SKKN Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”
“Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật Giáo dục - 2005). Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để học sinh được phát triển toàn diện đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội.
Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho HS phát triển học tiếp các bậc học tiếp theo, vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn kiến thức kỹ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh có thêm vốn kinh nghiệm thích ứng với môi trường mới, yêu cầu mới. Năm học 2009 -2010 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Rèn kỹ năng sống cho học sinh chính là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vì vậy các trường học cần quan tâm chú trọng đến nội dung này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC GÓP PHẦN THỰC HIỆN TỐT PHONG TRÀO THI ĐUA “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIÊN, HỌC SINH TÍCH CỰC” PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật Giáo dục - 2005). Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để học sinh được phát triển toàn diện đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội. Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho HS phát triển học tiếp các bậc học tiếp theo, vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn kiến thức kỹ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh có thêm vốn kinh nghiệm thích ứng với môi trường mới, yêu cầu mới. Năm học 2009 -2010 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Rèn kỹ năng sống cho học sinh chính là một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vì vậy các trường học cần quan tâm chú trọng đến nội dung này. Rèn kỹ năng sống cho học sinh giúp cho học sinh thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội,...để các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên. Trong thực tế hiện nay việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường đã được chú ý đến, song nhiều trường nhất là các trường tiểu học còn lúng túng trong việc tổ chức, thực hiện các chương trình hoạt động rèn kỹ năng sống cho học sinh. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Quá trình nghiên cứu đề nhằm tìm hiểu tình hình thực tế thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đặc biệt tìm hiểu thực tế rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường Tiểu học. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng sống cho học sinh, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần nâng cao chất luợng giáo dục toàn diện. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: 1. Nghiên cứu lý luận: - Tìm đọc tài liệu về tâm sinh lý trẻ lứa tuổi tiểu học. - Tìm đọc tài liệu có liên quan đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. 2. Nghiên cứu thực tế: - Khảo sát thực tế GV, HS. - Thực hiện phương pháp phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp - Sử dụng phương pháp thực nghiệm, đối chiếu, so sánh. PHẦN NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TẾ: 1. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ: - Đặc điểm về thể chất của trẻ: Cơ thể trẻ em là nền tảng vật chất của trí tuệ và tâm hồn. Nền tảng có vững thì trí tuệ và tình cảm mới có khả năng phát triển tốt. “Thân thể khoẻ mạnh thì chứa đựng một tinh thần sáng suốt”, ngược lại “tinh thần sáng suốt thì cơ thể có điều kiện phát triển”. Trong cuộc sống thực tế cho thấy những trẻ có thể lực yếu thường hay ỷ lại, phụ thuộc nhiều vào những người thân trong gia đình những việc làm tự phục vụ mà lẽ ra chính trẻ phải tự làm tự lập dần: rửa chân tay, mặc quần áo,... - Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc tự lập của HS là hệ thần kinh của trẻ. Hệ thần kinh của trẻ tiểu học đang trong thời kì phát triển mạnh. Bộ óc của các em phát triển về khối lượng, trọng lượng và cấu tạo. Đến 9, 10 tuổi hệ thần kinh của trẻ căn bản được hoàn thiện và chất lượng của nó sẽ được giữ lại trong suốt cuộc đời. Khả năng kìm hãm(khả năng ức chế) của hệ thần kinh còn yếu. Trong khi đó bộ óc và hệ thần kinh của các em đang phát triển đi dần đến hoàn thiện nên các em dễ bị kích thích. Thầy cô giáo và cha mẹ, người thân của các em cần chú ý đến đặc điểm này để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì, sự kìm hãm của bản thân trước những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ gìn trật tự nơi công cộng và trong lớp học. Mặt khác không được mắng, doạ dẫm, nạt nộ các em vì làm như thế không những bị tổn thương đến tình cảm mà còn gây tác hại đến sự phát triển thần kinh và bộ óc của các em. - Khi trẻ bắt đầu gia nhập cuộc sống nhà trường - đi học tiểu học, các em được học thêm những điều chưa hề có trong 6 năm đầu đời; khi gia nhập cuộc sống nhà trường các em phải tiến hành hoạt động học – hoạt động nghiêm chỉnh có kỉ cương, nề nếp với những yêu cầu nghiêm ngặt. Chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học tập; chắc chắn trẻ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ vì thế phải chuẩn bị cho các em tâm lí chuẩn bị sẵn sàng đi học.Việc rèn kĩ năng sống cho HS tiểu học cũng được bắt đầu ngay từ những buổi đầu các em đến trường. Nếu không chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lí cho trẻ trước khi đi học sẽ dẫn đến những tình huống như: đòi theo bố mẹ về nhà, không dám nói chuyện với bạn bè, không dám chào hỏi thầy cô, không dám xin phép cô khi ra vào lớp,... không ít những tình huống dở cười dở mếu vì trẻ lớp 1 không dám xin đi vệ sinh rồi bậy ra quần ngay tại trong lớp, hoặc có trẻ xin ra ngoài đi vệ sinh nhưng lại tranh thủ đi chơi để GV phải đi tìm, .... - Đặc điểm quá trình nhận thức của trẻ bao gồm quá trình tri giác, chú ý,trí nhớ, tưởng tượng, tư duy. Đặc điểm nhân cách của trẻ tiểu học gồm có: tính cách, nhu cầu nhận thức, tình cảm, sự phát triển của năng khiếu. Sự nhận thức của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nhân cách, ảnh hưởng đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng sống của trẻ. Sự nhận thức đúng đắn sẽ giúp trẻ có được kiến thức vận dụng trong cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử phù hợp với yêu cầu chuẩn mực xã hội. Một đặc điểm quan trọng trong lứa tuổi tiểu học là tính hay bắt chước. HS tiểu học thích bắt chước hành vi, cử chỉ, lời nói,... của các nhân vật trong phim, của các thầy cô giáo, của những người thân trong gia đình. tính bắt chước là con dao “hai lưỡi”, vì trẻ em bắt chước cái tốt cũng nhiều, cái xấu cũng lắm. Chính vì vậy những tính cách hành vi của những người xung quanh là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành vi, ứng xử của trẻ. Các dạng hoạt động của trẻ emđược thực hiện trong các quan hệ: Trẻ em – Gia đình Trẻ em - Đồ vật Trẻ em – Nhà trường Trẻ em – Xã hội Trong các mối quan hệ, quan hệ thầy trò là mối quan hệ đặc biệt của mối quan hệ người – người. Ở tiểu học, do uy tín của người thầy giáo các quan điểm, niềm tin, toàn bộ những hành vi cử chỉ chủa người thầy thường là những mẫu mực cho hành vi của học sinh nói chung. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và cách ứng xử của các em trong quan hệ với người khác và với xã hội. Các em thường tin tưởng tuyệt đối ở nơi thày cô giáo nên chúng thường bắt chước những cử chỉ tác phong của thầy cô giáo mình. ở trường các em còn được tiếp xúc với bạn bè, với tập thể nhóm bạn, tổ, lớp; những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng không ít đến việc hình thành, phát triển nhân cách, rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ. * Đặc điểm sinh lý trẻ: Trong quá trình giáo dục học sinh, rèn kĩ năng sống cho học sinh, người giáo viên không những cần am hiểu về tâm lý trẻ em mà còn phải có kiến thức về sinh lý trẻ em. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân loại hoạt động thần kinh ở trẻ em làm 4 loại: · Loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, hưng phấn tối ưu, nhanh: đặc điểm của loại hình thần kinh này là các phản xạ có điều kiện được hình thành bền vững; ngôn ngữ trẻ phát triển rất tốt với khối lượng từ lớn. · Loại hình thần kinh mạnh, không cần bằng, hưng phấn tăng, kém kiềm chế: Đặc điểm của trẻ em thuộc nhóm này là quá trình hưng phấn mạnh, ức chế yếu. Các em rất dễ bị xúc động. Cũng do hưng phấn mạnh nên chúng nóng nảy hay cáu gắt. Trẻ em thuộc nhóm này thường hay nói nhanh và hét trong khi nói. · Loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, chậm: Đặc điểm trẻ em thuộc nhóm này là chậm chạp. Chúng nhanh biết nói nhưng thường hay nói chậm. Đây là những đứa trẻ tích cực và kiên trì khi thực hiện bất kì một nhiệm vụ khó khăn nào. · Loại hình thần kinh yếu với quá trình hưng phấn giảm: Quá trình hình thành phản xạ có điều kiện ở trẻ em thuộc nhóm này rất khó khăn. Trẻ chóng bị mệt mỏi, không chịu được tác động của các kích thích mạnh và kéo dài. Việc xác định loại hình thần kinh có tầm quan trong đặc biệt đối với giáo dục, việc tạo ra môi trường giáo dục cho học sinh sẽ giúp cho việc cải tạo, làm xuát hiện những tính chất mới trong hoạt động thần kinh. Trên cơ sở những hiểu biết về tâm sinh lý trẻ, người giáo viên có thể phân loại nhóm học sinh và tìm các biện pháp phù hợp với các đối tượng học sinh để giáo dục rèn luyện, rèn kỹ năng sống cho học sinh. 2. Cơ sở thực tế: - Môi trường ảnh hưởng đến kỹ năng sống của trẻ: Thời gian trong 6 năm đầu đời và giai đoạn học tiểu học của trẻ, các em sống trong gia đình, nhà trẻ và lớp mẫu giáo, trường tiểu học, các em bước đầu tích luỹ được một số ít những kinh nghiệm, kĩ năng, tri thức, kinh nghiệm, các thói quen đạo đức để các em dùng trong cuộc sống hàng ngày bằng cách học lỏm, học mót, học tại chỗ, học trực tiếp nhờ phương pháp kèm cặp, truyền tay, thầy cô hướng dẫn,... - Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với các nước trên thế giới từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triển mạnh song những vấn đề mặt trái của xã
File đính kèm:
skkn_ren_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_tieu_hoc_gop_phan_thuc_hi.pdf