SKKN Một số biện pháp để chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 tuổi bước vào Tiểu học

Giáo dục Mầm non là bậc học mở đầu, khâu đầu tiên trong hệ thống

giáo dục quốc dân. Vì thế nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành

những nét cơ bản của nhân cách, thể chất con người, nó ảnh hưởng lớn đến

cả quảng đời sau này của mỗi con người. Tại lớp đào tạo cán bộ mẫu giáo

năm 1965 Bác Hồ đã nói “Làm Mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm

được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bĩ, chịu

khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây

non được tốt thì sau này cây lớn lên mới tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các

cháu thành người tốt”.

Vì vậy, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo được Đảng và nhà nước ta quan

tâm hàng đầu với mục đích: chỉ đạo đổi mới nền giáo dục ngay từ tuổi ấu

thơ, khi các cháu bắt đầu bước vào nhà trẻ, trường mẫu giáo cho đến khi các

cháu đi học trường Tiểu học.

Mục tiêu của giáo dục mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ

bản sơ đẳng, những thói quen hành vi văn minh và giúp trẻ phát triển toàn

diện về đức, trí, thể, mỹ và tình cảm xã hội cũng như nhân cách con người.

Giáo viên là người giúp trẻ làm quen với cuộc sống mới, môi trường mới và

những quan hệ mới, đó là chuẩn bị cho trẻ bước vào trường Tiểu học. Bởi

thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường Mầm non là chuẩn bị

tốt tâm thế cho trẻ vào trường Tiểu học.

pdf 10 trang Huy Quân 29/03/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp để chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 tuổi bước vào Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp để chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 tuổi bước vào Tiểu học

SKKN Một số biện pháp để chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 5 tuổi bước vào Tiểu học
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ CHUẨN 
BỊ TỐT TÂM THẾ CHO TRẺ 5 
TUỔI BƯỚC VÀO TIỂU HỌC 
Họ và tên: lê thị trâm 
GV trường MầM NON xuân Thủy 
A. Mở đầu 
 Giáo dục Mầm non là bậc học mở đầu, khâu đầu tiên trong hệ thống 
giáo dục quốc dân. Vì thế nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành 
những nét cơ bản của nhân cách, thể chất con người, nó ảnh hưởng lớn đến 
cả quảng đời sau này của mỗi con người. Tại lớp đào tạo cán bộ mẫu giáo 
năm 1965 Bác Hồ đã nói “Làm Mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm 
được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bĩ, chịu 
khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây 
non được tốt thì sau này cây lớn lên mới tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các 
cháu thành người tốt”. 
 Vì vậy, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo được Đảng và nhà nước ta quan 
tâm hàng đầu với mục đích: chỉ đạo đổi mới nền giáo dục ngay từ tuổi ấu 
thơ, khi các cháu bắt đầu bước vào nhà trẻ, trường mẫu giáo cho đến khi các 
cháu đi học trường Tiểu học. 
 Mục tiêu của giáo dục mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ 
bản sơ đẳng, những thói quen hành vi văn minh và giúp trẻ phát triển toàn 
diện về đức, trí, thể, mỹ và tình cảm xã hội cũng như nhân cách con người. 
Giáo viên là người giúp trẻ làm quen với cuộc sống mới, môi trường mới và 
những quan hệ mới, đó là chuẩn bị cho trẻ bước vào trường Tiểu học. Bởi 
thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường Mầm non là chuẩn bị 
tốt tâm thế cho trẻ vào trường Tiểu học. 
 Vì sao phải chuẩn bị cho trẻ vào vào trường Tiểu học? Nếu ta trả lời câu 
hỏi này một cách sâu sắc, thấu đáo và khoa học thì chúng ta sẽ hiểu được 
việc đến trường Tiểu học đối với trẻ được coi là một bước ngoặt quan trọng 
trong cuộc đời, là một bước chuyển biến mang tính chất nhảy vọt trong cuộc 
đời của trẻ. Đó là việc chuyển qua một lối sống mới với những hoạt động 
mới, một vị trí xã hội với những mối quan hệ mới của một người học sinh 
thực thụ. Để trẻ không bị choáng ngợp với môi trường mới ở trường Tiểu 
học, thì ở trường Mầm non nói chung, những cô giáo dạy trẻ 5 tuổi nói riêng 
cần phải chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ một cách tốt nhất để trẻ bước vào lớp 
một đầy tự tin, hứng thú. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp mẫu giáo 5 
tuổi tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ, làm thế nào để chuẩn bị tốt cho trẻ 5 tuổi 
bước vào trường Tiểu học và đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này. 
b. nội dung 
 i. cơ sở khoa học: 
 Giáo dục trong giai đoạn trước tuổi học là vô cùng quan trọng để tạo 
nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Tuổi Mầm non là bậc 
thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời 
trẻ. Lứa tuổi này rất quan trọng vì tốc độ phát triển nhanh hơn so với tất cả 
các lứa tuổi khác. Đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ 5 tuổi nói riềng, hoạt 
động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, trẻ “học bằng chơi, chơi mà 
học”. Chơi là một hoạt động mang tính chất thoải mái, không bắt buộc. Còn 
vào trường Tiểu học trẻ phải làm nhiệm vụ của một người học sinh, hoạt 
động chủ yếu bây giờ là học tập, mà hoạt động học tập lại là một hoạt động 
mang tính chất bắt buộc có tổ chức chặt chẽ, có mục đích, có kế hoạch, bản 
thân mỗi học sinh đều phải cố gắng mới có thể đạt kết quả tốt. Mặt khác, 
đến trường Tiểu học trẻ phải hoà nhập vào các mối quan hệ mới, với những 
người xung quanh với thầy cô, với bạn bè, với những người lớn khác, đặc 
biệt là cô giáo, thầy giáo. Trước đây ở trường Mầm non ''Cô là mẹ và các 
cháu là con'' trẻ được sống trong không khí gia đình thì giờ đây trẻ sống 
trong một khung cảnh của trường học, mối quan hệ giữa cô giáo, thầy giáo 
với trẻ là mối quan hệ giữa người dạy và người học, đành rằng trong đó có 
tình cảm thầy trò. 
 Hơn nữa, mỗi giai đoạn phát triển đều có những yêu cầu về tâm sinh lý, 
về xã hội, đòi hỏi học sinh phải thích ứng mới học tập được kết quả mà cuộc 
sống vẫn được dễ chịu. Nếu không chuẩn bị tốt cho trẻ thích ứng được, 
không những không chỉ việc học tập không đạt kết quả mà cuộc sống của trẻ 
lại trở nên nặng nề, trong nhiều trường hợp trẻ bị rơi vào tình trạng khủng 
hoảng, gây nên nhiều bất lợi cho những chặng đường tiếp theo. 
II. CƠ Sở THựC TIễN: 
 Trong những năm qua, việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi bước lớp 1 đã được 
Bộ GD, Sở GD-ĐT Quảng Bình cũng như Phòng GD-ĐT Lệ Thủy hướng 
dẫn cụ thể về các trường học, đến tận từng giáo viên dạy lớp 5 tuổi với 
nhiều biện pháp tích cực và thực hiện có hiệu quả. Qua quá trình thực hiện 
đã tạo cho trẻ có thói quen mạnh dạn tự tin và có những hứng thú bước đầu 
cho việc học tập. Song để duy trì việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1 là 
một vấn đề khó. Vì vậy trong quá trình dạy trẻ ở trường Mầm non, giáo viên 
phải xác định đúng yêu cầu giáo dục cần thiết cho từng độ tuổi, xác định 
đúng kiến thức, kỹ năng của bài dạy, truyền thụ kiến thức phù hợp với trình 
độ và năng lực của trẻ, linh hoạt, sáng tạo trong cách giảng dạy cho trẻ tiếp 
cận với các hoạt động ở trường Tiểu học để khi vào học lớp 1 trẻ khỏi ngỡ 
ngàng. 
III. THựC TRạNG TìNH HìNH: 
 Năm học 2008-2009 tôi được nhà trường phân công phụ trách dạy lớp 
mẫu giáo 5 tuổi ở cụm Hoàng tiền- Phan xá. Là giáo viên dạy lớp đổi mới 5 
tuổi, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải tạo được tâm thế tốt để chuẩn bị 
cho trẻ bước vào trường Tiểu học. Song việc chuẩn bị cho trẻ bước vào 
trường Tiểu học có nhiều thuận lợi và cũng gặp không ít khó khăn sau: 
 1. Thuận lợi: 
 Ngay vào đầu năm học mới cụm Mầm non Hoàng Tiền - Phan Xá nơi 
tôi giảng dạy được lãnh đạo địa phương quan tâm xây dựng phòng học rộng 
rãi thoáng mát tạo điều kiện cho các hoạt động của trẻ được tốt. 
 Lớp được nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng trang thiết bị dạy học 
như: giá góc, bàn ghế, bảng, tài liệu bồi dưỡng, sách tham khảo tài liệu 
giảng dạy...Bản thân được nhà trường tạo điều kiện cho đi dự các giờ dạy 
tốt, các tiết dạy mẫu, các giờ thao giảng nên đã đúc rút được một số kinh 
nghiệm về chuyên môn. Mặt khác, bản thân được chuyên môn nhà trường 
kiểm tra, dự giờ thường xuyên, được bồi dưỡng lý thuyết lẫn thực hành. Qua 
đó, bản thân đã nắm vững phương pháp dạy học, tổ chức các tiết dạy phong 
phú hơn. 
 Mặt khác, đa số phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của bậc 
học Mầm non, là cơ sở vững chắc cho trẻ tự tin khi bước vào trường tiểu 
học nên đã mua sắm thêm các đồ dùng học tập như: cặp sách, bút chì, bảng 
phấn, thước kẻtạo điều kiện cho trẻ làm quen với đồ dùng học tập như ở 
trường Phổ thông. 
 2. Khó khăn: 
 Năm học 2008-2009 được nhà trường phân công đảm nhiệm lớp đổi 
mới 5 tuổi tổng số 34 cháu (16 nữ, 18 nam) đa số cháu là con của những gia 
đình nông dân thuần tuý nên ít có điều kiện chăm sóc, giáo dục các cháu chu 
đáo và khoa học. 
 Sau 3 tháng nghĩ hè, đa số trẻ đã quên các thói quen, nề nếp của trẻ ở 
trường Mầm non, một số trẻ không thích đi học, sợ đi học những biểu 
hiện đó làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động tiếp thu kỹ năng, kiến thức 
của trẻ và những yêu cầu cần thiết để trẻ bước vào trường Tiểu học. 
 Bên cạnh đó, một số bậc phụ huynh còn nôn nóng, muốn các cô giáo 
Mầm non phải dạy trẻ biết đọc, biết viết, dạy học như ở trường Tiểu học, 
muốn nhồi nhét vào đầu trẻ những kiến thức của học sinh lớp 1 nên một số 
cháu rất sợ đi học, những biểu hiện đó không những mang lại nổi vất vã cho 
giáo viên mà còn làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ sau này. 
 Từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và từ những tình hình thực tế của lớp 
mình phụ trách, tôi đã suy nghĩ và tìm ra những biện pháp thích hợp từng 
bước chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1 như sau: 
IV: MộT Số BIệN PHáP: 
 1. Biện pháp thứ nhất: Chuẩn bị cho trẻ thích ứng với cuộc sống ở 
trường Tiểu học. 
 Cuộc sống ở trường Tiểu học khác với cuộc sống ở gia đình và lớp mẫu 
giáo. Để trẻ thích ứng với cuộc sống mới này, cần chuẩn bị cho trẻ về nhiều 
mặt: 
 * Về chế độ sinh hoạt: Cô giáo, những người xung quanh trẻ cần tạo 
cho trẻ có một chế độ sinh hoạt nề nếp phù hợp với độ tuổi, gắn liền với 
những hành vi văn hoá vệ sinh. 
 Ví dụ: Khi đón trẻ cô trò chuyện với trẻ về chủ đề, chủ điểm sau đó cô 
hỏi trẻ: Con ngủ dậy lúc mấy giờ, ngủ dậy con làm gì,nếu trẻ trả lời 
không đúng với chế độ sinh hoạt của trẻ, cô nhẹ nhàng nhắc trẻ: con phải 
ngủ dậy trước 6 giờ, sau đó đánh răng, ăn sáng rồi đến trường. Đến trường 
con phải để đồ dùng đúng nơi quy định, biết giữ gìn vệ sinh chung quanh 
trường lớp bằng cách ăn quà bỏ rác ở giỏ rác, không vứt rác bừa bãi..và các 
thao tác vệ sinh cá nhân như: lau mặt, rửa tay, đánh răng đúng thao tác. 
 Không những trò chuyện, mà tôi tập cho trẻ thói quen, khả năng tự 
phục vụ bản thân như: tự chuẩn bị túi đựng đồ dùng cá nhân của trẻ, tự xúc 
cơm ăn, tự rửa tay, lau mặt, đánh răng, tự thay quần áo, đúng lúc, đúng thao 
tác. Các thói quen này rất có ích cho trẻ, hình thành cho trẻ tính độc lập, 
không phụ thuộc, ĩ lại ở người khác. 
 * Về các mối quan hệ giữa những người xung quanh: Hàng ngày tôi luôn 
giúp đỡ trẻ chủ động thiết lập mối quan hệ giữa những người xung quanh và 
mở rộng dần những mối quan hệ đó. 
 Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều mối quan hệ, trẻ ở tuổi mầm 
non chủ yếu mới tiếp xúc các quan hệ gần gũi trong gia đình (Ông, bà, bố, 
mẹ, anh, chị, em..) ở trường chủ yếu tiếp xúc với các các em nhỏ tuổi hơn, 
các bạn trong lớp, các cô giáo trong trường. Khi lên học lớp 1 các con còn 
được làm quen với các thầy giáo, cô giáo, các bạn cùng trường, có bác cán 
bộ, nhân viên, bảo vệ và các anh chị lớn hơn, làm quen với các đồ dùng học 
tập nhiều hơn... Cho nên, ngoài việc cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các 
mối quan hệ đó và còn mở rộng dần các mối quan hệ bằng cách tuyên 
truyền, hướng dẫn cho gia đình trẻ thường xuyên cho trẻ được giao lưu, 
tham quan, du lịch ở để mở rộng môi trường tiếp xúc. Còn ở trường cho trẻ 
tiếp xúc nhiều với các loại tranh, ảnh, băng hình, tổ chức tốt các ngày hội, 
ngày lễ, cho

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_de_chuan_bi_tot_tam_the_cho_tre_5_tuoi.pdf