SKKN Năm giải pháp giúp học sinh Lớp 5A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa

Cơ sở lý luận của vấn đề:

Trong chương trình Tiểu học, mỗi môn học đều có tính ưu việt riêng, có những nội dung giáo dục riêng; về tâm hồn, tình cảm, trí thức, kĩ năng Nhưng đối với nhu cầu thực tiễn của lớp 5 thì yêu cầu về kiến thức, kĩ năng phân môn Luyện từ và câu đóng một vai trò hết sức quan trọng. Phân môn Luyện từ và câu lớp 5 có nhiều kiến thức cơ bản, những kiến thức ấy học sinh cần phải đạt để làm bàn đạp cho việc học tốt các môn học ở lớp trên. Phân môn Luyện từ và câu trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản như kĩ năng dùng từ, đặt câu; mở rộng và làm phong phú vốn từ ngữ cho các em; giúp các em nói và viết đúng ngữ pháp.

Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho các em biết khái niệm, cách tìm và lựa chọn sử dụng đúng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; tạo điều kiện để các em có năng lực nhận biết các sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ, nhanh chóng và chính xác.

Học sinh tiểu học vốn từ còn ít, từ ngữ mà các em được cung cấp ở trường học chưa thể đủ so với nhu cầu giao tiếp hàng ngày. Khả năng sử dụng, phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cũng như vận dụng vào từng hoàn cảnh còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, giúp học sinh tăng vốn từ, hiểu nghĩa từ, sử dụng hiệu quả vốn từ là công việc, nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của học sinh. Nhờ đó mà vốn từ của học sinh đã được bổ sung cả về số lượng, chất lượng, làm cho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm nét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác.

 

doc 28 trang Thảo Phương 15/05/2023 5001
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Năm giải pháp giúp học sinh Lớp 5A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Năm giải pháp giúp học sinh Lớp 5A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa

SKKN Năm giải pháp giúp học sinh Lớp 5A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VẠN NINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN THỌ 1
SÁNG KIẾN 
“NĂM GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5A, TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN THỌ 1 HỌC TỐT 
TỪ ĐỒNG ÂM, TỪ NHIỀU NGHĨA; PHÂN BIỆT 
TỪ ĐỒNG ÂM VỚI TỪ NHIỀU NGHĨA”
Tên tác giả: Nguyễn Thị Diễm My
Năm học 2018-2019
 Năm học 2017 - 2018
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Tên
Trang
I. Đặt vấn đề
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử của đề tài
1
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
1
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
1
5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu
2
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
2
II. Giải quyết vấn đề
2
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2
2. Thực trạng của vấn đề
3
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
6
4. Hiệu quả của đề tài
20
III. Kết luận
22
1. Đúc kết lại nội dung chính đã trình bày
22
2. Đề ra biện pháp triển khai áp dụng đề tài vào thực tiễn
23
3. Kiến nghị
23
4. Hướng phát triển của đề tài
24
Tài liệu tham khảo
25
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Không biết mọi người có cảm giác thế nào, riêng tôi mỗi khi được thấy ai đó là người ngoại quốc nói hoặc hát được những bài hát tiếng Việt, một cảm xúc thán phục xen lẫn xúc động và niềm tự hào về tiếng Việt lại trào dâng trong lòng. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay, Việt Nam chúng ta đang mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nhiều người nước ngoài biết đến Việt Nam, biết nói, hát và giao tiếp bằng tiếng Việt cũng là điều bình thường . Nhưng sự thán phục của tôi đối với họ là bởi một lẽ đi sâu vào ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, đôi khi chính chúng ta cũng còn có sự nhầm lẫn. Một trong những nội dung khó của tiếng Việt là phần nghĩa của từ.
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, mảng nội dung nghĩa của từ được tập trung và được biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu. Nhiều năm liền trong quá trình dạy học, tôi thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ cùng nghĩa, gần nghĩa cũng không mấy vất vả. Tuy nhiên, khi học xong từ nhiều nghĩa và từ đồng âm thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt các từ đồng âm với từ nhiều nghĩa của học sinh không được như mong đợi của cô giáo. Kể cả một số học sinh hoàn thành tốt môn Tiếng Việt cũng làm thiếu chính xác. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Năm giải pháp giúp học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa” để nghiên cứu.
2. Lịch sử của đề tài:
Đề tài được hình thành dựa trên những biện pháp nhằm giúp cho học sinh học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Sau đó, qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi tích góp và học hỏi thêm nhiều biện pháp khác nhau để nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Với đề tài sáng kiến này, mục đích nghiên cứu của bản thân tôi là:
- Giới thiệu một số giải pháp của bản thân đã làm nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1. 
- Giúp học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa, từ đó làm nâng cao chất lượng học tập.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: 
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Nghiên cứu vấn đề lí luận.
- Nguyên cứu thực trạng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học về từ nhiều nghĩa - từ đồng âm cho học sinh.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc dạy - học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tài liệu tham khảo, các chuyên đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: điều tra thực trạng dạy học phân môn Luyện từ và câu, dự giờ thực tế giáo viên và học sinh lớp 5.
- Phương pháp thực nghiệm, thống kê, phân loại: kiểm tra chất lượng học sinh về kỹ năng thực hành làm bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để kiểm chứng lý luận của đề tài và đánh giá kết quả học tập của học sinh khi áp dụng nội dung đã nghiên cứu.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu:
- Nội dung: việc dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa ở lớp 5.
- Thời gian: từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2018.
- Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1.
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Sáng kiến “Năm giải pháp giúp học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa” là một trong những sáng kiến nói riêng về nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt được tích góp những kinh nghiệm có sẵn từ rất lâu. Nội dung sáng kiến chưa được công khai dưới nhiều hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hay bất cứ hình thức nào khác; không trùng với nội dung và giải pháp trước đó.
Kết quả nghiên cứu mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt của bản thân tôi trong những năm vừa qua. 	
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ	
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Trong chương trình Tiểu học, mỗi môn học đều có tính ưu việt riêng, có những nội dung giáo dục riêng; về tâm hồn, tình cảm, trí thức, kĩ năng Nhưng đối với nhu cầu thực tiễn của lớp 5 thì yêu cầu về kiến thức, kĩ năng phân môn Luyện từ và câu đóng một vai trò hết sức quan trọng. Phân môn Luyện từ và câu lớp 5 có nhiều kiến thức cơ bản, những kiến thức ấy học sinh cần phải đạt để làm bàn đạp cho việc học tốt các môn học ở lớp trên. Phân môn Luyện từ và câu trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản như kĩ năng dùng từ, đặt câu; mở rộng và làm phong phú vốn từ ngữ cho các em; giúp các em nói và viết đúng ngữ pháp.
Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho các em biết khái niệm, cách tìm và lựa chọn sử dụng đúng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; tạo điều kiện để các em có năng lực nhận biết các sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ, nhanh chóng và chính xác.
Học sinh tiểu học vốn từ còn ít, từ ngữ mà các em được cung cấp ở trường học chưa thể đủ so với nhu cầu giao tiếp hàng ngày. Khả năng sử dụng, phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cũng như vận dụng vào từng hoàn cảnh còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, giúp học sinh tăng vốn từ, hiểu nghĩa từ, sử dụng hiệu quả vốn từ là công việc, nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của học sinh. Nhờ đó mà vốn từ của học sinh đã được bổ sung cả về số lượng, chất lượng, làm cho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm nét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác. 
2. Thực trạng của vấn đề: 
2.1. Thực trạng chung: 
a. Thuận lợi:
- Luôn được sự quan tâm của Ban lãnh đạo cũng như sự đồng thuận của tập thể giáo viên trong trường; thường xuyên tổ chức các hoạt động như chuyên đề, thao giảng, hội giảng, qua đó trao đổi và rút ra được nhiều kinh nghiệm.
- Thực hiện mô hình trường học mới tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn, tự tin, sôi nổi.
- Thư viện nhà trường đã có đầy đủ Tài liệu Hướng dẫn học và các tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
- Học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động học tập, mạnh dạn, tự tin trình bày những ý kiến của bản thân.
b. Khó khăn:
- Có nhiều gia đình học sinh thuộc diện gia đình nghèo, khó khăn, trình độ dân trí nói chung còn thấp nên chưa nhận thức đúng về việc học tập của con em mình.
- Vốn từ đồng âm, từ đồng nghĩa của học sinh nói riêng cũng như vốn từ tiếng Việt nói chung còn hạn chế.
2.2. Thực trạng lớp 5A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1:
Trong thực tế quá trình giảng dạy lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1, tôi nhận thấy: học sinh làm các bài tập về từ đồng âm nhanh và ít sai hơn khi học các bài tập về từ nhiều nghĩa. Đặc biệt, khi cho học sinh phân biệt và tìm các từ có quan hệ đồng âm, các nghĩa của từ nhiều nghĩa trong một số văn cảnh thì đa số học sinh lúng túng và làm bài chưa đạt yêu cầu. 
Để kiểm tra khả năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa sau phần học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa tôi đã ra đề kiểm tra (học sinh lớp 5A năm học 2017 - 2018) như sau: 
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 1
Môn: Tiếng Việt lớp 5 – Ngày kiểm tra: 23/10/2017
Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa? (3 điểm)
a) chín
Lúa ngoài đồng đã chín vàng.
Tổ em có chín học sinh.
Nghĩ cho chín rồi hãy nói.
b) đường
Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.
Các chú công nhân đang sửa chữa đường dây điện thoại.
Ngoài đường, mọi người đang đi lại nhộn nhịp.
c) vạt
Những vạt nương màu mật.
 	Lúa chín ngập lòng thung.
(Nguyễn Đình Ảnh)
Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm.
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều.
(Nguyễn Đình Ảnh)       
Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.
Câu 2: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau? (3 điểm)
đậu tương, đất lành chim đậu, thi đậu.
sợi chỉ, chỉ đường, chỉ vàng.
Câu 3: Dùng các từ dưới đây để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc và một câu theo nghĩa chuyển): nhà, đi, ngọt, xuân? (4 điểm)
* Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?
a) chín
Lúa ngoài đồng đã chín vàng.
Tổ em có chín học sinh.
Nghĩ cho chín rồi hãy nói.
b) đường.
Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.
Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.
Ngoài đường, mọi người đang đi lại nhộn nhịp.
c) vạt.
Những vạt nương màu mật.
 	Lúa chín ngập lòng thung.
                                        (Nguyễn Đình Ảnh)
Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.
Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm.
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều.
  (Nguyễn Đình Ảnh)       
* Bảng thống kê kết quả điểm bài kiểm tra từng học sinh: 
STT
HỌ VÀ TÊN
ĐIỂM
01
Nguyễn Ngọc Tuấn Anh
5
02
Trần Minh Âu
4
03
Võ Vũ Bảo
6
04
Trần Văn Cường
3
05
Nguyễn Quốc Đạt
3
06
Cao Tâm Đoan
4
07
Nguyễn Ngọc Quỳnh Giao
 ... ạc.
- Đồng bạc trắng hoa xoè.
- Cờ bạc là bác thằng bần.
- Ông Ba tóc đã bạc.
- Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
- Cái quạt máy này phải thay bạc.
b) đàn
- Cây đàn ghi ta.
- Vừa đàn vừa hát.
- Lập đàn để tế lễ.
- Bước lên diễn đàn.
- Đàn chim tránh rét trở về.
c) đình
- Qua đình ngã nón trông đình.
- Công việc bị đình lại vì không có người làm.
d) đơn
- Lan bị ốm, phải viết đơn xin nghỉ học.
- Nhà đơn người, chỉ có một mẹ một con.
e) mai
- Nếu miền Bắc có hoa đào thì miền Nam có hoa mai.
- Rùa, mực, cua là các con vật có mai.
- Nay đây mai đó.
g) lồng
- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. 
Một số trường hợp dùng từ đồng âm để chơi chữ:
a) chèo
Ăn no rồi lại nằm khoèo
Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem
(ca dao)
Kể chi tuổi tác già nua
Trống chèo xin cứ thi đua đến cùng.
(Mẹ Suốt - Tố Hữu)
b) lợi 
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
c) Câu chuyện vui sau đây cũng sử dụng từ đồng âm để chơi chữ: Xưa, có anh chàng mượn của người hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: “Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả”. Anh chàng nói: “ Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò”.
- Nhưng vạc của con là vạc thật.
- Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? Anh chàng trả lời.
- Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng. 
- Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?
* Đối với từ nhiều nghĩa:
a. chạy
- Cầu thủ chạy đón quả bóng.
- Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại.
- Tàu chạy trên đường ray.
- Đồng hồ này chạy chậm.
- Mưa ào xuống, không kịp chạy lúa phơi ngoài sân.
- Nhà ấy chạy ăn từng bữa.
- Con đường mới mở chạy qua làng tôi.
b. lá
- Lá bàng đang đỏ ngọn cây. (Tố Hữu)
- Lá khoai anh ngỡ lá sen. (ca dao)
- Lá cờ căng lên vì ngược gió. (Nguyễn Huy Tưởng)
- Cầm lá thư này lòng hướng vô Nam. (bài hát)
c. quả
- Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. (Trần Đằn Khoa)
- Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân. (ca dao)
- Trăng tròn như quả bóng. (Trần Đằng Khoa)
- Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta.
- Quả hồng nhừ thể quả tim giữa đời.
d. cứng
- Lúa đã cứng cây.
- Lí lẽ rất cứng.
- Học lực loại cứng.
- Cứng như thép. 
- Thanh tre cứng quá, không uốn cong được.
- Quai hàm cứng lại. Chân tay tê cứng.
- Cách giải quyết hơi cứng. Thái độ cứng quá.
e. sườn 
- Nó hích vào sườn tôi.
- Con đèo chạy ngang sườn núi.
- Tôi đi qua phía sườn nhà.
- Dựa vào sườn của bản báo cáo.
g. xuân
 Mùa xuân là tết trồng cây.
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
(Hồ Chí Minh)
 - Ngày xuân con én đưa thoi
 	(Nguyễn Du)
- Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán
So với ông Bành vẫn thiếu niên.
(Hồ Chí Minh)
 - Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.
4. Hiệu quả của đề tài:
Tôi đã áp dụng các giải pháp trên trong quá trình giảng dạy bằng cách lựa chọn và phân bố hợp lí theo từng nội dung của bài học. Tôi đã ra đề để kiểm tra khả năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa như sau: 
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 2
Môn: Tiếng Việt lớp 5 – Ngày kiểm tra: 25/04/2018
Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
 a) Dòng nào dưới đây chứa từ đồng âm ?
A. Mùa xuân/ tuổi xuân/ xuân sắc.
B. Trắng xóa/ trắng toát/ trắng tinh.
C. Câu văn/ rau câu/ chim câu.
 b) Cặp từ ngữ nào dưới đây chứa từ nhiều nghĩa ?
A. Bông súng - Cây súng.
B. Đau lưng - Lưng núi.
C. Kiên trì - Kiên nhẫn.
Câu 2: (2 điểm)
Trong các từ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển:
a) Miệng cười tươi, miệng túi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, nhà 5 miệng ăn.
b) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, hở sườn, đánh vào sườn địch.
Câu 3: (2 điểm) Với mỗi từ dưới đây, em hãy đặt 2 câu để phân biệt từ đồng âm: 
Câu
xuân
Câu 4: (4 điểm) Viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trong đó có sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Chỉ ra từ đồng âm, từ nhiều nghĩa em đã sử dụng trong đoạn văn.
Sau khi tổng hợp, thu được kết quả như sau:
* Bảng thống kê kết quả điểm bài kiểm tra từng học sinh: 
STT
HỌ VÀ TÊN
ĐIỂM
01
Nguyễn Ngọc Tuấn Anh
7
02
Trần Minh Âu
7
03
Võ Vũ Bảo
8
04
Trần Văn Cường
5
05
Nguyễn Quốc Đạt
5
06
Cao Tâm Đoan
5
07
Nguyễn Ngọc Quỳnh Giao
9
08
Nguyễn Thị Thanh Hiền
7
09
Nguyễn Thị Kim Huệ
7
10
Nguyễn Khắc Huy
9
11
Trần Nhật Anh Kha
5
12
Đặng Thị Mỹ Linh
8
13
Nguyễn Trường My
10
14
Lê Văn Nhất
10
15
Nguyễn Thị Mỹ Quang
5
16
Đặng Minh Quốc
9
17
Nguyễn Trần Mỹ Quyền
10
18
Trần Thị Thanh Tâm
4
19
Huỳnh Diệu Thiện
10
20
Phạm Ngọc Thôi
7
21
Ngô Thị Tuyết Thương
9
22
Nguyễn Trường Tiên
8
23
Phan Tấn Tính
8
24
Ngô Trọng Tốt
7
25
Nguyễn Thị Tường Vy
7
Sĩ số
Điểm
9 - 10
Điểm
7 - 8
Điểm
5 - 6
Điểm
dưới 5
25
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
32,0
11
44,0
5
20,0
1
4,0
* Bảng thống kê kết quả điểm kiểm tra theo tỉ lệ %: 
Nhìn vào bảng thống kê trên, đối chiếu với bảng thống kê lúc đầu ta thấy có những dấu hiệu đáng mừng qua thời gian thực nghiệm. Tỉ lệ học sinh có bài làm tốt đạt điểm 9 - 10 và điểm 7 - 8 được tăng lên đáng kể. Đây là dấu hiệu triển vọng cho việc vận dụng một số biện pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa trong các năm học tiếp theo.
III. KẾT LUẬN 
1. Đúc kết lại nội dung chính đã trình bày:
Chất lượng học tập của học sinh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của người giáo viên chủ nhiệm. Nó đòi hỏi một quá trình lâu dài và sự nhiệt huyết của người giáo viên. Để có được hiệu quả như ngày hôm nay, bản thân tôi đã dựa trên những kinh nghiệm có được viết nên sáng kiến về “Năm giải pháp giúp học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa” với những nội dung chính sau đây:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận, thực trạng dạy học về từ nhiều nghĩa - từ đồng âm cho học sinh lớp 5, trường Tiểu học Vạn Thọ 1.
- Trên cơ sở đó, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học về từ nhiều nghĩa – từ đồng âm cho học sinh lớp 5, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 như:
+ Nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và phương pháp dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
+ Tìm các căn cứ để giúp học sinh nhận diện, phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
+ Tổ chức dạy trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức.
+ Tập hợp nghiên cứu các bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, bài tập phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
+ Tự tích luỹ một số trường hợp về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong cuộc sống hàng ngày để có thêm vốn từ trong giảng dạy.
2. Đề ra biện pháp triển khai áp dụng đề tài vào thực tiễn:
Để thực hiện tốt các vấn đề đã được đề cập trong nội dung sáng kiến, bản thân tôi luôn xác định cho mình những biện pháp triển khai, áp dụng đề tài vào thực tiễn như sau:
- Giáo viên phải nắm vững tuyến kiến thức về từ đồng âm, từ đồng nghĩa; không ngừng học tập, bồi dưỡng; áp dụng các chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy ở tiểu học; tìm tòi sáng tạo, thay đổi linh hoạt các biện pháp giáo dục, các hình thức tổ chức học tập, nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh.
- Giáo viên phải là người hướng dẫn, gợi mở giúp các em phát huy vốn từ của bản thân để tìm ra kiến thức mới; tạo không khí vui tươi, lành mạnh, khích lệ, động viên các em học tập tốt hơn.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên luôn chú ý đến “tiến độ học” của học sinh, để từ đó có những biện pháp tổ chức cụ thể.
- Phải hết lòng yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với con đường mà mình đã chọn, coi học sinh là niềm vui, niềm hy vọng lớn trong đời. 
 - Tổ chức triển khai đề tài cho đồng nghiệp trong nhà trường, thông qua báo cáo lý thuyết và thực hành giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
3. Kiến nghị:
Tổ chuyên môn cùng nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy môn Tiếng Việt trong đó có vận dụng phương pháp dạy phân môn Luyện từ và câu đối với “Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa”. Tổ chức khảo sát chất lượng học tập cũng như hứng thú khi học môn Tiếng Việt của học sinh ở các khối lớp để giáo viên có những định hướng đổi mới phương pháp, hình thức dạy học phù hợp kịp thời tùy vào tình hình học tập của các em học sinh.
Đối với bản thân giáo viên: Không ngừng học tập, nghiên cứu đổi mới các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với tâm lí của học sinh nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực cho học sinh.
4. Hướng phát triển của đề tài	:
Trên cơ sở đã áp dụng thành công trong công tác giảng dạy để giúp học sinh học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa”; bản thân tôi mong muốn sáng kiến của mình sẽ được chia sẻ và áp dụng rộng rãi trên học sinh lớp 5 không chỉ trong đơn vị trường mà còn cho cả các đơn vị trường Tiểu học huyện Vạn Ninh và cả tỉnh Khánh Hòa.
Trên đây là bài viết sáng kiến của bản thân về đề tài: “Năm giải pháp giúp học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học tốt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa”
Rất mong sự góp ý đánh giá của Hội đồng sáng kiến nhà trường cũng như tất cả các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả và thiết thực hơn.
Xin chân thành cảm ơn ! 
Vạn Thọ, ngày 5 tháng 11 năm 2018
HIỆU TRƯỞNG 	Người viết
 Nguyễn Thị Diễm My
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Trần Ái (2004), Phương pháp dạy môn Tiếng Việt Tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Lê Phương Nga (2006), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học - Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ Cao
 đẳng Sư phạm và Sư phạm, NXB Giáo dục.
3. Trần Mạnh Hưởng - Lê Hữu Tỉnh (2005), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Lê Phương Nga (chủ biên) (2006), Tiếng Việt 5 nâng cao, NXB Giáo dục.
5. Tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 – Tập 1A, NXB Giáo dục.
6. Tài liệu Mô hình trường học mới Vnen, NXB Giáo dục.
Phụ lục 1
Cánh đồng
Một nghìn đồng
Tượng đồng

File đính kèm:

  • docskkn_nam_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5a_truong_tieu_hoc_van.doc