Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn chữ viết và lỗi chính tả cho học sinh tại Trường Tiểu học Bù Nho

Mục tiêu dạy môn Tiếng Việt cho học sinh trong trường học hiện nay là phải rèn luyện cho học sinh sử dụng thành thạo ngôn ngữ Tiếng Việt. Ngôn ngữ thường được thể hiện ở hai dạng chính là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Nhiệm vụ của người giáo viên là phải làm sao để học sinh có kỹ năng sử dụng tốt cả hai dạng ngôn ngữ này để các em áp dụng trong giao tiếp hàng ngày. Trong việc rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh, chúng ta không được phép coi trọng việc rèn dạng ngôn ngữ này hay xem nhẹ việc rèn dạng ngôn ngữ kia. Tuy nhiên, trong thực tế dạng ngôn ngữ viết là dạng ngôn ngữ luôn được thể hiện tường minh. Lời nói có thể “ gió bay”, nhưng chữ viết thì sẽ được lưu lại trên giấy. “ Chữ viết là nết người”, nhìn chữ viết ta có thể biết người đó cẩn thận hay cẩu thả, gọn gàng hay luộm thuộm

Trong suốt 17 năm đứng trên bục giảng, dạy ở nhiều khối lớp khác nhau, hàng năm cứ phải chứng kiến cảnh học sinh viết chữ mà chính các em cũng không đọc được chữ viết của mình hoặc cái cảnh mở vở chính tả của học sinh ra nhìn thấy chữ mực đỏ nhiều hơn chữ mực tím, tôi vẫn cứ day dứt mãi. Cũng từ nỗi day dứt ấy, tôi đã bỏ công tìm hiểu, nghiền ngẫm để mong tìm ra một cách làm hữu hiệu giúp học sinh cải thiện chất lượng chữ viết và hạn chế việc viết sai lỗi chính tả. Sau một thời gian khá lâu áp dụng thử nghiệm bằng nhiều cách, có lúc tưởng chừng bế tắc, mãi đến bây giờ, tôi mới tìm ra được một số biện pháp khá hiệu quả. Trong đề tài này, tôi xin nêu ra những biện pháp mà tôi đã áp dụng thành công để quí vị cùng tham khảo.

doc 8 trang Huy Quân 29/03/2025 860
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn chữ viết và lỗi chính tả cho học sinh tại Trường Tiểu học Bù Nho", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn chữ viết và lỗi chính tả cho học sinh tại Trường Tiểu học Bù Nho

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn chữ viết và lỗi chính tả cho học sinh tại Trường Tiểu học Bù Nho
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
BIỆN PHÁP RÈN CHỮ VIẾT VÀ LỖI CHÍNH TẢ 
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
 1. Cơ sở lý luận:
Mục tiêu dạy môn Tiếng Việt cho học sinh trong trường học hiện nay là phải rèn luyện cho học sinh sử dụng thành thạo ngôn ngữ Tiếng Việt. Ngôn ngữ thường được thể hiện ở hai dạng chính là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Nhiệm vụ của người giáo viên là phải làm sao để học sinh có kỹ năng sử dụng tốt cả hai dạng ngôn ngữ này để các em áp dụng trong giao tiếp hàng ngày. Trong việc rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho học sinh, chúng ta không được phép coi trọng việc rèn dạng ngôn ngữ này hay xem nhẹ việc rèn dạng ngôn ngữ kia. Tuy nhiên, trong thực tế dạng ngôn ngữ viết là dạng ngôn ngữ luôn được thể hiện tường minh. Lời nói có thể “ gió bay”, nhưng chữ viết thì sẽ được lưu lại trên giấy. “ Chữ viết là nết người”, nhìn chữ viết ta có thể biết người đó cẩn thận hay cẩu thả, gọn gàng hay luộm thuộm  
Trong suốt 17 năm đứng trên bục giảng, dạy ở nhiều khối lớp khác nhau, hàng năm cứ phải chứng kiến cảnh học sinh viết chữ mà chính các em cũng không đọc được chữ viết của mình hoặc cái cảnh mở vở chính tả của học sinh ra nhìn thấy chữ mực đỏ nhiều hơn chữ mực tím, tôi vẫn cứ day dứt mãi. Cũng từ nỗi day dứt ấy, tôi đã bỏ công tìm hiểu, nghiền ngẫm để mong tìm ra một cách làm hữu hiệu giúp học sinh cải thiện chất lượng chữ viết và hạn chế việc viết sai lỗi chính tả. Sau một thời gian khá lâu áp dụng thử nghiệm bằng nhiều cách, có lúc tưởng chừng bế tắc, mãi đến bây giờ, tôi mới tìm ra được một số biện pháp khá hiệu quả. Trong đề tài này, tôi xin nêu ra những biện pháp mà tôi đã áp dụng thành công để quí vị cùng tham khảo.
 2/ Tình hình thực trạng:
	 Trong thực tế hiện nay, hiện tượng học sinh viết chữ xấu (chữ viết nguyệch ngoạc, các con chữ trong cùng một chữ không đều) và viết sai nhiều lỗi chính tả đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều đơn vị.Trong đó có đơn vị trường Tiểu học Bù Nho chúng tôi.
Chúng ta không thể đổ hoàn toàn lỗi vào điều kiện khách quan như : tật bẩm sinh, điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo ). Vì trong thực tế vẫn có những học sinh không có “hoa tay” nhưng vẫn viết chữ đẹp, đúng chính tả và ngược lại. Có những em bàn ghế tự học ở nhà không đúng tiêu chuẩn, thậm chí không có nhưng cũng vẫn viết đẹp, viết đúng.
 Vậy học sinh viết xấu, viết không đều các con chữ, viết sai nhiều lỗi chính tả là do đâu? Theo bản thân cá nhân tôi, có một số nguyên nhân sau:
	3/ Nguyên nhân:
	- Do ảnh hưởng của cách viết chữ cải cách giáo dục bỏ các nét dư nên nhiều học sinh vẫn giữ thói quen dừng tay nhấc bút nhiều lần , ảnh hưởng đến tốc độ viết và chữ viết bị cắt vụn rất xấu.
- Do học sinh không nắm vững chính tự, không nắm vững cấu trúc âm tiết tiếng Việt, do các em viết theo lỗi phát âm địa phương (đây là tình trạng phổ biến và khá khó khăn đối với khu vực địa bàn chúng ta vì có nhân dân ở khắùp mọi nơi đến làm ăn sinh sống ở đây nên trong một lớp học có đại diện đủ cả ba vùng phương ngữ) .Ngoài ra, sai chính tả còn do các em không nắm vững chính âm.
- Do giáo viên ít quan tâm đến vấn đề chữ viết củahọc sinh ở bậc tiểu học.
- Đặc biệt , ở lớp 1, nếu giáo viên không quan tâm rèn chữ viết cho học sinh thì các em sẽ không có được kỹ năng viết đẹp, viết đúng để tiếp tục rèn kỹ năng này ở các lớp học, cấp học tiếp theo.
- Do phụ huynh học sinh ít quan tâm đến học tập của con em mình.
- Do chữ viết của của chính giáo viên không đạt yêu cầu, không cẩn thận dẫn đến học sinh dễ bắt chước. Vì đó chính là một trong những đặc điểm tâm lý củahọc sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 1.
 Vậy chúng ta phải làm gì để khắc phục vấn đề đã nêu trên? Theo tôi có một số biện pháp như sau:
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ GV tự rèn bản thân:
 Điều 63 của Luật giáo dục đã nêu: “Nhà giáo có nhiệm vụ không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao đạo đức, phẩm chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học”. Như vậy công tác tự rèn của bản thân người giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh về mọi mặt, trong đó có chữ viết. Vì đối với bậc tiểu học, giáo viên là người có uy tín, là “thần tượng” đối với tuổi nhỏ. Lời thầy là sự thuyết phục, cử chỉ của thầy là mẫu mực, cuộc sống và lao động của thầy là tấm gương đối với các em . Song song đó, tự rèn chữ viết cũng là cách để chúng ta thực hiện một trong các yêu cầu về điều kiện chuẩn của một giáo viên tiểu học theo “ Dự án phát triểngiáo viên tiểu học” của Bộ GD&ĐT.Vì vậy:
- Người giáo viên cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức về ngữ âm học, về từ vựng, ngữ nghĩa học có liên quan đến chính tả. Từ những kiến thức này giáo viên biết vận dụng vào việc phân loại lỗi chính tả, phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi; nhất là việc xây dựng các quy tắc chính tả, các “mẹo” chính tả, giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát, có hệ thống. Ví dụ:
 + Khi đứng trước các nguyên âm: i, iê, ê, e ; thì âm “cờ” viết làø k, âm “gờ” viết là gh, âm “ngờ” viết là ngh.
 + Khi đứng trước các nguyên âm còn lại, thì âm “cờ” viết là c, âm “gờ” viết là g, âm “ngờ” viết là ng.
 + Hoặc khi còn nghi ngờ viết tr hay ch thì dùng “mẹo” sau: nếu chúng chỉ những đồ dùng trong gia đình thì được viết là ch ( chai, chén, chăn, chảo, chậu )
- Bản thân người giáo viên phải tự rèn chữ viết cho mình. Nếu không được đẹp thì ít nhất cũng phải ở mức đạt yêu cầu về chữ viết chuẩn.
- Giáo viên phải tự rèn chữ viết ngay trong quá trình soạn giáo án, làm hồ sơ và đặc biệt là quá trình viết bảng lớp hàng ngày.
- Nếu giáo viên thấy cần rèn cho học sinh ở những điểm nào thì giáo viên phải thể hiện những điểm đó hàng ngày trên bảng lớp. Ví dụ: Muốn rèn chohọc sinh cách viết liền nét thì hàng ngày giáo viên thể hiện cách viết liền nét trên bảng cho học sinh thấy
2/ Khoanh vùng đối tượng HS:
 Trong mọt lớp, nếu xét vềhọc lực,hạnh kiểm thì có nhiều loại đối tượng, nhưng nếu chỉ xét về mặt chữ viết và lỗi chính tả để rèn cho học sinh thì ta dễ dàng khoanh vùng để chọn những học sinh cần phải rèn. Lẽ đương nhiên, nếu là giáo viên dạy lớp 1, thì lại càng dễ dàng hơn trong việc chọn đối tượng và thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện. Vì ở lớp 1, thì số học sinh cần được rèn là chưa nhiều nếu giáo viên sớm quan tâm.
3/ Tiến hành rèn cho học sinh:
 a. Rèn trong giờ học:
Sau khi đã chọn được nhữnghọc sinh có chữ viết xấu, hay viết sai lỗi chính tả,giáo viên xếp lại chỗ ngồi cho các em.
- Trong các tiết học khác, giáo viên xếp cho các em ngồi cạmh những em viết chữ đẹp hoặc tương đối đẹp và ít sai lỗi chính tảûđể các em có điều kiện tự rèn luyện cho nhau. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn luôn có sự theo dõi, nhắc nhở của giáo viên, và một điều không thể không làm là phải giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em.
- Đối với các tiết chính tả, giáo viên tập trung những học sinh này ngồi thành 2 nhóm ở khu vực các bàn phía trên: một nhóm gồm những em hay viết sai lỗi chính tả, một nhóm gồm những em viết xấu.
Trong quá trình học sinh viết bài, giáo viên luôn đứng bên cạnh hai nhóm này để phát hiện kịp thời những lỗi học sinh bị sai, đồng thời hướng dẫn học sinh cách sửa ngay.
Như vậy, đến đây ta thấy nảy sinh thêm một vấn đề. Đó là việc chấm điểm cho những học sinh này. Nếu chúng ta chấm điểm cho những em này như tất cả những học sinh khác trong lớp thì sẽ xảy ra tình trạng không công bằng. Vì tất cả những bài viết của những em này đã được giáo viên hướng dẫn sửa lỗi rồi.
Để giải quyết vấn đề này , tôi đã áp dụng cách đánh giá cho học sinh bằng nhận xét với những câu lời phê như: “Chưa tiến bộ”, “ Có tiến bộ” hoặc “ Tiến bộ tốt” Cho đến khi các em nhận được lời phê “Đã đạt yêu cầu” thì sẽ đồng nghĩa với việc các em đã hoàn thành quá trình rèn chữ. Tuy nhiên, trong các lời phê thì câu “Có tiến bộ” chúng ta nên sử dụng thường xuyên và hạn chêù tối đa lời phê “Chưa tiến bộ”. Sở dĩ như vậy vì một đặc điểm tâm lý khác của học sinh tiểu học là thích được khen và hay nản lòng khi thường xuyên bị chê.
Đến đây, lại một câu hỏi mới xuất hiện: Nếu chỉ đánh giá học sinh bằng nhận xét thì các em sẽ không có điểm số trong sổ. Vấn đề này tôi đã giải quyết bằng cách: Mỗi tháng dành khoảng hai tiết chính tả không tổ chức rèn để lấy điểm vào sổ cho các em.
Nếu chúng ta nhiệt tình, quan tâm và kiên nhẫn rèn cho học sinh theo phương pháp này thì chỉ tối đa sau từ một đến hai tháng hoặc chậm nhất một học kỳ, học sinh sẽ nhận được lời phê “Đã đạt yêu cầu”. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng một biện pháp này thì hiệu quả sẽ không cao và thời gian sẽ phải mất rất nhiều. Một biện pháp khác cần được tiến hành song song để hỗ trợ cho biện pháp này. Đó là rèn trong giờ giải lao.
b. Rèn trong giờ giải lao:
Trong các giờ giải lao của buổi học có môn chính tả, giáo viên tập trung những học sinh này lại để tổ chức rèn thêm.
- Đối với những em viết xấu: Giáo viên hướng dẫn các em cách lia bút sao cho nét chữ không bị gãy và hướng dẫn các em cách viết liền mạch. Vì phần đông các em viết xấu, viết không đều con chữ là do các em không biết viết liền mạch mà hay nhấc bút sau khi viết xong một con chữ hoặc ngừng bút ở những con chữ có dấu mũ. Điều này không chỉ làm cho chữ viết của học sinh bị xấu , không đều, mà còn ảnh hưởng đến kỹ năng viết của các em ở những lớp học, bậc học tiếp theo. Do đó điều tôi muốn nhấn mạnh khi áp dụng kinh nghiệm của mình trong quá trình rèn đối tượng học sinh này là “Rèn cho học sinh kỹ năng viết liền mạch và chỉ ghi dấu mũ, dấu thanh sau khi đã viết xong một chữ”õ.
- Đối với những học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả: Giáo viên đưa ra những lỗi phổ biến của học sinh. Sau đó, giáo viên phân tích cho học sinh thấy những nguyên nhân dẫn đến những lỗi bị sai và cách sửa sai. Chẳng hạn học sinh hay bị nhầm lẫn giữa hai vần “an” và “ang” có thể do các em phát âm sai, do không nắm rõ nghĩa của từ trong câu văn, do không nắm rõ cấu tạo của tiếng Như vậy, giáo viên cần phải chohọc sinh tập phát âm, tập phân biệt nghĩa, hướng dẫn các em nắm vững các quy tắc chính tả, nắm cấu tạo của âm tiết tiếng Việt(việc làm này phải được tiến hành kết hợp trong các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Bở

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_chu_viet_va_loi_chinh_ta.doc