Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần lớp Một

Học vần là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu học nói chung và trong môn Tiếng Việt nói riêng, vì nó là phần học mở đầu lớp đầu tiên của cấp Tiểu học. Có học phần này, học sinh mới chiếm lĩnh được một công cụ giao tiếp quan trọng: Chữ viết ghi âm Tiếng Việt. Đây chính là phương tiện để các em có điều kiện học tốt các môn khác và học lên các lớp trên.

Xác định tầm quan trọng của vấn đề, trong những năm qua, giáo viên luôn cố gắng thực hiện thật tốt việc dạy – học phân môn học vần lớp 1. Cuối mỗi năm học, đa số học sinh lớp 1 nói chung, đều đạt được mục tiêu, đặc biệt là 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) quan trọng mà môn học đề ra. Sau giai đoạn học vần, về cơ bản các em đều đã đọc đúng các âm, vần, tiếng của Tiếng Việt (trừ các vần khó, ít sử dụng) đọc trơn được các câu ngắn, các đoạn văn vần ngắn có độ dài khoảng 20 tiếng, có nội dung đơn giản phù hợp với lứa tuổi; các em cũng viết khá đúng quy trình, đúng mẫu các chữ cái ghi âm, vần, tiếng, từ ngữ vừa học, viết đúng dấu thanh, chữ viết cỡ vừa, rõ ràng, đúng nét, rõ khoảng cách và thẳng hàng.

 So với mặt bằng chung về chất lượng môn học, hàng năm vẫn còn học sinh đến cuối năm vẫn còn tình trạng: đọc chưa thông, viết chưa thạo, việc nhận diện, ghép vần, tiếng, kỹ năng đánh vần, đọc trơn, còn nhiều hạn chế.

 

doc 8 trang Thảo Ly 18/08/2023 38001
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần lớp Một

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần lớp Một
Tên chuyên đề
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần lớp Một.
Lí do chọn chuyên đề
  	1. Vị trí, tầm quan trọng của phân môn Học vần
Học vần là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu học nói chung và trong môn Tiếng Việt nói riêng, vì nó là phần học mở đầu lớp đầu tiên của cấp Tiểu học. Có học phần này, học sinh mới chiếm lĩnh được một công cụ giao tiếp quan trọng: Chữ viết ghi âm Tiếng Việt. Đây chính là phương tiện để các em có điều kiện học tốt các môn khác và học lên các lớp trên. 
Xác định tầm quan trọng của vấn đề, trong những năm qua, giáo viên luôn cố gắng thực hiện thật tốt việc dạy – học phân môn học vần lớp 1. Cuối mỗi năm học, đa số học sinh lớp 1 nói chung, đều đạt được mục tiêu, đặc biệt là 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) quan trọng mà môn học đề ra. Sau giai đoạn học vần, về cơ bản các em đều đã đọc đúng các âm, vần, tiếng của Tiếng Việt (trừ các vần khó, ít sử dụng) đọc trơn được các câu ngắn, các đoạn văn vần ngắn có độ dài khoảng 20 tiếng, có nội dung đơn giản phù hợp với lứa tuổi; các em cũng viết khá đúng quy trình, đúng mẫu các chữ cái ghi âm, vần, tiếng, từ ngữ vừa học, viết đúng dấu thanh, chữ viết cỡ vừa, rõ ràng, đúng nét, rõ khoảng cách và thẳng hàng.
  	So với mặt bằng chung về chất lượng môn học, hàng năm vẫn còn học sinh đến cuối năm vẫn còn tình trạng: đọc chưa thông, viết chưa thạo, việc nhận diện, ghép vần, tiếng, kỹ năng đánh vần, đọc trơn,  còn nhiều hạn chế.
	Xuất phát từ tình hình thực tế trên, Khối 1+2 mở chuyên đề “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần lớp Một” với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần lớp 1 ở Trường Tiểu học Chánh An A. 
  	2. Nội dung của chuyên đề
Tìm hiểu thực trạng
Năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên áp dụng chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Trong năm học này, cùng với sự thay đổi của chương trình là quá trình thay sách lớp Một. Với thực trạng vừa mới về chương trình, vừa mới về cả Sách giáo khoa cũng như tiến trình dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Học vần nói riêng, giáo viên lớp Một không khỏi sự bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện dù rằng đã được tham gia rất nhiều đợt tập huấn trực tuyến, trực tiếp. Sau hơn một tháng thực hiện chương trình, tôi nhận thấy giáo viên đang gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi
 - Sở, Phòng Giáo dục mở nhiều đợt tập huấn trực tuyến, trực tiếp để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Bên cạnh đó còn có những buổi tọa đàm để giáo viên lớp 1 được nói lên những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giảng dạy.
- Ban Giám hiệu trường đặc biệt quan tâm đến chất lượng lớp1, hỗ trợ cho khối nhiều lĩnh vực đáp ứng nhu cầu giảng dạy.
 - Cơ sở vật chất từng phòng lớp, bàn ghế, phương tiện phục vụ dạy học trang bị cho khối 1 từng bước được cải thiện.
- Đa số giáo viên dạy lớp 1 nhiệt tình trong công tác, có tinh thần tự học, tự rèn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm.
- Phụ huynh học sinh đa số đề rất quan tâm đến việc học tập của con em mình.
 Khó khăn 
- Học sinh mới chuyển từ mầm non lên tiểu học nên việc ổn định nề nếp lớp gặp nhiều khó khăn.
 - Học sinh nói chưa trọn câu, chưa đủ ý. Học sinh còn nhỏ chưa mạnh dạn trong giao tiếp.
Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình.
Năm học 2019 – 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh CoVid 19, học sinh mầm non nghỉ học kéo dài, một số em chưa nhận diện hết các chữ cái và các số từ 0 đến 10.
Một số học sinh trong khối là học sinh bỏ học của địa bàn khác, học sinh theo cha mẹ làm ăn xa nay đến tuổi trở về quê theo học lớp 1 nên chưa hoàn thành chương trình mầm non.
Không có chương trình tuần 0 để học sinh có thể làm quen với môi trường Tiểu học, ngay từ những ngày đầu, học sinh đã phải học cầm bút và viết những nét đầu tiên dù còn rất bỡ ngỡ và vụn về.
Mục tiêu thực hiện
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi nhận thấy vấn đề cần giải quyết triệt để là học sinh phải học tốt phân môn Học vần mà cốt lõi là đọc, viết được âm, vần, biết đánh vần ghép tiếng và bước đầu biết đọc trơn một số câu ngắn. 
Đối tượng tác động
Xác định được mục tiêu cần đạt, tôi tiến hành khảo sát trên 85 học sinh lớp 1 trường Tiểu học Chánh An A, năm học 2020 – 2021, về chất lượng học phân môn Học vần sau hơn 2 tuần học, kết quả thu được như sau:
Giai đoạn
TSHS
HTT
HT
CHT
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Sau 2 tuần
85
21
24,7%
45
52,9%
19
22,4%
	Qua khảo sát, tôi nhận thấy, tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt phân môn học vần rất thấp (24,7%), trong khi số học sinh chưa hoàn thành chiếm tỉ lệ lên đến 22,4%, sấp sỉ số lượng học sinh hoàn thành tốt. Trong khi phân môn học vần nền tảng để học tất cả các môn còn lại, bởi các em phải biết đọc, viết thì mới tính toán và nói thành câu, thành đoạn được. Do đó, vấn đề cấp bách nhất hiện nay là phải nâng số học sinh hoàn thành thành tốt lên cao và xóa đi số lượng học sinh chưa hoàn thành ở phân môn Học vần. Tôi tiến hành áp dụng “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần lớp Một” trên 85 học sinh lớp 1, năm học 2020 – 2021. 
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần lớp Một
Sử dụng phương pháp cũ cho chương trình mới theo hướng đổi mới và linh hoạt
Đổi mới phương pháp dạy học được coi là yếu tố vô cùng quan trọng mà đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 phải hết sức quan tâm khi dạy phân môn, cụ thể khi dạy phần này, giáo viên cần chú ý:
Vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh là một trong những đặc điểm lớn nhất của phương pháp dạy học nói chung. Đổi mới phương pháp dạy phân môn này là ở chỗ biết kết hợp sử dụng tích cực hóa các hoạt động của học sinh.
 Những phương pháp đặc biệt chú ý khi giảng dạy học vần là: Phương pháp dùng lời nói, hỏi – đáp, quan sát, miêu tả, sử dụng đồ dùng trực quan, bộ chữ rời, bảng cái, luyện tập theo mẫu, thực hành giao tiếp, trò chơi,tổ chức lớp học tự quản theo mô hình VNEN.
 Khi vận dụng từng phương pháp, phải chú ý nhiều hơn đến cách thức hoạt động của học sinh để tiếp nhận các tri thức Tiếng Việt, cũng như việc hình thành và phát triển các kỹ năng (đọc, viết, nghe, nói).    
 Việc tổ chức hoạt động có thể dưới nhiều hình thức linh hoạt: cá nhân, từng đôi một, nhóm nhỏ, nhóm lớn, cả lớp, đặc biệt chú ý đến hình thức tổ chức dạy học theo nhóm.
 Xác định các cơ sở quan trọng khi lựa chọn phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một bài học vần:
          	- Đối tượng học sinh để có các biện pháp cá thể hóa trong dạy học.
 Xây dựng tiến trình dạy học khoa học
Mỗi bài Học vần gồm ba hoạt động chính, cụ thể như sau:
Hoạt động 1: Chia sẽ, khám phá: Học sinh làm quen với từ khóa ( tên sự vật, hiện tượng được minh họa trong tranh) và âm, vần sẽ học qua từ khóa. Học sinh phân tích tiếng chứa âm hoặc thanh trong từ khóa để nhận biết âm cần đọc và đánh vần các tiếng này.
Hoạt động 2: Luyện tập: Củng cố kiến thức, mở rộng vốn từ: Học sinh tìm và đọc tiếng chứa âm hoặc thanh mới học. Học sinh vận dụng kiến thức đã biết để đọc một số từ ngữ hoặc một đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ ngắn chứa âm mới học.
Hoạt động 3: Tập viết bảng con: Làm quen với chữ viết: Học sinh vận dụng kiến thức đã biết để viết các chữ mới học hoặc một số từ ngữ chứa chữ mới học.
Quy trình tham khảo như sau:
GIÁO ÁN
MÔN: TIẾNG VIỆT
Bài 36 am ap
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nhận biết các vần am, ap; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần am, ap với mô hình “âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”.
Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần am, vần ap.
Viết đúng trên bảng con các vần: am, ap, các tiếng (quả) cam, (xe) đạp.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu / giấy khổ to viết bài đọc.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 Hoạt động của học sinh
 Hoạt động của giáo viên
2 HS đọc bài Tập đọc Chia qụà (bài 35); 1 HS nói những chữ hoa đứng đầu bài, đầu câu, những chữ hoa ghi tên riêng
KIỂM TRA BÀI CŨ:.
Nhận xét
- Hs nhắc lại đề bài
DẠY BÀI MỚI
Giới thiệu bài: Từ bài hôm nay, các em sẽ học các vần tiếng Việt. Hai vần đầu tiên các em sẽ học là vần am, vần ap.
Hoạt động 1: Chia sẻ và khám phá
 Mục tiêu: 
Nhận biết các vần am, ap; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần am, ap với mô hình “âm đầu + âm chính + âm cuối”, “âm đầu + âm chính + âm cuối + thanh”.
Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần am, vần ap..
Hình thức: Cá nhân	
Phương pháp:Trực quan
Dạy vần am
1 HS đọc: a - mờ - am. Cả lớp: am.
- Quả cam 
- Tiếng cam
-Phân tích: tiếng cam có âm c đứng trước, vần am đứng sau.
- Đánh vần và đọc trơn(cá nhân, tổ, cả lớp): a - mờ - am / am.
1.2.Dạy vần ap(tương tự dạy am)
Xe đạp
Tiếng đạp
HS đọc a, p; đọc: a - pờ - ap.
Phân tích: vần ap gồm có 2 âm: âm a đứng trước, âm p đứng sau.
Đánh vần và đọc trơn: a - pờ - ap / ap; đờ - ap - đap - nặng - đạp / đạp.
- So sánh: vần am giống vần ap: đều bắt đầu bằng âm a. vần am khác vần ap: vần am có âm cuối là m, vần ap có âm cuối là p.
- Vần am, vần ap
- Tiếng cam, tiếng đạp.
- Cả lớp đánh vần, đọc trơn
Chia sẻ: GV chỉ từng chữ a, m (đã học). 
Khám phá: GV giới thiệu hình ảnh quả cam, hỏi: Đây là quả gì? 
Trong từ quả cam, tiếng nào có vần am? 
+ GV giới thiệu mô hình vần am. 
GV giới thiệu tranh xe đạp, hỏi: Đây là gì? 
Trong từ xe đạp,tiếng nào có vần ap? 
So sánh vần am giống vần ap?
* Củng cố: Các em vừa học 2 vần là vần gì? 
 Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? 
GV chỉ từng vần, tiếng..
Hoạt động 2: Luyện tập.
Mục tiêu: 
Nhìn chữ dưới hình, tìm và đọc đúng tiếng có vần am, vần ap.
Viết đúng trên bảng con các vần: am, ap, các tiếng (quả) cam, (xe) đạp.
Hình thức: Cá nhâ, nhóm đôi	
Phương pháp:Trực quan
2.1Mở rộng vốn từ :
(BT 3: Tiếng nào có vần am? Tiếng nào có vần ap?)
- Hs thực hiện.
- Cả lớp đọc tên từng sự vật, hành động: khảm, Tháp Rùa, quả trám,...
- 2 HS cùng làm việc sẽ cùng báo cáo kết quả.
Một cặp HS nói kết quả: HS 1 chỉ bảng, nói tiếng có vần am. HS 2 nói tiếng có vần ap.
2.2Tập viết (bảng con - BT 5).
 - Quan sát, nhận xét
- Quan sát.
HS viết trên bảng con: am, ap (2 lần). / Viết: (quả) cam, (xe) đạp
Hoạt động nối tiếp
-Đọc lại vần am, ap, các từ ở BT3
Viết vần am, ap, quả cam, xe đạp
GV đưa lên bảng 6 hình minh hoạ; nêu YC của BT.
- Đọc tên sự vật:
- GV chỉ từng từ theo số TT. 
- Giải nghĩa từ: Tháp Rùa, quả trám ,sáp nẻ 
- Tìm tiếng có vần am, vần ap: Từng cặp HS làm bài trong VBT, tìm nhanh tiếng có vần am, vần ap. 
- Nhận xét
Chỉ từng từ, cả lớp đọc lại các tiếng.
Treo chữ mẫu yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét chữ mẫu.
Vừa viết mẫu vừa hướng dẫn
Yêu cầu HS viết vần am, ap, quả cam, xe đạp
Cùng HS nhận xét
-Quan sát, nhận xét
Rèn kĩ năng đọc, viết 
3.1 Rèn kĩ năng đọc các âm
Yêu cầu: Đối với phần đọc, viết âm cần 
- Rèn kĩ năng đọc đúng âm, các dấu thanh
- Rèn kĩ năng viết đúng chữ ghi âm, cách đặt dấu thanh
- Rèn viết thành thạo các âm và chữ ghi âm 
Yêu cầu mở rộng: Học sinh nhận diện âm và tìm được các tiếng có chứa âm và dấu thanh
Biện pháp
- Để rèn luyện kĩ năng đọc đúng âm, các dấu thanh giáo viên cần: 
	+ Hướng dẫn nhận dạng ( Phân tích) chữ ghi âm, dấu ghi thanh
	+ Hướng dẫn học sinh tập phát âm mới: Giáo viên đọc mẫu- học sinh nghe nhìn, rồi đọc lại
	- Luyện đọc theo nhiều hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp
	- Đọc viết thành thạo các âm và chữ ghi âm.
	+ Đối với các âm dễ đọc học sinh dễ dàng viết được
	+ Đối với các âm khó đọc mà khi đọc học sinh dễ sai bởi các em còn ảnh hưởng tiếng địa phương thì giáo viên cần: 
	- Hướng dẫn cách pháp âm đúng. 
	Ví dụ : Âm tr đọc thành ch ( Giáo viên hướng dẫn cách đọc là khi đọc các em phải cong lưỡi chạm vào lợi sau đó bật mạnh ra âm trờ
	- Cho học sinh phát âm, âm khó đọc nhiều lần để sửa sai kịp thời
	+ Đối với các âm ghép : kh, gh, ngh, học sinh dễ quen nên khi hướng dẫn đọc giáo viên cần cho học sinh phát âm, nhận diện âm
	+ Học sinh làm việc cá nhân : Tập phát âm cần học nhiều lần, giáo viên chú ý kiểm tra cách pháp âm cá nhân của học sinh để sửa chữa lỗi phát âm cho những học sinh pháp âm chưa đúng.
	Ví dụ : Âm kh gồm có hai âm; Âm k đứng trước, âm h đứng sau
	 Ở giai đoạn đọc âm giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách nhìn chữ, nhìn dấu thanh để đọc thành tiếng, âm vừa học, tránh cách đọc không nhìn chữ - chỉ đọc vẹt
Rèn kĩ năng viết chữ ghi âm, dấu thanh.
 Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết cho học sinh
Học sinh tập viết chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới vào bảng con
	Việc rèn luyện kĩ năng viết lúc này chỉ dừng lại ở yêu cầu học sinh viết bảng con (phần viết vào vở sẽ được thực hiện ở tiết Tập viết). Giáo viên cần dành thời gian rèn tư thế ngồi viết, cách cầm phấn và cách giữ bảng. 
	+ Hướng dẫn viết đúng: Khi học sinh đã đọc đúng các âm khó thì học sinh sẽ viết đúng nhưng giáo viên cần hướng dẫn quy trình viết các con chữ kĩ hơn 
	Ví dụ: Chữ tr gồm con chữ t cao 3 ô li nỗi với con chữ r cao hơn 2 ôli một chút. Nêu điểm bắt đầu, độ cao, điểm dừng bút.
	- Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh minh họa cho chữ ghi âm và dấu ghi thanh.	
 	Khi hướng dẫn viết giáo viên chú ý dùng thuật ngữ: Đường li, ô li để học sinh quen dần cách nói viết, dần dần học sinh viết thành thạo hơn.
	+ Học sinh làm việc cá nhân: Viết trên bảng con
	3. 3 Rèn kĩ năng đọc vần và chữ ghi vần
	Yêu cầu: Khi dạy phần vần là
- Học sinh đọc được vần.
- Học sinh viết đúng chữ ghi vần của vần mới học.
- Đọc viết thành thạo các vần, chữ ghi vần.
- Yêu cầu mở rộng: Giáo viên có thể tùy trình độ học sinh để đưa ra yêu cầu mở rộng hoặc năng cao kiến thức ( Ví dụ: Tìm tiếng có âm vần vừa hoc. Có thể giáo viên gợi ý qua ĐDDH, ĐD gia đình và một số loại hoa quả.)
	Biện pháp
	- Học sinh đọc được âm, vần là dạy được phát âm hoặc đánh vần mới. Đối với phần vần rèn kĩ năng đọc âm, vần giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc dưới hình thức: 
	+ Đọc đánh vần: hướng dẫn cho học sinh đọc ghép tứng âm với từng âm để tạo thành vần ( Đối với học sinh yếu)
	+ Đọc thành tiếng học sinh nhẩm đánh vần sau đó pháp âm vần cần đọc với thời gian nhanh nhất.
	+ Dạy âm, vần là trọng tâm nên giáo viên tiến hành dạy âm, vần theo nội dung bài học.
	+ Dạy âm, vần mới nên hướng dẫn học sinh nhận diện vần bằng cách ghép âm với âm để tạo thành vần
- Học sinh ghép bảng cài rồi đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đối với các vần khó học sinh thường đọc sai âm cuối do ảnh hưởng tiếng địa phương (Ví dụ: Vần an thành ang, at hay ac, ươc hay ươt). Để tránh học sinh đọc sai khi đọc giáo viên hướng dẫn phân tích cấu tạo vần (vần gồm có mấy âm ghép lại) như: Vần an gồm có 2 âm : Âm a đứng trước, âm n đứng sau. Vần ang gồm có 2 âm: âm a đứng trước âm ng đứng sau. Khi đọc: Vần an âm cuối là n nên dọc nhẹ hơn. Vần ang âm cuối là ng nên dọc nặng hơn. 
	- Luyện đọc bằng nhiều hình thức CN, Nhóm, Cả lớp đọc nối tiếp , đọc đồng thanh.
	- Rèn học sinh đọc đúng vần, chữ ghi vần.
	Việc đọc đúng vần giúp học sinh viết đúng chính tả và hiểu được nghĩa của từ nên hướng dẫn luyện viết chữ ghi vần giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh về hình dáng, đường nét con chữ, quy trình viết các con chữ nối nhau tạo thành vần.
	- Học sinh tập viết chữ ghi vần theo yêu cầu từ thấp đến cao: Tập tô, tập viết bảng con, tập viết vở. Nhìn mẫu - viết đúng, nghe đọc - viết đúng - viết đẹp, viết nhanh. Tùy theo đặc điểm đối tượng học sinh và thời gian cho phép quy định thời gian và dung lượng chữ viết tại lớp.
	- Giáo viên viết mẫu hướng dẫn quy trình viết: Điểm bắt đầu là ở đâu? Đưa nét bút như thế nào? Nối các con chữ ra sao? Điểm cuối cùng dừng bút ở đâu? Học sinh viết bảng con vần mới học.
	Ngoài ra giáo viên có thể đưa tranh, vật thật để HS nói tên tranh, vật, rồi nêu vần có trong tiếng vừa nói.Ví dụ : Đưa quả xoài – HS nói : Tiếng xoài có vần oai..
Rèn kĩ năng nói và nghe
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 có hẳn nội dụng dạy nói và nghe cho học sinh ở các bài âm vần. Học sinh sẽ được học nói – nghe trong phần Mở rộng vốn từ. Từ các tranh minh họa, học sinh tìm sự vật có chứa âm, vần mới học và nói tên sự vật đó đồng thời diễn đạt sự vật bằng ngôn ngữ cá nhân. Giáo viên sẽ cho các em tự nói bằng vốn từ sẵn có, sau đó sẽ hướng các em đi đến các khái niệm đúng. Thông qua hoạt động trên, học sinh được trao dồi vốn từ của bản thân, có thể ban đầu các em chưa dám nói hoặc nói còn vụn về, chưa diễn đạt hết ý bản thân muốn thể hiện nhưng đó là những lần tập sự đầu tiên các em được thể hiện bản thân mình trước đám đông, khẳn định sự tự tin của bản thân. Đồng thời qua hoạt động ấy, các em còn được nghe bạn nói, đánh giá lời nói hay góp ý lời nói của bạn để cùng diễn đạt một ý nghĩa hoặc sự vật nào đó. 
Ngoải ra, thông qua các hoạt động nhóm đôi, nhóm lớn trong khi học phân môn Học vần, học sinh còn được giới thiệu về bản thân, giới thiệu bạn mình hoặc trình bày một sự việc thông qua việc trình bày nội dung thảo luận. Từ đó các em được luyện tập nghe –nói ngay từ những buổi học ban đầu khi học phân môn Học vần ở lớp 1.
Kết quả
Với cách dạy áp dụng các biện pháp của chuyên đề, học sinh dần đọc thông, viết thạo, nói lưu loát và nghe tốt hơn, biết lắng nghe và nhắc lại các ý chính, so sánh với kết quả khảo sát học sinh ban đầu tôi thu được số liệu như sau:
Giai đoạn
TSHS
HTT
HT
CHT
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Sau 2 tuần
85
21
24,7%
45
52,9%
19
22,4%
Sau 4 tuần
85
35
41,2%
47
55,3%
3
3,5%
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chất lượng học phân môn học vầncủa học sinh nâng dần. Số lượng học sinh hoàn thành tốt chiếm tỉ lệ cao 41,2% tăng cao hơn rất nhiều so với ban đầu. Số lượng học sinh chưa hoàn thành cũng giảm mạnh từ 22,4 % xuống còn 3,5% sau khi dạy phân môn Học vần bằng các biện pháp của chuyên đề. Từ đó kết quả học tập môn Tiếng Việt sẽ tăng cao, góp phần nâng cao chất lượng cuối năm.
	Từ kết quả thu được sau 04 tuần học, tôi mạnh dạn áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần lớp Một của chuyên đề cho 85 học sinh lớp Một năm học 2020 – 2021, trường Tiểu học Chánh An A và tôi tin rằng kết quả học Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Học vần nói riêng sẽ được nâng cao hơn.
 Khả năng nhân rộng
Với những kết quả đạt được. Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, tôi mạnh dạn triển khai chuyên đề “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần lớp Một” cho các lớp trong khối. Giáo viên các lớp đã vận dụng phương pháp của chuyên đề vào giảng dạy phân môn Học vần ở lớp mình và mang lại hiệu quả thiết thực cho các lớp.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
	Chuyên đề “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Học vần lớp Một” được thực hiện góp phần giúp học sinh chiếm lĩnh các âm, vần. Đọc thông, viết thạo biết lắng nghe và nói lên điều mình muốn, hiểu. 
2. Kiến nghị
- Các khối lớp thực hiện giảng dạy đầy đủ, đúng quy trình các bước theo quy trình của chuyên đề.
- Ngoài đồ dùng dạy học có trong chương trình, giáo viên nên tổ chức làm đồ dùng học tập để kịp thời chuẩn bị cho tiết dạy.
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên mở chuyên đề về dạy âm vần giáo viên có điều kiện trao đổi học hỏi kinh nghiệm về các dạng dạy âm vần.
- Phòng giáo dục thường xuyên tổ chức thao giảng cụm môn Tiếng Việt về phân môn Học vần để giáo viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm dạy phân môn học vần nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
Trên đây là chuyên đề mà lớp Một đã vận dụng để nâng cao chất lượng dạy phân môn Học vần cho học sinh lớp Một. Kính mong được sự góp ý của Hội đồng đánh giá nhà trường để kinh nghiệm được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân tôi cũng như toàn thể giáo viên của khối. 
	Xin chân thành cảm ơn!
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Bình
KHỐI TRƯỞNG
Trần Thị Ngọc Giàu

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong.doc