Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3

Tính tích cực của con người được biểu hiện trong hoạt động, đặc biệt trong những hoạt động chủ động của chủ thể. Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực trong hoạt động học tập tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.

Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết mà nhằm lĩnh hội những tri thức mà loài người đã tích luỹ được. Tuy nhiên, trong học tập, học sinh cũng phải khám phá ra những gì đã nắm được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình. Đó là chưa nói lên tới một trình độ nhất định sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và người học cũng làm ra những tri thức mới cho khoa học.

Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ có đúng đắn tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự

giác. Hứng thú và tự giác là 2 yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh tư duy độc lập suy nghĩ, độc lập suy nghĩ là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập.

 

doc 60 trang Thảo Ly 17/08/2023 3640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của dạy phép nhân trong việc dạy môn Toán trong tiểu học.
Việc dạy học ở các trường tiểu học nước ta có một quá trình phát triển lâu. Chương trình môn Toán ở bậc Tiểu học gồm có 5 tuyến kiến thức chính là: Số đại số, các yếu tố hình học, đo các đại lượng, giải toán. Trong đó số lớn nhất trọng tâm đóng vai trò “cái trục chính” mà bốn mạch chuyển động chung quanh nó, phụ thuộc vào nó. Các biện pháp tính của phép nhân và dãy tính. Trong ba mảng kiến thức này thì mảng các biện pháp tính là quan trọng nhất, đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng thực hành phép nhân, chia đóng vai trò hết sức chủ đạo, nó là trọng tâm của tuyến kiến thức số học, đại số và là hạt nhân của toàn bộ chương trình tiểu học.
Nói như vậy, thấy tầm quan trọng và vai trò của phép nhân trong môn Toán. Trong các kỳ thi môn Toán của lớp 2, 3, 4, 5 đặc biệt là thi học sinh giỏi bậc tiểu học luôn xuất hiện các bài toán có liên quan đến phép tính nhân.
Vì vậy, tính nhân chính là “chìa khoá” và “cầu nối” giữa toán học và thực tiễn đời sống. Nó chiếm vị trí rất quan trọng trong chương trình môn toán lớp 3 và môn toán tiểu học nói chung nhất là về mặt thực hành tính toán.
Xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới dạy học môn toán ở tiểu học nói riêng.
	 Công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra từng ngày từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, 
chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng được với thực tiễn đời sống xã hội luôn luôn phát triển. Nhu cầu này làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường phải được điều chỉnh một cách hợp lý dẫn đến sự thay đổi tất yếu về nội dung và phương pháp dạy học.
Đặc điểm của phương pháp dạy học cũ là có sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy của giáo dục và hoạt động của học sinh.Trong đó:
Giáo viên thường chỉ truyền đạt, giảng giải các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, sách giáo viên (hướng dẫn giảng dạy).
	Vì vậy, giáo viên thường làm việc một cách máy móc và ít quan tâm đến việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
Học sinh học tập một cách thụ động, chủ yếu chỉ nghe giảng ghi nhớ rồi làm theo bài mẫu. Do đó, học sinh ít có hứng thú học tập, nội dung các hoạt động học tập thường rất nghèo nàn, đơn điệu, các năng lực vốn có của học sinh ít có cơ hội phát triển.
Giáo viên là người duy nhất có quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh. Học sinh ít khi được tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau. Tiêu chuẩn đánh giá học sinh là kết quả ghi nhớ, tái hiện những điều giáo viên đã giảng.
Cách dạy học như vậy đang cản trở việc đào tạo những người lao động năng động, tự tin, linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng với những đổi mới đang diễn ra hàng ngày. 
Do đó chúng ta phải có cố gắng đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước trong thế kỷ XXI.
Xuất phát từ thực trạng việc dạy học môn toán cụ thể là kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3 trong nhà trường Tiểu học hiện nay.
	Trong chương trình môn học ở bậc tiểu học, môn toán chiếm số giờ rất lớn. Bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia được sử dụng hầu hết vào các khâu trong quá trình dạy học toán. 
Tuy vậy, phép nhân, phép chia là khái niệm trừu tượng. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng thực hành phép nhân, phép chia là một vấn đề cấp bách và thường xuyên.
Một trong những mục tiêu của môn Toán của bậc tiểu học là hình thành các kỹ năng thực hành tính toán. 
Bởi vậy, ngay từ lớp 2, học sinh đã được làm quen với bảng nhân với 2, 3, 4, 5 trong phạm vi 100. Sang lớp ba, học sinh học bảng nhân với 6, 7, 8, 9 và nhân chia ngoài bảng trong phạm vi 1.000.000 (với số có một chữ số). Việc rèn luyện các kỹ năng thực hành phép nhân giúp cho học sinh nắm chắc một số tính chất cơ bản của các phép tính viết, thứ tự thực hiện các phép tính trong các biểu thức có nhiều phép tính, mối quan hệ giữa các phép tính (đặc biệt giữa phép cộng và phép nhân, phép nhân và phép chia). Đồng thời dạy học phép nhân, phép chia tên tập hợp số tự nhiên nhằm củng cố các kiến thức có liên quan đến môn toán như đại lượng và phép đi đại lượng các yếu tố hình học, giải toán. 
Ngoài ra, rèn kỹ năng thực hành phép nhân, phép chia còn góp phần trọng yếu trong việc phát triển năng lực tư duy, năng lực thực hành, đặc biệt là khả năng phân tích, suy luận lôgíc và phẩm chất không thể thiếu được của người lao động mới.
Xuất phát từ những lý do thực tế trên, qua nghiên cứu quá trình dạy học môn toán lớp 3 ở bậc tiểu học, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, kết hợp với những hiểu biết đã có và những điều mới mẻ lĩnh hội được từ các bài giảng về “phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học” của các thầy giáo trường Đại học Sư Phạm, trong khuôn khổ cho phép của một đề tài khoa học, tôi quyết định chọn đề tài: 
“Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu những vấn đề lí luận về đổi mới dạy học tích cực nói chung và dạy học tích cực trong môn Toán nói riêng.
Vận dụng dạy học tích cực để thiết kế bài dạy để rèn luyện kỹ năng thực hành phép nhân góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Toán Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng.
Đề tài này biểu hiện kết quả tự học, tự rèn luyện nâng cao tay nghề của bản thân, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, quý thầy cô để đổi mới, nâng cao hiệu quả dạy học rèn luyện kỹ năng thực hành phép nhân, phép chia cho học sinh lớp 3.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tham khảo sáng kiến, kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Phương pháp quan sát: Thông qua dự giờ.
Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng việc dạy phép nhân lớp 3 
Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài và tác dụng của những ý kiến đề xuất về rèn kỹ năng thực hành phép nhân, phép chia cho học sinh lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC TÍCH CỰC
I. Dạy học tích cực là gì?
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Nhờ có tính tích cực mà con người đã lao động sản xuất sáng tạo ra nhiều của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của xã hội, sáng tạo ra nền văn hoá, cải tạo môi trường, chinh phục thiên nhiên, cải tạo xã hội.
Bởi vậy, hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng.Tính tích cực được xem là một điều kiện, đồng thời là một kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục.
1. Tính tích cực của học sinh trong học tập:
Tính tích cực của con người được biểu hiện trong hoạt động, đặc biệt trong những hoạt động chủ động của chủ thể. Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực trong hoạt động học tập tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết mà nhằm lĩnh hội những tri thức mà loài người đã tích luỹ được. Tuy nhiên, trong học tập, học sinh cũng phải khám phá ra những gì đã nắm được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình. Đó là chưa nói lên tới một trình độ nhất định sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và người học cũng làm ra những tri thức mới cho khoa học.
Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ có đúng đắn tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự 
giác. Hứng thú và tự giác là 2 yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh tư duy độc lập suy nghĩ, độc lập suy nghĩ là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập.
Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa rõ, không chủ động vận dụng kiến thức kỹ năng đã học, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn.
Tính tích cực học tập đạt những cấp độ từ thấp lên cao như:
Bắt chước: gắng sức làm theo các mẫu hoạt động của thầy, của bạn...
Tìm tòi: Độc lập giải quyết các vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề...
Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới độc đáo, hữu hiệu.
2. Độc lập với tính tích cực là tính thụ động:
Tính thụ động học tập của học sinh được biểu hiện ở chỗ:
Học sinh chủ yếu ít nghe giảng, ghi nhớ rồi làm bài theo mẫu.
Học sinh ít hứng thú học tập, không thích phát biểu ý kiến.
Trong lớp học sinh ít chú ý vào vấn đề đang học, không kiên trì nên không hoàn thành các bài tập. Khi gặp khó khăn học sinh dễ chán nản, buông xuôi. Học sinh không tự giác đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn.
Do cách học như vậy nên học sinh thiếu năng động, tự tin , làm việc máy móc, không thể thích ứng được với những đổi mới đang diễn ra hàng ngày.
3. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực:
a) Dạy và học thông qua các tổ chức các hoạt động học tập của học sinh:
Trong phương pháp tích cực, người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu nhưng tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kỹ năng mới, vừa nắm phương pháp “làm ra” kiến thức, kỹ năng đó không rập theo những khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. ... uá trình ấy người giáo viên sẽ trực tiếp chỉ ra cho học sinh được cái hay, cái được trong khi làm các bài tập toán. Đồng thời ,cũng là cơ hội để các em tự 
đánh giá nhận xét kết quả làm việc của mình, của bạn. Dùng điểm số để khuyến khích sáng tạo, tích cực của học sinh.
Dạy học là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Chính vì vậy, trong dạy học người giáo viên phải luôn luôn tôn trọng nhân cách của trẻ, không được gây ức chế cho học sinh bởi nếu có thì sẽ không bao giờ phát triển hết khả năng và sức sáng tạo của các em. Hãy giữ gìn tâm sự để trở thành người bạn lớn mà các em có thể chia sẻ mọi vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
2. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, điều tra, quan sát tình hình thực tế và trực tiếp giảng dạy phép nhân cho học sinh lớp 3 chúng tôi đã nhận được kết quả như sau:
Tìm hiểu những nội dung và phương pháp giảng dạy học cho học sinh lớp 3.
Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp chương trình sách giáo khoa Toán 3 và phân loại các bài toán có liên quan đến phép nhân ở lớp 3 thành những dạng cơ bản.
Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về dạy học tích cực để dạy học các nội dung trên.
- Rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3 nói riêng, dạy học Toán ở tiểu học nói chung theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, đáp ứng được mục tiêu của giáo dục hiện đại.
Trên đây là một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3 mà tôi đã sử dụng.
Do không có nhiều thời gian nghiên cứu và trình độ, kinh nghiệm còn hạn hẹp nên những vấn đề nêu trên không khỏi có nhiều thiếu sót. 
Tôi mong được những sự góp ý, bổ sung của Ban giám hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp để tôi có thể rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học ngày càng hoàn thiện và tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./.
 	Minh Hòa, ngày 05 tháng 02 năm 2010
Người viết
MỤC LỤC
Số TT
Mục
Nội dung
Trang
01
I
Lý do chọn đề tài.
1 – 3 
02
II
Mục đích nghiên cứu.
4
03
III
Phương pháp nghiên cứu.
5
04
IV
Nội dung đề tài.
6 – 53 
CHƯƠNG I
Những vấn đề chung về dạy học tích cực.
6 – 24 
CHƯƠNG II
Vị trí và tầm quan trọng của dạy phép nhân cho học sinh Lớp ba – Nội dung và phương pháp dạy học tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp ba.
25 – 46 
CHƯƠNG III
Thực trạng việc dạy học và phép nhân, phép chia trong trường tiểu học hiện nay.
47 – 50 
CHƯƠNG IV
Một số ý kiến đề xuất.
51 – 53 
05
V
Kết luận
54 – 55 
06
Mục lục
56 
07
Phần đánh giá nhận xét của Hội đồng khoa học các cấp.
57 – 59 
PHẦN ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_day_hoc_theo_huong_tich_c.doc