Báo cáo biện pháp Dạy học tích hợp liên môn trong môn vật lí

- Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam có những biến đổi sâu sắc về mục tiêu, nội dung SGK và cả phương pháp giáo dục, một trong những đổi mới cơ bản hiện nay là đổi mới mục tiêu dạy học ở trường THCS. Nhìn chung GV-HS đã quen dần với nội dung và phương pháp mới của SGK mới.

- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học vật lí nói riêng. Đây được xem là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.

- Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với môn vật lí, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên quan với nhau.

- Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các môn còn gặp nhiều khó khăn, lung túng.

 

docx 4 trang Thảo Ly 18/08/2023 9680
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Dạy học tích hợp liên môn trong môn vật lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Dạy học tích hợp liên môn trong môn vật lí

Báo cáo biện pháp Dạy học tích hợp liên môn trong môn vật lí
 GV: TRẦN THỊ NHẬT LINH
I/ TÊN CUYÊN ĐỀ: 
 DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG MÔN VẬT LÍ
II/ LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Khái niệm về dạy học liên môn:
Dạy học tích hợp liên môn là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó, và đâu là một phương pháp sư phạm mà người học huy động mọi nguồn lực để giải quyết một "tình huống phức hợp – có vấn đề”.
Lí do chọn chuyên đề:
 a/ Cơ sở lí luận:
Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam có những biến đổi sâu sắc về mục tiêu, nội dung SGK và cả phương pháp giáo dục, một trong những đổi mới cơ bản hiện nay là đổi mới mục tiêu dạy học ở trường THCS. Nhìn chung GV-HS đã quen dần với nội dung và phương pháp mới của SGK mới.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học vật lí nói riêng. Đây được xem là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với môn vật lí, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên quan với nhau.
Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các môn còn gặp nhiều khó khăn, lung túng.
 b/ Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
 * Về phía học sinh:
Trước hết các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn, nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh.
Học các chủ đề tích hợp liên môn học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ một cách máy móc.
 * Về phía giáo viên:
Giáo viên luôn có tinh thần sáng tạo, tìm tòi giải pháp cho học sinh thực hành thí nghiệm để các em làm quen dần với khoa học, qua đó nhằm rèn thêm kỹ năng và thao tác trên dụng cụ.
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. 
III/ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Dạy học tích hợp nhằm hướng đến mục đích phát triển năng lực, học phải đi đôi vối hành, chú trọng năng lực hoạt động khuyến khích người học, học một cách toàn diện hơn, không chỉ là kiến thức một môn mà còn học năng lực ứng dụng từ kiến thức đó.
Để giúp cho việc dạy học tích hợp liên môn trong môn vật lí đạt được hiệu quả cao, thì qua thời gian nghiên cứu chúng tôi nhận thấy cần phải thực hiện các bước sau:
Bước 1: Rà soát chương trình, SGK để tìm ra các bài học có nội dung dạy học liên quan chặt chẽ với các môn học khác của chương trình. 
Đây là bước cần thực hiện ngay từ đầu năm học, lập kế hoạch cụ thể để không bị lúng túng trong quá trình thực hiện.
Ví dụ: Ở khối lớp 6: Đối với bài: “Sự sôi”, chúng ta có thể tích hợp môn hóa học, mĩ thuật, giáo dục công dân.
 Ở khối lớp 7: Đối với bài: “ Gương cầu lõm”, chúng ta có thể tích hợp môn địa lí, lịch sử, công nghệ, giáo dục công dân.
 Ở khối lớp 8: Đối với bài: “ Sự nổi”, chúng ta có thể tích hợp môn toán, hóa học, sinh học, địa lí, giáo dục công dân.
 Ở khối lớp 9: Đối với bài: “Mắt”, chúng ta có thể tích hợp môn sinh học, toán, ngữ văn, giáo dục công dân, mỹ thuật.
Bước 2: Xác định các địa chỉ cụ thể cần tích hợp trong từng bài, đóng góp của các môn học gì vào nội dung nào trong bài học. 
Ví dụ: 
 Ở khối lớp 7: Đối với bài: “ Gương cầu lõm” , chúng ta có thể tích hợp môn địa lí, lịch sử, công nghệ, giáo dục công dân.
- Môn địa lí: đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của từng vùng địa lí, mạng lưới sông ngòi,..
- Môn lịch sử: Biết được câu chuyện về nhà bác học Acsimét với công trình sáng tạo về gương cầu lõm.
- Môn công nghệ: Vai trò của rừng và bảo vệ rừng .
- Môn giáo dục công dân: Biết sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để tiết kiệm năng lượng.
 Ở khối lớp 8: Đối với bài: “ Sự nổi”. Chúng ta có thể tích hợp môn toán, hóa học, sinh học, địa lí, giáo dục công dân.
- Môn sinh học: Về sự trao dổi chất giữa các loài cá
- Môn địa lí: sự tồn tại của biển chết nằm ở nước nào
- Môn toán: Chứng minh được vật nổi khi nào
- Môn hóa học: giải thích hiện tượng dầu tràn trên biển
- Môn giáo dục công dân: giáo dục bảo vệ môi trường.
 Ở khối lớp 9: Đối với bài: “Mắt”, chúng ta có thể tích hợp môn sinh học, toán, ngữ văn, giáo dục công dân, mỹ thuật.
- Môn sinh học: cấu tạo của mắt, sự điều tết của mắt.
- Môn toán: vận dụng kiến thức hình học để tìm độ dài của một cạnh trong tam giác
- Ngữ văn: Đôi mắt là nguồn cảm hứng trong thơ, ca.
- Môn giáo dục công dân: giáo dục học sinh bảo vệ mắt tránh các tật khúc xạ học đường.
- Môn mỹ thuật: vẽ ảnh của vật một cách thẩm mỹ
Bước 3: Xây dựng nội dung của bài học tích hợp. Căn cứ vào mục tiêu bài học để xây dựng nội dung cho phù hợp.
Để xây dựng được nội dung thật chính xác thì trong bước này đòi hỏi người giáo viên phải ra sức nghiên cứu vì đây là những kiến thức ngoài chuyên môn của bản thân. Người giáo viên có thể nghiên cứu từ tài liệu tham khảo, hoặc đồng nghiệp. Ngoài ra cần phải kết hợp với học sinh bằng cách giao nhiêm vụ về nhà cho các em thực hiện.
* Ưu điểm của bước này dễ dàng thấy được: nâng cao trình độ của người giáo viên, tạo mối quan hệ thân thiên trong đồng nghiệp, củng cố kiến thức các môn cho học sinh và tạo được sự thân thiện giữa thầy và trò.
 Bước 4: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp(chú ý tới các PPDH tích cực)
- Xác định mục tiêu của bài học tích hợp, bao gồm: - Kiến thức - Kĩ năng - Thái độ.
- Dự kiến thời gian cho nội dung tích hợp.
- Soạn giáo án có tích hợp liên môn đó.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi: những nội dung khó, mục đích giải quyết ở lớp, dự kiến những sai lầm của học sinh(nếu có) và cách khắc phục.
-Chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với cơ sở vật chất của trường, phù hợp với nội dung bài dạy và môn dạy.
- Chuẩn bị đồ dung dạy học: nắm được đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS là tư duy còn rất cụ thể, do đó trong tiết dạy việc sử dụng đồ dung dạy học đã thực sự góp phần nâng cao tiết dạy, giúp các em nắm vững kiến thức một cách kỹ lưỡng hơn cũng như gây hứng thú học tập cho học sinh trong tiết dạy. Chú ý bố trí bàn ghế phù hợp với tiết dạy.
- Chọn phương pháp đặc trưng của bộ môn, vận dụng và phối hợp các phương pháp truyền thống và phương pháp “ lấy học sinh làm trung tâm”.
Bước 5: Rút ra kinh nghiệm sau khi dạy
Đây là hình thức dạy học mới, viêc vận dụng kiến thức liên môn còn lúng túng nên rất cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, để tiết dạy sau đạt kết quả tốt hơn.
IV. KẾT LUẬN:
Dạy học liên môn là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và trong vật lí nói riêng. Tuy nhiên để thực hiện tốt và có hiệu quả đòi hỏi sự nổ lực ở cả thầy và trò và thực hiện nó không phải phần nào, bài nào cũng thể hiện được. Tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là hết sức cần thiết, điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi trao dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất. Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trao đổi các kiến thức của các môn học khác để dạy môn mình tốt hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã rút ra qua những tiết dạy tích hợp liên môn nên chắc chắn còn nhiều hạn chế. Rất mong được sự đóng góp chân tình của quý đồng nghiệp để tôi vận dụng có kết quả tốt hơn trong thời gian tiếp theo. Chân thành cảm ơn.
 DUYỆT CỦA BGH Nguyễn Văn Thảnh, ngày 19 tháng 03 năm 2016 
 Người Viết 
 Trần Thị Nhật Linh 

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_day_hoc_tich_hop_lien_mon_trong_mon_vat_li.docx