SKKN Một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà Trường THCS

Đội ngũ giáo viên (GV) có vai trò rất quan trọng việc thực hiện nhiệm vụ

Giáo dục của Đảng. Họ là những người thực thi những nhiệm vụ, các kế

hoạch của đơn vị, họ quyết định chất lượng giáo dục đào tạo của một nhà

trường. Bàn về vị trí vai trò của người thầy giáo, trong sự nghiệp giáo dục, cố

Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết “Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà

trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới XHCN”. Thủ

tướng còn chỉ rõ thêm “ Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạo

điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ GV dần dần trở thành một đội quân đủ

năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mệnh của mình. Chất lượng giáo dục trước

mắt và tương lai tuỳ thuộc vào đội ngũ này. Cho nên lo cho chất lượng, lo cho

CCGD thì khâu quan trọng bậc nhất là lo cho đội ngũ GV. Phải thực sự lo và

có một biện pháp từ Bộ đến địa phương. Bộ phải coi đây là công tác trọng yếu

nhất, phải kiên trì làm trong nhiều năm, phải làm cho GV có đạo đức tốt hơn,

có ý thức với nghề, có tâm hồn với trẻ. Không có GV tốt thì không có nhà

trường tốt, không có giáo dục tốt thì không có chất lượng cao. Muốn đạt được

như vậy điều quan trọng trước tiên là phải lo bồi dưỡng đội ngũ GV của ta làm

sao để có đủ trình độ về chính trị, nghiệp vụ văn hoá để ngày mai dạy tốt hơn

bây giờ”.

pdf 10 trang Huy Quân 31/03/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà Trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà Trường THCS

SKKN Một số giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà Trường THCS
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG 
CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ 
 GIÁO VIÊN TRONG NHÀ 
TRƯỜNG THCS 
I - Đặt vấn đề 
 Đội ngũ giáo viên (GV) có vai trò rất quan trọng việc thực hiện nhiệm vụ 
Giáo dục của Đảng. Họ là những người thực thi những nhiệm vụ, các kế 
hoạch của đơn vị, họ quyết định chất lượng giáo dục đào tạo của một nhà 
trường. Bàn về vị trí vai trò của người thầy giáo, trong sự nghiệp giáo dục, cố 
Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết “Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà 
trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới XHCN”. Thủ 
tướng còn chỉ rõ thêm “ Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạo 
điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ GV dần dần trở thành một đội quân đủ 
năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mệnh của mình. Chất lượng giáo dục trước 
mắt và tương lai tuỳ thuộc vào đội ngũ này. Cho nên lo cho chất lượng, lo cho 
CCGD thì khâu quan trọng bậc nhất là lo cho đội ngũ GV. Phải thực sự lo và 
có một biện pháp từ Bộ đến địa phương. Bộ phải coi đây là công tác trọng yếu 
nhất, phải kiên trì làm trong nhiều năm, phải làm cho GV có đạo đức tốt hơn, 
có ý thức với nghề, có tâm hồn với trẻ. Không có GV tốt thì không có nhà 
trường tốt, không có giáo dục tốt thì không có chất lượng cao. Muốn đạt được 
như vậy điều quan trọng trước tiên là phải lo bồi dưỡng đội ngũ GV của ta làm 
sao để có đủ trình độ về chính trị, nghiệp vụ văn hoá để ngày mai dạy tốt hơn 
bây giờ”. 
 Nghị quyết TƯ 2 khoá VIII của Đảng đã khẳng định “Giáo dục đào 
tạo là quốc sách hàng đầu”. Vấn đề trên đòi hỏi chúng ta - Những nhà làm 
công tác quản lý phải nhận thức sâu sắc là phải bồi dưỡng đội ngũ GV mới 
đáp ứng được công cuộc CNH - HĐH đất nước. 
 Nghị quyết thứ lần thứ 2 BCH TƯ Đảng khoá VIII đã chỉ rỏ: “ Đội ngũ 
GV vừa thiếu, vừa yếu, nhìn chung chất lượng GV chưa đáp ứng yêu cầu phát 
triển GD - ĐT trong giai đoạn mới”. 
 Đội ngũ GV Trường THCS Văn Thuỷ cũng nằm trong nhận định đó: 
Vừa thiếu vừa không đồng bộ, nguồn đào tạo đa dạng. Trước sự phát triển như 
vũ bão của khoa học kỷ thuật, trước sự đòi hỏi ngày càng cao của chương 
trình đổi mới giáo dục phổ thông, đội ngũ GV gặp rất nhiều khó khăn trước 
nhiệm vụ được giao. Vậy cần phải làm gì đây để có một đội ngũ có trình độ 
chuyên môn vững vàng? Từ vai trò vị trí của người GV, từ thực tế của trường, 
từ sự băn khoăn của bản thân, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp để nâng cao 
chất lượng đội ngũ GV trong nhà trường THCS ”. 
II. Tình hình đội ngũ trường THCS Văn Thuỷ: 
*Tổng số cán bộ giáo viên 22 (Nữ: 12). Trong đó: 
- 2 cán bộ quản lý, 4 nhân viên (2 nhân viên hợp đồng ngắn hạn), 16 
giáo viên (3 GV mới vào biên chế đang thời kỳ tập sự). 
- Tuổi đời cao nhất: 53. Tuổi đời thấp nhất 29. Bình quân tuổi đời: 32,5. 
- Tuổi nghề cao nhất: 29. Tuổi nghề thấp nhất: < 1. Bình quân tuổi 
nghề: 10,4 
- Trình độ đào tạo: 4 Đại học, 14 CĐSP và 4TC. 
- Trình độ Tin học: 21/22 có chứng chỉ A và chứng chỉ B Tin học. 
- Trình độ Ngoại ngữ: 6/22 có chứng chỉ ngoại ngữ trở lên. 
- Đảng viên: 10/22. Trong đó có 2 Đảng viên đạt trình độ TCCT. 
- Năng lực sư phạm: + Tốt: 6 đạt 27,3% 
 + Khá: 10 đạt 45,5% 
 + TB: 4 đạt 18,2% 
 + TB yếu: 2 đạt 9% 
* Một số nhận định về đội ngũ: 
- Thuận lợi: 
 Đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm , yêu nghề, nhiệt 
tình công tác, hầu hết được đào tạo chính quy và phần lớn đạt chuẩn trở lên, 
có chí tiến thủ, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
- Khó khăn: 
+ Trường thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn, số lớp ít (8 lớp, 2 lớp/ khối) 
nên cường độ làm việc của GV lớn, nhất là khâu soạn bài. Cơ cấu đội ngũ 
không đồng bộ, một số GV không thuộc hệ đào tạo phải dạy chéo môn ( Môn 
Thể dục) 
+ Một số GV mới ra trường chưa được bồi dưỡng thay sách, loại hình 
đào tạo đa dạng nên gặp nhiều trở ngại trong công tác dạy học. 
+ Một số GV lớn tuổi, sức khỏe không đảm bảo, chủ nghĩa kinh nghiệm 
còn nặng, ít có nhu cầu học tập nâng cao kiến thức, do đó thực hiện chương 
trình đổi mới giáo dục phổ thông còn hạn chế. 
III-Xác định tiêu chuẩn nội dung và hình thức bồi dưỡng của người GV trong 
nhà trường THCS. 
1-Tiêu chuẩn của người giáo viên trong xã hội hiện nay: 
 - Trước tiên người GV phải là người công dân tốt, có đầy đủ phẩm chất 
“Tài và Đức”. Đây là hai mặt để tạo nên nhân cách con người phát triển toàn 
diện. Người GV phải có trình độ sư phạm tối thiểu: CĐSP trở lên đối với bậc 
THCS và phải phấn đấu để nâng chuẩn từ CĐSP lên Đại học, trên Đại học. 
- Người GV phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, nên phải là 
người có đạo đức tư tưởng trong sáng, có tác phong mẫu mực, có lối sống lành 
mạnh, nhận thức đúng đắn đường lối của Đảng nhất là lĩnh vực giáo dục, vận 
dụng quan điểm chính thống vào giảng dạy, kiên định đi theo con đường của 
Đảng và Bác Hồ đã chọn. Thông qua các buổi học Nghị quyết, nghe thời sự, 
đọc báo, tài liệu để từng bước nâng cao nhận thức của bản thân . Có thể nói 
tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá GV là sự tiến bộ của học sinh. 
2-Nội dung cần bồi dưỡng: 
2.1. Bồi dưỡng về tư tưởng đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp 
- Về tư tưởng chính trị, đạo đức: Bồi dưỡng GV có ý thức tuyệt đối 
trung thành với đường lối của Đảng, phải yêu lao động, trọng lẽ phải, không 
ngừng học tập tu dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt 
nhiệm vụ được giao. Bồi dưỡng GV có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống 
trong sáng, giản dị, thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm 
gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Mỗi thầy giáo, cô giáo phải luôn là tấm gương 
sáng cho học sinh noi theo. 
- Về phẩm chất nghề nghiệp: Bồi dưỡng cho GV có lí tưởng nghề 
nghiệp đúng đắn; bồi dưỡng lòng yêu nghề, mến trẻ; bồi dưỡng tinh thần “Dân 
chủ - kỉ cương- tình thương - trách nhiệm”, thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai 
không” với 4 nội dung. 
2-2 Bồi dưỡng về văn hoá chuyên môn nghiệp vụ . 
- Kho tàng tri thức của nhân loại là vô tận và luôn có sự đổi mới. Tri 
thức là chìa khoá vạn năng giúp con người mở cửa cuộc đời. Ngày nay, cuộc 
cách mạng khoa học kỉ thuật và công nghệ đang diễn ra như vũ bảo, đội ngũ 
giáo viên là người đi dạy người khác mà không tự bồi dưỡng, không bổ sung 
chuyên môn nghiệp vụ cho mình thì sẽ bị mai một kiến thức và tụt hậu. 
- Năng lực chuyên môn của GV được thể hiện qua việc: 
+ Nắm chương trình, SGK từng môn, từng lớp, nắm chuẩn kiến thức, 
kỉ năng từng môn, từng chương, từng phần . 
+ Xác định đúng, đủ mục tiêu bài dạy. 
+ Truyền thụ rỏ ràng chính xác , có hệ thống kiến thức cơ bản bài dạy. 
+ Tổ chức và sử dụng phương pháp dạy học, phương tiện dạy học hiện 
đại, linh hoạt phù hợp với nội dung bài học và đặc trưng bộ môn. 
+ Đánh giá đúng khả năng của học sinh, chấm bài, cho điểm đánh giá 
học sinh chính xác, công bằng, khách quan. 
- Hoạt động nghiệp vụ của GV được thể hiện qua 3 khâu cơ bản: Soạn 
bài- lên lớp- chấm chữa, đánh giá xếp loại học sinh. Ba khâu này tạo thành 
một chu trình khép kín công việc của người thầy. Vì thế, khâu nào cũng rất 
quan trọng không thể xem nhẹ. Vì vậy, người cán bộ quản lí phải biết tiếp sức 
cho GV cả 3 khâu: Soạn bài ( thiết kế xây dựng bài soạn điển hình cho từng 
kiểu dạng bài), lên lớp ( qua thao giảng dự giờ), chấm chữa xếp loại học sinh ( 
qua việc kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn). Muốn tiếp sức bồi dưỡng 
kịp thời cho đội ngũ, người cán bộ quản lí phải làm tốt công tác kiểm tra nội 
bộ trường học. 
IV.Một số giải pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV của người cán 
bộ quản lí. 
1-Xác định đúng tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng cán bộ 
GV. 
 Đội ngũ GV là lực lượng lao động chủ yếu, giử vai trò quan trọng có tính 
chất quyết định đến sự thành công của nhà trường. Thế nhưng trên thực tế đội 
ngũ GV nói chung còn gặp khó khăn và nhiều mặt hạn chế trước yêu cầu đổi 
mới của sự nghiệp giáo dục . Trước tình hình đó, việc chăm lo bồi dưỡng nâng 
cao chất lượng đội ngũ GV có đủ phẩm chất năng lực công tác là vấn đề quan 
trọng đối với người Hiệu trưởng trong nhà trường THCS nói riêng, trong nhà 
trường phổ thông nói chung. Đối tượng quản lí của Hiệu trưởng là GV, là 
“Con người” một yếu tố năng động nhất, quyết định nhất để nâng cao chất 
lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Có thể khẳng định: Xây dựng bồi 
dưỡng đội ngũ GV là công tác quan trọng hàng đầu và lâu dài của người Hiệu 
trưởng (HT). 
2-Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV: 
 HT phải biết nghiên cứu, phân tích, điều tra nắm tình hình, đánh giá 
phân loại giáo viên với các công việc cụ thể: Ngay từ đầu năm học điều tra để 
nắm đội ngũ GV, để phân loại chi tiết cụ thể chất lượng đội ngũ GV. Qua đó, 
Ban giám hiệu (BGH) lập danh sách từng GV cần bồi dưỡng những mặt nào? 
Từ đó, lập kế hoạch bồi dưỡng từng mặt: tư tưởng, đạo đức, nghiệp vụ chuyên 
môn... Đồng thời, sau khi đã nắm được mặt mạnh, mặt hạn chế của đội ngũ để 
xây dựng chương trình bồi dưỡng ngắn hạn hay dài hạn cho từng giai đoạn, 
từng học kì , từng năm. 
3-Phối hợp sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể trong nhà 
trường để làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ GV. 
 Người HTphải biết dựa vào tổ chức nồng cốt là chi bộ Đảng, Công 
đoàn và Đoàn thanh niên để tổ chức tốt các phong trào thi đua tu dưỡng, rèn 
luyện cho đội ngũ GV, bồi dưỡng cho đội ngũ GV về tư tưởng, đường lối chủ 
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thông qua việc học tập 
nghiên cứu, nghe báo cáo sinh hoạt tập thể, duy trì tốt phong trào “Mỗi thầy 
giáo, cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, “ Dân chủ - kỉ 
cương - tình thương - trách nhiệm”, 
“ Dạy tốt, học tốt”. Người HT phải biết kết hợp các đoàn thể để bồi 
dưỡng đạo đức, tác phong, nâng cao tầm hiểu biết cho đội ngũ GV. 
4-Thực hiện nề nếp sinh hoạt chuyên môn và đa dạng hoá các loại 
hình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho đội ngũ. 
4-1:Thực hiện có nề nếp sinh hoạt chuyên môn ở HĐSP và tổ chuyên 
môn: 
 Tổ chuyên môn đóng vài trò hết sức quan trọng trong nhà trường nếu được 
sinh hoạt tốt thì rất có t

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_de_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vi.pdf