Báo cáo biện pháp Một số biện pháp thực hiện xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Tân Thịnh tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi A1 trường mầm non Tân Thịnh – Định Hóa – Thái Nguyên

Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực. Môi trường đó gồm: Môi trường vật chất và môi trường tinh thần, chúng không thể tách rời và liên quan chặt chẽ bổ sung lẫn nhau.

Trẻ em lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển, sự tăng trưởng và phát triển luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường xung quanh. Đặc điểm tư duy của trẻ của trẻ là tư duy trực quan hành động trẻ học bằng chơi, học bằng hình ảnh cụ thể, học ở mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy nơi trẻ tiếp xúc phải chứa đựng được tất cả các yếu tố mà trẻ có thể học tập, khám phá được và môi trường phải đảm bảo tính thẩm mỹ mang tính sư phạm, tính giáo dục cao, đảm bảo an toàn đối với trẻ. Môi trường giáo dục trong trường Mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trong những năm gần đây giáo dục mầm non có nhiều thay đổi, môi trường học tập được đặc biệt quan tâm. Bởi môi trường giáo dục được ví như người giáo viên thứ hai tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, trẻ hoạt động để nhận thức và phát triển. Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do thầy cô tổ chức. Tuy nhiên vẫn còn không ít hạn chế như: Môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, còn mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc chơi.

 

doc 11 trang Thảo Ly 17/08/2023 8660
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp thực hiện xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Tân Thịnh tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi A1 trường mầm non Tân Thịnh – Định Hóa – Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp thực hiện xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Tân Thịnh tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi A1 trường mầm non Tân Thịnh – Định Hóa – Thái Nguyên

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp thực hiện xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Tân Thịnh tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi A1 trường mầm non Tân Thịnh – Định Hóa – Thái Nguyên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn sáng kiến
Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực. Môi trường đó gồm: Môi trường vật chất và môi trường tinh thần, chúng không thể tách rời và liên quan chặt chẽ bổ sung lẫn nhau.
Trẻ em lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển, sự tăng trưởng và phát triển luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường  xung quanh. Đặc điểm tư duy của trẻ của trẻ là tư duy trực quan hành động trẻ học bằng chơi, học bằng hình ảnh cụ thể, học ở mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy nơi trẻ tiếp xúc phải chứa đựng được tất cả các yếu tố mà trẻ có thể học tập, khám phá được và môi trường phải đảm bảo tính thẩm mỹ mang tính sư phạm, tính giáo dục cao, đảm bảo an toàn đối với trẻ. Môi trường giáo dục trong trường Mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trong những năm gần đây giáo dục mầm non có nhiều thay đổi, môi trường học tập được đặc biệt quan tâm. Bởi môi trường giáo dục được ví như người giáo viên thứ hai tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, trẻ hoạt động để nhận thức và phát triển. Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do thầy cô tổ chức. Tuy nhiên vẫn còn không ít hạn chế như: Môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, còn mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc chơi.
Trường mầm non Tân Thịnh với những khó khăn về cơ sở vật chất như: Sân chơi cho trẻ còn chật hẹp; đồ chơi ngoài trời thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đồng bộ, chưa thu hút sự tìm tòi khám phá của trẻ. Số trẻ quá đông. Đó là những khó khăn không nhỏ trong việc thực hiện giáo dục trẻ. Trước những khó khăn thách thức, làm thế nào để khắc phục được những khó khăn nhằm thực hiện tốt hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Cùng với những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân và mong muốn làm thế nào để giúp giáo viên tổ chức hoạt động chung cho trẻ mẫu giáo có hiệu quả, đồng thời phát huy tính sáng tạo trong thiết kế và tổ chức các hoạt động cho trẻ, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp thực hiện xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Tân Thịnh” làm sáng kiến nghiên cứu của mình.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp thực hiện xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Tân Thịnh” tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi A1 trường mầm non Tân Thịnh – Định Hóa – Thái Nguyên.
V. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Đọc và sử dụng tài liệu liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu nội dung chương trình, các phương pháp, biện pháp để xây dựng môi trường ngoài lớp học lấy trẻ làm trung tâm.
- Tổng hợp, phân tích, so sánh quá trình xây dựng môi trường ngoài lớp học lấy trẻ làm trung tâm vào các hoạt động giáo dục trẻ.
2. Phương pháp điều tra:
- Điều tra thực tiễn trẻ hoạt động với môi trường giáo dục ngoài lớp học lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Tân Thịnh.
3. Phương pháp quan sát:
- Quan sát trực tiếp các hoạt động của trẻ để nắm bắt các kỹ năng thao tác thực trạng của trẻ.
- Trò chuyện với trẻ để quan sát nắm bắt các đặc điểm tâm lý, khả năng tiếp thu và nhận thức của trẻ.
4. Phương pháp thực nghiệm:
- Áp dụng các biện pháp và nhóm thực nghiệm.
- So sánh nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Môi trường là yếu tố góp phần tích cực trong hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Trẻ luôn lôi cuốn bởi một môi trường với những màu sắc sinh động, đồ dùng đa dạng bắt mắt Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, thuận tiện, gần gũi quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương, luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ.
Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức, xã hội, thỏa mãn nhu cầu nhận thức mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.
Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động khả năng tư duy cho trẻ. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được trải nghiệm.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là rất quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến hạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Hiệu quả của việc tao môi trường nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
II. Thực trạng:
1. Thuận lợi
	- Được sự quan tâm của BGH nhà trường, hội cha mẹ học sinh.
	- Đa số CBGVCNV trong nhà trường đều nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, có kinh nghiệm trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
	- Trong lớp bố trí đủ 02 giáo viên.
	- Bản thân đã tốt nghiệp Đại học sư phạm Mầm non.
2. Khó khăn
- Trường xuống cấp, môi trường cho trẻ hoạt động còn nhỏ hẹp nên việc bố trí các khu vực chơi còn bị hạn chế; các phương tiện, đồ dùng đồ chơi chưa phong phú, đa dạng.
- Kinh phí hỗ trợ của địa phương trong việc mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi còn hạn hẹp.
- Số lượng trẻ/lớp đông.
III. Các biện pháp thực hiện:
Sáng kiến được thực hiện bằng các giải pháp giải quyết vấn đề cụ thể như sau: 
1. Biện pháp 1: Phối hợp giữa nhà trường-giáo viên-phụ huynh trong tổ chức xây dựng môi trường cho trẻ.
- Tôi lên kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ trẻ để xây dựng cụ thể cho từng chủ đề.
- Tôi theo dõi và phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện của trẻ diễn ra hàng ngày, trao đổi kịp thời với giáo viên cùng lớp để điều chỉnh nội dung và phương pháp giáo dục trẻ.
- Tôi đã tuyên truyền, thông báo với các bậc cha mẹ trẻ các kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ; những nội dung hoạt động của trẻ ở lớp, những yêu cầu của nhà trường đối với gia đình hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với giáo
 viên. Tuyên truyền cha mẹ trẻ ủng hộ ngày công, sưu tầm các nguyên vật liệu phục vụ các hoạt động của trẻ.
- Tôi đã mời cha mẹ trẻ tham quan lớp, dự giờ một số tiết dạy, tham quan triển lãm sản phẩm của trẻ để cha mẹ trẻ hiểu từ những khó khăn hạn chế về cơ sở vật chất trang thiết bị để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu dạy và học hiện nay.
2. Biện pháp 2: Xây dựng và thiết kế các góc chơi 
- Tôi phối kết hợp với cô giáo cùng lớp và cha mẹ trẻ làm nhà chòi, chợ quê ngoài sân trường nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn. Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng.
- Tôi đã bố trí các góc hoạt động hợp lý: Góc nghệ thuật cách xa góc bán hàng.
- Tôi đã xây dựng các góc chơi để đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.
- Các khu vực chơi được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú, các góc hoạt động mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.
- Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên.
- Tôi xây dựng các góc cho trẻ hoạt động có mái che, bàn ghế, giá trưng bày, giá vẽ đảm bảo an toàn, có tính thẩm mỹ.
- Tôi đã thiết kế chỗ để trẻ trưng bày sản phẩm của mình.
- Tôi trang trí linh hoạt, hấp dẫn và thay đổi nội dung theo từng chủ đề, không dán cố định.
- Đồ chơi, học liệu, trang thiết bị đảm bảo an toàn, vệ sinh (không có đồ sắc nhọn, không độc hại, được vệ sinh sạch sẽ, được bảo dưỡng định kì và sửa chữa kịp thời).
Dưới đây là một số hình ảnh của thầy cô giáo và các bậc cha mẹ cùng thực hiện xây dựng các góc chơi cho trẻ:
3 Biện pháp 3: Đồ chơi, đồ dùng ở các góc 
- Tôi đã làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ phù hợp với độ tuổi và mục đích giáo 
dục trẻ theo từng chủ điểm, kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
- Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được sắp xếp phải dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn.
- Tôi chọn màu sắc, hình dáng đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn.
- Tôi và trẻ thường xuyên vệ sinh các giá và đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ.
 	- Các loại đồ dùng của trẻ có nhãn hoặc ký hiệu giúp trẻ tự lấy đồ dùng mà không cần sự trợ giúp của thầy cô, trẻ có thể tự bảo quản đồ dùng cá nhân của mình.
- Tôi làm đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên phù hợp với từng chủ đề nhưng có thể sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau.
4. Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ hoạt động
- Tôi đã cho trẻ được tham gia vào các hoạt động một cách tích cực.
- Tôi giới thiệu nội dung chơi của từng chủ đề.
- Tôi luôn khuyến khích trẻ tạo ra các sản phẩm đa dạng bằng nhiều cách khác nhau. Gợi mở, khuyến khích trẻ mở rộng mối quan hệ qua lại với các góc chơi làm cho nội dung chơi thêm phong phú. 
	- Trong giờ chơi tôi luôn bao quát, chú ý đến hứng thú và tôn trọng ý thích cá nhân, không áp đặt trẻ. Giáo dục trẻ có ý thức, cất dọn đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
Dưới đây là một số hình ảnh trẻ đang hoạt động ở các góc chơi
IV. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến:
1. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến: “Một số biện pháp thực hiện xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Tân Thịnh” không những áp dụng trong trường Mầm non Tân Thịnh nói riêng mà còn có thể áp dụng trong các trường mầm non trong huyện nếu các trường cũng có các điều kiện tương tự.
2. Trước khi áp dụng sáng kiến:
- Trẻ tham gia vào các hoạt động chơi không có nề nếp, chưa có sự đoàn kết và giao lưu trong khi chơi.
- Đồ dùng để trẻ chơi chưa phong phú, khả năng sáng tạo của trẻ chưa cao.
- Khi trời nắng trẻ chơi không an toàn.
3. Sau khi áp dụng sáng kiến:
* Đối với giáo viên:
- Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc việc thiết kế môi trường cho trẻ được hoạt động, trải nghiệm, khám phá và rèn các kỹ năng một cách tích cực.
- Mở rộng hiểu biết, củng cố kiến thức, tích lũy thêm kinh nghiệm về sưu 
tầm nguyên vật liệu và sự khéo léo, sáng tạo trong làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ 
hoạt động.
- Biết trang trí, bố trí góc chơi một cách hợp lý, đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, tận dụng tối đa sản phẩm của trẻ vào trang trí lớp với hình thức thầy cô và trẻ cùng làm hoặc hướng dẫn trẻ tự làm.
* Đối với trẻ:
- Trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi khéo léo hơn, biết tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo khi được hoạt động với các nguyên vật liệu.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các góc chơi. 
- Trẻ thích chơi cùng bạn, biết được nhiệm vụ của mình và bạn trong khi chơi, có thái độ tự giác cùng bạn đến góc chơi, biết hợp tác chia sẻ cùng bạn để hoàn thành các vai chơi, nhiệm vụ chơi.
- Thông qua các mối quan hệ trong các vai chơi, giao tiếp giữa các trẻ không ngừng được mở rộng làm tăng thêm vốn từ.
* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh cảm thấy mãn nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, các bậc cha mẹ biết thông cảm, chia sẻ những khó khăn của thầy cô giáo. Cung cấp vật liệu, phụ giúp thầy cô giáo trang trí, làm đồ chơi.
- Phụ huynh nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ. Tích cực, nhiệt tình sưu tầm và ủng hộ các nguyên, vật liệu, tranh ảnh, sách báo, ngày công kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học góp phần cho trẻ được hoạt động một cách tích cực.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
- Việc xây dựng môi trường ngoài lớp học lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ học tập và hoạt động một cách tích cực là thực sự cần thiết và rất quan trọng trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Là phương tiện, là điều kiện để giáo viên tác động đến sự phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Thông qua đó, nhân cách của trẻ cũng được hình thành và phát triển 1 cách toàn diện. 
- Qua 1 năm học thực hiện các biện pháp trên trong việc xây dựng môi trường ngoài lớp học lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ lớp tôi, bước đầu đã gặt hái những thành công nhất định. Môi trường sạch sẽ an toàn, đa dạng nhiều nguyên vật liệu, sắp xếp môi trường gần gũi với đời sống thự của trẻ đã kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực và sáng tạo.
2 Kiến nghị.
- Tổ chức cho giáo viên được đi thăm quan các trường bạn để học hỏi.
- Tạo điều kiện về nguồn kinh phí cho nhà trường để tăng cơ sở vật chất hạ tầng, tu sữa nâng cấp sân chơi cho trẻ.
- 1 số gia đình cần quan tâm và phối hợp chặt chẽ hơn vơi nhà trường để tạo cho con em mình có 1 môi trường hoạt động và 1 sân chơi bổ ích hơn
Trên đây là báo cáo sáng kiến “Một số biện pháp thực hiện xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non Tân Thịnh” của tôi. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của giáo viên, HĐKH nhà trường, HĐKH Phòng giáo dục và đào tạo huyện Định Hóa để báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn và đạt kết quả cao hơn vào lần thực nghiệm sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
................, ngày ..... tháng .... năm 201...
HIỆU TRƯỞNG
Tân Thịnh, ngày ..... tháng .... năm 201...
Tác giả sáng kiến
Bàn Văn Khánh
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐÔNG SÁNG KIẾN NHÀ TRƯỜNG
............., ngày .... tháng .... năm 201....
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Nhận xét................................................................
.................................................................................
.................................................................................
..................................................................................
..................................................................................
..................................................................................
 Tổng điểm.....................
 Xếp loại........................
 Tân Thịnh, ngày ..... tháng ..... năm 201...
T.M TỔ SÁNG KIẾN
TỔ TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_thuc_hien_xay_dung_moi_tr.doc