Biện pháp Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

 Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã đi xa, nhưng để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo.

 Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa đồng thời việc giáo dục đạo đức cho học sinh cũng không phải là vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi người thầy phải có những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp học sinh phát triển nhân cách một cách hoàn thiện, tránh cho học sinh tiếp xúc với những hành vi tiêu cực, làm sao để cho các em có được lối sống thích nghi với thời đại. Song cũng cần phải cho học sinh thấy được những nét đẹp, những phẩm chất cao quý, những truyền thống quý báu của dân tộc; hình thành cho học sinh một phong cách sống lành mạnh thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người trở nên hết sức quan trọng.

Bởi vì, tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luôn là bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua thách thức, khó khăn để tiến lên.

Chính vì vậy, mà Hội nghị Trung ương 12 khoá IX đã thảo luận và quyết định triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và toàn xã hội”.

Với bản thân từ khi được tìm hiểu, học tập rồi làm theo tấm gương đạo đức của Người tôi cảm thấy mình trở nên tích cực, chủ động trong công việc, lạc quan, mạnh mẽ hơn trước thử thách khó khăn. Từ đó, việc rèn luyện đạo đức đối với tôi là một việc làm diễn ra một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hoàn toàn tự

giác. Vì thế, mà tôi nảy sinh một mong muốn đó là đem ánh đuốc sáng ngời của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để soi đường cho việc hình thành nhân cách của các em học sinh thân yêu của mình.

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương về giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, nâng cao vai trò, hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp, xuất phát từ những đổi mới về xã hội và vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 

doc 37 trang Thảo Ly 17/08/2023 2060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Biện pháp Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã đi xa, nhưng để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo.
 Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa đồng thời việc giáo dục đạo đức cho học sinh cũng không phải là vấn đề đơn giản. Nó đòi hỏi người thầy phải có những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp học sinh phát triển nhân cách một cách hoàn thiện, tránh cho học sinh tiếp xúc với những hành vi tiêu cực, làm sao để cho các em có được lối sống thích nghi với thời đại. Song cũng cần phải cho học sinh thấy được những nét đẹp, những phẩm chất cao quý, những truyền thống quý báu của dân tộc; hình thành cho học sinh một phong cách sống lành mạnh thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người trở nên hết sức quan trọng. 
Bởi vì, tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luôn là bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua thách thức, khó khăn để tiến lên. 
Chính vì vậy, mà Hội nghị Trung ương 12 khoá IX đã thảo luận và quyết định triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và toàn xã hội”.
Với bản thân từ khi được tìm hiểu, học tập rồi làm theo tấm gương đạo đức của Người tôi cảm thấy mình trở nên tích cực, chủ động trong công việc, lạc quan, mạnh mẽ hơn trước thử thách khó khăn. Từ đó, việc rèn luyện đạo đức đối với tôi là một việc làm diễn ra một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hoàn toàn tự 
giác. Vì thế, mà tôi nảy sinh một mong muốn đó là đem ánh đuốc sáng ngời của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để soi đường cho việc hình thành nhân cách của các em học sinh thân yêu của mình. 
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương về giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, nâng cao vai trò, hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp, xuất phát từ những đổi mới về xã hội và vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xác định vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp trong giai đoạn hiện nay, xác định được những ảnh hưởng to lớn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với bản thân, với học sinh và toàn xã hội. Đó cũng là lý do tôi chọn và viết đề tài: “Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
B. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 
LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp:
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp:
Chúng ta cần hiểu quản lý giáo dục không chỉ là nắm được những chỉ số của quản lý hành chánh như tên, tuổi, số lượng, gia cảnh, trình độ học sinh về học lực và hạnh kiểm ... mà còn phải dự báo xu hướng phát triển nhân cách của học sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp với điều kiện, khả năng của mỗi học sinh.
Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn diện, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có những kỹ năng cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có nhiều kỹ năng sư phạm như: kỹ năng tiếp cận đối tượng học sinh, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, xã hội, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và phải có những kỹ năng nhạy cảm sư phạm để có dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh, ...định hướng giúp các em lường trước những khó khăn, thuận lợi, vạch ra những dự định để tự hoàn thiện về mọi mặt.
Trong chức năng quản lý giáo dục, cần quan tâm tới việc đạo đức đồng thời quản lý học tập và quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách. Hai mặt trên có quan hệ hỗ trợ, tác động lẫn nhau, đôi khi việc giáo dục đạo đức có tác động mạnh mẽ đến chất lượng văn hoá nhất là trong thời điểm hiện nay ảnh hưởng tiêu cực của xã hội đã lan vào trong nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh:
Đây là chức năng rất đặc trưng của giáo viên chủ nhiệm mà các giáo viên bộ môn khác không làm chủ nhiệm lớp không có thể. Giáo viên chủ nhiệm 
không nên làm thay đội ngũ tự quản của lớp mà nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên chủ nhiệm là bồi dưỡng năng lực tự quản cho học sinh của lớp, bằng cách tổ chức hợp lý đội ngũ tự quản để nhiều học sinh được tham gia vào đội ngũ tự quản. Đội ngũ tự quản bao gồm: Ban cán sự lớp, các tổ trưởng và những em được phân công phụ trách từng mặt hoạt động của lớp như: học tập, văn nghệ, thể dục, hoạt động ngoại khoá...
Để phát huy vai trò cố vấn, giáo viên chủ nhiệm cần có năng lực dự báo chính xác khả năng của học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải khêu gợi tiềm năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất các nội dung hoạt động, xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện của mỗi tháng, mỗi học kỳ của từng năm học, giáo viên chủ nhiệm chỉ là người giúp học sinh tự tổ chức các hoạt động đã được kế hoạch hoá. Điều đó không có nghĩa là khoán trắng, đứng ngoài hoạt động của tập thể học sinh lớp học mà cùng hoạt động, điều chỉnh hoạt động, kịp thời giúp đỡ các em tháo gỡ những băn khoăn trong quá trình hoạt động, bàn bạc, tranh thủ các lực lượng trong và ngoài nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh của lớp tổ chức hoạt động.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục:
Chức năng này trước hết thể hiện ở chỗ, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt đầy đủ nội quy, tư tưởng chỉ đạo của Ban giám hiệu tới học sinh lớp chủ nhiệm. Ở góc độ này giáo viên chủ nhiệm là nhà quản lý, nhà sư phạm, đại diện cho hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh, với phương pháp thuyết phục, thái độ nghiêm túc để mỗi học sinh và tập thể lớp ý thức đầy đủ trách nhiệm phải tuân thủ, tự giác thực hiện.
Chức năng cầu nối có thể hiện là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh trong lớp, bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lý, phản ánh với hiệu trưởng, các giáo viên bộ môn, với gia đình và đoàn thể trong và 
ngoài nhà trường về nguyện vọng chính đáng của học sinh, để có giải pháp giải quyết phù hợp, kịp thời, có tác dụng giáo dục.
Ngoài việc nắm chắc tình hình học sinh trong lớp chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm còn cần xác định được các nhân tố, các mối quan hệ, các điều kiện cần thiết trong và ngoài nhà trường, để có thể tận dụng, phát huy mọi tiềm năng vào công tác chủ nhiệm lớp, huy động hiệu quả tiềm năng của xã hội vào giáo dục.
Đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp:
Chức năng này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quá trình học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách của học sinh vì sự đánh giá khách quan, chính xác, đúng mức là một điều kiện để thầy trò điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch bài học, ... hoạt động cho cả lớp và mỗi thành viên.
Khi đánh giá phong trào hoạt động của lớp cần căn cứ vào yêu cầu, kế hoạch hoạt động toàn diện đã đặt ra, đồng thời cũng nên so sánh với phong trào chung của toàn trường, giáo viên chủ nhiệm cần tránh cách nhìn thiên vị và chỉ chú ý đến một số nội dung hoạt động. Khi đánh giá từng cá nhân học sinh nên căn cứ vào năng lực, điều kiện cụ thể của từng em, cần tránh quan điểm khắt khe, định kiến, thiếu quan điểm vận động và phát triển, nhất là đối với học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, có đặc điểm tâm sinh lý đặc biệt.
Điều quan trọng là sau khi đánh giá, nhận định dù là phong trào của lớp hay từng học sinh, cần vạch ra phương hướng, nêu những yêu cầu với thái độ nghiêm túc, tôn trọng nhân cách học sinh và với tấm lòng yêu thương các em như con em mình.
Lưu ý: Những yêu cầu đặt ra không nên quá cao hoặc quá thấp so với năng lực và điều kiện của học sinh. Vì quá cao, phấn đấu không đạt được học sinh dễ nản chí, thiếu tự tin, kém phấn khởi, nếu yêu cầu quá thấp học sinh dễ dàng đạt tới sẽ kìm hãm sự nỗ lực ý chí, thiếu sáng tạo, đôi khi học sinh chủ quan, tự mãn, cả hai trường hợp trên đều ít tác dụng giáo dục. 
Vì vậy, yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm đặt ra phải được học sinh tự giác chấp nhận, phải có nỗ lực vượt khó, có quyết tâm thực hiện thì mục tiêu đạt được mới cao.
Nhận định đánh giá và yêu cầu đối với học sinh là hai mặt có quan hệ khăng khít với nhau. Khi thực hiện chức năng đánh giá và đề xuất yêu cầu giáo dục cần nên tham khảo ý kiến của các giáo viên bộ môn, đội ngũ cán bộ tự quản của lớp và các lực lượng giáo dục khác biệt là với cha mẹ học sinh. Đối với những học sinh có hoàn cảnh và đặc điểm tâm lý đặc biệt, học sinh có những thiếu sót, ... cần thiết tham khảo ý kiến của đội ngũ tự quản lớp và những người đáng tin cậy để có nhận định, đánh giá đúng với thực tế. Để đánh giá khách quan, chính xác quá trình rèn luyện của từng học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng chuẩn thang đánh giá (tự đánh giá tập thể tổ, lớp đánh giá, cha mẹ học sinh, một số giáo viên giảng dạy bộ môn, tổng phụ trách Đội, cán sự môn học...)
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp:
Nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học, lớp học, chương trình giáo dục dạy học của trường:
Đây là nhiệm vụ trước mắt, cần thiết vì chỉ trên cơ sở nắm vững mục tiêu cấp học, nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình dạy học và hoạt động của trường thì mới có cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm, có khả năng thực thi và đảm bảo hiệu quả giáo dục.
Ở mỗi trường, mỗi giáo viên chủ nhiệm cần có các văn bản cần thiết như: 
Mục tiêu cấp học.
Chỉ thị từng năm học ...  giáo dục con em.
Cách thực hiện các nội dung trên:
Giáo viên chủ nhiệm liên lạc với cha mẹ học sinh qua sổ liên lạc.
Họp phụ huynh theo định kì: đầu năm, cuối kỳ I, giữa Kỳ II và cuối năm học,  là hình thức chủ yếu quan trọng nhất. Bởi lẽ họp phụ huynh sẽ giúp họ nắm đầy đủ chủ trương, kế hoạch của lớp, của trường cùng thảo luận đóng góp ý kiến thống nhất biện pháp giáo dục cũng như phương pháp giải quyết tối ưu nhất để đạt được mục đích giáo dục.
Thông qua Ban Đại diện cha mẹ học sinh kết hợp để cùng giáo dục học sinh.
Thăm hỏi gia đình học sinh trao đổi tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Có thể mời cha mẹ học sinh đến trường trao đổi trực tiếp để bàn biện pháp giáo dục con em.
Ngoài ra, nếu có điều kiện còn trao đổi qua điện thoại là phương tiện liên lạc nhanh nhất, trực tiếp nhất cần tận dụng phương tiện này.
b. Liên kết chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội:
Thực chất đây là sự liên kết giáo dục giữa nhà trường với xã hội. Ở địa phương tôi, kết hợp với nhà trường, liên kết chặt chẽ với các lực lượng xã hội khác như: Ban lãnh đạo các ấp, Ủy ban nhân dân xã, Trung tâm y tế xã, Đoàn thanh niên cấp cơ sở, hội phụ nữ các ấp,  Việc liên kết giáo dục trên nhằm đạt được mục tiêu:
Bảo vệ trật tự, an ninh của địa phương.
Tổ chức việc học tập, vui chơi, rèn luyện,  nhằm hình thành nhân cách học sinh.
Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, cải thiện đời sống vật chất cho giáo viên, tạo mọi điều kiện cho các hoạt động giáo dục học sinh của lớp.
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”:
Tôi rất tâm đắc với lời dạy của Bác dành cho thầy, cô giáo và những người làm công tác giáo dục:
“ Các thầy giáo, cô giáo phải gần gũi dân chúng. Các thầy giáo cũng như các trí thức khác là lao động trí óc. Lao động trí óc phải biết sinh hoạt của nhân dân, nếu chỉ giở sách đọc thì không đủ. Phải yêu dân, yêu học trò, gần gũi nhau, gần gũi cha mẹ học trò. Giáo dục ở trường và ở gia đình có quan hệ với nhau. Các chú các cô phải thi đua trao đổi kinh nghiệm. Bác nói thế là hết. Văn hay không cần nói dài.”
“Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hoá. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động trẻ trung của chúng, chớ nên làm chúng hoá ra già cả. Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội, chúng đều vui, đều học Giáo dục nhi đồng là một khoa học. Các bạn hãy cố gắng học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm để tiến bộ mãi, nhất là phải làm kiểu mẫu trong mọi việc cho các em bắt chước.”
Làm theo lời dạy của Bác phối hợp với phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Tôi đã đi tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và nhân dân để từng bước đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi của từng học sinh.
 Vào giờ ra chơi hoặc những ngày nghỉ, tôi đã trò chuyện với học sinh theo từng nhóm tính cách, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh của từng em một rồi tuỳ theo từng em, tôi lựa chọn và kể cho các em nghe những mẩu chuyện và lời dạy của Bác. Sau đó, để cho các em tự do phân tích, bình phẩm và tự rút ra bài học cho bản thân, còn tôi sẽ là người dẫn dắt, hỗ trợ và uốn nắn các em.
* Cùng với những biện pháp nêu trên tôi lồng ghép vào trong từng hoạt động của từng tiết dạy của từng môn học cả chính khoá lẫn ngoại khoá những 
Mẩu chuyện, lời dạy và tấm gương đạo đức của Bác sao cho phù hợp với kỹ năng và hành vi cần giáo dục và rèn luyện cho học sinh, cụ thể như sau:
+ Đầu tiên để các em hiểu rõ hơn về con người, cuộc đời và những cống hiến của Bác đồng thời giúp các em yêu quý, kính trọng, biết ơn, ghi nhớ và làm theo lời dạy của Bác, tôi kể cho các em nghe câu chuyện “ Mùa xuân cụ Hồ”. 
Qua câu chuyện cho thấy “Mùa xuân của Bác là một mùa xuân dài hơn, mùa xuân với áo ấm, cơm no, với tự do, hạnh phúc, với cái “tâm”, cái “thiện” cho mỗi con người. Từ đó, khêu gợi, dìu dắt để các em ghi nhớ, làm theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng một cách tự giác, chủ động và tích cực. 
+ Để xây dựng động cơ học tập cho các em tôi đã kể cho các em nghe câu chuyện “Trường học của Bác Hồ” nghe xong các em rất cảm động và hứa sẽ cố gắng nỗ lực để xứng đáng là cháu ngoan của Bác. 
Sau buổi trò chuyện đó đa số các em học tập rất tích cực, một số em còn lại tuy chưa tự giác lắm nhưng cũng đã có sự nỗ lực cố gắng dưới sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè cuối cùng thì cả lớp đã cùng tham gia học tập với tinh thần tự giác cao.
+ Để giáo dục học sinh tôn trọng luật lệ và trật tự xã hội, tôi đã kể cho các em nghe câu chuyện “Gương mẫu tôn trọng luật lệ”.
+ Để giáo dục học sinh bảo vệ môi trường tôi đã kể câu chuyện “Phải bảo vệ từng cành cây”và còn rất nhiều mẩu chuyện nói về tình thương yêu bao la của Bác, về lối sống tiết kiệm, giản dị, giữ lời hứa, tinh thần lạc quan, yêu lao động, sống vì mọi người
 Với cách vừa nêu, tôi đã từng bước đạt được những kết quả rất tốt trong giảng dạy và giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho các em học sinh.
Song song với việc giáo dục đạo đức cho các em, tôi đã không ngừng nỗ lực rèn luyện, trao dồi đạo đức cách mạng để luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
VI. Đánh giá kết quả giáo dục học sinh:
Đánh giá kết quả giáo dục học sinh là một trong những nội dung lớn và hết sức quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp. Bởi lẽ nó không chỉ phản ánh kết quả giáo dục học sinh mà còn phản ánh nội dung phương pháp giáo dục của các lực lượng giáo dục nói chung, của giáo viên chủ nhiệm nói riêng. Đánh giá đúng sẽ là một động lực giúp học sinh nỗ lực rèn luyện tu dưỡng, phát huy những ưu điểm. Đánh giá đúng sẽ khích lệ, động viên học sinh không ngừng rèn luyện, phấn đấu vươn lên hoàn thiện bản thân. 
Đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh cần căn cứ vào các chỉ tiêu giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường. Đó là các phẩm chất đạo đức cần được giáo dục thông qua thái độ, hành vi ứng xử trong các mối quan hệ đa dạng của các em như: đối với công việc, đối với xã hội, với mọi người, với bản thân mình.
Đối với công việc: đánh giá tinh thần tự giác, tích cực học tập, tinh thần trách nhiệm và quan tâm đến hiệu quả học tập lao động, các hoạt động tập thể, tận tuỵ trong mọi công việc và hoàn thành tốt công việc được giao.
Đối với mọi người và xã hội: đánh giá lòng nhân ái vị tha, hướng thiện, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, kính trọng người lớn, giúp người tàn tật, thương yêu nhường nhịn em nhỏ; tôn trọng pháp luật bảo vệ của công, bảo vệ môi sinh, ý thức cộng đồng và hợp tác.
Đối với bản thân: đánh giá lòng tự trọng bản thân, ý thức trách nhiệm với bản thân. Điều này thể hiện ở cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, nói năng lịch sự, lễ phép văn minh, quyết tâm khắc phục những yếu kém của bản thân để không ngừng tiến bộ.
Tóm lại, đánh giá kết quả học sinh cũng chính là giáo dục các em. Việc tổ chức cho các em tham gia vào quá trình tự đánh giá và đánh giá chính là giúp các em tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình và rèn luyện cho các em năng lực tự hoàn thiện nhân cách.
E. KẾT QUẢ
Sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, tôi đạt được một số kết quả như sau:
1. Giáo dục đạo đức:
- Có một thành tích đáng được trân trọng là về hạnh kiểm 41 học sinh của lớp đều đạt yêu cầu cao so với chỉ tiêu phấn đấu đầu năm.
Lớp
TSHS
Hạnh kiểm
THĐĐ 
THCĐĐ
SL
%
SL
%
31
41
40
97,6
01
2,4
- Một em còn lại là do học lực yếu, sức khoẻ chưa tốt nên dù em ấy đã rất cố gắng song vẫn chưa đạt được mức độ cần đạt theo yêu cầu nhưng với chiều hướng tiến triển như hiện nay tôi tin chắc rằng em sẽ thực hiện đầy đủ năm nhiệm vụ của học sinh dưới sự quan tâm, dìu dắt của giáo viên cùng với sự đoàn kết, giúp đỡ và động viên của gia đình và bạn bè.
2. Số học sinh đạt danh hiệu xuất sắc và tiên tiến rất cao, cuối học kỳ I có 23 học sinh đủ diều kiện được kết nạp vào Đôi Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
F. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức và nâng cao công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm cần lưu ý những điều sau:
- 	Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Luôn luôn học hỏi tìm hiểu những tri thức về khoa học có tính phương pháp luận như triết học, phương pháp tiếp cận các vấn đề tự nhiên xã hội.
Nắm vững lý luận giáo dục, lý luận dạy học, nắm vững cách tiến hành xã hội hoá giáo dục, nắm vững phương pháp giáo dục cá nhân và giáo dục tập thể.
Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý trẻ ở từng bậc học, cấp học do mình chủ nhiệm để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Gương mẫu thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phổ biến và vận động học sinh cùng học tập và làm theo, luôn luôn trau dồi đạo đức, tác phong để làm tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Luôn luôn học hỏi, tìm hiểu nắm vững chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nắm vững kế hoạch mục tiêu giáo dục của các cấp giáo dục của từng năm học dựa trên cơ sở đó mà lập kế hoạch chủ nhiệm cho lớp mình.
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã rút ra được trong quá trình dạy học và là giáo viên chủ nhiệm trong nhiều năm, kính mong các cấp lãnh đạo, chuyên môn đóng góp ý kiến bổ sung cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Minh Hoà, ngày 12 tháng 02 năm 2010
Người thực hiện
 Nguyễn Thị Diệu Hiền
MỤC LỤC
Số TT
Mục
Nội dung
Trang
01
A
Đặt vấn đề.
1 – 2 
02
B
Chức năng – Nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
3 – 9
03
C
Đặc điểm tình hình lớp.
10 – 12 
04
D
Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh.
13 – 29
05
E
Kết quả.
30
06
F
Bài học kinh nghiệm.
31
07
Mục lục
32
08
Phần đánh giá nhận xét của Hội đồng khoa học các cấp.
33 – 35 
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP 

File đính kèm:

  • docbien_phap_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_3_thong_qua_cuoc.doc