SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp

Môi trường hiện nay là một trong những vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội đặc biệt quan tâm, nó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. Môi trường bị ô nhiễm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và mọi sinh hoạt của con người. Môi trường xanh sạch đẹp tạo hứng thú, tâm lý thoải mái cho con người khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi.Chính vì vậy giáo dục môi trường cho học sinh nói chung và bậc trung học cơ sở nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay.

Mục tiêu của giáo dục môi trường là giúp học sinh mở rộng hiểu biết về môi trường sống của con người, quan hệ giữa con người và môi trường, hiểu biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường. Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý tôn trọng thiên nhiên góp phần hình thành và phát triển ở học sinh một số kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường, thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm; biết trồng cây xanh, làm cho môi trường xanh- sạch – đẹp. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng cảnh quan môi trường xanh -sạch – đẹp”

pdf 11 trang Huy Quân 29/03/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY 
DỰNG CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG 
XANH -SẠCH – ĐẸP 
Phần I: CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI 
1.Lý do chọn đề tài: 
 Môi trường hiện nay là một trong những vấn đề nóng bỏng của toàn 
xã hội đặc biệt quan tâm, nó có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. 
Môi trường bị ô nhiễm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và mọi sinh hoạt 
của con người. Môi trường xanh sạch đẹp tạo hứng thú, tâm lý thoải mái 
cho con người khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi.Chính vì vậy giáo dục 
môi trường cho học sinh nói chung và bậc trung học cơ sở nói riêng là một 
việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. 
 Mục tiêu của giáo dục môi trường là giúp học sinh mở rộng hiểu biết 
về môi trường sống của con người, quan hệ giữa con người và môi trường, 
hiểu biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ 
môi trường. Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý tôn trọng thiên nhiên góp 
phần hình thành và phát triển ở học sinh một số kỹ năng, thói quen bảo vệ 
môi trường, thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm; biết 
trồng cây xanh, làm cho môi trường xanh- sạch – đẹp. Chính vì vậy mà tôi 
chọn đề tài 
“ Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng cảnh quan môi trường xanh -sạch – 
đẹp” 
2.Cơ sở lý luận: 
 Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo 
dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu 
biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển xã hội 
bền vững về sinh thái. 
 Mục đích của giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức 
và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền 
vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập 
cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những 
thảm họa môi trường, xóa nghèo đói tận dụng cơ hội và đưa ra những 
quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa nó bao hàm cả 
việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động, dù 
với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện 
tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh. 
 Giáo dục môi trường trong trường phổ thông nhằm đạt đến mục đích 
cuối cùng là mỗi học sinh được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự 
phát triển bền vững của trái đất, một khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của 
thiên nhiên và một giá trị nhân cách khắc sâu bởi một nền tảng đạo lý môi 
trường. Là một chủ thể mang tính xuyên suốt trong sự hòa nhập với các 
môn học khác, giáo dục môi trường mang lại cho học sinh cơ hội hiểu biết 
về môi trường, hiểu biết các quyết định về môi trường của con người. Giáo 
dục môi trường cũng tạo ra cơ hội để sử dụng tất cả các kỹ năng liên quan 
tới cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em. Tất cả những điều này đưa 
chúng ta đến một hy vọng học sinh có nhiều ý kiến sáng tạo và tham gia 
tích cực cho sự lành mạnh của thế giới. 
 Nguyên tắc thực hiện giáo dục môi trường: Thực hiện giáo dục môi 
trường cần đảm bảo nguyên tắc đồng bộ phối hợp và tiến hành thường 
xuyên. 
 - Đồng bộ: Các cấp các ngành cần phải quan tâm đến vấn đề giáo dục 
bảo vệ môi trường. 
 - Phối hợp giữa các đoàn thể, giáo viên bộ môn, GVCN, giáo dục 
thông qua HĐNGLL. 
 -Tiến hành thường xuyên, liên tục tránh thời vụ. 
3.Cơ sở thực tiễn: 
 Những năm qua công tác giáo dục môi trường trong trường phổ thông 
đã được ngành giáo dục quan tâm và từ năm học 2008-2009 việc giáo dục 
môi trường được lồng ghép trong các bộ môn văn hóa như: GDCD, Sinh 
học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Công nghệ ...,nhất là từ khi Bộ giáo dục-Đào 
tạo phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học 
sinh 
tích cực”. 
Trong những năm gần đây việc giáo dục môi trường, xây dựng cảnh 
quan môi trường xanh- sạch- đẹp được nhà trường chú trọng, tổ chức trồng 
cây xanh trên sân trường, lao động làm vệ sinh trường lớp, phân công học 
sinh các lớp làm vệ sinh hàng tuần. Tuy nhiên do ý thức của học sinh và 
một số CBVC chưa thật sự quan tâm đến vấn đề môi trường nên ý thức bảo 
vệ môi trường xanh–sạch-đẹp vẫn còn nhiều hạn chế, giáo viên chủ nhiệm 
chỉ nhắc nhở học sinh làm vệ sinh lớp học hàng ngày chưa để ý đến khu 
vực xung quanh. Mặt khác do trường vừa mới được thành lập trong thời 
gian ngắn nên việc trồng cây xanh gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy trong 
những năm qua công tác chỉ đạo xây dựng cảnh quan môi trường xanh- 
sạch – đẹp chưa mang lại hiệu quả, khuôn viên nhà trường thiếu bóng mát 
của cây xanh, công tác vệ sinh trường lớp nhiều lúc không đảm bảo nhất là 
trong thời gian thi học kỳ và cuối năm, khu xử lý rác chưa đảm bảo. 
Công tác kiểm tra việc làm vệ sinh của các lớp học chưa thường 
xuyên, có nhiều lớp sau khi làm vệ sinh xong chưa tập kết rác về hố rác. 
Qua thực trạng công tác giáo dục môi trường ở trường THCS Thị 
Trấn Khe Tre chúng tôi nhận thấy rằng công tác này được đưa vào trường 
PT là một việc làm rất cần thiết, trường đã có nhiều cố gắng trong việc triển 
khai kế hoạch và quản lý chỉ đạo cụ thể song chưa quán triệt được tất cả 
những yêu cầu của nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích 
cực do Bộ GD-ĐT phát động, do ảnh hưởng nhiều nguyên nhân khách quan 
và chủ quan nên đã có một số tồn tại đáng kể. Trên cơ sở những mặt đã làm 
được và những mặt tồn tại nêu trên, tôi xin nêu một số giải pháp đã và đang 
thực hiện sau: 
Phần II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG CẢNH QUAN 
MÔI TRƯỜNG XANH- SẠCH- ĐẸP 
1.Biện pháp1: 
 Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh về công tác giáo 
dục bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh –sạch – đẹp 
 Nhận thức là một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý, chỉ 
đạo giáo dục bảo vệ môi trường đây là một công tác để thực hiện mục tiêu 
giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục ý thức kỹ năng sống cho học sinh. 
 a. Đối với cán bộ quản lý. 
 Cán bộ cốt cán là lực lượng nòng cốt quyết định sự thành công của 
công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh vì vậy nâng cao nhận 
thức là một việc làm cần thiết. 
 Trước hết là đối với hiệu trưởng, người cán bộ quản lý trường học 
phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi 
trường ở trường phổ thông, triển khai cụ thể đến từng giáo viên yêu cầu, 
tiêu chí trường học xanh – sạch- đẹp, an toàn cuối năm học tự đánh giá theo 
kế hoạch của trường đã đề ra . Phải nhận thức được sự chỉ đạo, tổ chức các 
hoạt động, các phong trào là nhiệm vụ của hiệu trưởng và Hội đồng giáo 
dục. Thấy được tầm quan trọng của công tác giáo dục trong trường phổ 
thông, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường 
xung quanh. Qua đó hiệu trưởng không được xem nhẹ công tác này và biết 
đầu tư thích đáng để công tác giáo dục môi trường có chất lượng và đạt 
được hiệu quả cao nhất. 
b. Đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. 
 Sự hợp tác của GVCN và GVBM có vai trò quyết định cho sự thành 
công của công tác giáo dục bảo vệ môi trường vì vậy nâng cao nhận thức 
cho giáo viên là việc cần làm. 
 Thông qua hoạt động ngoại khoá của các tổ chuyên môn, các buổi 
họp hội đồng ...giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng của công tác giáo 
dục bảo vệ môi trường, đây là nhiệm vụ quan trọng trong phong trào “Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành giáo dục phát 
động nhằm góp phần giáo dục toàn diện học sinh, rèn luyện cho các em kỹ 
năng sống và hoạt động, thấy được tầm quan trọng của công tác này và thì 
mỗi CBVC phải phát huy tinh thần trách nhiệm của mình tìm ra biện pháp 
phù hợp để giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao nhất. 
 c.Đối với học sinh: Học sinh phải có ý thức và hành động tự giác giữ 
gìn môi trường xanh – sạch –đẹp ngay từ ngày đầu tiên bước chân đến 
trường và thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy cần phải làm tốt công 
tác tuyên truyền giáo dục các em thường xuyên vào các buổi chào cờ đầu 
tuần, các buổi sinh hoạt lớp, các tiết học... 
 2.Biện pháp 2: 
Xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh hàng tuần 
 Cán bộ phụ trách công tác lao động phải xây dựng kế hoạch vệ sinh 
hàng tuần. Mỗi tuần 2 lớp lao động làm vệ sinh xung quanh khuôn viên nhà 
trường, khu vực để xe của giáo viên và học sinh. 
 Kế hoạch này được tiến hành từ đầu năm học đến kết thúc năm học, 
các lớp thay phiên nhau làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm 
lớp. 
 Ngoài ra Liên đội trường còn phân công các lớp làm vệ sinh hàng 
ngày từng khu vực, ngoài công tác vệ sinh trong lớp học mỗi lớp phải làm 
nhiệm vụ vệ sinh một khu vực khác ở sân trường hoặc hành lang dưới sự 
hướng dẫn của Ban cán sự lớp, việc làm này được duy trì thường xuyên liên 
tục . 
3.Biện pháp 3: Thành lập Ban kiểm tra giám sát công tác giáo 
dục bảo vệ môi trường 
Giáo dục bảo vệ môi trường là một công việc cần thiết vì vậy cần 
thành lập Ban chỉ đạo thường xuyên giám sát công tác bảo vệ môi trường 
của học sinh. Ban chỉ đạo mỗi tháng phải tổ chức họp 1 lần để đánh giá 
tình hình của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan môi 
trường xanh-sạch- đẹp. Ban chỉ đạo gồm có: 
-1Phó hiệu trưởng - Trưởng ban 
-Tổng phụ trách -Phó trưởng ban 
-Bí thư đoàn -Uỷ viên 
-GVCN các lớp -Uỷ viên 
4.Biện pháp 4: 
Tổ chức các buổi lao động và các hoạt động khác 
Để tạo bóng mát ở sân trường, tạo điều kiện cho các em vui chơi nhà 
trường phải tổ chức nhiều buổi lao động cho học sinh, đoàn thanh niên, 
đoàn viên công đoàn trồng nhiều cây xanh, trồng cỏ trên sân trường, tổ 
chức các buổi lao động vệ sinh phong quang trường lớp có như vậy mới tạo 
được khuôn viên nhà trường luôn xanh và sạch. 
Giao trách nhiệm cụ thể cho các lớp về việc giữ gìn chăm sóc cây 
xanh, thảm cỏ, bồn hoa, trường lớp. 
Tổ chức các buổi ngoại khóa, các cuộc thi viết vẽ về môi trường, đây 
là một hoạt động thiết thực trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi 
trường cho học sinh, vì vậy các tổ chuyên môn cần phối hợp với các đoàn 
thể khác trong nhà trường để làm tốt công tác này mỗi học kỳ có thể tiến 
hành 3-4

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_canh_quan_moi_truong.pdf