SKKN Một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trường mầm non Phùng Xá
Hơn thế nữa, giáo án điện tử có thể dễ dàng trình chiếu các hình ảnh trực quan sinh động bổ trợ cho bài giảng, phát huy tính tích cực, sự ham mê và hứng thú của trẻ khi tham gia các hoạt động. Qua đó, giáo viên không chỉ mang đến cho trẻ những kiến thức cơ bản mà còn cung cấp cho trẻ những kiến thức phong phú, hình ảnh sống động, hoặc có cả những video clip minh họa cho bài giảng Có thể thấy rằng, việc sử dụng giáo án điện tử là một bước đột phá trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học và tránh lối học theo kiểu truyền thống với những bức tranh minh họa đơn điệu và đôi khi thiếu thẩm mỹ của giáo viên mầm non. Năm học 2011- 2012 là năm học tiếp tục “ Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
Bản thân tôi cũng như mọi đồng nghiệp luôn nỗ lực phấn đấu học tập, tìm kiếm các thông tin trên mạng internet để có những phương pháp, kĩ năng mới trong việc thiết kế bài giảng điện tử.Tuy nhiên, tôi nhận thấy việc thiết kế bài giảng điện tử đối với nhiều giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn. Giáo viên chưa thành thạo kĩ năng thiết kế bài giảng và việc sử dụng bài giảng điện tử vào trong giảng dạy chưa đem lại kết quả như mong muốn. Từ những nhận định trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình nhằm tập hợp những kinh nghiệm mà cá nhân mình tích lũy được trong quá trình thực hiện chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy” để cùng chia sẻ với các đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của ngành giáo dục nói chung và của bậc học mầm non nói riêng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trường mầm non Phùng Xá

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC TRƯỜNG MẦM NON PHÙNG XÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ THỦ THUẬT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO TRONG GIẢNG DẠY TRƯỜNG MẦM NON PHÙNG XÁ Đề tài thuộc lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Tên tác giả: Nguyễn Thị Hương Nhài Chức vụ: Giáo viên Năm học: 2011 – 2012 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Nguyễn Thị Hương Nhài Ngày tháng năm sinh: 04- 5 – 1986 Năm vào ngành: 2007 Chức vụ, đơn vị công tác: Trường mầm non Phùng Xá- Mỹ Đức- Hà Nội Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Trình độ đào tạo: Đại học - Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Bộ môn giảng dạy: Giáo dục mẫu giáo A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ nữa, và ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại. Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thể hiện rõ nét nhất qua các “Giáo án điện tử”, bài giảng điện tử E-learning. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực, hiệu quả và sáng tạo của cả giáo viên và học sinh. Hơn thế nữa, giáo án điện tử có thể dễ dàng trình chiếu các hình ảnh trực quan sinh động bổ trợ cho bài giảng, phát huy tính tích cực, sự ham mê và hứng thú của trẻ khi tham gia các hoạt động. Qua đó, giáo viên không chỉ mang đến cho trẻ những kiến thức cơ bản mà còn cung cấp cho trẻ những kiến thức phong phú, hình ảnh sống động, hoặc có cả những video clip minh họa cho bài giảng Có thể thấy rằng, việc sử dụng giáo án điện tử là một bước đột phá trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học và tránh lối học theo kiểu truyền thống với những bức tranh minh họa đơn điệu và đôi khi thiếu thẩm mỹ của giáo viên mầm non. Năm học 2011- 2012 là năm học tiếp tục “ Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Bản thân tôi cũng như mọi đồng nghiệp luôn nỗ lực phấn đấu học tập, tìm kiếm các thông tin trên mạng internet để có những phương pháp, kĩ năng mới trong việc thiết kế bài giảng điện tử.Tuy nhiên, tôi nhận thấy việc thiết kế bài giảng điện tử đối với nhiều giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn. Giáo viên chưa thành thạo kĩ năng thiết kế bài giảng và việc sử dụng bài giảng điện tử vào trong giảng dạy chưa đem lại kết quả như mong muốn. Từ những nhận định trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình nhằm tập hợp những kinh nghiệm mà cá nhân mình tích lũy được trong quá trình thực hiện chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy” để cùng chia sẻ với các đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của ngành giáo dục nói chung và của bậc học mầm non nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài: “ Một số thủ thuật ứng dụng công nghệ thông tin vài trong giảng dạy” nhằm tìm ra những phương pháp, những biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thiết kế bài giảng điện tử, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp đổi mới trong trường mầm non. Đề tài cũng là cơ hội để bản thân tôi cũng như các giáo viên mầm non trong toàn ngành có cơ hội được chia sẻ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để có những cách thiết kế bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn đối với trẻ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu tìm hiểu về một số thực trạng đối với giáo viên mầm non trong việc thiết kế giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy - Trao đổi, tìm ra những kĩ năng, những phương pháp mới trong việc thiết kế bài giảng điện tử đối với giáo viên mầm non. 4. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo lớn( 5-6 tuổi) 5. Ph¹m vi nghiªn cøu: Lớp mẫu giáo lớn A2- Trường mầm non Phùng Xá 6. Kế hoạch nghiên cứu: - Xác định đề tài: Tháng 9 năm 2011 - Xây dựng đề cương : Tháng 01 năm 2012 - Tiến hành viết đề tài : Từ 01/ 3/ 2012 đến 29/4/2012 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề: Giáo án điện tử và bài giảng điện tử: Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Cần lưu ý bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức giáo viên nói trong tiết dạy mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học - tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của trẻ. Bài giảng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế “bảng đen phấn trắng” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp. Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trong hoạt động dạy, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Như vậy bài giảng điện tử là công cụ tương tác giữa người học và người dạy để thực hiện các mục tiêu của hoạt động dạy. Với bài giảng điện tử, giáo viên được giảm nhẹ việc thuyết giảng. Người học được thu hút, kích thích khám phá tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, người học chủ động lĩnh hội tri thức và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú, sâu sắc hơn. Sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy, tức là các bài học được thiết kế, biên soạn và lưu trữ trên máy tính, sau đó nhờ thiết bị máy chiếu kết nối với máy tính để trình chiếu nội dung của bài học ra một màn hình lớn để trình chiếu cho trẻ xem. Với phương pháp dạy học này, thay việc giáo viên phải lật từng bức tranh, treo từng hình ảnh, giáo viên chỉ cần click chuột thì nội dung bài giảng đã xuất hiện. Việc sử dụng giáo án điện tử sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian trong việc chuyển đổi nội dung,hình ảnh, giúp giờ học được liên kết một cách nhẹ nhàng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kĩ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như power point, flash, ...). có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học. Ví dụ: Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem các website nói về chủ đề đang học...(điều này một giáo án thông thường không thể có). II.THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐƯA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO TRONG GIẢNG DẠY. 1. Thuận lợi: - Bản thân tôi là một giáo viên được đào tạo chính quy và đã có 5 năm kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, tôi nắm bắt được những khả năng, nhu cầu, mong muốn của trẻ để có những cách thiết kế bài giảng hợp lý, phù hợp với yêu cầu của độ tuổi trong từng hoạt động. - Được nhà trường tạo điều kiện, tạo cơ hội cho tôi được đi tập huấn về tin học, về kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử tại phòng giáo dục, tại các huyện khác và được đi kiến tập, dự giờ các hoạt động của các trường bạn trong toàn huyện cũng như một số trường trong Thành phố. Đây thực sự là những cơ hội để tôi được học hỏi, trao đổi, chia sẻ, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong việc thiết kế bài giảng điện tử, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. - Nhà trường có dàn máy vi tính kết nối mạng internet, có máy chiếu, màn chiếu và bản thân tôi cũng có máy tính xách tay, usb 3G nên tôi có thể vào mạng để tìm kiếm thông tin, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm qua Email với bạn bè đồng nghiệp bất cứ lúc nào. - Đội ngũ giáo viên trường Mầm non Phùng Xá đa số là giáo viên trẻ tuổi nên việc tiếp cận với công nghệ thông tin rất nhạy bén. - Trẻ lớp tôi phụ trách là trẻ mẫu giáo lớn( 5-6 tuổi) nên trẻ nhận thức rất nhanh và khả năng tập trung , hứng thú của trẻ vào hoạt động rất dễ dàng tạo ra. 2. Khó khăn: Nhiều giáo viên chưa biết cách thiết kế bài giảng hợp lý, chưa thành thạo kĩ năng, thao tác trên máy tính, trên các phần mềm hỗ trợ soạn giảng nên các bài giảng điện tử chưa thực sự sinh động, chưa thu hút trẻ và chưa đem lại hiệu quả cao. 2.1. Về cách phối màu nền và màu chữ: Trong một số bản chiếu để bắt mắt hơn đôi khi giáo viên hay lạm dụng những hình ảnh quá sặc sỡ quá nhiều chi tiết vẽ cầu kỳ, hoặc phối màu nền và màu chữ không bảo đảm quy tắc tương phản nên khi chiếu lên rất khó quan sát nội dung. 2.2.Về hiệu ứng: Trong các bài giảng, giáo viên còn hay lạm dụng các hiệu ứng, cho nhiều hiệu ứng trong một slide, hiệu ứng cho các chi tiết trong slide nhiều kiểu khác nhau hoặc chọn hiệu ứng không phù hợp sẽ làm trẻ cũng như người xem rối mắt, không tập trung vào bài giảng. Ví dụ: Cho chữ xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo, chậm chạp - các dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ hoặc rời rạc, lừ đừ hoặc đôi khi lại chuyển động, xoay quá nhanh. Màu sắc sặc sỡ, loè loẹt; âm thanh ồn ào khi chuyển slide sẽ khiến người học, người xem cảm thấy khó chịu, gây ra những bất lợi cho bài giảng. Hoặc trong hoạt động giáo dục âm nhạc, khi cho trẻ nghe hát những bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, êm ái thì hiệu ứng cho các slide chứa hình ảnh minh họa lại chạy với tốc độ quá nhanh, quá nhiều kiểu hiệu ứng khiến người nghe không còn cảm nhận được giai điệu, nội dung của bài hát nữa. 2.3. Không nên chèn ảnh động chỉ mang tính trang trí trong bản trình chiếu: Việc chèn các ảnh động hoặc sử dụng hiệu ứng cho một đoạn hay một dòng văn bản luôn chuyển động trong suốt thời gian trình chiếu sẽ gây nên sự phân tán cho trẻ bởi tính mới lạ của nó thay vì tập trung vào nội dung bài giảng trẻ sẽ tập trung vào hiệu ứng chuyển động của bức ảnh ,của các khung hình động trang trí
File đính kèm:
skkn_mot_so_thu_thuat_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_trong.pdf