỗi chính tả phổ biến của lớp để xác định những trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức đã dẫn đến hạn chế về kết quả giảng dạy phân môn chính tả hiện nay.
Để giải quyết một phần mâu thuẫn của vấn đề này trong phạm vi địa phương của trường đang dạy, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “ Dạy học sinh viết đúng chính tả lớp 5” làm đề tài nghiên cứu sư phạm cho năm học 2014-2015 này.
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 	1.Thuận lợi:
Nội dung chương trình môn Chính tả lớp 5 được cấu trúc theo hai mảng kiến thức trong một tiết học : Chính tả đoạn bài – Bài viết chính tả được trích từ bài tập đọc trước đó hoặc là nội dung tóm tắt của bài tập đọc hoặc các văn bản khác có nội dung phù hợp với chủ điểm trong tuần ( độ dài khoảng 100 chữ) giúp học sinh và bài tập âm vần giúp học sinh nắm được một số qui tắc viết đúng chính tả đối với một số âm đầu (s/x; ch/tr; d/r/gi), âm cuối (t/c; n/ng), âm giữa (o/ô), vần (iu/iêu; im/iêm; ip/iêp), dấu thanh (thanh hỏi/thanh ngã) dễ lẫn. Trong đó bài tập âm vần luôn có có hai nội dung để giáo viên lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, ở lớp mình giảng dạy. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo còn phát hành tài liệu Phương pháp dạy học các môn học, trong đó có ghi rõ mục tiêu, nội dung và mức độ cần đạt các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng giúp GV xác định được chuẩn kiến thức và kĩ năng cho HS. Từ đó định hướng được phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Cấu trúc SGK và SGV luôn phát huy tính sáng tạo về nội dung và phương pháp dạy học cho giáo viên chứ không mang tính gò ép, điều này giúp giáo viên có thể tự biên soạn nội dung thích hợp với đặc điểm tình hình thực tế lớp, địa phương giảng dạy và sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học tích cực. 
Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong trường, trong tổ khối.
Trang thiết bị và đồ dùng dạy học khá đầy đủ, đảm bảo cho công tác dạy và học.
Giáo viên nhiệt tình, năng nổ, yêu nghề, mến trẻ. Luôn luôn có tinh thần học hỏi cao những kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như luôn tiếp thu ý kiến đóng góp chân tình của Chuyên môn nhằm nâng cao năng lực giảng dạy của mình hơn.
Đa số học sinh đúng độ tuổi, trình độ tương đương nhau. Bên cạnh đó, các em lại ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập nên việc tiếp thu kiến thức cũng đồng đều.
 2. Khó khăn :
Một số bản thân các âm, vần, thanh khó ( khó phát âm, cấu tạo phức tạp: Nguyên âm /ă/ lại được ghi bằng chữ a trong các vần ay, au, các nguyên âm đôi /ie, ươ, uô/ lại được ghi bằng các dạng iê,yê, ia, ya; ươ, ưa; uô, ua (bia - khuya, biên - tuyến, lửa - lương, mua - muôn); âm đệm /w/ lại được ghi bằng 2 con chữ u và o (ví dụ: huệ, hoa).
Các em chưa có thói quen tự trao dồi kĩ năng viết đúng chính tả bằng cách hiểu nghĩa từ, nắm vững qui tắc ghi âm quốc ngữ mà đôi khi viết theo cách phát âm địa phương.
Bản thân giáo viên đôi khi còn dễ dãi với học sinh trong việc rèn chính tả, chỉ chú trọng trong phân môn chính tả mà đôi khi còn hời hợt, bỏ qua cho học sinh những lỗi chính tả trong các môn học khác.
Học sinh chưa thực sự coi trọng việc rèn chữ, giữ vở là kim chỉ nam trong nền nếp học tập của mình.
Kết quả khảo sát giữa kì 1 của lớp tôi phụ trách còn nhiều học sinh viết sai chính tả, cụ thể như sau:
Phân biệt chưa đúng iu/iêu: 23,52%
Còn nhầm lẫn thanh hỏi/thanh ngã: 32,35%
Còn nhầm tiếng có n/ng ở cuối: 23,52%
Ngoài ra còn rải rác các lỗi khác như viết sai âm đầu s/x; ch/tr; âm cuối c/t; một số em chữ viết chưa cẩn thận viết thiếu nét; thậm chí có em còn đạt điểm 0 chính tả.
Nhìn vào bảng thống kê trên, tôi thấy tình hình học sinh viết chính tả còn sai sót nhiều. Vậy làm sao để giúp học sinh lớp mình phụ trách có kết quả cao ở cuối năm học. Tôi đã băn khoăn, lo nghĩ và hiểu rằng mình cần có những biện pháp phù hợp để giúp các em ôn tập các kiến thức đã hỏng, đồng thời giúp các em hứng thú học tập hơn trong việc rèn chữ, giữ vở.
II/ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 Muốn đề ra biện pháp thực hiện, trước hết ta phải tìm ra các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi chính tả. Theo tôi, học sinh viết sai lỗi chính tả nhiều là do 5 nguyên nhân chính sau đây:
 1. Học sinh chưa có ý thức viết đúng chính tả. Cụ thể là những tiếng, từ có sẵn trong SGK hoặc giáo viên đã ghi trên bảng và những từ thường xuyên sử dụng nhưng vẫn viết sai. Có những giáo viên đã sửa nhiều lần nhưng nhiều em vẫn viết sai.
 2. Học sinh đọc còn yếu, nhiều tiếng phải dừng lại đánh vần, tốc độ đọc chỉ đạt 70 đến 80 tiếng / phút. Vì thế các em không nhớ chữ ghi âm, tiếng và từ, dẫn đến việc thông hiểu nội dung còn hạn chế.
 3. Học sinh không nhớ các qui tắc chính tả đã học nên viết tùy tiện, nghĩ sao viết vậy, có em còn sáng tạo thêm các vần mới lạ như: unh, ing, âch,
 4. Học sinh không nắm nghĩa của từ, vốn từ ngữ tích lũy được còn rất hạn chế nên hay viết lẫn lộn các âm đầu, âm cuối, vần và thanh.
 5. Hiện nay, với sự phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa và xã hội; việc nghe, nói, đọc xem của học sinh thì rất nhiều nhưng viết thì ngày càng giảm. Học sinh chịu sự tác động của kênh hình trong học tập nhiều hơn kênh chữ và việc lạm dụng các vở bài tập, các câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra, trong thi cử làm cho học sinh rất ít có cơ hội được viết, được rèn chính tả.
 Căn cứ vào các nguyên nhân trên, tôi đề ra các biện pháp thực hiện sau đây:
 * Phát huy tính có ý thức trong dạy chính tả.
 * Rèn kĩ năng đọc đi đôi với luyện viết chính tả.
 * Vận dụng qui tắc dạy chính tả theo khu vực.
 * Hướng dẫn học sinh tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
 * Tuyên dương khen thưởng kịp thời những học sinh có nhiều tiến bộ trong học tập.
1) Phát huy tính có ý thức trong học chính tả
 Trong năm học 2014-2015, ở tuần đầu nhận lớp, ngoài việc củng cố nền nếp lớp học, sinh hoạt nội qui của trường, của lớp; tôi cho các em chép chính tả bài “ Quyết định độc đáo “ (Bài tập luyện từ và câu tuần 17 trang 171):
Quyết định độc đáo 
 Cách đây không lâu, lãnh đạo Hội đồng thành phố Nót- tinh- ghêm ở nước Anh đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc v ... m nuôi heo đất bằng cách tiết kiệm, thu gom phế liệu bán mỗi tuần chỉ cho heo ăn 500 đồng hoặc 1000 đồng. Số tiền đó tôi bàn với cả lớp: ”Trong năm học, bạn nào học tập tiến bộ cô sẽ cùng cả lớp trích tiền trong heo đất mua quà để thưởng. Em nào cũng đồng ý và thi đua học tập để được nhận phần thưởng”. Học sinh Tiểu học rất thích được khen thưởng, tuyên dương. Các em rất thích được chấm điểm, rất thích được cô phê những lời khen vào vở để về nhà khoe với cha mẹ. Có thể, có em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học chính tả nhưng các em rất thích được thầy cô, cha mẹ khen. Nhờ những lời khen đó mà các em vui sướng, thích đến trường; tích cực, cố gắng, tự giác hơn trong học tập. Hiểu đặc điểm tâm lí của các em như vậy nên tôi luôn động viên, khuyến khích các em; tôi luôn theo dõi sát quá trình học tập của học sinh , dù chỉ một tiến bộ nhỏ của các em về thái độ học tập cũng như kết quả học tập , tôi đều khen ngợi kịp thời.
 - Đối với những học sinh khá, giỏi, bài viết sạch đẹp, ít sai chính tả, tôi thường ghi nhận xét vào vở, và biểu dương các em trước lớp.
 - Đối với những học sinh viết sai chính tả nhiều, tôi luôn dành thời gian hướng dẫn các em sửa lỗi ngay tại lớp. Cứ nửa học kì, tôi chọn ra 5 em có tiến bộ nhất để khen thưởng. Phần thưởng chỉ là hai cuốn vở có chữ kí của tôi và được tôi bao bìa, dán nhãn cẩn thận hoặc một cây viết (loại có thể thay ngòi), hoặc một chiếc nón kết,Phần thưởng tuy nhỏ nhưng các em rất vui, rất hãnh diện. 
III/ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN VÀO THỰC TIỄN.
 Tôi áp dụng sáng kiến của mình tại lớp 5/3 truờng Tiểu học Sông Nhạn nơi tôi đang công tác .
 Bằng các biện pháp, các hình thức tổ chức phù hợp nói trên, tôi đã từng bước hình thành ở học sinh năng lực và thói quen viết đúng chính tả; các em viết chính tả một cách có ý thức chứ không tùy tiện như trước. 
Kết quả cụ thể của năm học 2014-2015 ở lớp 5/3 tổng số học sinh 23/16 nữ. 
Thời điểm
Giỏi
Khá
Trung bình 
Yếu
Đầu năm 
3 em = 13,04%
5 em = 21,74%
7em = 30,43%
8 em = 34,79%
GHKI
5 em = 21,74%
6 em = 26,08%
6 em = 26,09%
6 em = 26,09%
CHKI
6 em = 26,09%
8 em = 34,78%
6 em = 26,09%
3 em = 13,04%
GHKII 
8 em = 34,78%
9 em = 39,13%
5 em = 21,74%
1 em = 4,35%
CN 
10em = 43,48%
9 em = 39,13%
4 em = 17,39%
0 em = 
 Từ các biện pháp trên, tôi thấy các em ngoài sự tiến bộ về học tập ra, tình trạng học sinh bỏ học giảm đi rõ rệt, trong 4 năm liền : 2011 đến 2015 sĩ số lớp tôi chủ nhiệm đảm bảo 100% và xét Hoàn thành chương trình Tiểu học 100%. 
IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Tôi có được thành công trong dạy học phân môn Chính tả là do các nguyên nhân sau đây: 
 1. Tôi hiểu học sinh, nắm được đặc điểm tâm lí và nhu cầu sở thích của từng em.
 2. Tôi vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phân loại lỗi chính tả, tìm hiểu đặc điểm của từng loại lỗi, xác định được “ Trọng điểm chính tả” cần dạy, và xây dựng được các qui tắc chính tả, các” mẹo” chính tả, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng; tôi vận dụng linh hoạt 3 nguyên tắc cơ bản trong dạy học chính tả. 
 3. Tôi nghiên cứu thêm các tài liệu khác, tìm đọc các bài diễn đàn về Dạy chính tả trong cuốn” Sách Giáo dục & Thư viện trường học”, tìm hiểu qua mạng internet,
 4. Tôi luôn ân cần chỉ bảo, động viên khích lệ học sinh làm cho các em tự tin, hứng thú , tạo ra động lực thúc đẩy sự tiến bộ của các em.
 5. Tôi tham khảo ý kiến của đồng nghiệp trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hay trong giờ ra chơi.
 Bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh. Và đặc biệt là những tiến bộ hàng ngày của học sinh. Sự tiến bộ và chăm ngoan của các em đã làm tôi thêm vui, thêm phấn chấn và tự tin vào thành công của mình.
 Rèn cho học sinh Tiểu học viết đúng chính tả là một việc làm khó khăn và lâu dài. Nhưng đây là phân môn Tiếng Việt rất quan trọng, nó quyết định chất lượng học tập và tỉ lệ học sinh lên lớp cao hay thấp; nó không những giúp các em học tốt mà còn góp phần “ giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”. Mặt khác, học sinh viết đúng chính tả thì chắc chắn chữ viết cũng sẽ đẹp hơn; khi chấm bài, giáo viên sẽ có tâm lí thoải mái phấn chấn hơn. Nếu chỉ dùng các phương pháp, biện pháp, hình thức dạy học thông thường ; nếu chỉ cho học sinh làm các bài tập có sẵn trong SGK thì không thể khắc phục được lỗi chính tả ; đặc biệt là lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Tôi tin rằng mỗi thầy cô giáo sẽ có những cách làm khác nhau, sẽ có những kinh nghiệm dạy chính tả hiệu quả . Nhưng theo tôi, muốn rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng chính tả thì người giáo viên cần phải:
 1. Viết chữ đẹp, đúng mẫu hiện hành và luôn viết đúng chính tả.
 2. Xây dựng được môi trường học tập thân thiện, tạo ra sự hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học bằng nhiều hình thức thi đua.
 3. Phát huy tính có ý thức trong dạy chính tả, coi nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức là nguyên tắc cơ bản, chủ đạo trong việc dạy chính tả cho học sinh Tiểu học.
 4. Xác định và tập trung vào “ trọng điểm chính tả” cần dạy, biết vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phân loại lỗi chính tả, phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi, nhất là việc xây dựng các qui tắc chính tả các “ mẹo” chính tả, giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát, có hệ thống .
 5.Tận tình dạy bảo, ân cần hướng dẫn và giúp đỡ những học sinh yếu; thường xuyên kiểm tra vở , nhắc nhở các em cách trình bày, cách sửa lỗi trong vở ; động viên, tuyên dương và khen thưởng những học sinh có nhiều tiến bộ.
V. KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu, tôi nghĩ nếu áp dụng các biện pháp trên vào quá trình giảng dạy, học sinh không chỉ viết đúng mà còn viết đẹp, hiểu được nội dung bài viết. Qua đó hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức, đức tính kiên trì và còn tạo cho các em thêm niềm vui hứng thứ trong học tập, tính chăm chỉ viết bài. Tôi nhận thấy rằng việc sửa lỗi, nâng cao chính tả cho học sinh cũng không phải làm một việc làm khó mà chỉ cần ta yêu nghề, mến trẻ, tận tình trong giảng dạy thì chắc chắn học sinh sẽ tiến bộ rất nhanh. Một điều nữa là phải biết phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo ở mỗi học sinh, biết động viên, khích lệ kịp thời luôn tạo cho giờ học thoải mái, nhẹ nhàng. Khi nghiên cứu đề tài này tôi muốn tự mình bước đầu phát hiện và giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tế giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy chính tả cho học sinh. 
Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi về phương pháp dạy học chính tả cho học sinh lớp 5. Bản thân tôi sẽ rút kinh nghiệm và phấn đấu nhiều hơn nữa trong công tác giảng dạy. Mong rằng với vốn kinh nghiệm ít ỏi này , tôi sẽ khơi dậy trong các em tiềm năng của mình, để thông qua viết đúng, viết đẹp nhân cách của các em cũng dần được hình thành. Cùng với việc cung cấp kiến thức, giáo dục đạo đức tác phong, các em sẽ là người được giáo dục toàn diện, xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước.
 Rất mong được sự đóng góp chân tình của quí thầy cô và đồng nghiệp.
* Đề xuất :
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kì III ( 2003-2007)
 Nhà xuất bản Giáo dục - 2005
Sách giáo viên Tiếng Việt 5 
 Đỗ Đình Hoan ( Chủ biên)
 Nhà xuất bản Giáo dục -2006
Sách Tiếng Việt 5
 Đỗ Đình Hoan ( Chủ biên)
 Nhà xuất bản Giáo dục -2006
4. Phương pháp dạy học các môn học lớp 5
 Nhà xuất bản Giáo dục – 2007
5. Phương pháp dạy học Tiếng Việt
 Nhà xuất bản Đại học sư phạm 2007 	
Sông Nhạn, ngày 24 tháng 05 năm 2015
	Người thực hiện
	 	 	 Đinh Quốc Nguyễn
UBND HUYỆN CẨM MỸ
TRƯỜNG TH SÔNG NHẠN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Sông Nhạn ngày 25 tháng 5 năm 2015
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2014 - 2015
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp. 
Họ và tên tác giả: Đinh Quốc Nguyễn	 Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai.
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục 	1	- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 1
- Phương pháp giáo dục 	1	- Lĩnh vực khác: ........................................................ 1
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 1 Trong Ngành 1
Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn	1
Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn	1
Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 	1
Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 1
Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 1
Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 1
Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 1
Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 	1
Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 	
Trong Tổ/Phòng/Ban 1 Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 1	 	Trong ngành 1
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: 	Trong Tổ/Phòng/Ban 1	Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 1	Trong ngành 1
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: 	Trong Tổ/Phòng/Ban 1	Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 1	Trong ngành 1
Xếp loại chung : 	Xuất sắc 1	 Khá 1	Đạt 1	Không xếp loại	1
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Đinh Quốc Nguyễn
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu)

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_sinh_viet_dung_chinh_ta_lop_5.doc