SKKN Giải quyết sự bất cập qua yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục với năng lực thực tế của học sinh Trường Tiểu học Phú Thuỷ

Trong những năm cuối của thập kỷ XX và những năm đầu của thập kỷ XXI, giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến triển đáng kể, đạt được những thành tựu hết sức cơ bản. Tuy nhiên trong những thành tựu đạt được đó thì giáo dục Việt Nam lại có những khiếm khuyết vô cùng lớn đó là chất lượng giáo dục hạn chế và có chiều hướng giảm sút khó lường.

Giáo dục Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn trước thời hội nhập. Nắm bắt được những tồn tại thiếu sót cơ bản đó, bước vào năm học 2006 -2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có cuộc vận động “ Nói không với tiếu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Đây là cuộc vận động lớn được Bộ GD- ĐT chính thức phát động vào ngày 31/7/2006 đã gây được sự chú ý , quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội, lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp từ TW đến cơ sở, của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, của phụ huynh và toàn thể học sinh.

pdf 15 trang Huy Quân 29/03/2025 600
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải quyết sự bất cập qua yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục với năng lực thực tế của học sinh Trường Tiểu học Phú Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải quyết sự bất cập qua yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục với năng lực thực tế của học sinh Trường Tiểu học Phú Thuỷ

SKKN Giải quyết sự bất cập qua yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục với năng lực thực tế của học sinh Trường Tiểu học Phú Thuỷ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
GIẢI QUYẾT SỰ BẤT CẬP QUA YÊU CẦU 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VỚI 
NĂNG LỰC THỰC TẾ CỦA HỌC SINH 
TRƯỜNG TH PHÚ THUỶ 
A. ĐặT VấN Đề 
 Trong những năm cuối của thập kỷ XX và những năm đầu của thập kỷ XXI, 
giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến triển đáng kể, đạt được những thành 
tựu hết sức cơ bản .Tuy nhiên trong những thành tựu đạt được đó thì giáo dục 
Việt Nam lại có những khiếm khuyết vô cùng lớn đó là chất lượng giáo dục hạn 
chế và có chiều hướng giảm sút khó lường. Giáo dục Việt Nam đang đứng trước 
những thách thức to lớn trước thời hội nhập. Nắm bắt được những tồn tại thiếu sót 
cơ bản đó, bước vào năm học 2006 -2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có cuộc 
vận động “ Nói không với tiếu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” 
. Đây là cuộc vận động lớn được Bộ GD- ĐT chính thức phát động vào ngày 
31/7/2006 đã gây được sự chú ý , quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội, lãnh đạo 
Đảng , chính quyền các cấp từ TW đến cơ sở, của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản 
lý giáo dục ,của phụ huynh và toàn thể học sinh. 
Cuộc vận động được xác định là khâu đột phá, làm tiền đề cho ngành giáo 
dục tự khẳng định mình, phấn đấu vươn lên , xoá bỏ những tiêu cực đang tồn tại, 
thực hiện sự đổi mới vì sự phát triển của nước nhà , vì vinh dự và trách nhiệm của 
mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục , vì tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam. 
 Năm học 2007 - 2008, toàn ngành tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33/2006 TTg 
của Thủ tướng Chính phủ về cuộc vận động “ Hai không” với bốn nội dung : “ 
Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, với vi 
phạm đạo đức nhà giáo và với tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp 
“”. 
Chất lượng giáo dục là mục tiêu trọng tâm và cơ bản xuyên suốt trong cả quá 
trình hoạt động của giáo dục phổ thông mà cơ bản là cấp Tiểu học. đặc biệt việc 
nắm vững đối tượng HS về lực học và đạo đức là khâu quan trọng trong quá trình 
thực hiện các hoạt động giáo dục nhằm tìm, lựa chọn giải pháp để nâng cao chất 
lượng toàn diện, đáp ứng mục tiêu đào tạo phù hợp với nền tảng giáo dục Tiểu 
học Phú Thuỷ đề ra từ đầu năm học. 
 Để có cơ sở phản ánh đúng thực chất chất lượng học tập thực tế của HS , từ 
đó đề ra phương hướng , những giải pháp thích hợp trong chỉ đạo dạy và học , các 
tổ cần phải tổ chức kiểm tra, khảo sát chất lượng đầu năm. Đây là quá trình kiểm 
tra, đánh giá chất lượng thực tế của HS so với chuẩn kiến thức cơ bản của từng 
khối lớp nhằm giúp người Hiệu trưởng thu nhận được thông tin về học lực của 
học sinh một cách chính xác , để từ đó có cơ sở vững chắc trong xây dựng kế 
hoạch , có biện pháp xử lý , điều chỉnh quá trình chỉ đạo dạy , học của nhà trường 
và có những yêu cầu hợp lý đối với cán bộ , giáo viên. 
Song qua đợt kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học . Học sinh không đạt 
yêu cầu ; Tỷ lệ học sinh có kết quả kiểm tra thấp : Cụ thể học sinh đạt điểm dưới 
trung bình ( từ điểm 4  điểm 1 ) chiếm tỷ lệ hơn 8%. 
Với số liệu trên , rõ ràng chất lượng giáo dục thực chất của học sinh chưa đảm 
bảo với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay . Đây là một trong những 
vấn đề bức xúc cần quan tâm. Với chức năng của người Hiệu trưởng là người 
chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng giáo dục của nhà trường. Do đó cần 
phải làm gì để nâng cao chất lượng theo yêu cầu giáo dục hiện nay . Đó là trách 
nhiệm của người Hiệu trưởng . Với lý do trên tôi chọn nội dung “ Giải quyết sự 
bất cập qua yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục với năng lực thực tế của 
học sinh trường TH Phú Thuỷ” để làm đề tài kinh nghiệm trong quá trình quản 
lý,chỉ đạo. 
B. nội dung 
I. Cơ sở thực tiẽn. 
 Hưởng ứng cuộc vận động “ Hai không “ với 4 nội dung của ngành , ngay 
từ đầu năm học 2007 – 2008 Trường TH Phú Thuỷ đã tổ chức xây dựng phương 
hướng nhiệm vụ kế hoạch năm học trên cơ sở chức năng nhiệm cụ của trường 
Tiểu học và dựa trên cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học số 
8232/BGDĐT- GDTH ngày 8/8 /2007 của Bộ GD ,, hướng dẫn thực hiện nhiệm 
vụ năm học 2007 - 2008 số 22/GD-TH ngày 14/9/2007 của Phòng GD Lệ Thuỷ. 
Trong kế hoạch năm học Trường TH Phú Thuỷ đã đề ra nhiều giải pháp nhằm 
nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó có kế hoạch khảo sát thẩm định chất 
lượng chuyển giao đầu năm , nhằm xác định một cách chính xác chất lượng thực 
 chất của học sinh để từ đó xây dựng hệ thống biện pháp , giải pháp thích hợp 
trong chỉ đạo dạy và học đạt kết quả thực chất theo yêu cầu của các cấp quản lý 
giáo dục và yêu cầu của cuộc vận động. 
 Ngày 3/10/2007 Hiệu trưởng có quyết định tổ chức khảo sát, chuyển giao 
chất lượng hai môn Toán và Tiếng việt cho tất cả các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5 
kết quả cụ thể như sau : 
* Môn Tiếng Việt: Số HS có điểm yếu 31em ,tỷ lệ 4,6%,cụ thể: 
 Khối lớp1: 8 em ; Tỷ lệ: 7,8% 
Khối lớp2: 5 em ; Tỷ lệ: 4,4% 
Khối lớp3: 8 em ; Tỷ lệ: 6,4% 
Khối lớp4: 7 em ; Tỷ lệ:5,6% 
Khối lớp5: 3 em ; Tỷ lệ 1,7% 
* Môn Toán: Số HS có điểm yếu 76 em ,tỷ lệ 11,5% 
Khối lớp1: 18 em ; Tỷ lệ:17,8% 
Khối lớp2: 5 em ; Tỷ lệ:4,4% 
Khối lớp3: 15 em ; Tỷ lệ: 11,2% 
Khối lớp4: 23 em ; Tỷ lệ: 16,3% 
Khối lớp5: 15 em ; Tỷ lệ: 8,5% 
 Như vậy , nếu xét theo tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng cơ bản theo quyết định 
16/2005 Bộ GD-ĐT,thì những học sinh có kết quả dưới điểm trung bình thuộc 
vào loại không đạt chuẩn lên lớp . Đối với những học sinh này nếu tiếp tục vẫn để 
các em theo học các lớp trên thì không thực hiện đúng theo tinh thần của cuộc 
vận động “ Hai không” với 4 nội dung mà ngành đã phát động thực hiện. 
 Thế nhưng, kế hoạch phương hướng nhiệm vụ năm học đã được thông qua 
hội nghị cán bộ- giáo viên và đã trở thành nghị quyết thực hiện , trong nghị quyết 
có nhiều nội dung song có nội dung giao chỉ tiêu chất lượng cho các khối lớp lên : 
Tỷ lệ học sinh trung bình trở lên cho các khối 1 đến khối 4 là 97% , tỷ lệ khá giỏi 
là 53% . Khối 5 tỷ lệ trung bình trở lên là 98% , khá giỏi 55% đến 60% . Học sinh 
lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. 
 Như vậy so với kết quả khảo sát đầu năm học thì chỉ tiêu đề ra cho các khối 
lớp quá cao , giải pháp nào để thực hiện đạt dược kết quả ,điều đó người Hiệu 
trưởng cần phải quan tâm. 
 II.cơ sở lý luận. 
 Trong tình hình hiện nay , trước yêu cầu đòi hỏi thức chất trong chất lượng 
giáo dục , và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng được xu thế phát triển 
của đát nước . Việc giải quyết vấn đề nêu trên là hết sức quan trọng , nó trực tiếp 
nâng cao chất lượng thực chất của học sinh và khẳng định được vai trò trách 
nhiệm lương tâm của tập thể giáo viên , hơn thế nữa nó cũng khẳng định được vị 
trí năng lực quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường . Qua đó , rút ra nhiều 
bài học quí báu cho những người làm công tác giáo dục nói chung, nhất là những 
người trực tiếp giảng dạy , trực tiếp quản lý chỉ đạo ở trường tiểu học Phú Thuỷ. 
Do đó , mục tiêu cần đạt được là: 
- Thứ nhất : Thiết lập và giữ vững kỹ cương nề nếp trong việc dạy học của 
tập thể giáo viên mà cụ thể là việc kiểm tra khảo sát, đánh giá chất lượng học sinh 
theo quyết định 30. 
- Thứ hai: Tạo được sự công bằng trong giáo dục từ đó giúp học sinh có ý 
thức tự học và chăm học hơn để nâng cao trình độ nhận thức , giúp cho các em có 
ý chí vươn lên tự tin hơn trong chiếm lĩnh tri thức, nắm bắt được kiến thức kỹ 
năng tối thiểu cần đạt được theo quyết định 16. 
- Thứ ba: Củng cố được lòng tin của phụ huynh , của ban đại diện cha mẹ 
học sinh, của lãnh đạo chính quyền địa phương và của cơ quan lãnh đạo chuyên 
môn đối với tập thể nhà trường. Giúp cho mọi người nhìn nhận đúng đắn về năng 
lực giảng dạy của giáo viên , năng lực quản lý chỉ đạo của tập thể ban giám hiệu . 
Từ đó tạo được niềm tin thật sự của xã hội cho công tác giáo dục , vì thế uy tính 
của người thầy lại tiếp tục được tôn vinh. 
- Thứ tư : Củng cố được khối đoàn kết nhất trí trong tập thể hội đồng sư 
phạm , tạo được niềm tin thực sự cho đội ngũ giáo viên về năng lực , quản lý , chỉ 
đạo của tập thể Ban giám hiệu nhằm thực hiện tốt nghị quyết hội nghị cán bộ giáo 
viên và nhiệm vụ năm học 2007 -2008 đề ra. 
- Thứ năm: Cuộc vận động “ hai không “ với 4 nội dung mà Bộ giáo dục 
phát động đi vào cuộc sống và được toàn xã hội đồng tình ủng hộ . Đây là việc 
làm đầy ý nghĩa để xây dựng đất nước phồn thịnh vững bước đi vào nền kinh tế 
tri thức mà cả khu vực và thế giới đã và đang thực hiện. 
 III.Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết. 
 Trong quá trình thực hiện cuộc vân động “ hai không “ trong đó có nội dung 
“ Nói không với tình trạng học sinh không đạt chuẩn lển lớp”( ngồi nhầm lớp) . 
Chúng tôi đưa ra phương án giải quyết sau: 
Phương án : 
 Lập danh sách học sinh không đạt chuẩn ở các khối lớp trong kỳ kiểm tra khảo 
sát chất lượng đầu năm học 2007-2008 . Cho các em này được tiếp tục theo học 
bình thường . Hiệu trưởng , và toàn thể giáo viên lập và tìm ra những giải pháp , 
biện pháp thiết thực , triển khai kế hoạch thực hiện bồi dưỡng học sinh yếu kém , 
khắc phục tình trạng học sinh( ngồi nhầm lớp ). 
 Thực hiện phương án này có ưu điểm và hạn chế sau: 
*Ưu điểm: 
- Tạo tâm lý học tập , tu dưỡng rèn luyện cho toàn thể học sinh , có điều kiện 
thuận lợi để học sinh thực sự nổ lực phấn đấu trong tự ôn tập và tự kiểm định kiến 
thức mới bằng những giải pháp , biện pháp mà đội ngũ giáo viên thực hiện giảng 
dạy , hiệu trưởng thực hiện quản lý chỉ đạo . Như thế hy vọng sẽ được học , được 
đến trường của những đối tượng này được khơi dậy . 
- Phụ huynh , chính quyền địa phương và lãnh đạo chuyên môn các cấp có 
sự tin tưởng bằng hoạt động chuyên môn của nhà trường . Tiếp tục tạo được uy 
tín và nghề dạy học lại được tôn vinh . 
- Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy chuyên biệt ở các khối lớp có định 
hướng bồi dưỡng, phụ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thực chât , yên 
tâm tới tỷ lệ chất lượng đã được giao trong nghị quyết , kế hoạch thực hiện năm 
học 2007-2008 . 
- Nâng cao chất lượn

File đính kèm:

  • pdfskkn_giai_quyet_su_bat_cap_qua_yeu_cau_nang_cao_chat_luong_g.pdf