Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho học sinh Lớp 3

Giải pháp thứ nhất.

 Giáo viên khi viết mẫu cho học sinh phải viết đúng mẫu chữ và viết đẹp.

Bởi học sinh Tiểu học thường hay bắt chước những gì cô giáo và thầy giáo làm. Vì vậy khi giáo viên viết mẫu cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải viết

đúng và đẹp chữ mẫu thì học sinh mới bắt chước cô giáo viết đẹp được. Như người ta thường nói : “Cô nào - trò nấy”. Mà trong thực tế cũng vậy nếu giáo viên viết chữ đẹp và luôn có ý thức trau dồi chữ viết cho bản thân và rèn chữ viết cho học sinh thì lớp đó sẽ viết đẹp. Chữ viết của giáo viên sẽ khắc sâu vào trí nhớ của các em.

 Ví dụ: Khi dạy phân môn Tập viết bài: Chữ hoa Y, sau khi cho các em quan sát mẫu chữ ở đồ dùng dạy học để các em nhận xét về độ cao, các nét của chữ hoa Y, tiếp theo tôi viết mẫu cho học sinh trên bảng lớp để các em quan sát và tập viết vào bảng con. Nhưng trước hết tôi phải kẻ ô ly trên bảng lớp để học sinh

dễ quan sát chữ mẫu của giáo viên. Trong quá trình viết, tôi vừa viết vừa hướng dẫn cho các em từng nét để các em hiểu và viết đúng chữ hoa Y

 Trong quá trình viết, tôi vừa viết vừa hướng dẫn cho các em từng nét để các em hiểu và viết đúng chữ hoa.

 Như thế muốn rèn cho học sinh kĩ năng viết chữ đúng, viết chữ đẹp, ngoài việc nắm vững nội dung phương pháp giảng dạy, giáo viên còn phải có cách nhìn thẩm mỹ, để cảm nhận được vẻ đẹp của chữ viết và phải luyện chữ viết đẹp cho bản thân thì mới luyện được chữ viết đẹp cho học sinh của mình. Nhận thức được điều này nên tôi đã giành nhiều thời gian để rèn luyện chữ viết theo mẫu chữ mới mà Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã ban hành. Mỗi một ngày tôi dành một khoảng thời gian nhất định để rèn chữ viết thông qua vở rèn chữ viết đẹp trên giấy 5 ô ly theo quy định của nhà trường, bên cạnh đó tôi còn dùng vở rèn chữ “viết đúng, viết đẹp” của học của học sinh lớp 2 lớp 3 để luyện thêm. Qua một thời gian khổ luyện thì chữ viết của tôi đã có nhiều tiến bộ và tôi đã tham gia các cuộc thi viết chữ đẹp cấp trường, cấp huyện tổ chức đã đạt kết quả khả quan.

 Ngoài ra tôi luôn luôn chú ý khâu trình bày chữ viết trên bảng lớp sao cho đẹp, cho khoa học trong tất cả các môn học đặc biệt là phân môn Tập viết và phân môn luyện viết, phân môn Chính tả (tập -chép) để giúp học sinh viết đẹp hơn. Và tôi đã cảm nhận và thấy được rất rõ về sự tiến bộ vượt bậc theo từng ngày, từng tuần của từng học sinh lớp tôi nhất là những em viết chưa đẹp, viết thường hay mắc lỗi chính tả dần theo ngày tháng các em đã viết đúng viết đẹp hơn. Không những thế một số em còn viết được chữ nghiêng theo kiểu nét thanh, nét đậm và mẫu chữ hoa sáng tạo.

 

doc 11 trang Thảo Phương 15/05/2023 3960
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho học sinh Lớp 3
I.1. Lý do chọn đề tài:
Năm học 2013-2014 tôi được Ban Giám Hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân phân công chủ nhiệm lớp 3A3. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh Tiểu học thì việc rèn chữ viết cho học sinh là một vấn đề mà tôi đang trăn trở. Mặc dù, Bộ Giáo Dục đã nhiều lần thay đổi chữ viết ở Tiểu học nhưng có điều làm được và có điều chưa làm được. Mà thực trạng chữ viết của học sinh hiện nay viết chưa đẹp các em còn viết ngoáy, viết ẩu, viết quá chậm hay có những em học giỏi, làm tính nhanh nhưng chữ viết chưa được đẹp thì cũng không phải là học sinh giỏi toàn diện được.Vậy phải làm như thế nào để dạy cho các em viết chữ đúng, viết chữ đẹp. Chữ viết là một trong những công cụ giao tiếp của con người. Nếu học sinh đọc thông viết thạo thì việc tiếp thu bài tốt hơn, nhanh hơn, và các môn học khác sẽ học tốt hơn. Để học sinh viết đúng, viết được đẹp không phải một hai ngày mà có được. Mà đó là cả một quá trình lâu dài dày công khổ luyện thì mới có được chữ viết đẹp. Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói : “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. ” Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận là góp phần vào việc rèn luyện cho các em tính cẩn thận,lòng tự trọng đối với bản thân cũng như đối với thầy cô và bài vở của mình.Vì vậy cần phài rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp. Nếu chữ viết mắc lỗi chính tả sẽ ảnh hưởng đến việc giao tiếp, dễ gây ra hiểu lầm.
 Tuy nhiên, khi nhìn vào bài viết, trang vở của học sinh với những dòng chữ đều tăm tắp và sạch đẹp thì thầy cô cũng như bố mẹ các em đều phấn khởi và tự hào về con em.Luôn đặt niềm tin vào tương lai của con em. Bên cạnh đó việc rèn chữ cho học sinh viết đúng, viết đẹp lại là nhằm rèn cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: Tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật, tính kiên trì, chịu khó, và óc thẩm mĩ. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 3 tôi thấy mình cần phải tìm ra những biện pháp, giải pháp để rèn cho học sinh viết đúng hơn, đẹp hơn nên tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Rèn kỹ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 3”.
b, Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp.
Để nhằm mục đích khắc phục những hạn chế về chất lượng chữ viết của học sinh như đã nêu trên, tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp sau đây: 
3.1. Giải pháp thứ nhất.
 Giáo viên khi viết mẫu cho học sinh phải viết đúng mẫu chữ và viết đẹp.
Bởi học sinh Tiểu học thường hay bắt chước những gì cô giáo và thầy giáo làm. Vì vậy khi giáo viên viết mẫu cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải viết 
đúng và đẹp chữ mẫu thì học sinh mới bắt chước cô giáo viết đẹp được. Như người ta thường nói : “Cô nào - trò nấy”. Mà trong thực tế cũng vậy nếu giáo viên viết chữ đẹp và luôn có ý thức trau dồi chữ viết cho bản thân và rèn chữ viết cho học sinh thì lớp đó sẽ viết đẹp. Chữ viết của giáo viên sẽ khắc sâu vào trí nhớ của các em. 
 Ví dụ: Khi dạy phân môn Tập viết bài: Chữ hoa Y, sau khi cho các em quan sát mẫu chữ ở đồ dùng dạy học để các em nhận xét về độ cao, các nét của chữ hoa Y, tiếp theo tôi viết mẫu cho học sinh trên bảng lớp để các em quan sát và tập viết vào bảng con. Nhưng trước hết tôi phải kẻ ô ly trên bảng lớp để học sinh 
dễ quan sát chữ mẫu của giáo viên. Trong quá trình viết, tôi vừa viết vừa hướng dẫn cho các em từng nét để các em hiểu và viết đúng chữ hoa Y
 Trong quá trình viết, tôi vừa viết vừa hướng dẫn cho các em từng nét để các em hiểu và viết đúng chữ hoa. 
 Như thế muốn rèn cho học sinh kĩ năng viết chữ đúng, viết chữ đẹp, ngoài việc nắm vững nội dung phương pháp giảng dạy, giáo viên còn phải có cách nhìn thẩm mỹ, để cảm nhận được vẻ đẹp của chữ viết và phải luyện chữ viết đẹp cho bản thân thì mới luyện được chữ viết đẹp cho học sinh của mình. Nhận thức được điều này nên tôi đã giành nhiều thời gian để rèn luyện chữ viết theo mẫu chữ mới mà Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã ban hành. Mỗi một ngày tôi dành một khoảng thời gian nhất định để rèn chữ viết thông qua vở rèn chữ viết đẹp trên giấy 5 ô ly theo quy định của nhà trường, bên cạnh đó tôi còn dùng vở rèn chữ “viết đúng, viết đẹp” của học của học sinh lớp 2 lớp 3 để luyện thêm. Qua một thời gian khổ luyện thì chữ viết của tôi đã có nhiều tiến bộ và tôi đã tham gia các cuộc thi viết chữ đẹp cấp trường, cấp huyện tổ chức đã đạt kết quả khả quan. 
 Ngoài ra tôi luôn luôn chú ý khâu trình bày chữ viết trên bảng lớp sao cho đẹp, cho khoa học trong tất cả các môn học đặc biệt là phân môn Tập viết và phân môn luyện viết, phân môn Chính tả (tập -chép) để giúp học sinh viết đẹp hơn. Và tôi đã cảm nhận và thấy được rất rõ về sự tiến bộ vượt bậc theo từng ngày, từng tuần của từng học sinh lớp tôi nhất là những em viết chưa đẹp, viết thường hay mắc lỗi chính tả dần theo ngày tháng các em đã viết đúng viết đẹp hơn. Không những thế một số em còn viết được chữ nghiêng theo kiểu nét thanh, nét đậm và mẫu chữ hoa sáng tạo. 
 3.2.Giải pháp thứ hai:
 Giáo viên phải đảm bảo đủ các đồ dùng trực quan tối thiểu khi dạy học Tập viết.
 Nếu giáo viên muốn dạy tiết tập viết hoặc tiết chính tả cho học sinh đạt hiệu quả cao mà không chuẩn bị đồ dùng tối thiếu cho một tiết dạy thì đó là một lý thuyết suông mà thôi. Đồ dùng trực quan có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc tiếp thu bài của học sinh. Giúp học sinh nhớ biểu tượng về chữ viết và bên cạnh đó đồ dùng trực quan còn làm tăng thêm sự hứng thú trong học tập của các em. 
Ví dụ: Khi dạy cho học sinh viết bài chữ hoa G, tối thiếu giáo viên phải có màu chữ hoa G và quy trình hướng dẫn cách viết chữ hoa G theo các bước sau:
 * Bước1:Học sinh quan sát chữ mẫu và nhận xét.
 + Chữ G gồm 2 nét: nét khuyết ngược (dưới)và nét cong trên.
 + Nét khuyết dưới dài 5 ô li nét cong trên rộng 4 ô li.
 + Chữ G rộng 4 ô li. 
 * Bước 2: Học sinh quan sát cô viết mẫu.
 + Giáo viên viết mẫu và giảng.
 * Bước 3: Học sinh tập viết chữ G ra bảng con.
 * Bước 4: Kiểm tra –Đánh giá. Học sinh nhận xét.	
 Giáo viên bổ sung và sửa sai cho học sinh kịp thời để khi các em viết bài vào vở không bị sai lỗi này nữa.
 3.3. Giải pháp thứ ba 
Phân loại chữ viết của học sinh để việc rèn chữ viết có hiệu quả hơn.
 Để việc rèn chữ viết cho học sinh có kết quả cao bước vào đầu năm học tôi kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của các em thấy dụng cụ học tập của một số em chưa đạt yêu cầu cho nên đã làm ảnh hưởng đến chữ viết của các em chưa đẹp và tôi đã tôi phân loại chữ viết như sau.
 Nhóm 1 “Chữ viết đúng mẫu, đẹp”. Nhóm 2 “chữ viết mắc lỗi chính tả.” Nhóm 3“chữ viết chưa đúng nét khuyết trên, dưới”. Nhóm 4“chữ viết dính nét”. Nhóm 5 “chữ viết chưa đúng kích cỡ, độ cao”. Nhóm 6“chữ viết chưa đúng khoảng cách,” vv..
 Để việc rèn chữ viết cho học sinh đạt được hiệu quả cao thì bút viết, vở viết cũng là một trong những yếu tố quyết định của việc rèn chữ viết nên tôi mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình với phụ huynh cần mua cho con em những quyển vở 5 ô ly, giấy đẹp còn bút thì mua bút luyện chữ đẹp chứ tuyệt đối không dùng bút bi để rèn chữ viết. 
 3.4. Giải pháp thứ tư
 Những điều kiện về cơ sở vât chất như: Ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế của học sinh phải đảm bảo.
 Cơ sở vật chất và ánh sáng phòng học,...là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng chữ viết và là yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ của học sinh. Hiện nay một số trường Tiểu học ngoại thành, vùng sâu, vùng xa chưa đảm bảo các yêu cầu cơ bản về cơ sở vật chất đáp ứng với tiêu chuẩn phục vụ cho việc học tập của học sinh đặc biệt là trong môn tập viết các em còn gặp nhiều bất cập. Ví dụ: Ánh sáng theo tiêu chuẩn học đường có bảng chống lóa, có dòng kẻ rõ ràng, bàn ghế đúng kích cỡ tiêu chuẩn đối với học sinh lớp. Đối với trường tôi hầu như về cơ sở vật chất như bàn ghế đúng kích cỡ và phù hợp với học sinh, còn bảng thì đã có bảng chống loá. Nhìn chung cơ sở vật chất hầu như rất thuận lợi đã đảm bảo để phục vụ tốt cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong nhà trường.
3.5. Giải pháp thứ năm.
 Đồ dùng học tập của học sinh trong các tiết Tập viết và tiết Chính tả phải đảm bảo đầy đủ, phù hợp trong mỗi tiết dạy.
 Có thể nói: đồ dùng học tập là yếu tố quan trọng thứ hai quyết định tới chất lượng chữ viết của học sinh. Từ loại bút và mực thích hợp đến cách chọn vở, chọn hàng và phấn viết cũng được tôi quan tâm đến. Hướng dẫn học sinh, phụ huynh tìm mua cho các em những quyển vở có giấy trắng, đẹp có đường kẻ rõ ràng để khi viết không bị nhòe mực. Đối với vở tập viết có nhãn vở, có tờ lót tay khi viết để thấm mồ hôi ở tay ra giấy trong khi trời nắng nóng. 
 Trong quá trình giảng dạy việc sử dụng bảng con để luyện viết cho học sinh đối với học sinh lớp 1 vẫn là thiết thực nhất. Có em được bố mẹ mua cho cái bảng màu trắng được làm bằng mêca và phải dùng bút lông để viết nên tôi thấy chưa được. Vì loại bảng này thì trơn còn bút lông thì to so với tầm tay của các em nên khi viết rất khó điều khiển con chữ. Cho nên trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đưa ra những quyển vở, viên phấn, cái thước, bút chì, bút mực để phụ huynh tham khảo.Tuyệt đối tôi không cho học sinh rèn chữ viết bằng bút bi. Nếu học sinh tiểu học mà dùng bút bi để viết thì rất khó. Vì bút bi là loại bút có độ trơn nên khi các em rèn chữ nó không có điểm dừng. Và ngược lại việc rèn chữ của giáo viên đối với học sinh cũng không mang lại kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó để góp phần vào việc “Rèn chữ -Giữ vở” tôi đã quy định mỗi em phải có một chiếc khăn lau tay để trước khi viết bài các em lau tay cho sạch khỏi bị giơ bẩn vở. Vì trong quá trình học khi viết bảng con các em lau không cẩn thận cũng bẩn và trong giờ ra chơi các em chơi trò bắn bi cũng làm giơ bẩn. 
 3.6. Giải pháp thứ sáu .
 Giáo viên luôn chú ý và hướng dẫn học sinh tư thế ngồi và cách cầm bút trước khi viết bài.
 - Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc hình thành chữ viết cho học sinh. 
 Để giúp các em viết được những dòng chữ những bài viết đẹp đúng mẫu chữ tôi luôn nhắc các em tư thế ngồi viết đúng. Các em phải ngồi ngay ngắn lưng thẳng ,đầu hơi cúi ,mắt cách vở khoảng 25-30cm chú ý không nên áp sát ngực vào bàn. Nếu các em ngồi không đúng tư thế thì sẽ bị cong vẹo cột sống và ảnh hưởng về mắt. Cứ như thế trước mỗi giờ viết bài nhất là trong giờ Tập viết tôi luôn nhắc các em tư thế ngồi. Từ đó các em đã có thói quen ngồi đúng tư thế.
 Cách cầm bút đúng và tư thế ngồi của học sinh cũng là một trong những yếu tố để viết chữ đúng, viết chữ đẹp. Điều này các em được tôi hướng dẫn rất kĩ lưỡng: “Các em viết cầm bút bằng ba ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải. Ngón trỏ đặt ở phía trên, ngón giữa phía bên trái. Tôi cũng lưu ý học sinh cầm bút vừa phải không nên cầm quá chặt hoặc quá sát ngòi và quá xa ngòi bút nếu cầm sát sẽ bị giây mực ở bàn tay khi viết khó lia bút, còn cầm bút xa ngòi thì khi viết khó điều khiển và sẽ gây khó khăn làm cho chữ viết không được đẹp.Và cách để vở tôi cũng nhắc các em để vở cho ngay ngắn, đầu cuốn vở hơi nghiêng sang trái cho dễ viết và khi viết xuống phần dưới của cuốn vở thì đẩy vở lên để bàn tay luôn được đặt trên mặt bàn để có điểm tựa và tay trái giữ mép vở. Và trong quá trình viết có lúc các em lại quên tư thế ngồi tôi lại nhẹ nhàng nhắc các em thế là dần dần các em đã ngồi đúng tư thế. 
Những yếu tố tưởng chừng không quan trọng nhưng thực chất đã góp phần tích 
cực vào việc rèn chữ viết cho học sinh.	 
3.7. Giải pháp thứ bảy .
 Rèn kỹ năng viết chữ đúng, viết chữ đẹp cho học sinh:
- Trong quá trình dạy Tập viết để học sinh viết đúng, viết đẹp thì trước tiên giáo viên cần hướng dẫn các em nhớ các đường kẻ ngang và đường kẻ dọc trong bảng con cũng như trong vở tập viết của học sinh. Nhớ lại các đường kẻ là quá trình giúp các em viết đúng và tiến tới viết đẹp. Bên cạnh việc rèn chữ viết giáo viên còn phải nhắc học sinh viết dấu thanh đúng vị trí không nên viết quá to hay quá bé. Để gây sự hứng thú cho học sinh trong học tập thì giáo viên cần tăng cường chấm bài cho học sinh và sửa chữa lỗi kịp thời cho các em. Nếu bài viết tốt thì giáo viên nên động viên khen ngợi trước lớp để tạo cho các em sự hứng thú trong học tập. Vì ở lứa tuổi này các em rất thích khen, để các em có động cơ phấn đấu trong học tập. Với những em bài viết còn xấu,viết nguệch ngoạc, viết ẩu thì tôi kèm thêm ở lớp, còn phải trực tiếp gặp gỡ phụ huynh của em đó trao đổi và cùng đưa ra hướng giải quyết hay, thống nhất đồng bộ để nhằm nâng cao chất lượng chữ viết giúp học sinh ngày càng viết đẹp hơn. Như người ta thường nói: “Có công mài sắt, có ngày nên kim.” 
 Với việc làm này cùng với sự dìu dắt tận tình của giáo viên và sự chăm lo học tập của các em thì tôi tin rằng việc rèn chữ viết của học sinh ngày càng tiến bộ. Bên cạnh đó cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh học sinh cùng với giáo viên thì lúc đó việc rèn chữ viết của học sinh mới đạt được kết quả và chữ viết của các em mới tiến bộ. Cũng nhờ có sự phối hợp chặt chẽ mà tôi thấy chữ viết của học sinh lớp tôi đã có tiến bộ rõ rệt. Tôi đã so sánh hai bài viết của các em đầu năm và hiện nay thì bản thân tôi cũng như bố mẹ các em rất ngạc nhiên về sự tiến bộ của các em. Đặc biệt là những em viết ẩu, viết xấu, viết chữ sai đến bây giờ đã giảm đáng kể so với đầu năm tôi nhận lớp. Đây là một dấu hiệu đáng mừng không chỉ đối với tôi mà còn đối với các bậc phụ huynh. Khi nhìn vào bài viết của học sinh những dòng chữ đều tăm tắp và sạch đẹp tôi nghĩ rằng thật là xứng đáng với công lao dạy dỗ và lòng mong mỏi của bản thân tổi trước khi nhận lớp. 
 Sau đây là một số bài viết của học sinh lớp tôi. 
 3.5. Giải pháp thứ tám.
 Giáo viên hướng dẫn cho phụ huynh học sinh quan tâm đúng mức đến việc học “Viết” của học sinh.
 Trong thực tế hiện nay một số gia đình phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đúng mức đến việc rèn chữ cho con em mình. Một số phụ huynh quan niệm chữ viết không quan trọng mà chỉ coi trọng việc tiếp thu kiến thức của môn toán và tiếng việt, còn chữ viết thì chỉ cần viết đúng là được không cần phải viết đẹp.
 Để đảm bảo cho việc rèn chữ viết của học sinh nói chung và việc rèn chữ viết phân môn Tập viết nói riêng đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Nếu thiếu một trong hai yếu tố chắc chắn sẽ không thành công trong việc rèn chữ cho học sinh. Vì thế ngay từ đầu năm họp phụ huynh lớp tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của chữ viết để phụ huynh cùng chung sức rèn chữ viết cho con em mình. Như cố vấn Phạm Văn Đồng có nói: “nét chữ- nết người ”
 Rèn chữ viết là một việc làm thường xuyên và liên tục bên cạnh đó còn đòi hỏi người giáo viên phải có tính kiên trì, chịu khó và khiếu thẩm mỹ để giáo dục các em viết chữ đẹp. Để các em có ý thức trong học tập và rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh tôi đưa ra một số câu thơ để nhắc nhở các em rèn chữ viết. 
Xưa nay nét chữ, nết người
Ta chăm luyện tập hàng ngày đâu quên
Gắng công ra sức chí bền
Gian nan rèn luyện mới nên con người.
 Và để học sinh có ý thức rèn chữ viết và sự say mê viết chữ đẹp tôi đã kể cho các em một số gương tôt sau.
Ví dụ:Anh Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng về tinh thần tự giác, lòng kiên trì, chịu khó luyện chữ và đã thành công trong việc rèn chữ viết mà các em cần học tập và noi theo. 
 Và kể tiếp câu chuyện : “Văn hay chữ tốt” cho các em nghe. 
 Thật vậy để viết được chữ đẹp không phải tự nhiên mà có được, mà là cả một quá trình lâu dài phải thường xuyên dày công khổ luyện kể cả giáo viên và 
học sinh. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã được phụ huynh lớp tôi ủng hộ và bắt tay vào để rèn chữ viết cho các em cùng với cô giáo. 
Ví dụ: Sau buổi học tập viết với những học sinh viết chưa đúng mẫu và chưa đẹp tôi phải nán lại vài phút để viết mẫu cho các em và yêu cầu học sinh về viết lại. Thế là những bài tập viết của tôi giao về nhà đã được các em hoàn thành một cách đầy đủ và có tiến bộ. Chứng tỏ rằng về nhà bố mẹ các em đã rất quan tâm đến bài viết của con em mình.
3.6. Giải pháp thứ chín.
 Thường xuyên chấm bài và động viên các em một cách kịp thời.
 Việc chấm bài thường xuyên cho học sinh là một việc làm rất quan trọng thấy được lỗi sai của từng học sinh và sửa chữa kịp thời. Và đặc biệt việc chấm bài thường xuyên là cơ hội để giáo viên nắm bắt tình hình học tập cũng như việc rèn chữ viết của học sinh. Từ đó giáo viên kịp thời động viên, khích lệ để các em hứng thú trong học tập và có động cơ phấn đấu rèn chữ viết đẹp.
 Ví dụ :Em Nguyễn Phương Thảo. Ở tuần 1 bài Chính tả (tập chép ) tôi chấm bài em chỉ đạt điểm kém ( điểm 4) vì bài viết của em chưa đúng còn mắc lỗi chính tả và sai mẫu chữ. Nhưng đến tuần thứ hai bài viết của em đã tiến bộ hơn đạt điểm trung bình (điểm 5) ở bài viết này chữ viết đẹp hơn lỗi chính tả có giảm hơn.Và cứ thế đến tuần thứ 3 bài viết của em đã đạt được điểm 6 và chữ viết có nhiều tiến bộ. Cứ mỗi lần bài viết của em có tiến bộ hơn bài trước tôi lại tuyên dương và khen em trước lớp, lúc đó tôi thấy trên khuôn mặt ngây thơ và hồn nhiên của em đã thể hiện niềm vui và sự phấn khởi. Đây là một sự tiến bộ rõ rệt không chỉ của em mà còn rất nhiều học sinh khác. Bên cạnh đó việc động 
viên khích lệ kịp thời đối với những bài viết đúng viết đẹp, tất cả các em đều rất vui vẻ và phấn khởi luôn có sự hứng thú trong giờ học. 
c, Mối quan hệ giữa các giải pháp.
 Để giáo dục học sinh viết đúng, viết đẹp là một việc làm không dễ.Tuy nhiên mỗi biện pháp, giải pháp đều có những đặc điểm khác nhau. Song bên cạnh đó 
đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng kết hợp linh hoạt các biện pháp, giải pháp vào công tác giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình để đem lại kết quả rèn chữ viết cho học sinh trong nhà trường.
e, Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Ngay từ đầu năm học, xác định được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh nên tôi đã nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để rèn kỹ năng viết cho học sinh đạt được hiệu quả cao. Và bước đầu tôi thấy được sự tiến bộ khả quan của từng học sinh lớp tôi. Kết quả khảo nghiệm giữa học kỳ I. Của lớp tôi về chữ viết như sau:
* Bảng kết quả đánh giá chất lượng chữ viết trong phân môn Tập viết, Phân môn chính tả của học sinh lớp 3A3 trường Tiểu học 
Nguyễn Viết Xuân. Giữa học kỳ I.
 Năm học 2013- 2014. 
Môn học
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Tập viết
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
4em
13
10em
33
12em
40
4 em
13
0
Chính tả
5em
17
10em
33
12em
40
3em
10
0
III.1.Kết luận .
* Trong quá trình giảng dạy việc rèn chữ viết cho học sinh là một vấn đề đang được mọi người quan tâm đặc biệt là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy. Vì thế cần phải tìm ra biện pháp và hướng khắc phục cùng với sự nhiệt tình dạy dỗ của thầy cô giáo và sự học hỏi đúc kết kinh nghiệm của bản thân và sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh cùng với sự nỗ lực cố gắng của mỗi học sinh thì chắc chắn chữ viết học sinh ngày một đi lên. Bên cạnh đó sự tận tâm, nhiệt huyết của giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn chữ viết.
- Thường xuyên rèn luyện để có chữ viết mẫu chuẩn đẹp.
- Chuẩn bi đồ dùng dạy học một cách cẩn thận, đầy đủ có chọn lọc và sáng tạo .
- Cần tạo ra sự hứng thú cho các em trong giờ học.
- Kịp thời động viên những học sinh có tiến bộ cố gắng trong trong học tập.
- Tuyên dương khen ngợi kịp thời những em có nhiều cố gắng, có tiến bộ trong việc “Rèn chữ-Giữ vở ”.
- Trong suốt quá trình rèn chữ viết cho học sinh giáo viên cần khuyến khích động viên các em luyện tập dưới nhiều hình thức luyện viết mọi lúc, mọi nơi có thể viết bằng que, bằng phấn, trên bảng, dưới đất, trên không,
 Có làm được như vậy thì chữ viết của học sinh mới viết đúng, viết đẹp và chất lượng chữ viết của các em ngày càng mới được nâng cao.
 Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng trong việc rèn chữ cho học sinh lớp tôi.
 Tôi tin rằng, nếu mỗi giáo viên luôn có ý thức rèn luyện và tận tâm dạy bảo thì chắc chắn các em sẽ có những bài viết đẹp, sach sẽ. Các em sẽ trở thành con người có tính cẩn thận, kiên trì, làm việc có khoa học, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước .

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_viet_chu_dep_cho_hoc_sinh.doc