SKKN Sáu giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia Olympic môn Toán cấp huyện cho học sinh Lớp 5A Trường Tiểu học Vạn Thọ 1

1. Cơ sở khoa học

“Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. (Văn kiện Đại hội Đảng lần IX )

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đaị hóa đất nước Đảng và nhà nước ta không ngừng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Phát triển giáo dục là nền tảng, là quốc sách hàng đầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cho học sinh là một trong những mục tiêu giáo dục và đào tạo của Bộ giáo dục. Trong đó việc bồi dường, đào tạo học sinh giỏi là vấn đề hết sức cần thiết, bởi vì chỉ có những nhân tài mới nhanh chóng tiếp thu thành tựu khoa học mới của nhân loại, phát minh ra sáng kiến để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

 Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ cao cả của toàn xã hội, song trách nhiệm trực tiếp là của những người làm công tác giáo dục. Bởi vậy trong tài liệu tiếp tục quán triệt Nghị quyết Trung ương II, Bộ giáo dục và đào tạo chỉ rõ “ trường tiểu học và mỗi giáo viên tiểu học đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”.

Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt ở tiểu học là nền móng cho chiến lược đào tạo người tài của đất nước. Để có được các thành quả về giáo dục học sinh nói chung hay những thành tích cao của học sinh hoàn thành tốt nói riêng, ngay từ cấp tiểu học các nhà trường phải có sự quan tâm, chú ý từ các buổi học hằng ngày của các khối lớp và ở tất cả các môn học trong nhà trường. Việc giáo dục học sinh hằng ngày trên lớp có chất lượng chính là tạo một nền móng vững chắc cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài. Mặt khác nội dung, phương pháp giáo dục đại trà và bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt cũng như hình thức tổ chức phải phong phú và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh mới đem lại hiệu quả trong giáo dục.

Sự hình thành và phát triển năng khiếu, tài năng của con người chịu sự tác động của các yếu tố di truyền, môi trường tự nhiên và xã hội, vĩ mô cũng như vi mô của gia đình, nhà trường, xã hội của dân tộc, quốc gia và thời đại trong suốt quá trình sinh thành phát triển của cả đời người nói chung của những con người có năng khiếu, tài năng nói riêng.

 

doc 23 trang Thảo Phương 15/05/2023 2340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sáu giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia Olympic môn Toán cấp huyện cho học sinh Lớp 5A Trường Tiểu học Vạn Thọ 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sáu giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia Olympic môn Toán cấp huyện cho học sinh Lớp 5A Trường Tiểu học Vạn Thọ 1

SKKN Sáu giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia Olympic môn Toán cấp huyện cho học sinh Lớp 5A Trường Tiểu học Vạn Thọ 1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đất nước ta cũng đang tích cực hội nhập sâu rộng với thế giới, để có thể hội nhập thành công với toàn thế giới thì quan trọng nhất vẫn là phát triển nền giáo dục Việt Nam một cách vững mạnh, toàn diện. Vì vậy, trong tất cả các chính sách phát triển của đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm cho thế hệ trẻ, đặc biệt là tầng lớp trẻ em - “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”- Đây là câu khẩu hiệu mà mỗi thầy cô giáo đều đã thấm nhuần trong quá trình giáo dục học sinh một cách toàn diện ở tất cả các mặt : đức, trí, thể, mĩ. Riêng về mặt học tập, đặc biệt là môn Toán thì càng cần phải quan tâm, chú trọng nhiều. Môn Toán ở tiểu học bước đầu hình thành khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng của học sinh. Môn Toán là chìa khóa mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết cho người lao động thời hiện đại, nó góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện hơn. Nếu học sinh yếu toán cũng là đồng nghĩa với việc các em phát triển chưa trọn vẹn, ảnh hưởng đến tương lai của chính bản thân các em và cả xã hội. Ngay từ cấp tiểu học chúng ta cần tạo nền tảng vững chắc cho các em, bằng cách là bồi dưỡng tư duy cho các em một cách có hệ thống và kế hoạch ngay từ đầu năm học.
Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 là một trường thuộc vùng nông thôn, dân cư thưa thớt, kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao nên đa số phụ huynh học sinh của trường lơ là, thiếu quan tâm đến việc học tập của con em mình. Từ đó chất lượng học tập của học sinh thường ở mức độ thấp để có được đội ngũ học sinh tham gia olympic môn học quả thật rất hiếm. và kết quả là qua nhiều năm tham gia Thi học sinh giỏi hoặc olympic môn học chưa có học sinh đạt giải dù các thầy cô giáo cũng rất cố gắng để bồi dưỡng.
 	Olympic môn học là sân chơi trí tuệ, bổ ích và là cơ hội giao lưu học hỏi cho học sinh lớp 5 của các trường tiểu học trong huyện, mỗi năm tổ chức một lần. Cuộc thi tạo hứng thú cho các em trong học tập, rèn luyện, bồi dưỡng lòng tự tin và có hướng phấn đấu trong tương lai.
Từ những vấn đề nêu trên, tôi nghĩ rằng phải đầu tư nhiều hơn cho việc bồi dưỡng cho các em về biện pháp học tập môn Toán, giúp các em có đủ khả năng hiểu được vấn đề một cách chắc chắn, biết phân tích đề bài một cách rõ ràng chính xác, giải quyết vấn đề hợp lí để đi đến việc giải bài toán đạt kết quả như mong muốn.
	 Được nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn Toán 2 năm học qua, tôi nhận thấy các em chưa thật sự nắm được vấn đề một cách vững chắc, thiếu sáng tạo, linh hoạt trong một số tình huống nhất định, chỉ biết vận dụng theo lối mòn sẵn có, cho nên sẽ khó đạt được thành tích tốt trong cuộc thi. Vì vậy phải có kế hoạch và các giải pháp thật cụ thể và chi tiết ngay từ đầu năm học. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài: “Sáu giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia Olympic môn Toán cấp huyện cho học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Vạn Thọ 1”.
	2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích tổng quát của đề tài là tìm các giải pháp thật chi tiết và phù hợp để bồi dưỡng cho học sinh tham gia Olympic môn Toán nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và góp phần đạt hiệu quả tham gia Olympic môn học nói riêng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về mức độ nắm và vận dụng kiến thức của từng học sinh là vô cùng quan trọng, từ đó đề ra các biện pháp, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh thì hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn.
Mục đích cụ thể là:
- Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức toán đã học, giúp học sinh biết cách phát hiện và giải quyết vấn đề theo con đường nhanh nhất, hợp lý nhất.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tính toán, kỹ năng giải toán, đặc biệt là kỹ năng vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức toán học đã học để giải quyết các vấn đề có tính phức tạp hơn. 
- Phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là năng lực khái quát hóa, trừu tượng hóa, trí tưởng tượng không gian,.. Phát huy tính linh hoạt, độc lập và sáng tạo, trí tuệ của học sinh; góp phần phát hiện tài năng toán học cho các bậc học tiếp theo.
- Tạo niềm tin và động lực giúp học sinh học tốt môn Toán cũng như các môn học khác ở tiều học. Học sinh sẽ thêm yêu thích môn Toán, góp phần giáo dục những đức tính và phẩm chất cần thiết của người lao động mới, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 
3.1. Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn của học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 khi tham gia Olympic môn Toán cấp huyện
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Sáu giải pháp nâng cao chất lượng tham gia Olympic môn Toán cấp huyện. 
4. Giả thuyết nghiên cứu 
	 Sử dụng sáu giải pháp (được nhắc đến trong đề tài) này sẽ nâng cao hiệu quả tham gia Olympic môn Toán cấp huyện cho học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Vạn Thọ 1.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 
5.1. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng tham gia Olympic môn học cấp huyện.
5.2. Nghiên cứu thực tiễn – thực trạng của học sinh lớp 5A và Trường tiểu học Vạn Thọ 1 khi tham gia Olympic môn học cấp huyện, chú ý những nguyên nhân dẫn đến học sinh tham gia chưa hiệu quả trước đó. 
5.3. Đề xuất những giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng tham gia Olympic môn học cấp huyện, qua đó tổng kết kinh nghiệm.
6. Phạm vi và giới hạn đề tài 
- Lĩnh vực nghiên cứu: Môn Toán 
- Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 5A tham gia Olympic môn Toán cấp huyện Trường Tiểu học Vạn Thọ 1
- Thời gian nghiên cứu:
	+ Thời gian bắt đầu: 11/2018 
	+ Thời gian kết thúc: 9/2019
7. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp quan sát
- Mục đích: Giáo viên quan sát học sinh trong các giờ học Toán để nắm bắt được các mảng kiến thức học sinh còn yêú, thái độ của học sinh khi học. 
- Cách thức: Giáo viên quan sát, theo dõi, nhận xét, đánh giá về cách trình bày, cách trả lời câu hỏi, cách làm việc nhóm... của học sinh trong quá trình học để nhận biết sự thay đổi về thái độ, hứng thú học tập của học sinh trước và sau thời gian áp dụng biện pháp của đề tài vào tiết dạy.
b. Phương pháp vấn đáp
- Mục đích: Giáo viên nắm được các chuẩn kiến thức và kĩ năng mà học sinh đã đạt và chưa đạt; Hiểu về tâm tư, hoàn cảnh và sở thích của các em.
- Cách thức: Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, tìm và trả lời về những điều học sinh nắm được và chưa nắm được để từ đó giáo viên có hệ thống các nội dung cần bồi dưỡng cho học sinh. Hoặc hiểu về tính cách, sở thích của học sinh hơn.
c. Phương pháp điều tra
- Mục đích: Giáo viên nắm được hoàn cảnh gia đình, sở thích của học sinh.
- Cách thức: Giáo viên gặp gỡ phụ huynh trao đổi, hỏi thăm tình hình gia đình, thái độ của học sinh khi học ở nhà; trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp trước về tình hình học tập và thái độ của học sinh.
d. Phương pháp đọc tài liệu
- Mục đích: Giáo viên nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, các giải pháp bồi dưỡng học sinh đã thực hiện có hiệu quả và chưa hiệu quả, hệ thống hóa các mảng kiến thức, kĩ năng cần rèn cho học sinh.
- Cách thức: Giáo viên tham khảo các tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, các đề tài nghiên cứu có liên quan trước đó, các dạng bài tập toán cần thực hiện ...
d. Nghiên cứu sản phẩm:
- Mục đích: thực nghiệm và kiểm nghiệm kết quả để khẳng định tính hiệu quả của giải pháp.
- Cách thức: Ghi chép tình hình thực nghiệm, kiểm nghiệm các kết quả, hệ thống các giải pháp thành công.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Cơ sở khoa học
“Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. (Văn kiện Đại hội Đảng lần IX )
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đaị hóa đất nước Đảng và nhà nước ta không ngừng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. 	Phát triển giáo dục là nền tảng, là quốc sách hàng đầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cho học sinh là một trong những mục tiêu giáo dục và đào tạo của Bộ giáo dục. Trong đó việc bồi dường, đào tạo học sinh giỏi là vấn đề hết sức cần thiết, bởi vì chỉ có những nhân tài mới nhanh chóng tiếp thu thành tựu khoa học mới của nhân loại, phát minh ra sáng kiến để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
	Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ cao cả của toàn xã hội, song trách nhiệm trực tiếp là của những người làm công tác giáo dục. Bởi vậy trong tài liệu tiếp tục quán triệt Nghị quyết Trung ương II, Bộ giáo dục và đào tạo chỉ rõ “trường tiểu học và mỗi giáo viên tiểu học đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”.
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt ở tiểu học là nền móng cho chiến lược đào tạo người tài của đất nước. Để có được các thành quả về giáo dục học sinh nói chung hay những thành tích cao của học sinh hoàn thành tốt nói riêng, ngay từ cấp tiểu học các nhà trường phải có sự quan tâm, chú ý từ các buổi học hằng ngày của các khối lớp và ở tất cả các môn học trong nhà trường. Việc giáo dục học sinh hằng ngày trên lớp có chất lượng chính là tạo một nền móng vững chắc cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài. Mặt khác nội dung, phương pháp giáo dục đại trà và bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt cũng như hình thức tổ chức phải phong phú và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh mới đem lại hiệu quả trong giáo dục.
Sự hình thành và phát triển năng khiếu, tài năng của con người chịu sự tác động của các yếu tố di truyền, môi trường tự nhiên và xã hội, vĩ mô cũng như vi mô của gia đình, nhà trường, xã hội của dân tộc, quốc gia và thời đại trong suốt quá trình sinh thành phát triển của cả đời người nói chung của những con người có năng khiếu, tài năng nói riêng.
Con người nói chung và người tài năng nói riêng hình thà ... inh
Việc bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn Toán thực chất là bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh qua môn Toán. Đó chính là:
- Bồi dưỡng cho học sinh hứng thú và nhu cầu học toán để sao cho học sinh coi việc học toán và làm toán như là niềm vui, là nhu cầu của chính bản thân mình.
- Rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải toán, nhất là các bài toán có nội dung thực tế.
- Rèn luyện cho học sinh cách phân tích các yếu tố của bài toán để tìm ra cách giải độc đáo, sáng tạo đối với bài toán đó.
Ví dụ: Trong các số 57 234, 64 620, 5 270, 77 285 số nào chia hết cho cả 2,3,5,9
Đối với bài toán này, học sinh sẽ giải theo cách đơn giản đó là tìm lần lượt những số chia hết cho 2,3,5,9 từ những số vừa tìm được để chọn ra số chia hết cho cả 2,3,5,9. Tuy nhiên với nhóm học sinh này tôi hướng dẫn học sinh tìm mối liên hệ giữa các yếu tố của bài toán để đưa ra cách giải nhanh và gọn hơn:
+ Dấu hiệu chia hết cho cả 2 và 5 là gì? ( Số chia hết cho cả 2 và 5 có tận cùng là số 0.)
+ Dấu hiệu chia hết cho cả 3 và 9 là gì? ( Số chia hết cho cả 3 và 9 có tổng các chữ số chia hết cho 9.)
 Vậy số chia hết cho cả 2,3,5,9 là số có đặc điểm gì? ( có tận cùng là 0 và tổng các chữ số là số chia hết cho 9 đó chính là số 64 620)
- Hướng dẫn học sinh phân tích, khai thác nội dung bài toán dưới nhiều khía cạnh khác nhau để từ đó đưa ra nhiều cách giải cho một bài toán. Một trong những biểu hiện thường thấy của tư duy sáng tạo ở học sinh đó là có khả năng tìm tòi, khám phá và tìm được nhiều cách giải khác nhau đối vơí bài toán đã cho. Mỗi bài toán có thể có nhiều hướng giải quyết, vì vậy trong dạy học toán để hình thành và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phân tích, khai thác nội dung bài học dưới nhiều khía cạnh khác nhau để tìm ra các phương pháp giải khác nhau
Ví dụ 1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có tổng độ dài hai cạnh gấp 5 lần hiệu độ dài của hai cạnh đó. Biết diện tích mảnh vườn này là 600 m2. Tính chu vi mảnh vườn đó.
Cách 1: (Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng)
Cho Hiệu hai cạnh là 1 đoạn thẳng thì tổng hai cạnh là 5 đoạn thẳng như thế Tỉ số chiều rộng và chiều dài là 
Khi đó mảnh vườn được chia thành 6 hình vuông bằng nhau, mỗi hình vuông có diện tích là 100m2, nên cạnh hình vuông là 10m. Do đó :
Chiều rộng mảnh vườn là: 10x2 = 20 (m)
Chiều dài mảnh vườn là: 10 x 3 = 30 (m)
Chu vi mảnh vườn là: (20 + 30) x 2 = 100 (m)
 Đáp số: 100m
Cách 2: (Phương pháp thêm bớt diện tích)
 Do tỉ số chiều rộng và chiều dài của mảnh vườn là 
Ta chia mảnh vườn thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có diện tích 300m2. Ta thêm một phần như thế vào mảnh vườn. Mảnh vườn trở thành hinhf vuông có diện tích 900 m2. Do đó cạnh hình vuông (chính là chiều dài mảnh vườn) sẽ là 30m, suy ra chiều rộng mảnh vườn là 20m
Chu vi mảnh vườn là: (20 + 30) x 2 = 100 (m)
 Đáp số: 100m
Ví dụ 2: Một cửa hàng có 324 mét vải. Ngày đầu bán được số vải, ngày thứ hai bán được thêm số vải. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu mét vải?
Các em đã biết tính giá trị phân số của một số, các em có thể tính:
Cách 1: (Thường gặp)
 Giải
Số mét vải ngày đầu bán được là: 	324 = 72 (m)
Số mét vải bán ngày thứ hai là: 	324 = 108 (m)
Tổng số vải bán cả 2 ngày là: 	72 + 108 = 180 (m)
Số mét vải của cửa hàng còn lại là: 	324 - 180 = 144 (m)
 Đáp số: 144 mét.
Và các em cũng đã học các phép tính về phân số, hướng dẫn các em suy nghĩ, vận dụng các phép tính về phân số tìm cách giải khác, chẳng hạn như:
Cách 2:
 Giải
Phân số chỉ số vải bán được cả 2 ngày là: 	 (số vải)
Phân số chỉ số vải còn lại là: 	 (số vải)
Số mét vải cửa hàng còn lại là: 	324 = 144 (mét)
 	Đáp số: 144 mét
Ví dụ 3: Sơ kết học kì 1, 180 học sinh khối lớp sáu được xếp thành bốn loại: giỏi, khá, trung bình, yếu. So với học sinh cả khối, số học sinh xếp loại giỏi bằng , loại khá bằng , loại trung bình bằng .
	a-.Tính số học sinh được xếp loại giỏi.
	b-.Tỉ số phần trăm của mỗi loại so với số học sinh cả khối?
Cách 1:
 Giải
Số học sinh được xếp loại giỏi là: 	180 = 18 (học sinh)
Số học sinh được xếp loại khá là: 	180 = 72 (học sinh)
Số học sinh được xếp loại Trung bình là: 	180 = 81 (học sinh)
Số học sinh xếp loại Yếu là : 180 - (18 + 72 + 81) = 9 (học sinh). 
Tỉ số phần trăm của học sinh giỏi 18 : 180 = 0,1 = 10% 
Tỉ số phần trăm của học sinh giỏi 72 : 180 = 0,4 = 40% 
Tỉ số phần trăm của học sinh giỏi 81 : 180 = 0,45 = 45%
Tỉ số phần trăm của học sinh giỏi 9 : 180 = 0,05 = 5% 
 Đáp số: 	a) 18 học sinh
 b) Giỏi 10% ; Khá 40% ; TB 45% ; Yếu 5% 
	Nhưng với đề bài này, tôi gợi ý cho học sinh tính tỉ số phần trăm bằng cách khác, vì vậy các em biết tính tỉ số phần trăm mỗi loại như sau:
Cách 2:
Tỉ số phần trăm của loại giỏi là: 	 (nhân tử, mẫu với 10)
Tỉ số phần trăm của loại khá là: 	 	(tương tự)
Tỉ số phần trăm của loại trung bình là: 	(nhân tử, mẫu với 5)
Tỉ số phần trăm của loại yếu là: 	100% - (10% + 40% + 45%) = 5%
 Đáp số: 	a) 18 học sinh
b) Giỏi 10% ; Khá 40% ; TB 45% ; Yếu 5% 
	Qua ví dụ 3 này, giáo viên giúp cho học sinh hiểu thêm Tỉ số phần trăm chính là tỉ số của 2 số nhưng chúng được viết dưới dạng tỉ số có mẫu số bằng 100, bằng cách biến đổi như ta đã học. (Thành phân số thập phân có mẫu số bằng 100)
	Qua 3 ví dụ trên tôi cho các em so sánh 2 cách giải và cho biết cách giải nào nhanh và gọn hơn? Các em sẽ thích thú hơn, tư duy sáng tạo hơn qua nhiều cách giải như thế.
Chương 4: Hiệu quả sáng kiến
Hiệu quả của sáng kiến
 Chất lượng học tập môn Toán của học sinh lớp 5A được nâng cao, có học sinh đạt giải khi tham gia Olympic môn Toán cấp huyện.
Tổ chức thu thập minh chứng đánh giá hiệu quả, tác dụng của sáng kiến
Sau một thời gian tích cực nghiên cứu và thực nghiệm đề tài theo các giải pháp nêu như trên đến tháng 3 năm 2018 học sinh đã tham gia Olympic môn học cấp huyện tuy không đạt kết quả cao nhưng là ngoài sức mong đợi của bản thân tôi và tập thể giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường. Bởi chọn lựa được một đội tuyển 12 học sinh tham gia Olympic môn học trong tổng số 35 em mà có giải quả thật rất hiếm và cũng đã rất lâu Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 chúng tôi mới có học sinh đạt giải trong một cuộc thi kiến thức như thế này. Ngoài 2 học sinh đạt giải Khuyến khích môn Tiếng Việt, 1 giải Khuyến khích tiếp sức đồng đội môn tiếng Anh thì có 1 học sinh đạt giải Nhì môn Toán – Đó là em Huỳnh Trọng Hiếu.
GIẤY KHEN CỦA EM HUỲNH TRỌNG HIẾU
(Thầy Nguyễn Từng phát giấy khen cho Hiếu và các bạn đạt giải Nhì môn Toán)
(Hiếu và hai bạn cùng lớp chụp hình kỉ niệm tại Lễ tổng kết Olympic môn học cấp huyện)
Năm học 2019 – 2020, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 có 2 lớp 5 và tôi tiếp tục được nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn Toán. Để kiểm nghiệm một lần nữa kết quả của đề tài, tôi đang tiếp tục áp dụng sáng kiến này vào việc bồi dưỡng. Và mong rằng với các giải pháp đang thực hiện sẽ mang lại kết quả như mong muốn vào thời gian sắp tới.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng sáu giải pháp trên đã giúp học sinh có tư duy toán học tốt, chất lượng môn toán của lớp được nâng cao và đặc biệt có học sinh đạt giải khi tham gia olympic môn Toán cấp huyện.
Bên cạnh đó khi bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn Toán giáo viên cần chú ý:
- Bồi dưỡng kiến thức cho học sinh là công việc thường xuyên, giáo viên cần phải chú ý kết hợp trong mỗi tiết dạy. Có thể tận dụng ngay các bài toán ở sách giáo khoa rồi mở rộng chúng để phát triển tư duy của các em.
- Khi dạy bồi dưỡng cần giúp học sinh biết nhận dạng bài toán và lựa chọn phương pháp giải thích hợp.
- Trước khi cung cấp cho học sinh các dạng toán nâng cao, giáo viên nên hệ thống hóa những kiến thức cơ bản có liên quan và bổ sung những kiến thức nâng cao (Nếu có).
- Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên không nên dùng phương pháp luyện theo mẫu mà nên khuyến khích các em tìm tòi, tự trình bày suy nghĩ và cách giải quyết của mình, qua đó giúp các em tự hoàn chỉnh cách giải và lựa chọn cách giải hay, phù hợp.
Khuyến nghị:
Trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi xin có một số khuyến nghị sau:
- Về phía phòng giáo dục: Thường xuyên tổ chức giao lưu giữa giáo viên các trường để trao đổi học hỏi kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn học.
- Về phía nhà trường: Cần có sự phân công chuyên môn một cách hợp lý như chọn lựa giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm tâm huyết với việc bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn học, phân công theo hướng ổn định để phát huy được kinh nghiệm của giáo viên. Khuyến khích, động viên, khen thưởng những giáo viên có biện pháp nâng cao chất lượng học sinh tham gia Olympic môn học.
- Về phía giáo viên: Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; luôn yêu nghề, mến trẻ.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong công tác bồi dưỡng học sinh tham gia Olympic môn học. Tôi đã áp dụng kinh nghiệm này trong một năm qua và nó đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến này chỉ trong một phạm vi hẹp, thời gian chưa dài vì thế chưa có thể đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những ưu điểm và hạn chế của nó. Rất mong nhận được sự động viên cổ vũ cùng những lời góp ý chân thành từ Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm, các cấp lãnh đạo, quý đồng nghiệp để đề tài này ngày một hoàn thiện hơn, tôi xin chân thành cảm ơn!
	 Vạn Thọ, ngày 30 tháng 9 năm 2019
 Thủ trưởng đơn vị	 Người viết
 Nguyễn Thị Trang 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ GD&ĐT (2014), Sách hướng dẫn học Toán 5, Nhà xuất bản Giáo dục.
- Đỗ Trung Hiệu – Vũ Dương thụy ( 2001), Các phương pháp giải toán ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục.
- Đỗ Tiến Đạt – Vũ Văn Dương – Hoàng Mai Lê (2011), Bài tập trắc nghiệm và tự luận, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 
- Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan – Vũ Dương thụy – Vũ Quốc Chung ( 2004), Giáo trình Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 
- Nguyễn Tấn Đức – Lưu Hoàng Bảo (2014), 99 bộ đề toán lớp 5 bồi dưỡng học sinh Giỏi, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 

File đính kèm:

  • docskkn_sau_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_tham_gia_olympic_mon_to.doc