Báo cáo biện pháp Phương pháp dạy phân môn Văn Công nghệ giáo dục lớp 3 theo hướng đổi mới

Năm học 2015-2016 là năm học đầu tiên dạy phân môn Văn theo chương trình Công nghệ giáo dục Sách giáo khoa lớp 3 mới. Việc dạy và học thử nghiệm sách giáo khoa mới là điều còn nhiều bỡ ngỡ với giáo viên và học sinh.

Trong đó môn Văn là phân môn có tính chất tích hợp của các phân môn khác. Qua tiết Văn học sinh có khả năng xây dựng một văn bản, đó là “Nghe, đọc, nói, viết và ghi nhớ, mà trong phân môn này là có các thành viên cấu thành gồm các phân môn: Tập đọc, Chính tả.Nói và viết là hình thức trong giao tiếp, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy chiếm lĩnh kiến thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ dưới dạng nói – nguyên bản và dạng viết dưới dạng viết văn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội. Chính vì vậy hướng dẫn học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc rất lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Văn nói riêng, cụ thể tìm hiểu ở đây là chương trình phân môn Văn công nghệ giáo dục lớp 3. Vấn đề đặt ra là người giáo viên làm sao để dạy hiệu quả như mong muốn.

Qua thực tế học tập tôi thấy phân môn Văn là phân môn khó so với các phân môn Tiếng Việt. Do đặc trưng phân môn Văn với mục tiêu cụ thể là “Hoàn thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản nói và viết” phân môn Văn có nhiệm vụ hình thành cho học sinh những thao tác, kĩ năng cơ bản để tiếp cận với tác phẩm. Đồng thời bồi dưỡng phẩm chất nhân văn và nâng cao năng lực biểu đạt cho học sinh. Học Văn là quá trình thầy, cô giáo tổ chức cho học sinh chuyển tác phẩm của tác giả thành tác phẩm cho chính mình.

 

doc 17 trang Thảo Ly 18/08/2023 2880
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Phương pháp dạy phân môn Văn Công nghệ giáo dục lớp 3 theo hướng đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Phương pháp dạy phân môn Văn Công nghệ giáo dục lớp 3 theo hướng đổi mới

Báo cáo biện pháp Phương pháp dạy phân môn Văn Công nghệ giáo dục lớp 3 theo hướng đổi mới
MỤC LỤC 
STT
Nội dung
Trang
1
A. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
2
2
I. Lí do chọn đề tài
2
3
II. Mục đích nghiên cứu
3
4
III. Phạm vi và đề tài nghiên cứu.
3
5
IV. Phương pháp nghiên cứu.
3
6
B. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
3
7
I. Thực trạng về việc dạy môn Văn theo chương trình công nghệ giáo dục ở trường tiểu học hiện nay
3
8
II. Nội dung dạy học môn văn lớp 3 với các dạng bài: “Đọc truyện - kể lại bằng lời kể nhân vật và liên tưởng – mô tả hình tượng văn”
3
9
III. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy văn lớp 3
5
10
IV. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
14
11
C. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
16
12
I. Kết luận.
16
13
II. Kiến nghị.
17
A/ PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm học 2015-2016 là năm học đầu tiên dạy phân môn Văn theo chương trình Công nghệ giáo dục Sách giáo khoa lớp 3 mới. Việc dạy và học thử nghiệm sách giáo khoa mới là điều còn nhiều bỡ ngỡ với giáo viên và học sinh.
Trong đó môn Văn là phân môn có tính chất tích hợp của các phân môn khác. Qua tiết Văn học sinh có khả năng xây dựng một văn bản, đó là “Nghe, đọc, nói, viết và ghi nhớ, mà trong phân môn này là có các thành viên cấu thành gồm các phân môn: Tập đọc, Chính tả..Nói và viết là hình thức trong giao tiếp, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy chiếm lĩnh kiến thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ dưới dạng nói – nguyên bản và dạng viết dưới dạng viết văn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội. Chính vì vậy hướng dẫn học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc rất lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Văn nói riêng, cụ thể tìm hiểu ở đây là chương trình phân môn Văn công nghệ giáo dục lớp 3. Vấn đề đặt ra là người giáo viên làm sao để dạy hiệu quả như mong muốn.
Qua thực tế học tập tôi thấy phân môn Văn là phân môn khó so với các phân môn Tiếng Việt. Do đặc trưng phân môn Văn với mục tiêu cụ thể là “Hoàn thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản nói và viết” phân môn Văn có nhiệm vụ hình thành cho học sinh những thao tác, kĩ năng cơ bản để tiếp cận với tác phẩm. Đồng thời bồi dưỡng phẩm chất nhân văn và nâng cao năng lực biểu đạt cho học sinh. Học Văn là quá trình thầy, cô giáo tổ chức cho học sinh chuyển tác phẩm của tác giả thành tác phẩm cho chính mình.
Trong quá trình tham gia hoạt động học tập này học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói. Nếu bắt buộc phải nói, các em thường dựa trên câu hỏi của giáo viên mà trả lời. Do đó giờ dạy thường không đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ thực tiễn như vậy tôi mạnh dạn viết kinh nghiệm: “Phương pháp dạy phân môn Văn Công nghệ giáo dục lớp 3 theo hướng đổi mới” với các dạng bài “ Đọc – kể lại chuyện” và “Liên tưởng – mô tả về hình tượng văn”.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Tìm ra những khó khăn trong phân môn Văn lớp 3 theo chương trình Công nghệ giáo dục đổi mới hiện nay đối với trường nơi tôi đang công tác.
- Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa Công nghệ giáo dục và hình thức luyện tập trong giờ Văn ở lớp 3 như thế nào?
- Đưa ra một số biện pháp dạy Văn lớp 3 theo hướng đổi mới.
- Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
 III/ PHẠM VI VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
- Đề tài này tôi đã nghiên cứu và áp dụng thực tế giảng dạy tại lớp tôi và chia sẽ cùng đồng nghiệp nơi tôi công tác.
- Học sinh lớp 3.
- Hoạt động giảng dạy và học trong giờ Văn lớp 3.
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp quan sát luyện tập, thực hành.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp trao đổi, tham luận.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Trong các phương pháp trên, khi nghiên cứu tôi vận dụng hài hòa các phương pháp để tìm ra các giải pháp của mình đạt kết quả tốt nhất.
 B/ PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Môn văn là một trong những phân môn mới của chương trình Công nghệ giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra để thí điểm nhưng nó cũng có vị trí quan trọng. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng tổng hợp nhiều phân môn khác như: Tiếng Việt, Chính tả, Tập đọc,. Để mô tả (nói và viết) một bài văn hay học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Phải vận dụng những kiến thức về Tiếng việt, về cuộc sống thực tiễn, phân môn Văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản để tiếp cận với tác phẩm.
I/ THỰC TRẠNG VIỆC DẠY PHÂN MÔN VĂN THEO CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY:
1/ Việc dạy của giáo viên:
Qua dự giờ thăm lớp của giáo viên trong trường cũng như tham khảo từ các thành viên trong khối dạy chương trình Công nghệ giáo dục Văn lớp 3 tôi nhận thấy:
- Cách thức tổ chức các hoạt động trong giờ Văn còn lúng túng, giáo viên chưa biết sử dụng trọng tâm cần truyền tải đến học sinh mà chỉ bám vào sách thiết kế và thậm chí phải đi theo sự hướng dẫn trong sách thiết kế mà Bộ đưa ra để dạy, không thoát li khỏi sách được, giáo viên chưa thực sự đầu tư vào chất lượng bài soạn.
- Khả năng diễn giải từ của giáo viên còn hạn chế, giáo viên còn “bí từ” khi giảng vì có những từ thuộc vùng miền khác nhau, kiến thức bài còn bó hẹp hoàn toàn trong sách thiết kế và chỉ biết nêu lên trình tự trong sách thiết kế.
- Khi dạy học sinh mô tả lại những gì em hình dung lại qua bài em đã học, giáo viên chỉ có nêu nội dung mấy câu hỏi ở trong sách thiết kế cho học sinh trả lời miệng, sau đó yêu cầu học sinh nói lại, viết lại về những gì em đã mô tả và hình dung. Do vậy mà hiệu quả giờ dạy chưa cao, học sinh thực hành viết bài chưa đạt hiệu quả nhất là những học sinh chậm vì là phân môn mới nên việc nắm bắt nội dung còn nhiều khó khăn.
* Nguyên nhân những hạn chế đó:
- Giáo viên còn thụ động kiến thức ở sách thiết kế.
- Khi tổ chức các hoạt động trong giờ học giáo viên chưa dám thoát li câu hỏi ở sách giáo khoa mà chỉ bám vào câu hỏi rồi học sinh trả lời.
- Những tác phẩm, Văn, thơ, truyện văn bản, nội dung quá dài.
- Việc tổ chức giờ Văn ở các trường tiểu học chưa nhiều nên giáo viên chưa có cơ hội để học tập lẫn nhau nhằm nâng cao năng lực giảng dạy.
2/ Việc học của học sinh:
- Học sinh lớp 3 vốn ngôn ngữ của các em chưa nhiều, các em còn mãi chơi nhiều hơn học. Việc tiếp thu bài còn thụ động theo cách truyền tải của giáo viên nên nó ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em.
- Môn Văn là môn mới là một môn khó, nhiều em còn ngại học Văn, lười suy nghĩ nên ở các giờ học các em ngại phát biểu, mô tả bài qua loa có em chỉ ghi lại câu trả lời ngắn gọn. Cách dùng từ đặt câu chưa đúng, mô tả lại hình tượng văn còn nghèo ý.
- Việc tổ chức học tập trên lớp của giáo viên chưa phát huy được vốn ngôn ngữ vốn có của các em cũng như chưa khơi dậy ở học sinh sự mạnh dạn tự tin trong học tập.
Chính vì những lí do trên nên việc học Văn ở lớp 3 còn hạn chế. Trong tiết luyện viết nhiều em chưa mô tả và hình dung và rút ra lời khuyên của truyện hoặc thơ văn xuôi mặc dù những điều đó các em đã được học. Khi mô tả lại hình tượng văn, viết về một chủ đề nào đó theo gợi ý ở sách thiết kế thì các em diễn đạt còn lúng túng nhất là những học sinh học chậm không nói được bài.
II/ NỘI DUNG DẠY VĂN LỚP 3 VỚI CÁC DẠNG BÀI: “ĐỌC TRUYỆN – KỂ LẠI CHUYỆN BẰNG LỜI KỂ CỦA NHÂN VẬT VÀ LIÊN TƯỞNG- MÔ TẢ HÌNH TƯỢNG VĂN”:
Về cấu trúc môn Văn trong sách giáo khoa Văn 3 có 6 bài lớn nhưng nội dung có hệ thống cao hơn lớp 2. Mỗi bài học được trình bày từ 2 yêu cầu gồm bài tập rèn luyện kỹ năng nói và rèn luyện kỹ năng viết và lời khuyên ( nghĩa bóng của bài). Trong đó rèn luyện kỹ năng nói chiếm hơn 70% nhất là kiểu đọc truyện. Đối với 2 dạng này thì nội dung được phân bố như sau:
- Dạng “Đọc – kể lại chuyện” gồm có 3 bài lớn như: Bài mẫu cách tìm nghĩa bóng của hình tượng văn; Cách tìm nghĩa bóng trong truyện Ngụ ngôn, Cổ tích.
- Dạng bài “Liên tưởng - Mô tả nói, viết hình tượng văn” gồm 4 bài: Tìm nghĩa bóng trong ca dao, tục ngữ, văn xuôi, thơ. 
Nội dung kiến thức và yêu cầu rèn luyện kỹ năng ở phân môn Văn lớp 3 khá khó và mới. Muốn dạy Văn cho học sinh có hiệu quả giáo viên cần nắm rõ mục tiêu, nội dung bài học, lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học, các hình thức dạy học phù hợp với yêu cầu của từng bài. Có như thế mới nâng cao được chất lượng giờ học, bồi dưỡng được những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp cho học sinh trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ giới hạn trong việc vận dụng phương pháp và hình thức dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả cho học sinh khi học các dạng bài “Đọc – kể lại chuyện , Liên tưởng - Mô tả nói, viết hình tượng văn ” trong phân môn Văn lớp 3 ở Trường Tiểu học hiện nay.
III/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VĂN LỚP 3:
 1/ Dạng “Đọc - kể lại chuyện theo lời kể của nhân vật” Đây là một dạng khá khó trong chương trình Văn lớp 3. Ngữ liệu học tập của dạng này phần lớn là các truyện ngắn, văn xuôi, cổ tích. Trong sách thiết kế hầu hết các tiết dạy dạng đề này được triển khai theo cùng một hướng như sau:
+ Việc 1: Dựng hình tượng (Tiết 1)
 a/ Thao tác 1: Đọc
- Cho học sinh xem tranh và đoán nội dung truyện. Giáo viên ghi lại vài điều cơ bản (nhân vật, một vài sự kiện,..) mà học sinh đoán được lên bảng ( học sinh làm theo nhóm)
- Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu lần 1 theo giọng kể, sau đó học sinh đọc
- Học sinh đối chiếu so sánh nội dung chuyện vừa được nghe với nội dung mình đã đoán để điều chỉnh những điều đã được ghi trên bảng (nhóm, lớp).
 b/ Thao tác 2: Học từ
- Học sinh trao đổi một vài từ khó hiểu để cùng giải nghĩa ( Dùng các thao tác kĩ thuật giải nghĩa như : tranh, từ đồng nghĩa để đặt câu) .
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc truyện 2 hoặc 3 lần.
- Giáo viên đưa các kĩ thuật giải nghĩa từ.
c/ Thao tác 3: Dựng hình tượng ( Dựng lại cốt truyện)
- Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi ý chi tiết để học sinh làm điểm tựa nhớ lại nội dung cốt truyện.( Dựng hình tượng)
 - Học sinh trả lời theo câu hỏi gợi ý theo nội dung câu chuyện.
 - Học sinh kể lại chuyện về nhân vật mình yêu thích theo cặp ( ... - Cho dù dạy theo cách nào, giáo viên cũng có sự chuẩn bị bài trước (tranh ảnh phục vụ cho nội dung chuyện hoặc nội dung mạng câu chuyện, phiếu bài tập, bảng nhóm) để giờ học sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh hơn. So với chương trình cũ, gọi là Tập làm văn thì học sinh biết được câu chuyện có mấy nhân vật học sinh nắm được nội dung câu chuyện, kể lại và rút ra ý nghĩa nội dung câu chuyện. Nhưng đối với phân môn Văn dạy theo chương Công nghệ giáo dục đòi hỏi học sinh nắm được nội dung cốt truyện và phải kể lại được từng đoạn truyện đặt mình vào hình tượng nhân vật mình yêu thích và tình tiết đầy đủ. Hình tượng là kết hợp các chi tiết nhưng các chi tiết đó có những chi tiết chính và cả những chi tiết phụ. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra để phân tích những chi tiết điển hình đích đáng, nhất trong bài. Học sinh sẽ cảm thụ và rút ra được nghĩa bóng của bài. Bên những hình ảnh nhân vật là con người còn mượn hình ảnh nhân vật con vật để học sinh liên tưởng từ sự vật này đến sự vật khác có liên quan.
- Giáo viên cần chú ý khi giao việc cho học sinh phải rõ ràng đặc biệt là khi hoạt động nhóm nên theo dõi giúp đỡ nhóm có học sinh khó khăn hoặc chậm để kịp thời giúp đỡ uốn nắn, tạo cho các em có niềm tin, mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập.
2/ Dạng 2: “Tưởng tượng và mô tả hình tượng văn”
* Mục đích:
- Nội dung của dạng bài này rèn học sinh kỹ năng diễn đạt bằng lời nói (viết) và kỹ năng tư duy.
- Dạng đề này hầu như là sự kết hợp của nhiều thể loại: miêu tả, phát biểu cảm nghĩ. Dạng này cũng tiến hành tương tự như dạng trên cũng thực hiện 3 việc:
+ Việc 1: Dựng hình tượng: Đọc
	 Học từ
 Dựng hình tượng
	+ Việc 2: Phân tích hình tượng (chính)
	+ Việc 3: Liên tưởng, tìm nghĩa bóng.
Theo tôi khi dạy dạng đề tài này ngoài sử dụng câu hỏi gợi ý hỏi – đáp trong sách thiết kế Văn lớp 3. Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy là một phương tiện trực quan muốn xây dựng được nó để dạy Văn người giáo viên cũng phải suy nghĩ tìm tòi đặc biệt là các từ phục vụ theo yêu cầu từng bài. Giáo viên thiết kế sơ đồ tư duy cần phải đảm bảo đúng kiến thức từng bài và đảm bảo tính thẩm mĩ để qua đó học sinh tiếp nhận kiến thức của bài một cách tích cực và mang lại hiệu quả giờ học cao hơn.
	Ví dụ: Khi dạy đề bài “Quê hương” (Văn 3 trang 56,57) các bước:
	- Chuẩn bị: Tranh ảnh, thẻ từ, bảng nhóm.
	- Tiến hành ở tiết 1:
	+ Việc 1: Dựng hình tượng. Giáo viên đọc bài thơ với giọng tha thiết tình cảm, học sinh nhận xét số tiếng trong câu thơ và ngắt nhịp bài thơ 2/4.
	+ Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh.
	- Học từ:
	+ Đọc thầm và kể ra từ chưa rõ nghĩa (giáo viên sử dụng các thao tác kĩ thuật để tìm hiểu. 
Ví dụ: rợp (kĩ thuật đặt câu).
Cây bàng rợp bóng mát.
	- Dựng hình tượng (giáo viên nêu câu hỏi).
	+ Hình tượng chính trong bài thơ là gì?
	+ Quê hương trong bài thơ gắn với những hình ảnh nào?
 Hình ảnh QUÊ HƯƠNG KN tuổi thơ	 
	- Phát cho mỗi nhóm bảng nhóm và thẻ từ kèm theo câu hỏi gợi ý (thảo luận).
	- Trình bày – nhận xét.
	- Giáo viên nhận xét chung – khen ngợi.
Qua bản đồ tư duy này, học sinh sẽ dựa vào các dữ liệu để hoàn thành bài nói của mình một cách dễ dàng hơn. 
Ví dụ 1: Quê hương được gắn với những hình ảnh như: chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ ven sông và cầu tre nhỏ bắt qua sông. Bên cạnh đó có hình ảnh người mẹ đi làm về với nón lá che nghiêng, đêm về trăng soi sáng, mùi hoa cau thơm thoang thoảng hoa rụng trắng cả sân nhà. Em rất yêu quê hương mình.
Ví dụ 2: Quê hương là nơi em sinh ra và lớn lên nó gắn liền với bao kỉ niệm thời ấu thơ như: trên đường đi học có hoa bướm bay che mát cả một quãng đường, nhớ những khi cùng bạn trèo hái khế bị mẹ đánh đòn. Và chiều chiều khi tan học về cùng chúng bạn ra đồng thả diều trên cánh đồng vừa gặt xong còn hương thơm mùi lúa chín. Quê hương thật là đẹp em yêu quý nơi này biết bao. Quê hương được so sánh như hình ảnh người mẹ gắn bó với mỗi người. Mỗi người chỉ có một quê hương, cũng như mỗi người chỉ có một mẹ mà thôi.
- Dựa vào sơ đồ tư duy mỗi học sinh sẽ nêu được ý chính, nhìn vào đó mỗi em có thể nêu được bằng lời cảm nhận khác nhau của mình.
* Lưu ý: Học sinh lớp 3 tư duy chưa nhanh, suy nghĩ tìm ra các từ ngữ phục vụ cho bài chưa nhiều nên học khó vẽ được sơ đồ tư duy hoàn chỉnh. Bởi vậy, khi dạy muốn đạt hiệu quả cao giáo viên chuẩn bị sơ đồ tư duy cho mỗi nhóm. Đối với học sinh tiếp thu nhanh giáo viên có thể hướng dẫn cho các em vẽ ghi một số hình ảnh từ, ý chính. Nếu học sinh vẽ được sơ đồ tư duy phục vụ cho bài học thì giáo viên cần định hướng thời gian phù hợp để các em hoàn thành.
IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ về việc dạy phân môn Văn lớp 3 với dạng bài “Đọc – kể lại chuyện bằng lời kể nhân vật, Tưởng tượng - mô tả hình tượng văn” đã được áp dụng tại đơn vị chúng tôi (riêng khối 3 chương trình Công nghệ giáo dục) kết quả đạt được như sau:
- Khi vận dụng các giải pháp trên vào dạy môn Văn ở lớp 3, giáo viên cảm thấy giờ học không trầm như trước mà học sinh chú ý nhiều hơn, qua thực hành giao tiếp cho thấy khả năng hoạt động học tập của học sinh tích cực, hiệu quả.
- Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua kiểm tra chất lượng các bài văn của học sinh nâng lên rõ nét, đặc biệt những em khó khăn và chậm cũng hoàn thành tốt bài văn bằng cảm nhận của mình.
- Ở các tiết học Văn, nhất là từ đầu Học kỳ 2 hiện nay, khi đã làm quen với cách học này, học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập cũng như trong giao tiếp nhất là đối với học sinh nhút nhát, chậm.
- Sau đây là bảng tổng hợp kết quả khảo sát một số giờ dạy Văn lớp 3 với các dạng bài nêu trên.
Thời gian vận dụng
Tên bài dạy
Lớp
Tổng số học sinh
Kết quả Thực hành của học sinh
SL
3-4
TL
SL
5-6
TL
SL
7-8
TL
SL
9-10
TL
Cuối HK I 
Đọc – kể lại truyện “Kiến và chim Bồ Câu” theo lời kể của Kiến
3/1
3/2
3/3
3/4
3/5
Giữa HK II
Đọc – kể lại cảnh bà mẹ gặp Bụi Gai trong truyện “Một bà mẹ”
3/1
3/2
3/3
3/4
3/5
2/ Bài học kinh nghiệm:
- Để nâng cao hiệu quả các giờ học Văn lớp 3 đặc biệt là với các dạng bài “Đọc – kể lại chuyện bằng lời kể nhân vật, Tưởng tượng - mô tả hình tượng văn” theo tôi người giáo viên phải có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. Người giáo viên phải tìm ra những biện pháp thích hợp, tác động đến từng đối tượng học sinh để các em phát huy năng lực của bản thân mình. Qua đó các em sẽ tự hoàn thành cách học tập khoa học và một thái độ đúng đắn, người giáo viên cần lưu ý một số việc sau:
- Nắm vững nội dung chương trình phân môn Văn để từ đó xâu chuỗi kiến thức cần cung cấp cho học sinh qua các giờ dạy. 
- Chuẩn bị kĩ bài dạy và xây dựng đúng trọng tâm của bài.
- Trong tiết học cần vận dụng nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác nhau, khắc sâu kiến thức bài giảng giúp học sinh đều hiểu và làm, nói, viết ngay tại lớp.
- Đối với dạng bài “Đọc – Kể” giáo viên cần trau dồi giọng đọc theo giọng kể của mình đảm bảo âm lượng vừa đủ, đọc đúng ngữ điệu, biết nhấn giọng khi cần thiết đặc biệt là những câu chuyện có nhiều câu hội thoại.
- Đối với mỗi dạng bài, giáo viên cần xác định đối tượng học sinh khó khăn và chậm và tìm nguyên nhân dẫn đến học sinh không theo kịp bài để có biện pháp giúp đỡ kịp thời giúp các em có điều kiện và niềm tin học tập tiếp các bài sau.
- Động viên, khuyến khích kịp thời để gây hứng thú cho học sinh học tập như (bằng lời “Cô rất hài lòng với bài làm của em, em thật đáng khenvới bài học hôm nay,.)
C/ PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I/ KẾT LUẬN:
- Việc tìm hiểu những khó khăn của học sinh và tìm ra được hướng để khắc phục những vướng mắc khi lĩnh hội tri thức mới là một điều không thể thiếu trong quá trình dạy học. Với việc tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn Văn lớp 3 Công nghệ giáo dục mà rất ít trường học với dạng “Đọc – kể”, “Tưởng tượng – mô tả” và đưa ra biện pháp khắc phục đã đem lại cho chúng tôi một kết quả học tập của học sinh rất khả quan. Với giáo viên, họ đã có trong tay những giải pháp dạy dạng bài này và không còn lúng túng khi giảng dạy cho học sinh. Cũng thông qua đề tài này mà chúng tôi có những buổi họp chuyên môn theo tháng) không những thảo luận sôi nổi khi dạy phân môn Văn mới ở lớp 3 nói riêng mà họ còn mạnh dạn đề ra các biện pháp dạy học phù hợp với các phân môn khác.
- Tìm hiểu những biện pháp phù hợp với từng bài học là yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi giáo viên khi lên lớp. Với đề tài này tôi mong góp phần nhỏ bé vào trong sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy phân môn Văn.
- Bản thân tôi, qua quá trình dạy phân môn Văn công nghệ giáo dục lớp 3 áp dụng trong năm 2015-2016 cũng rất tâm đắc với cách hướng dẫn ở sách thiết kế biên soạn dựa vào đó giúp học sinh hiểu học Văn là quá trình chuyển tác phẩm của tác giả thành tác phẩm cho chính mình là quá trình thao tác xoay quanh hình tượng văn. Học sinh phải tập nhận ra hình tượng văn đó ở mức độ khác nhau. Ngoài ra giúp học sinh liên tưởng từ sự việc này ta nghĩ đến sự việc khác tương tự hoặc có liên quan. Năng lực liên tưởng ở mỗi học sinh không tự nhiên mà có. Nó được hình thành và phát triển trong cuộc đời. Càng giàu vốn sống bao nhiêu liên tưởng càng nhạy bén bấy nhiêu, từ đó việc tìm nghĩa bóng càng trở nên thuận lợi hơn.
2/ KIẾN NGHỊ:
- Đối với giáo viên: Trong quá trình dạy học nói chung và dạy môn Văn công nghệ giáo dục ở Tiểu học nói riêng, giáo viên cần có ý thức nghiên cứu tìm hiểu, vận dụng nhiều biện pháp, thủ thuật để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
- Đối với tổ chuyên môn của nhà trường cần có buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đối với phân môn mới này để giáo viên có thể học hỏi trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thử nghiệm thành công tại đơn vị để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Văn Công nghệ giáo dụclớp 3 mới này. Bên cạnh đó chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_phuong_phap_day_phan_mon_van_cong_nghe_gia.doc