Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm giúp giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 5

Ngay từ đầu năm học, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5/1. Sau khi nhận lớp, nhận học sinh tôi đã tiến hành ngay việc khảo sát chất lượng đọc của lớp mình và đồng thời tôi cũng tiến hành khảo sát luôn cả lớp đối chứng là lớp 5/2.

Đề bài: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Tiếng Việt 5- Tập 1)

a. Kiểm tra đọc thành tiếng: Học sinh đọc hết bài (thời gian 2 phút)

b. Đọc thầm và đánh dấu vào trước câu trả lời đúng:

 - Đoạn văn “Quang cảnh không có cảnh héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa.” Nói lên điều gì?

  Miêu tả chi tiết từng sắc vàng của đồng quê.

  Miêu tả thời tiết làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động.

  Miêu tả cảnh lao động của con người trong không khí ngày mùa.

 

doc 28 trang Thảo Ly 17/08/2023 6320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm giúp giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm giúp giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 5

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm giúp giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 5
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận:
Từ nay đến năm 2020 về cơ bản Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp, hội nhập với các nước trong khu vực và phát triển thế giới. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải chuẩn bị một lớp người lao động mới tự chủ, sáng tạo và sẵn sàng thích ứng với những đổi mới về nền kinh tế, xã hội của đất nước, phát triển hài hòa với đời sống ngày càng đa dạng, phức tạp hơn nữa. Để trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những thách thức mới của hội nhập Quốc tế. Đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương đổi mới quá trình giáo dục và đào tạo của mình để tạo ra những lớp người lao động mới có đủ điều kiện để phục vụ đất nước. Việc đổi mới về những chương trình dạy học bao gồm đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.
Chương trình dạy học Tiểu học 2000 nhằm thừa kế và phát triển những thành tựu, khắc phục những tồn tại của chương trình 165 tuần, ngoài đổi mới về nội dung dạy học, chương trình tiểu học 2000 còn đổi mới về phương pháp dạy học và tăng cường tới lực lượng học tập nhằm khuyến khích các trường, lớp dạy 2 buổi/ngày.
Như chúng ta đã biết bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên giúp học sinh bước đầu hình thành nhân cách, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cơ bản làm tiền đề cho các bậc học sau. Ngoài những nhiệm vụ chính trên ra nhiệm vụ bậc tiểu học hiện nay là phát huy tối đa những mặt mạnh của mỗi cá nhân học sinh. Để đạt được những điều trên đòi hỏi mỗi học sinh phải học tập và hình thành dần dần những kỹ xảo đó trên nhiều môn học như: Tự nhiên xã hội - Âm nhạc – Toán - Tiếng Việt - Đạo đức - Thủ công (kỹ thuật),  Mỗi môn có một vai trò, nhiệm vụ riêng giúp các em hình thành các kỹ năng, kỹ xảo đó. Chiếm một trong những vai trò quan trọng phải kể đến môn Tiếng Việt ở các lớp học nói chung và lớp 5 nói riêng nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển những kỹ năng cơ bản như: nghe - nói – đọc - viết. Riêng môn Tiếng Việt ở lớp 5 có những yêu cầu cao hơn ở lớp 4, mở rộng hơn và bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Muốn đạt được điều đó các em phải biết đọc thành thạo có nghĩa là: đọc đúng các từ, cụm từ, câu, đoạn, bài của văn bản hay thơ. Đây là nền tảng để các em học tốt các môn học khác và để làm tốt được tất cả những điều trên thì phân môn Tập đọc ở Tiểu học đảm nhiệm vai trò này. Nội dung, yêu cầu của phân môn Tập đọc ở mỗi lớp là khác nhau. Nó được nâng cao, mở rộng các lớp trên theo quan điểm dạy học hình xoáy trôn ốc.
Khi dạy Tập đọc lớp 5 học sinh cần nắm đươc những kỹ năng cơ bản sau:
Nghe:
- Nghe biết được thái độ, tình cảm, chủ đích của người nói trong giao tiếp.
Nghe và nắm được nội dung và chủ đích của các bài viết về khoa học thường thức, về đạo đức, thẩm mĩ, về tình bạn phù hợp với lứa tuổi; bước đầu biết nhận xét. Đánh giá được một số thông tin đã nghe. 
Nghe và nắm được đại ý, đề tài của các tác phẩm (hoặc trích đoạn) văn xuôi, thơ, kịch; bước đầu biết nhận xét về nhân vật và những chi tiết có giá trị nghệ thuật trong tác phẩm; nhớ và kể lại được nội dung tác phẩm.
Ghi được ý chính của bài đã nghe.
Nói:
- Nói trong hội thoại:
 + Biết dùng lời nói phù hợp với quy tắc giao tiếp trong gia đình, trong nhà trường và ở nơi công cộng.
 + Biết giải thích rõ thêm vấn đề đang trao đổi; tán thành hay bác bỏ một ý kiến.
Nói thành bài:
+ Biết phát triển một chủ đề trước lớp.
+ Biết cách giới thiệu về lịch sử văn hóa, về các nhân vật tiêu biểu, của địa phương với khách.
 + Thuật lại được câu chuyện đã đọc hoặc một sự kiện đã biết; bước đầu có kĩ năng thay đổi ngôi kể.
Đọc:
- Đọc tốc độ tối thiểu 120 tiếng/ phút.
- Đọc thành tiếng và đọc thầm:
 + Biết cách đọc phù hợp với các loại văn bản khác nhau (nghệ thuật, hành chính, khoa học,báo chí,). Biết đọc một màn kịch hay một vở kịch ngắn có giọng đọc phù hợp với nhân vật và tình huống kịch.
 + Biết đọc diễn cảm một bài thơ đã thuộc hoặc một đoạn văn đã học.
 + Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 4.
Đọc hiểu:
 + Biết tìm đại ý, tóm tắt bài văn, chia đoạn, rút ra dàn ý của bài.
 + Nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện trong bài.
 + Bước đầu biết đánh giá nhân vật, chi tiết và ngôn ngữ trong các bài tập đọc có giá trị văn chương.
 + Hiểu các kí hiệu, các dạng viết tắt, các số liệu trên sơ đồ, biểu đồ, bảng hiệu,
Kĩ năng phụ trợ:
 + Biết sử dụng từ điển.
 + Biết ghi chép các thông tin đã học.
 + Thuộc lòng một số bài văn vần và đoạn văn xuôi.
 Viết:
- Viết chính tả:
 + Biết viết chính tả với tốc độ 90 chữ / 15 phút, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng quy định.
 + Biết lập sổ tay chính tả; hệ thống hóa các quy tắc chính tả đã học.
 + Biết viết một từ và cụm từ thông dụng.
 + Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả phương ngữ.
- Viết bài văn:
 + Chuyển đoạn nói sang đoạn viết và ngược lại.
 + Biết làm dàn ý và chuyển dàn ý thành bài.
 + Biết cách tả cảnh, tả người; kể lại một câu chuyện đã làm hoặc chứng kiến.
 + Tự phát hiện và sửa một số lỗi trong bài văn.
2. Cơ sở thực tiễn:
Với những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng nói trên tôi thấy các em học sinh của lớp tôi chưa làm chủ được tốc độ, phát âm chưa chuẩn ở các phụ âm đầu như: l/n; r/d/g hoặc dấu hỏi dấu ngã chưa biết phân biệt lấy hơi ở chỗ ngừng, nghỉ, chưa biết suy nghĩ để tìm hiểu nội dung bài đọc. Khi trả lời câu hỏi học sinh còn phụ thuộc nhiều về sách giáo khoa hoặc đọc cả câu cả đoạn khi trả lời câu hỏi tức là chưa lựa chọn ra ý để trả lời, chưa biết diễn đạt thành câu, chưa cảm nhận được nội dung của văn bản, chưa vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Vậy làm thế nào để dạy cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng đọc được tốt và đạt được mục tiêu của ngành đã đề ra? Đây chính là vấn đề mà bao giáo viên Tiểu học đang trăn trở và cần tìm ra giải pháp để giải quyết. Vậy để vơi đi phần nào nỗi lo lắng và tìm ra một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc, tôi đã tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và đưa ra “Một số kinh nghiệm để dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 5”. Hy vọng rằng sẽ nâng cao được chất lượng ở phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 và tạo tiền đề học tập cho các em ở các môn học khác và những lớp học trên.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Đề tài nghiên cứu là nhằm nâng cao hiệu quả về việc dạy học Tập đọc cho hoc sinh lớp 5, nhằm rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc thầm (đọc hiểu) đọc diễn cảm nhằm đề xuất một số phương pháp để nâng cao hiệu quả của việc dạy học Tập đọc cho học sinh ở lớp 5.
Để đạt được mục đích này tôi giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc dạy Tập đọc cho học sinh lớp 5.
- Đề xuất một số biện pháp tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả của dạy học Tập đọc cho hoc sinh lớp 5.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 - Để nắm bắt được kết quả trong quá trình nghiên cứu dạy phân môn tập đọc lớp 5 qua hai khâu luyện đọc cho học sinh và hướng dẫn cảm thụ văn học. Tôi đã thực hiện nghiên cứu ở hai lớp (5/1 và 5/2)
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Tìm hiểu và phân tích các tài liệu dạy học chương trình Tiểu học 2000 có liên quan đến phân môn Tập đọc.
Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt ở lớp 5.
 Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập Tiếng Việt 5.
Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 5.
Tài liệu BDTX chu kì III.
2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế dạy học ở khối 5.
3. Phương pháp điều tra thực tế dự giờ.
4. Phương pháp thực nghiệm dạy học.
 - Lớp 5/1 là lớp thực nghiệm.
 - Lớp 5/2 là lớp đối chứng.
5. Phương pháp khảo sát thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Tiến hành khảo sát:
Ngay từ đầu năm học, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5/1. Sau khi nhận lớp, nhận học sinh tôi đã tiến hành ngay việc khảo sát chất lượng đọc của lớp mình và đồng thời tôi cũng tiến hành khảo sát luôn cả lớp đối chứng là lớp 5/2.
Đề bài: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Tiếng Việt 5- Tập 1)
a. Kiểm tra đọc thành tiếng: Học sinh đọc hết bài (thời gian 2 phút)
b. Đọc thầm và đánh dấu vào trước câu trả lời đúng:
 - Đoạn văn “Quang cảnh không có cảnh héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa.” Nói lên điều gì?
	 £ Miêu tả chi tiết từng sắc vàng của đồng quê.
	 £ Miêu tả thời tiết làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động.
 £ Miêu tả cảnh lao động của con người trong không khí ngày mùa.
Kết quả đạt được như sau:
Lớp
Sĩ số
Đọc
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5/1
37
7
18,9
6
16,2
20
54,1
4
10,8
5/2
36
6
16,7
6
16,7
21
58,3
3
8,3
Lớp
Sĩ số
Cảm thụ
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5/1
37
4
10,8
8
21,6
20
54,1
5
13,5
5/2
36
4
11,1
4
11,1
23
63,9
5
13,9
Căn cứ vào kết quả khảo sát tôi nhận thấy số học sinh của cả 2 lớp đọc vào loại trung bình (kể cả đọc và cảm thụ). Trong số những em đọc được điểm khá, giỏi thì đa số mới dừng lại ở mức độ đọc phát âm đúng, trôi chảy. Chỉ có một số em đọc được diễn cảm, giọng đọc thể hiện đúng giọng của nhân vật trong truyện. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Qua khảo sát thực tế, qua việc giảng dạy hàng ngày tại lớp chủ nhiệm, qua dự giờ của một số bạn đồng nghiệp tôi đã tìm ra được một số nguyên nhân sau:
- Trước hết là do lỗ hổng của học sinh ở lớp dưới. Ỏ lớp dưới các em đọc yếu do vậy khi học lên lớp trên ngày một khó hơn đòi hỏi các em phải cố gắng nhiều hơn. Song trên thực tế thì không những các em không cố gắng mà học lực ngày càng giảm sút. Đây là lỗi do giáo viên không uốn nắn cho các em, gia đình ít quan tâm đến các em vì họ quan niệm rằng: “Trăm sự nhờ thầy cô”.
- Nguyên nhân thứ hai là do phần lớn học sinh của trường đều là con em nông dân nên ít có điều kiện đọc sách, báo truyện đã thế những bài tập của sách giáo khoa học ở lớp rồi về nhà các em cũng không đọc lại và do quan niệm phiến diện của một số phụ huynh cho rằng cứ học giỏi môn Toán là được còn phân môn Tập đọc thì không mấy quan tâm.
Nguyên nhân thứ 3, đây  ... ng bài tập đọc có yêu cầu đọc thuộc khi học sinh đã xác định được giọng đọc của bài. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc ngay đoạn đó.
Giáo viên có thể yêu cầu các em học thuộc bài thơ dưới dạng 1 trò chơi “đọc thơ truyền điện”.
 Ví dụ: Yêu cầu học sinh đọc bài thơ “Ê – mi – li, con” giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc nhẩm khổ thơ 3,4 trong sách giáo khoa, sau đó nhìn vào 1 số từ ngữ (điểm tựa) đứng đầu mỗi câu do giáo viên ghi bảng. Giáo viên là người đọc thuộc dòng thơ thứ nhất sau đó chỉ định một học sinh bất kỳ đọc dòng thơ thứ 2 (yêu cầu học sinh gấp sách giáo khoa lại). Em đó lại chỉ bạn đọc dòng thơ thứ 3, cứ như vậy cho đến hết bài.
Đó là hình thức tôi thường áp dụng với học sinh yếu của lớp mình. Còn đối với học sinh khá giỏi tôi yêu cầu học sinh tự nhẩm học thuộc lòng các khổ thơ hay đoạn văn theo chỉ định trong sách giáo khoa.). 
Trên đây là những hình thức tổ chức hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng mà tôi đưa ra và áp dụng cho lớp mình. Còn tùy thuộc vào từng bài cụ thể mà mỗi giáo viên áp dụng hình thức đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng là phù hợp nhất cho đối tượng học sinh của lớp mình. Để các em có những tiết học thật thoải mái và hiệu quả.
Tóm lại qua giờ tập đọc học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học, sáng tác văn học, cách dùng từ đặt câu tạo cho các em những rung cảm thẩm mỹ. Giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp. Là cửa ngỏ để các em đi đến việc cảm thụ văn học. Trong phân môn Tập đọc kỹ năng đọc không thể tách rời với kỹ năng tìm hiểu bài mà chỉ có thể đồng nhất với nhau. Học sinh có thể hiểu nội dung bài thì mới có thể đọc đúng, đọc hay. Việc đọc đúng, đọc hay lại nâng đọc hiểu lên một mức cao hơn là cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương. Phân môn Tập đọc 5 luôn gắn bó chặt chẽ qua quá trình đọc và quá trình hiểu. Qua sự hướng dẫn của giáo viên sau mỗi bài học các em đều nhận biết được các ý:
- Nhận biết được chủ điểm, cấu trúc của bài đọc.
- Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt tìm ý.
- Phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản.
 3. Sau đây tôi xin trình bày một giáo án cụ thể để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
Bài dạy: 	Lòng dân 
I. Mục tiêu:
1. Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
2. Hiểu được nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. ( Trả lời được các câu hỏi trong bài)
3. Học sinh khá giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên chuẩn bị bảng phụ viết câu, đoạn cần đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc thuộc bài thơ “ Sắc màu em yêu” Và trả lời câu hỏi.
. Em thích hình ảnh nào trong 4 khổ thơ đầu? Vì sao?
. Tại sao bạn nhỏ lại nói “ Em yêu tất cả sắc màu Việt Nam”?
. Nêu nội dung bài thơ?
Nhận xét ghi điểm học sinh.
Dạy học bài mới:
 -GV giới thiệu bài ghi bảng
a. Luyện đọc.
- GV đọc mẫu: Đây là vở kịch giáo viên cần đọc mẫu, định hướng cho HS cách đọc để phân biệt được tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
- Gọi 1 HS đọc chú giải.
- Theo em vở kịch có thể chia thành mấy đoạn?
- GV chốt ý – chia đoạn.
Gọi HS nối tiếp đọc từng đoạn của vở kịch. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
Giải thích từ ngữ mà HS các vùng miền khác nhau chưa hiểu hết nghĩa.
Ví dụ: . lâu mau: lâu chưa
 . lịnh : lệnh
 . tui : tôi
 . con heo : con lợn
- Luyện đọc trong nhóm: 
 - Tổ chức thi đọc trước lớp.
b. Tìm hiểu bài:
- Tổ chức cho HS đọc thầm toàn bài – thảo luận trong nhóm 2 các câu hỏi trong SGK .
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào thời gian nảo?
+ Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm? 
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
+ Qua hành động đó bạn thấy dì Năm là người như thế nào?
+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm cho em thích thú nhất? Vì sao?
+ Vở kịch cho ta biết điều gì?
C. Đọc diễn cảm:
+ Vở kịch có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc của từng nhân vật?
+ Tổ chức luyện đọc trong nhóm.
+ Tổ chức thi đọc:
+ Gọi 5 HS đọc đoạn kịch theo vai. GVcùng HS theo dõi, tìm giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật.
- HS lắng nghe 
- HS theo dõi – lắng nghe
1 HS đọc chú giải – cả lớp theo dõi.
HS tự chia đoạn:
. Đoạn 1: Anh chị kia! Thằng này là con.
. Đoạn 2: Chồng chị à?  Rục rịch tao bắn.
. Đoạn 3: Trời ơi! đùm bọc lấy nhau
4 HS nối tiếp nhau đọc, 1 HS đọc lời gioi thiệu. 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn kịch ( đọc 2 lượt)
- HS nối tiếp đọc từ ngữ chưa hiểu.
 - HS đọc trong nhóm 2 ( 2 vòng) 
 - 2, 3 nhóm thi đọc .
 - HS đọc thầm TLCH
-Câu chuyện xảy ra ở một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ trong thời kì kháng chiến.
- Chú bị địch rượt bắt. Chú chạy vô nhà của dì Năm.
Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khác để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm, vờ như chú là chồng dì để địch không nhận ra.
Dì Năm rất nhanh trí, dũng cảm lừa địch.
3- 5 HS phát biểu.
Ca ngợi dì Năm dũng cảm mưu trí cứu cán bộ.
- Vở kịch có 4 nhân vật : An; Chú cán bộ; Lính; Cai.
HS phát hiện và nêu.
Luyện đọc nhóm theo vai.
- 3 nhóm thi đọc.
Củng cố – dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục soạn phần 2 của vở kịch.
Nhận xét tiết học.
KẾT QUẢ:
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và tôi rút ra một số kinh nghiệm cho đề tài “Một số kinh nghiệm để giúp giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc 5” Trong việc đổi mới phương pháp dạy tập đọc qua 2 khâu chính là luyện đọc và hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học. Tôi thấy kinh nghiệm này có hiệu quả rõ rệt.
	Sau đây là kết quả tổng hợp mà tôi đã khảo sát được qua đợt kiểm tra cuối học kỳ I dưới hai hình thức đọc và cảm thụ:
	Với đề bài:
	Bài: 	Cô giáo và hai em nhỏ 
Đọc 2 đoạn của bài (2 phút)
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
a. Hoàn cảnh của Nết có gì đặc biệt?
¨ a) Đôi chân bị tật, không đi được.
¨ b) Bị tật bẩm sinh ở bàn chân phải.
¨ c) Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.
 Bé Na là một cô bé:
¨ a) Chăm chỉ học hành.
¨ b) Thương chị, yêu mến cô giáo.
¨ c) Tất cả các ý nêu trên.
c. Cô giáo đã làm những gì để giúp Nết?
¨ a) Dạy học, tổ chức quyên góp tặng Nết một chiếc xe lăn.
¨ b) Dạy học và xin ba mẹ Nết cho em đến trường.
¨ c) Dạy học, kể chuyện về Nết với học trò, xin cho Nết vào học lớp 2.
Bài văn thuộc chủ đề nào mà em đã học:
¨a) Con người với thiên nhiên.
 ¨ b) Con người với xã hội.
 ¨ c) Vì hạnh phúc con người.
 ¨ d) Hãy giúp đỡ mọi người.
Lớp
Sĩ số
Đọc
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5/1
37
15
40,5%
16
43.3%
6
16,2%
0
0
5/2
36
8
22,2%
17
47,2%
11
30,6%
0
0
Lớp
Sĩ số
Cảm thụ
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5/1
37
15
40,5%
17
46,0%
5
13,5%
0
0
5/2
36
8
22,2%
17
47,2%
11
30,6%
0
0
Nhìn vào bảng kết quả tôi nhận thấy: Lớp 5/1 của tôi tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng cao hơn so với tỉ lệ khá, giỏi của lớp 5/2. Tỉ lệ học sinh trung bình ít đi và không có học sinh yếu.
C. KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Muốn đạt được kết quả cao trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc 5 nói riêng và phân môn Tập đọc các lớp khác nói chung không phải là khó song cũng không đơn giản một chút nào. Mỗi giáo viên khi dạy cần phải chú ý đến những điểm sau:
- Coi trọng việc đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm của học sinh.
- Giáo viên không biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn.
- Giáo viên tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc khi dạy học. Giáo viên không cảm thụ hộ học sinh, không bắt buộc học sinh đọc một cách mà giáo viên đưa ra. Ngoài ra giáo viên còn giúp học sinh khơi gợi cảm xúc, ý tưởng độc đáo của các em để các em tự tìm ra cách đọc.
- Giáo viên nên tránh các qui tắc máy móc, mệnh lệnh khô khan như: Ngồi thẳng lên, khoanh tay,  tránh làm cho học sinh sợ sệt, không có một nụ cười. Mà giáo viên cần tạo ra không khí vui tươi, thoải mái trong giờ tập đọc.
- Giáo viên phải có trình độ ngôn ngữ, kiến thức văn học, một vốn sống nhất định, một giọng đọc hay có tác dụng làm mẫu cho học sinh.
- Muốn đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học người giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian, tâm huyết, sự kiên trì bền bỉ cộng thêm với sự nghiêm túc và nỗ lực, yêu nghề, mến trẻ, thật sự muốn các em đọc đúng, đọc hay và hiểu được nội dung văn bản thì sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
- Để thuận tiện cho việc giảng dạy của giáo viên, tôi có một số ý kiến sau:
Đối với cấp trên:
- Tổ chức nhiều chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học” hơn nữa cho giáo viên cùng học tập.
- Giúp giáo viên tiếp cận với giáo án điện tử nhanh và hiệu quả.
- Trang bị thêm một số tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.
Đối với giáo viên:
 - Thường xuyên tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu các tài liệu dạy học để nâng cao tay nghề. 
 - Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc đọc của học sinh và ghi nhận kết quả của các em hay một tiến bộ rất nhỏ.
Đối với phụ huynh:
 - Mua đủ sách giáo khoa cho các em, động viên khuyến khích các em đọc thêm truyện, báo 
 - Thường xuyên quan tâm tới việc học ở nhà của các em.
 - Kết hợp chặt chẽ với nhà trường để tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn.
 	Trên đây là một số kinh nghiệm để dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 5 mà tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và đã áp dụng vào thực tế giảng dạy trong nhiều năm học qua và đạt hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
 Tôi chân thành cảm ơn! 
	Minh Hoà, ngày 01/02/2012
	Người viết 
	Phạm Thị Kim Xuyến
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài	trang 1
II. Đối tượng nghiên cứu	trang 5
III. Phạm vi nghiên cứu	trang 5
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Biện pháp thực hiện	trang 6
II. Kết quả	trang 21
C. KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm	trang 23
II. Ý kiến đề xuất	trang 23

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_giup_giao_vien_day_tot.doc