SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tập làm văn Lớp 3A trường Tiểu học Vạn Khánh 2

Cơ sở lý luận của vấn đề

Trên cơ sở nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn có rất nhiều đổi mới, nên đòi hỏi tiết dạy Tập làm văn phải đạt được mục đích cụ thể hơn, rõ nét hơn. Ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần có vốn kiến thức ngôn

ngữ về đời sống thực tế. Chính vì vậy, việc dạy tốt các phân môn khác không chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện rèn kỹ năng nói, viết, cách hành văn cho học sinh. Điều này đòi hỏi phân môn Tập làm văn này phải có nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất là giúp cho học sinh sau quá trình luyện tập lâu dài có ý thức nắm được cách viết và cách nói sáng tạo các văn bản theo nhiều phong cách khác nhau. Thứ hai là phân môn này góp phần bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy hình thành nhân cách cho học sinh. Còn nhiều nhiêm vụ khác nữa nhưng tôi chỉ nêu hai nhiệm vụ tôi coi là quan trọnh nhất. Tóm lại: Dạy phân môn Tập làm văn theo hướng đổi mới phải khích lệ học sinh tích cực, sáng tạo, chủ động học tập, biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngôn bản, văn bản. Nói cách khác, các phân môn trong môn Tiếng Việt là phương tiện hỗ trợ cho việc dạy Tập làm văn được tốt hơn.

doc 31 trang Thảo Phương 15/05/2023 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tập làm văn Lớp 3A trường Tiểu học Vạn Khánh 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tập làm văn Lớp 3A trường Tiểu học Vạn Khánh 2

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tập làm văn Lớp 3A trường Tiểu học Vạn Khánh 2
PHÒNG GD&ĐT VẠN NINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN KHÁNH 2
SÁNG KIẾN
Tên đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
DẠY VÀ HỌC MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3A
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN KHÁNH 2
Tên tác giả: Lê Đăng Vương
	 Năm học: 2018-2019
Năm học: 2014 - 2015
/
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ	2
 1. Lý do chọn đề tài	2
 2. Lịch sử của đề tài	3
 3. Mục đích nghiên cứu đề tài	3
 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu	3
 5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu	4
 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu	4
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	4
 1. Cơ sở lí luận của vấn đề	4
 2. Thực trạng của vấn đề	7
 3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề	9
 4. Hiệu quả của đề tài	27
III. KẾT LUẬN	28
 1. Đúc kết lại những nội dung chính đã trình bày	28
 2. Đề ra biện pháp triển khai, áp dụng đề tài vào thực tiễn	28
 3. Nêu kiến nghị, đề xuất	28
 4. Hướng phát triển của đề tài	29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 	30
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
 	1.1 Lí do khách quan:
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, sự phát triển Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước cần phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường. Nhu cầu này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chương trình bậc Tiểu học một cách phù hợp.
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học đặt ra là: “ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở ”.
Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn trong môn Tiếng Việt. Để làm được một bài văn không những học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết mà còn phải vận dụng các kỹ năng về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn.
Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh tạo lập văn bản, góp phần dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, có liên quan mật thiết đến các môn học khác.
 Trong quá trình dạy một tiết Tập làm văn, để đạt mục tiêu đề ra ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần phải có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế. Học tốt Tập làm văn sẽ giúp học sinh học tốt các môn học khác đồng thời giáo dục các em những tình cảm lành mạnh, trong sáng; rèn luỵên khả năng giao tiếp và góp phần đắc lực vào việc giữ gìn, phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam.
1.2. Lí do chủ quan:
Chắc rằng mỗi giáo viên ai cũng hiểu: Phân môn Tập làm văn là một phân môn có vai trò quan trọng trong việc dạy học sinh hình thành văn bản nói và viết. Đây là một môn khó dạy trong chương trình Tiếng Việt tiểu học. Dạy phân môn Tập làm văn được tốt tức là người giáo viên đã thâm nhập cả chuỗi kiến thức từ các phân môn: tập đọc, kể chuyện, luyện từ và câu. Chính vì thế mà phân môn tập làm văn có tính chất tổng hợp, là kết quả lĩnh hội các kiến thức của môn Tiếng Việt. Trong chương trình tiểu học hiện nay, mục tiêu chính của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đặc biệt ở lớp 3, phân môn tập làm văn rèn bốn kỹ năng: nói, nghe, đọc và viết. Trong giờ tập làm văn học sinh được cung cấp kiến thức về cách làm bài và làm các bài tập (nói, viết) xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu thành văn bản. Bên cạnh đó học sinh còn tập kể lại được những mẫu chuyện được nghe thầy, cô kể trên lớp. Qua từng nội dung bài dạy, phân môn tập làm văn nhằm bồi dưỡng thái độ ứng xủ có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng tình cảm lành mạnh tốt đẹp cho học sinh.
 	Để thực hiện tốt mục tiêu của môn học đòi hỏi người thầy phải biết vận dung linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với khả năng sử dụng ngôn ngữ và tâm lí lứa tuổi học sinh (HS) để giờ học diễn ra tự nhiên nhẹ nhàng và có hiệu quả. Trong giảng dạy giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm, biết dẫn dắt, gợi mở đưa học sinh giải quyết các tình huống và thông qua việc xử lí các tình huống đó học sinh lĩnh hội được kiến thức bài. Qua thực tế công tác giảng dạy trong nhà trường; qua dự giờ thăm lớp của anh chị em giáo viên đặc biệt là khi dự giờ tiếp tập làm văn lớp 3 trong trường tiểu học ( kể cả dự giờ giáo viên giỏi) tôi thấy có nhiều chỗ băn khoăn, trăn trở. Giáo viên chưa biết cách khai thác dẫn dắt học sinh tìm tòi kiến thức nhất là với hai dạng bài: “Nghe - Kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề” lại càng băn khoăn hơn. Xuất phát từ vấn đề đó nên tôi mạnh dạn viết kinh nghiệm : "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn tập làm văn lớp 3A, Trường Tiểu học Vạn Khánh 2" với các dạng bài “Nghe - Kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề”
2. Lịch sử của đề tài
Qua thời gian đọc và nghiên cứu một số đề tài về môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập làm văn, tôi thấy vẫn chưa có ai nghiên cứu về vấn đề này. Nay tôi xin được nghiên cứu về vấn đề này tại lớp 3A, Trường Tiểu học Vạn Khánh 2 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy và học phân môn Tập làm văn ở bậc tiểu học.
3. Mục đích nghiên cứu
 	Việc dạy cho học sinh nắm được cách nghe, kể lại được nội dung câu chuyện và kể hay nói, viết về một chủ đè có hiệu quả trong phân môn Tập làm văn ở lớp 3 là rất quan trọng. Dạy tốt vấn đề này giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết một cách linh hoạt để biết kể lại câu chuyện đã nghe hay làm bài văn kể hay nói, viết về một chủ đề cho trước có hiệu quả. Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin và ham thích học văn. Vậy mục đích nghiên cứu trong đề tài này tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
 	- Tìm hiểu các bài tập về nghe, kể lại chuyện; Kể hay nói, viết về một chủ đề có trong chương trình tập làm văn lớp 3.
 	- Thực trạng việc dạy của giáo viên và việc học của hoc sinh về phân môn Tập làm văn lớp 3 ở trường tiểu học hiện nay.
 	- Nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ học tập làm văn ở lớp 3 với dạng bai: Nghe- kể lại chuyện; Kể hay nói, viết về một chủ đề
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
	4.1 Nhiệm vụ:
Để đạt được mục tiêu trên tôi đã xác định cho mình những nhiệm vụ cần nghiên cứu sau:
Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy và học phân môn Tập làm văn ở trường tiểu học.
Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa phân môn Tập làm văn lớp 3.
Khảo sát phân môn Tập làm văn ở đầu năm và cuối tháng 11/2018.
Tìm ra nguyên nhân của thực trạng hiện nay.
Đề xuất một số biện pháp khắc phục có hiệu quả.
Kết luận và đưa ra ý kiến đề xuất.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu:
Trong qua trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp luyện tập, thực hành
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp trao đổi, tranh luận.
 	Trong các phương pháp trên, khi nghiên cứu tôi vận dụng phối hợp các phương pháp để tìm ra các giải pháp của mình đạt kết quả tối ưu nhất.
5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu
"Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn tập làm văn lớp 3A, Trường Tiểu học Vạn Khánh 2" với các dạng bài “Nghe - Kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề”
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
 - Chất lượng dạy và học môn Tập làm văn được nâng cao. Học sinh tích cực, hứng thú trong học tập. Giáo viên biết lựa chọn phương pháp dạy học hợp lí, tổ chức hoạt động phù hợp.
- Rút ra được bài học kinh nghiệm cho giáo viên và học sinh.
 	- GV rút ra được nhiều kinh nghiệm tâm đắc. 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Trên cơ sở nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn có rất nhiều đổi mới, nên đòi hỏi tiết dạy Tập làm văn phải đạt được mục đích cụ thể hơn, rõ nét hơn. Ngoài phương pháp của thầy, học sinh cần có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống thực tế. Chính vì vậy, việc dạy tốt các phân môn khác không chỉ là nguồn cung cấp kiến thức mà còn là phương tiện rèn kỹ năng nói, viết, cách hành văn cho học sinh. Điều này đòi hỏi phân môn Tập làm văn này phải có nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất là giúp cho học sinh sau quá trình luyện tập lâu dài có ý thức nắm được cách viết và cách nói sáng tạo các văn bản theo nhiều phong cách khác nhau. Thứ hai là phân môn này góp phần bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy hình thành nhân cách cho học sinh. Còn nhiều nhiêm vụ khác nữa nhưng tôi chỉ nêu hai nhiệm vụ tôi coi là quan trọnh nhất. Tóm lại: Dạy phân môn Tập làm văn theo hướng đổi mới phải khích lệ học sinh tích cực, sáng tạo, chủ động học tập, biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngôn bản, văn bản. Nói cách khác, các phân môn trong môn Tiếng Việt là phương tiện hỗ trợ cho việc dạy Tập làm văn được tốt hơn. NỘI 
1.1. Nội dung chương trình sách giáo khoa. 
Chương trinh dạy học Tập làm văn lớp 3 bao gồm 35 tiết / năm: trong đó có 31 tiết thực học, và 4 tiết ôn tập. 
- Kì 1: 16 tiết + 2 tiết ôn tập. 
- Kì 2: 15 tiết + 2 tiết ôn tập. 
Trang bị cho học sinh một số kiến thức và kĩ năng phục vụ cho học tập và đời sống hàng ngày như: Điền vào tờ giấy in sẵn, viết thư, làm đơn, tổ chức cuộc họp, phát biểu trong cuộc họp, giới thiệu cuộc họp của tổ; lớp; trường, ghi chép sổ tay, Tiếp tục rèn kĩ năng : “Nghe, nói, đọc, viết “ thông qua kể chuyện, miêu tả. Ví dụ: Kể về một việc đơn giản, tả sơ lược về người hoặc vật xung quanhtheo gợi ý bằng tranh hoặc bằng câu hỏi. Rèn kĩ năng nghe thông qua các bài tập nghe. 
1.2. Phương pháp bạy học cơ bản. 
- Phương pháp trực quan. 
- Phương pháp thực hành giao tiếp, rèn kĩ năng nghe-nói-đọc-viết. 
- Phương pháp giảng giải. 
- Phương pháp dạy học cá nhân. 
- Phương pháp thảo luận nhóm. 
- Phương pháp đàm thoại. 
- Phương pháp làm việc với sách giáo khoa và tài liệu. 
1.3. Quy trình dạy và học của tiết dạy Tập Làm Văn. 
• Phần 1: Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ (3 – 5 phút). Yêu cầu học sinh làm bài tập ở tiết trước, bài tập ở nhà hoặc nhắc lại những nội dung cần ghi nhớ về kiến thức kĩ năng ở bài học trước. Giáo viên nhận xét kết quả, chấm bài (nếu có). 
• Phần 2: Dạy bài mới. 
a ) Giớ ...  mùa hè đến. Em yêu quê hương của mình.
 	Hoặc: Em và gia đình sống ở thành phố. Ở đó em thấy có nhiều ngôi nhà cao tầng. Trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại tấp nập. Ngày nghỉ, em thường được bố mẹ dẫn đi xem vườn bách thú, được ngồi trên lưng chú voi con. Cảm giác của em lúc đó rất là thích. Em yêu quý nơi này.
- Cả lớp nhận xét, GV bổ sung.
Hoạt động 5: Học sinh nói theo cặp (hoặc nhóm 4). GV bao quát lớp đặc biệt lưu ý giúp học sinh yếu.
Hoạt động 6: HS nói thể hiện trước lớp:
- GV gọi đại diện các nhóm lên nói trước lớp ( không nhìn mạng ý nghĩa). Nếu là học sinh yếu, GV cho học sinh nhìn mạng để nói.
- Tổ chức cho HS thể hiện mở rộng cảm xúc về quê hương mình. Khuyến khích HS tự tìm đặt thêm câu hỏi mở rộng. GV nhận xét chung.
Ví dụ 2: Dạy bài : Kể về gia đình (BT1-TV3 -tập1- tr 28) 
 	Đối với bài tập này, giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng nói : Kể được một cách đơn giản về gia đình mình với một người bạn mới quen.
1.Chuẩn bị : Bảng phụ: Gia đình em có những ai? Làm công việc gì? Tính tình như thế nào? Tình cảm của em đối với gia đình?
2.Cách tiến hành :
 	Hoạt động 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập, GV giúp HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập: Kể về gia đình mình cho bạn mới quen biết.
- Học sinh tập trung động não nghĩ về gia đình mình và viết ra bất kỳ những từ ngữ nào liên quan đến gia đình mình.
- Giáo viên treo bảng phụ lên bảng. HS đọc thầm và hồi tưởng.
- HS làm vào giấy nháp. GV gọi đồng thời hai em làm vào bìa phụ, ghi vào khung chủ đề cụm từ “gia đình mình” rồi sau đó ghi ra bất kì ý tưởng nào của mình có được xung quanh chủ đề đó.
 	Ví dụ: 
Gia đình em
 Làm ruộng anh,chị học sinh 
 Ông, bà 	bố,mẹ
 Công nhân em hạnh phúc
 	Hoạt động 2: Học sinh đánh số thứ tự của mình vừa tìm được theo thứ tự 1,2,3...
 	- GV bao quát lớp đặc biệt là chú ý học sinh trung bình và yếu để giúp các em điều chỉnh.
 	Hoạt động 3: Học sinh nhìn mạng ý nghĩa của mình và nói
 	- GV gọi 2 em đại diện kể về gia đình mình trước lớp.
 	Ví dụ : Gia đình tớ có 5 người : Bố mẹ tớ, anh Thắng, chị Hà và tớ. Bố tớ là công nhân lâm trường. Mẹ tớ ở nhà làm ruộng. Anh Thắng, chị Hà đều là học sinh. Mẹ tớ rất hiền. Những lúc nhàn rỗi, mẹ tớ thường kể chuyện cho tớ nghe. Lúc nào về nhà, bố cũng mua quà cho anh em. Gia đình tớ rất hạnh phúc.
- Cả lớp nhận xét, GV sữa lỗi và cách diễn đạt cho các em (nếu sai).
 	Ngoài việc sử dụng mạng ý nghĩa nêu trên, trong khi dạy tập làm văn lớp 3, chúng ta sử dụng bản đồ tư duy thay cho sơ đồ mạng ý nghĩa . Bản đồ tư duy là một phương tiện trực quan, muốn xây dựng được nó để dạy tập làm văn, người giáo viên cũng phải suy nghĩ, tìm tòi đặc biệt là các từ ngữ phục vụ theo yêu cầu của từng chủ đề, đề bài. Giáo viên thiết kế bản đồ tư duy cần phải đảm bảo đúng kiến thức của từng bài, từng chủ đề và đảm bảo tính thẩm mĩ để qua đó học sinh tiếp nhận kiến thức bài một cách tích cực và mang lại hiệu quả giờ học cao hơn.
 	Ví dụ khi dạy đề bài: Nói về quê hương em (BT2-TV3 -Tập1- Tr92), các bước đi như đã trình bày ở trên, giáo viên sử dụng bản đồ tư duy thay cho việc sử dụng mạng ý nghĩa:
 	Qua bản đồ tư duy, học sinh sẽ dựa vào các dữ liệu (các từ ngữ phục vụ cho đề bài) để hoàn thành bài nói về quê hương dễ dàng hơn. 
	Ví dụ1: Quê hương em ở thành phố. Ở nơi đây có nhiều nhà cao tầng, xe cộ đông đúc, náo nhiệt. Những ngày nghỉ, em thường được bố mẹ dẫn đi xem công viên, đi siêu thị ăn kem thật là thích. Em rất yêu quê hương của mình.
	Ví dụ 2: Nông thôn là nơi em sinh ra và lớn lên. Quê hương em thật là đẹp. Ở nơi đây có những con đò chạy trên những dòng sông. Đầu làng có giếng nước trong veo, cây đa cổ thụ tỏa bóng che mát cả một vùng. Những ngày hè nóng nực, em thường được bố mẹ dẫn đi tắm mát dưới dòng sông. Em yêu quý nơi này biết bao.
 	Hoặc khi dạy bài: Kể về gia đình (BT1-TV3 - tậpI - tr 28), giáo viên thực hiện các bước như sau: 
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài tập: Kể về gia đình mình cho bạn mới quen biết.
	- Học sinh tập trung động não nghĩ về gia đình mình và viết ra bất kỳ những từ ngữ nào liên quan đến gia đình mình.
	- Giáo viên treo bảng phụ vẽ bản đồ tư duy lên bảng. Giới thiệu cho học sinh biết một số từ ngữ liên quan đến gia đình. Học sinh nhìn bản đồ tư duy, tự suy nghĩ và hồi tưởng.
	- Học sinh ghi vào giấy nháp về gia đình mình.
- Giáo viên gọi một vài em kể về gia đình mình cho cả lớp nghe. 
- Cho học sinh nhận xét lời kể của bạn. Giáo viên nhận xét chung.
*Lưu ý: Học sinh lớp Ba tư duy chưa nhanh, suy nghĩ để tìm ra các từ ngữ phục vụ cho đề bài chưa nhiều nên học sinh khó vẽ được bản đồ tư duy hoàn chỉnh. Bởi vậy trong khi dạy Tập làm văn muốn đạt hiệu quả, giáo viên nên chuẩn bị bản đồ tư duy hoặc sơ đồ mạng ý nghĩa áp dụng vào giảng dạy. Đối với những học sinh khá giỏi, giáo viên cũng có thể hướng dẫn các em vẽ bản đồ tư duy trong một số bài học nhưng không yêu cầu quá cao đối với học sinh. Nếu học sinh vẽ được bản đồ tư duy phục vụ cho bài học thì giáo viên cần định lượng thời gian phù hợp để các em hoàn thành, tránh tình trạng lạm dụng vẽ rồi không đạt yêu cầu đề bài nêu ra. 
4. Hiệu quả của đề tài:
 	Xuất phát từ thực tiễn của lớp, tôi đã thực hiện các biện pháp trên, qua một thời gian tôi thấy lớp tôi có chuyển biến rõ rệt, giờ học không trầm như trước mà học sinh chú ý học hơn nhiều, qua thực hành giao tiếp cho thấy khả năng hoạt động học tập của học sinh rất tích cực, hiệu quả.
- Học sinh mạnh dạn tự tin hơn trong học tập, vốn từ của học sinh phong phú hơn, câu văn rõ ràng mạch lạc và giàu hình ảnh.
- Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh nghe giáo viên kể chuyện trên lớp sau đó nhiều em đã kể lại trọn vẹn câu chuyện trước lớp. Qua kiểm tra, chất lượng các bài văn của học sinh nâng lên rõ nét. Đến cuối tháng 11/2018, tôi tiến hành khảo sát lại ở môn tập làm văn và kết quả đạt như sau:
Bảng 2. Kết quả khảo sát môn tập làm văn cuối tháng 11/2018 của học sinh lớp 3A.
Lớp
Số lượng HS
Điểm 9 - 10
Điểm 7 – 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
3A
32/18
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
3
9,4 %
16
50,0 %
10
31,2 %
3
9,4 %
* Nhận xét: 
Kết quả thực nghiệm ở bảng 1 và bảng 2 cho thấy: với việc áp dụng các biện pháp trên, học sinh đã có tiến bộ khá rõ rệt. Tuy nhiên đây mới chỉ là kết quả hết sức khiêm tốn, song với những kết quả bước đầu như trên, nếu tiếp tục rèn luyện các em sẽ có kỹ năng “Nghe - Kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề” một cách tốt nhất.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Đúc kết lại những nội dung chính đã trình bày:
    	Việc tìm hiểu những khó khăn của học sinh và tìm ra được hướng để khắc phục những vướng mắc khi lĩnh hội tri thức mới là một điều không thể thiếu trong quá trình dạy học. Với việc tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn Tập làm văn lớp 3 ở Trường Tiểu Vạn Khánh 2 hiện nay với dạng bài: “Nghe - kể lại chuyện”; “ Kể hay nói, viết về một chủ đề” và đưa ra được các biện pháp khắc phục đã đem lại cho tôi một kết quả học tập của học sinh rất khả quan. Với giáo viên đã có trong tay những giải pháp khi dạy dạng bài này và không còn lúng túng khi giảng dạy cho học sinh. 
 	Tìm hiểu những biện pháp phù hợp với từng nội dung bài học là yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi giáo viên khi lên lớp. Với đề tài này tôi mong góp một phần nhỏ bé vào trong kho tàng kinh nghiêm giảng dạy tập làm văn trong môn Tiếng việt lớp 3 nói riêng và trong cả bậc tiểu học nói chung. 
2. Đề ra biện pháp triển khai, áp dụng đề tài vào thực tiễn
- Cần coi trọng việc tìm hiểu nội dung bài trong 1 tiết tập làm văn. Đây là một biện pháp mà giáo viên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo. Phần tìm hiểu bài trong một tiết tập làm văn giáo viên không nên làm sơ sài mà phải tỉ mỉ với mục đích cho học sinh năm được nội dung mình cần trình bày.
	-GV cần giúp học sinh nắm vững các dạng bài “Nghe - Kể lại chuyện” và “Kể hay nói, viết về một chủ đề” để từ đó các em có cái nhìn một cách chính xác khi thực hiện các bài tập làm văn.
3. Kiến nghị, đề xuất:
Để nâng cao chất lượng dạy học môn tập làm văn, tôi có những đề xuất sau:
3.1. Về phía nhà trường:
 	Tổ chức các chuyên đề Tập làm văn theo từng chủ đề cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. 
 	3.2. Đối với giáo viên: 
 	- Giáo viên có ý thức tự học tự rèn; tham khảo các tài liệu, tạp chí, văn bản có liên quan đến chuyên môn và các dạng bài khó. Tìm hiểu và vận dụng nhiều biện pháp, thủ thuật để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
 	- Giáo viên dành thời gian bồi dưỡng và phụ đạo cho học sinh môn Tiếng Việt. 
- Động viên, khuyến khích học sinh tự học, tự tìm tòi; tận tâm sửa chữa sai sót cho học sinh, hướng dẫn học sinh ghi chép vào sổ tay vở nháp.
3.3. Đối với học sinh:
 - Học sinh có thói quen đọc sách báo, truyện phù hợp lứa tuổi, tập ghi chép sổ tay những từ ngữ, câu văn hay các em đọc được.
 - Học sinh tự tin, mạnh dạn phát biểu trong các hoạt động học tập, có kĩ năng trong giao tiếp ứng xử.
4. Hướng phát triển của đề tài:
Tiếp tục áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả các giờ học Tập làm văn lớp 3 đặc biệt là với các dạng bài tập: “Nghe - kể lại chuyện”; “Kể hay nói, viết về một chủ đề” đã nêu ở trên từ giờ cho đến cuối năm học với mong muốn các em sẽ nâng cao chất lượng học môn tập làm văn. Ngoài việc áp dụng các biện pháp, giải pháp đã đưa ra bên cạnh đó tôi sẽ đầu tư về thời gian và công sức trong việc dạy học cho các em với mong muốn giúp các em học ngày càng tốt hơn và tiến bộ hơn. Và đề tài sẽ được áp dụng rộng rãi cho tất cả các giáo viên trong trường và nhiều đơn vị khác. 
Vạn Khánh, ngày 1 tháng 12 năm 2018
 Người viết
 Lê Đăng Vương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Tiếng Việt 3 tập 1, 2 – BGD&ĐT – Nhà xuất bản giáo dục – 2018.
2. Để dạy học tốt Tiếng Việt 3 – PGS.TS Nguyễn Trí (chủ biên) TS. Dương Thị Hương – TH.S Thảo Nguyên – Nhà xuất bản giáo dục
3. Trò chơi thực hành Tiếng Việt lớp 3 tập 1, 2 –Vũ Khắc Tuân – Nhà xuất bản giá dục.
4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học – BGD&ĐT – Nhà xuất bản giáo dục.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_day_va_hoc_mon.doc