Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học ở lớp 5

Phương pháp Bàn tay nặn bột ( BTNB) chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho HS bằng các tiến trình tìm tòi nghiên cứu thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra, để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống.

Trong dạy học phương pháp BTNB, HS là người chủ động trong các hoạt động học tập, tự xây dựng kiến thức thông qua khám phá, thử nghiệm, thảo luận, hợp tác với bạn, dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của GV. Qua đó, HS nắm vững kiến thức, phát triển năng lực nhận thức và tư duy sáng tạo; Phát triển năng lực quan sát, thực hành; kỹ năng làm việc hợp tác theo nhóm;

 

docx 4 trang Thảo Ly 18/08/2023 7340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học ở lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học ở lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học môn khoa học ở lớp 5
CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở LỚP 5
I/ Đặc điểm tình hình lớp học.
Thuận lợi:
Phòng học có đủ bàn ghế, bảng lớp.
HS có đủ SGK, dụng cụ học tập đầy đủ.
HS phấn khởi trong học tập.
HS ham thích làm thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu.
GV tận tụy, thương yêu HS.
Ban lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện để GV dạy tốt, học tốt.
Khó khăn:
Trình độ học lực của HS không đồng đều.
-Ý thức tự học cũng như hợp tác nhóm của HS chưa cao.
Đồ dùng làm thí nghiệm chưa thực sự đầy đủ để có thể làm được tất cả các thí nghiệm khoa học.
Một số PHHS chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình.
II/ Lí do viết chuyên đề.
Phương pháp Bàn tay nặn bột ( BTNB) chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho HS bằng các tiến trình tìm tòi nghiên cứu thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra,để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống.
Trong dạy học phương pháp BTNB, HS là người chủ động trong các hoạt động học tập, tự xây dựng kiến thức thông qua khám phá, thử nghiệm, thảo luận, hợp tác với bạn, dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của GV. Qua đó, HS nắm vững kiến thức, phát triển năng lực nhận thức và tư duy sáng tạo; Phát triển năng lực quan sát, thực hành; kỹ năng làm việc hợp tác theo nhóm; Góp phần phát triển năng lực tự học của HS. Vì vậy, tôi quyết định chọn chuyên đề sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học ở lớp 5.
II/ Giải pháp thực hiện.
Cụ thể áp dụng ở bài 37: Dung dịch Khoa học 5 SGK trang 76.
Nội dung bài học áp dụng phương pháp BTNB
Tìm hiểu thế nào là dung dịch ( DD), cách tạo ra một dung dịch và cách tách các chất trong một dung dịch.
Mục tiêu hoạt động
HS hiểu được thế nào là dung dịch, cách tạo ra một dung dịch và cách tách các chất trong một dung dịch.
HS nêu được cách tạo ra dung dịch, cách tách các chất trong một dung dịch.
HS thích tìm tòi khoa học, ham thích làm thí nghiệm.
Phương pháp tìm tòi
Phương pháp thí nghiệm
Đồ dùng dạy học
Mỗi nhóm: đường hoặc muối ăn, cốc, chén, thìa, nước nguội, nước nóng, đĩa nhựa nhỏ.
Tiến trình dạy học đề xuất
Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề
GV nêu tình huống: Mỗi khi bị trầy xước ở tay, chân, ngoài việc dùng oxi già để rửa vết thương, ta có thể rửa vết thương bằng cách nào? ( HS: Dùng xà phòng, dùng nước muối)
GV: Dùng nước muối để rửa vết thương cũng là một cách làm tốt. Nước muối đó còn được gọi là dung dịch. Vậy, em biết gì về dung dịch?
Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS
HS làm việc cá nhân: Ghi lại những hiểu biết của mình vào vở Ghi chép khoa học về dung dịch, sau đó thảo luận nhóm và ghi vào bảng nhóm.
Ví dụ về biểu tượng ban đầu của HS về dung dịch như:
+ DD là một chất ở thể rắn trộn với một chất ở thể lỏng.
+ DD là chất lỏng có màu, mùi, vị.
+ DD không phải là hỗn hợp.
+ DD có vị mặn.
+ DD có vị của chất tạo ra nó.
+ DD có màu của chất tạo ra nó.
+ Trong DD có nhiều chất.
+ DD không thể uống được.
GV đính bảng nhóm lên tường lớp để cả lớp quan sát các BTBĐ của các nhóm.
Đề xuất câu hỏi ( dự đoán/ giả thiết) và phương án tìm tòi
Yêu cầu HS tìm ra những điểm giống và khác nhau trong hiểu biết về DD của các nhóm.
Từ đó cho HS đề xuất các câu hỏi để tìm hiểu về DD. Một vài VD về câu hỏi do HS đặt:
+ DD có màu gì? Vị gì?
+ DD có tính chất gì?
+ DD có mùi không?
+ DD có hình dạng không?
+ DD có từ đâu?
+ DD có hòa tan trong nước không?
+ DD có trong suốt hay không?
+ Nếu để trong không khí ẩm thì DD sẽ như thế nào?
+ DD làm từ gì? DD được hình thành như thế nào?
+ uống DD thì sẽ như thế nào?
+ Ta có thể tách các chất trong DD được không?
Khi HS đề xuất câu hỏi, GV tập hợp những câu hỏi sát với nội dung bài học ghi lên bảng (trong quá trình đặt câu hỏi, nếu HS gặp khó khăn về từ ngữ, diễn đạt GV có thể hướng dẫn thêm).
Một vài VD về câu hỏi mà GV cần có:
+ DD là gì?
+ Làm thế nào để tạo ra được một DD?
+ Làm thế nào để tách các chất trong DD?
GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo các nhóm 4 hoặc nhóm 6 để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3.
Thực hiện phương án tìm tòi
Để trả lời câu hỏi 1 và 2, HS có thể tiến hành thí nghiệm pha DD đường (hoặc DD muối, DD xà phòng, DD cà phê với sữa) với tỉ lệ (muối, cà phê, sữa, xà phòng) và nước do các nhóm quyết định. Các nhóm có thể tiến hành cả 4 thí nghiệm nêu trên ( tùy thuộc vào đề xuất của mỗi nhóm).
Để trả lời câu hỏi 3 – Làm thế nào để tách các chất trong DD?, GV yêu cầu HS đề xuất các cách làm theo nhóm. Các nhóm đề xuất được cách làm nào GV cho các nhóm tiến hành cách làm ấy. GV không nhận xét cách làm nhóm nào đúng hay chưa đúng. Trong quá trình các nhóm làm thí nghiệm , GV mời nhóm làm có kết quả chưa chính xác lên làm trước lớp để các nhóm bạn nhận xét, sau đó mời nhóm có thí nghiệm cho kết quả tách thành công lên làm. Cuối cùng, các nhóm cùng tiến hành lại cách làm thành công của nhóm bạn.
- Trong quá trình các nhóm làm việc, GV yêu cầu các nhóm ghi các thông tin vào vở Ghi chép khoa học.
Kết luận kiến thức
GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
GV hướng dẫn HS so sánh lại với các ý kiến ban đầu của HS ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
HS rút ra kết luận:
+ Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau gọi là DD.
+ Cách tạo ra DD: phải có ít nhất 2 chất trở lên, trong đó phải có 1 chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa ta được vào trong chất lỏng đó.
+ Cách tách các chất trong DD
IV/ Kết luận
Trong daỵ học theo PP BTNB, ngoài việc chú trọng tới kiến thức khoa học, còn chú ý tới rèn kỹ năng diễn đạt qua ngôn ngữ nói và viết. Giúp HS phát triển khả năng diễn đạt, ngôn ngữ khoa học.
Qua việc tích cực tham gia các hoạt động, qua các bước của PP BTNB, HS hình thành tác phong và thói quen làm việc khoa học, thói quen độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong hành động, có lợi cho việc học tập và nghiên cứu sau này. HS cũng dẩn được hình thành, bồi dưỡng óc tò mò, ham muốn khám phá, lòng yêu thích và say mê khoa học.
III/ Bài học kinh nghiệm
Qua những năm áp dụng PP BTNB vào dạy học môn Khoa học, tôi rút được một số kinh nghiệm như sau:
Mục đích quan trọng của các thực nghiệm là giúp HS tiếp cận dần với những tri thức khoa học , có kĩ năng thực hành và củng cố kĩ năng diễn đạt theo cả hai hình thức ngôn ngữ nói và viết.
Các hoạt động mà GV đưa ra phải được tổ chức sao cho đảm bảo mức độ tiến bộ dần trong học tập của HS.
Mỗi HS phải có một cuốn vở ghi lại ý kiến cá nhân, ý kiến thảo luận, kết luậnvà được trình bày theo ngôn ngữ của chính HS.
Trong dạy học cần lưu ý mức độ cho phù hợp , đồng thời cũng yêu cầu nâng dần , giúp các em phát triển. Cần hướng dẫn HS liên hệ giữa điều quan sát được với
những hiểu biết khoa học , đề xuất cách giải thích dựa vào việc suy diễn từ kiến thức khoa học đã biết.
Khi sử dụng SGK để xây dựng các kế hoạch bài học theo PP BTNB, GV có thể cần có sự phân tích, lựa chọn, kết hợp nội dung ở một vài tiết sao cho thích hợp hơn. GV cũng có thể linh hoạt sắp xếp điều chỉnh thời khóa biểu môn Khoa học trong tuần (trong đó có thể sử dụng thời gian tăng them do thực hiện dạy học cả ngày) để tổ chức dạy học sao cho phù hợp.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã rút ra được qua những năm áp dụng PP BTNB trong dạy học môn Khoa học ở trường. Chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi điều sai sót, rất mong được sự đóng góp chân thành của quý đồng nghiệp, để giúp cho tôi được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm chuyên môn và tiến bộ hơn trong quá trình giảng dạy sau này. Xin chân thành cảm ơn./.
Hòa Tịnh, ngày	tháng	năm 2016
Duyệt của Ban giám hiệu	Giáo viên
Phạm Thành Tính

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_ban_tay_nan_bot_tr.docx
  • pdfchuyen-de-ban-tay-nan-bot_kh5.pdf