SKKN Lập đề cương chi tiết ôn tập môn toán để nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh Lớp 5A trường Tiểu học Vạn Thọ 1 chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng

Cơ sở lý luận của vấn đề:

Quá trình dạy học là một quá trình tư duy sáng tạo và người giáo viên là một kĩ sư của tâm hồn, hơn nữa còn là một nhà làm nghệ thuật. Và việc dạy học ngày nay luôn dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Chính vì thế, nó đòi hỏi người giáo viên phải luôn có sự sáng tạo, tự cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết. Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết có vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo, nó đóng góp vào việc hình thành phát triển trí thông minh, cách suy nghỉ độc lập, linh hoạt sáng tạo và đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng của người lao động như : cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về các phương pháp dạy học toán ở tiểu học. Đặc biệt là chuẩn kiến thức kỹ năng mà học sinh cần đạt được sau giờ học toán, những kiến thức có trong bài học, tham khảo sách hướng dẫn và một số tài liệu bồi dưỡng trong chương trình toán ở tiểu học cùng sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua thực tế phụ đạo học sinh môn Toán thời gian qua, tôi thấy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em phải chuẩn bị nội dung phụ đạo thật cụ thể, chi tiết.

Thực trạng của vấn đề :

Sau khi khai giảng năm học mới, tôi tiến hành ngay vào việc tìm hiểu tình hình học tập của lớp, qua tìm hiểu tôi nhận thấy một số vấn đề sau:

- Nhiều học sinh chưa nắm vững kiến thức đã học ở các lớp dưới và tiếp thu kiến thức mới còn chậm, chưa vận dụng được kiến thức đã học vào việc giải các bài tập có liên quan.

- Gia đình các học sinh đa phần là nông dân, kinh tế gia đình còn khó khăn nên ít quan tâm đến việc học tập của con em.

- Phần lớn các học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng môn Toán hay tự ti chưa mạnh dạn nêu ý kiến, nêu thắc mắc khi không hiểu bài.

- Các năm qua, khi phụ đạo học sinh chưa hoàn thành, giáo viên chỉ dựa vào sách giáo khoa chưa đưa ra được nội dung ôn tập cụ thể, chi tiết và có tính logic.

 

doc 28 trang Thảo Phương 15/05/2023 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lập đề cương chi tiết ôn tập môn toán để nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh Lớp 5A trường Tiểu học Vạn Thọ 1 chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Lập đề cương chi tiết ôn tập môn toán để nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh Lớp 5A trường Tiểu học Vạn Thọ 1 chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng

SKKN Lập đề cương chi tiết ôn tập môn toán để nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh Lớp 5A trường Tiểu học Vạn Thọ 1 chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VẠN NINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN THỌ 1
SÁNG KIẾN
LẬP ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ÔN TẬP MÔN TOÁN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤ ĐẠO HỌC SINH LỚP 5A TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN THỌ 1 CHƯA ĐẠT CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
 Tên tác giả: Nguyễn Thị Trang
NĂM HỌC 2018 – 2019
 TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN THỌ 1
 HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ - XẾP LOẠI 
 1/ Nhận xét : ...... 
...... 
................................................................................
 2/ Đánh giá - xếp loại : .
 Vạn Thọ, ngày tháng 12 năm 2018
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:	...
1
1. Lý do chọn đề tài:...
1
2. Lịch sử của đề tài: ......................................................................... 
1
3. Mục đích nghiên cứu đề tài: ......................................................... 
2
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: . 
3
5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu: ................................................. 
4
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: 
4
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:...............................................................
4
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:...
4
2. Thực trạng của vấn đề :.
4
3. Biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề:...
6
4. Hiệu quả của đề tài: .. 
9
III. KẾT LUẬN: 
12
1. Đúc kết lại những nội dung chính đã trình bày:. 
12
2. Đề ra biện pháp triển khai, áp dụng đề tài vào thực tiễn:.. 
 13 
3. Kiến nghị, đề xuất:.
13
4. Hướng phát triển của đề tài:
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO........
15
PHỤ LỤC
16
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
	1. Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đất nước ta cũng đang tích cực hội nhập sâu rộng với thế giới, để có thể hội nhập thành công với toàn thế giới thì quan trọng nhất vẫn là phát triển nền giáo dục Việt Nam một cách vững mạnh, toàn diện. Vì vậy, trong tất cả các chính sách phát triển của đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm cho thế hệ trẻ, đặc biệt là tầng lớp trẻ em - “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”- đó là câu khẩu hiệu mà mỗi thầy cô giáo đều đã thấm nhuần trong quá trình giáo dục học sinh một cách toàn diện ở tất cả các mặt : đức, trí, thể, mĩ. Riêng về mặt học tập, đặc biệt là môn Toán thì càng cần phải quan tâm, chú trọng nhiều. Môn Toán ở tiểu học bước đầu hình thành khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng của học sinh. Môn toán là chìa khóa mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết cho người lao động thời hiện đại, nó góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện hơn. Nếu học sinh yếu toán cũng là đồng nghĩa với việc các em phát triển chưa trọn vẹn nó ảnh hưởng đến tương lai của chính bản thân các em và cả xã hội. Ngay từ cấp tiểu học chúng ta cần tạo nền tảng vững chắc cho các em, bằng cách là không để cho học sinh yếu toán hay yếu một môn nào khác cả, đây là vấn đề mà mỗi giáo viên chúng ta cần phải quan tâm.
 Trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh hiện nay, một thực trạng không hiếm đó là trong quá trình học tập trên lớp, nhất là môn toán có một bộ phận học sinh tiếp thu bài còn chậm, thiếu tự tin dẫn đến lười học, không hoàn thành yêu cầu bài học, một bộ phận học sinh khác tiếp thu bài chậm, có nhiều “lỗ hổng” kiến thức, kỹ năng và phương pháp học tập Toán chưa tốt. Làm sao để các em hiểu bài, theo kịp các bạn và có niềm tin trong học tập? Đặc biệt là lớp 5, lớp cuối cấp, chuẩn bị cho các em bước vào học bậc trung học cơ sở. Làm sao để các em nắm chắc và vận dụng tốt các kiến thức, kĩ năng toán ở tiểu học, chuẩn bị tiếp thu các kiến thức lớp 6 - đấy là điều mà tôi vô cùng trăn trở.
 	Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, các em khác nhau về ngoại hình, tích cách và cả khả năng nhận thức trong học tập. Có học sinh tiếp thu bài học rất nhanh, nhưng cũng có những em tiếp thu bài rất chậm, thậm chí là không hiểu gì thông qua các hoạt động trên lớp (Nhất là môn Toán). Là một giáo viên chủ nhiệm thì tôi phải làm gì đối với những học sinh yếu, kém? Đó chính là vấn đề mà tôi rất quan tâm và nó luôn thôi thúc tôi trong suốt quá trình dạy học.
 Vì những lí do như vậy nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Lập đề cương chi tiết ôn tập môn Toán để nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng.”
 	2. Lịch sử của đề tài: 
	Việc nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh chưa hoàn thành luôn được các giáo viên Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 quan tâm và thực hiện hàng ngày tuy nhiên để viết thành một sáng kiến thì chưa có thầy cô nào thực hiện. Trước thực trạng học sinh lớp tôi chủ nhiệm, tham khảo kinh nghiệm các thầy cô giáo đi trước và tham khảo một số đề tài trên mạng Internet như: 
+ Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: "Học phụ đạo để khắc phục học sinh yếu, kém môn Toán lớp 3A" của sinh viên Phạm Đức Huynh 
+ Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp 4” của thầy Danh Bé, Trường Tiểu học Lâm Kiết (Sóc Trăng)
 	(các đề tài trên đều đưa ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu môn Toán nhưng chưa thấy đề tài nào nói đến việc lập đề cương chi tiết ôn tập môn Toán để nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng môn học) tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Lập đề cương chi tiết ôn tập môn Toán để nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng.”
 	3. Mục đích nghiên cứu đề tài: 
Mục đích tổng quát của đề tài là lập được một đề cương thật chi tiết để phụ đạo cho học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng môn Toán nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục và cho mỗi giáo viên đứng lớp là làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh, tránh để học sinh ngồi nhầm lớp. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về mức độ nắm và vận dụng kiến thức của từng học sinh là vô cùng quan trọng, từ đó đề ra các biện pháp, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh thì hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn.
 	Mục đích cụ thể là nhằm giúp học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn toán nắm kiến thức ngày càng vững vàng hơn, hăng say trong giờ học toán và làm nền tảng vững chắc cho các lớp trên. Bởi vì, có những em, tiếp thu bài rất chậm, có những em nắm được nội dung lý thuyết nhưng khi vận dụng thực hành lại không áp dụng được, dẫn đến các em chán nản trong giờ học toán, dần dần các em sẽ bị yếu ở môn toán.
 	 Môn Toán lớp 5 chủ yếu là ôn luyện các kiến thức đã học ở các lớp dưới và vận dụng sâu hơn, vì vậy, những học sinh chưa nắm chắc các kiến thức các lớp dưới, đặc biệt là lớp 4 thì việc học toán lớp 5 trở nên vô cùng khó khăn. Cụ thể các mục đích đó là: 
 	 - Giúp học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng củng cố kiến thức cơ bản, bổ trợ những kiến thức học sinh bị hỏng từ các lớp dưới.
 	 - Giúp học sinh có thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác trong học tập, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật. 
 	 - Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết để phụ đạo HS chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng.
 	- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh lưu ban. Thực hiện tốt “Nói không với học sinh ngồi nhầm lớp”
 	- Giúp học sinh hứng thú trong học tập 
	4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: 
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu biện pháp giúp học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 5 tiến bộ.
- Khảo sát thực trạng của việc học tập môn Toán của học sinh lớp 5A, những nguyên nhân dẫn đến thực trạng, các biện pháp phụ đạo học sinh đã tiến hành trước đó nhưng chưa hiệu quả.
- Nêu các bước thực hiện giải pháp Lập đề cương chi tiết để phụ đạo cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán.
* Phương pháp:
a. Phương pháp quan sát
- Mục đích: Giáo viên quan sát học sinh trong các giờ Toán để nắm bắt được các mảng kiến thức học sinh còn yếu, thái độ của học sinh khi học. 
- Cách thức: Giáo viên quan sát, theo dõi, nhận xét, đánh giá về cách trình bày, cách trả lời câu hỏi, cách làm việc nhóm... của học sinh trong quá trình học để nhận biết sự thay đổi về thái độ, hứng thú học tập của học sinh trước và sau thời gian áp dụng biện pháp của đề tài vào tiết dạy.
b. Phương pháp vấn đáp
- Mục đích: Giáo viên nắm được các chuẩn kiến thức và kĩ năng mà học sinh chưa đạt; Hiểu về tâm tư, hoàn cảnh và sở thích của các em.
- Cách thức: Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, tìm tòi và trả lời về những điều học sinh nắm được và chưa nắm được để từ đó giáo viên có hệ thống các nội dung cần phụ đạo cho học sinh. Hoặc hiểu về tính cách, sở thích của học sinh hơn.
c. Phương pháp điều tra
- Mục đích: Giáo viên nắm được hoàn cảnh gia đình, sở thích của học sinh.
- Cách thức: Giáo viên gặp gỡ phụ huynh trao đổi, hỏi thăm tình hình gia đình, thái độ của học sinh khi học ở nhà; trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp trước về tình hình học tập và thái độ của học sinh.
d. Phương pháp đọc tài liệu
- Mục đích: Giáo viên nắm được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, các giải pháp phụ đạo học sinh đã thực hiện có hiệu quả và chưa hiệu quả, hệ thống hóa các mảng kiến thức, kĩ năng cần rèn cho học sinh.
- Cách thức: Giáo viên tham khảo các tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, các đề tài nghiên cứu có liên quan trước đó, các dạng bài tập toán cần thực hiện ...
d. Nghiên cứu sản phẩm:
- Mục đích: thực nghiệm và kiểm nghiệm kết quả để khẳng định tính hiệu quả của giải pháp.
- Cách thức: Ghi chép tình hình thực nghiệm, kiểm nghiệm các kết quả, hệ thống các giải pháp thành công.
	5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu: 
- Nội dung nghiên cứu của đề tài là Lập đề cương chi tiết giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán ở Trường Tiểu học Vạn Thọ 1.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 chưa đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán.
- Thời gian nghiên cứu: 9 / 2017 đến 12 / 2018
	6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: 
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài này là việc lựa chọn biện pháp phụ đạo học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng cụ thể, chi tiết và thiết thực. Việc lập đề c ...  bằng nhau
Bước 3: Tìm số bé ( tổng : tổng số phần x số phần số bé)
Bước 4: Tìm số lớn ( tổng – số bé )
* Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó ta làm như sau:
Bước 1: Vẽ sơ đồ
Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau
Bước 3: Tìm số bé ( hiệu : hiệu số phần x số phần số bé)
Bước 4: Tìm số lớn ( hiệu + số bé )
II/ Thực hành
Bài 1: Hai kho chứa 125 tấn thóc, trong đó số thóc ở kho thứ nhất bằng số thóc ở kho thứ hai. Hỏi mỗi kho chứa bao nhiêu tấn thóc?
Bài 2: Mẹ hơn con 25 tuổi. Tuổi con bằng tuổi mẹ. Tính tuổi của mỗi người.
****************************************************************
BÀI 4: TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN VÀ QUY TẮC TÍNH NHẨM
I/ Lý thuyết
* Phép nhân có những tính chất sau cơ bản sau:
- Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. a x b = b x a
- Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba. ( a x b) x c = a x ( b x c )
* Các quy tắc tính nhẩm:
- Khi nhân số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn  cho 10, 100, 1000. ta chỉ việc thêm 1,2,3 . chữ số 0 ở bên phải số đó.
 - Khi chia một số với 10, 100, 1000. ta chỉ việc bớt đi 1,2,3 . Chữ số 0 ở bên phải số đó.
II/ Thực hành
Bài 1: Không thực hiện phép tính, viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Tìm x:
X x 3048 = 3048 x 9; X = ..
7 x X = 15436 x 7; X = .. 
Bài 2 : Tính:
31756 x 100 = 45870 : 10 = 
4569 x 10 = 1203900 : 100 = 
9842 x 100 = 587 000 : 1000 = 
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm cho thích hợp:
a/ (3 x 5) x 2 = 3 x ( x )
b/ (5 x 2) x 7 = . x ( 2 x 7)
****************************************************************
BÀI 5: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG (HIỆU)
I/ Lý thuyết
- Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau. a x (b+c) = a x b + a x c
- Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau. a x (b - c) = a x b - a x c
II/ Thực hành
Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S
a/ 186 x (50 + 7) = 10562
b/ 432 x (70 – 6) = 27648
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
a/ 345 x 25 x 3 x 4 
b/ 176 x 52 + 48 x 176 
Bài 3: Tính bằng 2 cách.
a/ 37 x (10 – 3)
b/ 6 x 42 – 6 x 14 
****************************************************************
BÀI 6: RÚT GỌN PHÂN SỐ
I/ Lý thuyết
Khi rút gọn phân số có thể làm như sau:
- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
- Chia cả tử số và mẫu số cho số đó.
Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.
II/ Thực hành
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 a) = = 
 b) = = 
 c) = = 
Bài 2:Viết phân số tối giản vào chỗ chấm
 a) =  b) = c) =  d) =
Bài 3: Khoanh vào những phân số bằng 
****************************************************************
BÀI 7: HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN, ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN
I/ Lý thuyết
Muốn đọc (viết) số thân phân, ta đọc (viết) lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết đọc (viết) phần nguyên, đọc (viết) dấu phẩy, sau đó đọc (viết) phần thập phân
II/ Thực hành
Bài 1: Đọc các số sau: 23,45; 0,003; 305,80; 13456,070
Bài 2: Viết số thập phân có:
a/ Ba đơn vị, chín phần mười.
b/ Bảy mươi ba đơn vị, một trăm linh năm phần nghìn.
c/ Không đơn vị, ba phần nghìn.
d/ Sáu đơn vị, sáu phần trăm, sáu phần nghìn.
Bài 3: Chuyển các số thập phân sau thành hỗn số có chứa phân số thập phân: 4,5; 7,22; 14,07; 402,208
****************************************************************
BÀI 8: SO SÁNH SỐ THẬP PHÂN
I/ Lý thuyết
Muốn so sánh hai số thập phân ta có thể làm như sau: 
* Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
* Trong hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, ta so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìnđến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.
* Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
II/ Thực hành
Bài 1: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 6,765; 9,06; 8,72; 6,376; 9,2
Bài 2: Điền dấu , = :
 84,3  84,27 45,5 .. 45,5000
 6,865 .6,9 90,6 .89,60
Bài 3: Tìm chữ số x, biết: 9,7x8 < 9,718
****************************************************************
BÀI 9: CỘNG, TRỪ SỐ THẬP PHÂN
I/ Lý thuyết
*Muốn cộng hai số thập phân ta có thể làm như sau: 
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau
- Cộng như cộng các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
*Muốn trừ hai số thập phân ta có thể làm như sau: 
- Viết số trừ dưới số số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau
- Trừ như trừ các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của các số bị trừ và số trừ.
II/ Thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a/ 349,9 + 21,45 c/ 52,37 – 7,65
b/ 432,02 + 4120, 340 d/ 40 – 8,76
Bài 2: Tìm x :
a/ x + 4,32 = 8,67
b/ 7,9 – x = 2,5
Bài 3: Một thùng đựng 37,5 lít nước mắm. Người ta lấy từ thùng đó ra 10,2 lít mắm, sau đó lại lấy ra 8,3 lít mắm nữa. Hỏi trong thùng còn bao nhiêu lít mắm?
****************************************************************
BÀI 10: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I/ Lý thuyết
*Muốn nhân một số thập phân với số tự nhiên ta có thể làm như sau: 
- Nhân như nhân các số tự nhiên.
- Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
II/ Thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a/ 6,9 x 6 c/ 52,37 x 65
b/ 0,027 x 65 d/ 40, 3 x 10
Bài 2: Một xe máy một giờ đi được 42,6 km. Hỏi trong 7 giờ xe máy đó đi được bao nhiêu km?
****************************************************************
BÀI 11: QUY TẮC NHÂN NHẨM VỚI SỐ THẬP PHÂN
I/ Lý thuyết
*Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, .... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba, chữ số.
* Muốn nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001, .... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, chữ số.
II/ Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
a/ 345,43 x 10 c/ 72,3 x 100
b/ 0,027 x 0,01 d/ 40, 3 x 0,001
Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là ki – lô – mét vuông:
2000 ha; 231 ha; 14,2 ha; 4,2 ha
Bài 3: Mua 4 mét vải phải trả 60 000 đồng. Hỏi mua 6,8 mét vải cùng loại phải trả bao nhiêu tiền?
****************************************************************
BÀI 12: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I/ Lý thuyết
Muốn chia một số thập phân cho số tự nhiên ta làm như sau:
Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia.
Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia.
Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia.
II/ Thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a/ 5,28 : 4 c/ 42,7 : 7
b/ 0,36 : 9 d/ 46,827 : 9
Bài 2: Tìm X 
a/ X x 3 = 8,4 b/ 5 x X = 0,25
Bài 3: Một người đi xe máy trong 3 giờ đi được 126,54 km. Hỏi trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu ki – lô – mét ?
****************************************************************
BÀI 13: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I/ Lý thuyết
Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, ta tiếp tục chia như sau:
Viết dấu phẩy vào bên phải số thương.
Viết thêm vào bên phải số dư một số 0 rồi chia tiếp.
Nếu còn dư nữa, ta viết thêm vào bên phải số dư mới một chữ số 0 rồi tiếp tục chia, và có thể cứ làm như thế mãi.
II/ Thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a/ 85 : 14 c/ 72 : 34 
b/ 962 : 58 d/ 882 : 36
Bài 2: Làm 15 bộ bàn ghế như nhau mất 42 ngày. Hỏi nếu làm 6 bộ bàn ghế như thế thì hết bao nhiêu ngày ?
****************************************************************
BÀI 14: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I/ Lý thuyết
Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.
Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia cho số tự nhiên.
II/ Thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a/ 18,5 : 7,4 c/ 87,5 : 1,75
b/ 1,65 : 0,35 d/ 8,976 : 6,8
Bài 2: Một hình chữ nhật có chiều rộng 7,6 m, diện tích hình chữ nhật đó bằng 32,3m2. Tính chiều dài của hình chữ nhật đó ?
****************************************************************
BÀI 15: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (DẠNG 1)
I/ Lý thuyết
Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 ta làm như sau:
Tìm thương của 315 và 600.
Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.
II/ Thực hành
Bài 1: Tính tỉ số phần trăm của hai số:
a/ 25 và 40 
b/ 1,6 và 80
c/ 0,4 và 3,2 
Bài 2: Một đội bóng rổ đã thi đấu 20 trận, thắng 12 trận. Hỏi số trận thắng chiếm bao nhiêu phần trăm số trận đã thi đấu của đội đó ?
****************************************************************
BÀI 16: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (DẠNG 2)
I/ Lý thuyết
Muốn tìm 52,5 % của 800 ta có thể lấy 800 chia cho 100 rồi nhân với 52,5 hoặc lấy 800 nhân với 52,5 rồi chia cho 100
II/ Thực hành
Bài 1: 
a/ Tìm 2% của 1000 kg 
b/ Tìm 15 % của 36m
c/ Tìm 22% của 30m2 
Bài 2: Một người bỏ ra 800 000 đồng tiền vốn mua rau. Sau khi bán hết số rau, người đó lãi được 30%. Hỏi số tiền lãi là bao nhiêu?
****************************************************************
BÀI 17: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (DẠNG 3)
I/ Lý thuyết
Muốn tìm một số khi biết 40,5% của số đó là 243 ta làm như sau:
Lấy 243 chia cho 40,5 rồi nhân với 100.
Hoặc: Lấy 243 nhân với 100 rồi chia cho 40,5.
II/ Thực hành
Bài 1: 
a/ Tìm một số biết 20% của số đó là 180 
b/ Tìm một số biết 30% của số đó là 12 000
Bài 2: Một người bỏ ra 800 000 đồng tiền vốn mua rau. Sau khi bán hết số rau, người đó lãi được 30%. Hỏi số tiền lãi là bao nhiêu?
****************************************************************

File đính kèm:

  • docskkn_lap_de_cuong_chi_tiet_on_tap_mon_toan_de_nang_cao_chat.doc