Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện thân thiện tại trường Tiểu học Sơn Thái

1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết

- Đa số học sinh của nhà trường là con em người dân tộc thiểu số, các em

chưa được tiếp súc nhiều với sách, báo, tài liệu.

- Hình thức hoạt động Thư viện vẫn chưa phù hợp và đến được với các

em.

- Các em vẫn chưa có thói quen đọc sách, không yêu thích sách và say mê

đọc sách.

- Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, games,

chat., với nhiều trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi cuốn

giới trẻ vào tham gia rất nhiều. Vì vậy, việc ham mê đọc sách đọc, báo của các

em ngày càng hạn chế.

- Qua thời những năm làm Thư viện ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy

những thuận lợi và khó khăn sau:

1.1. Thuận lợi

- Phụ trách Thư viện nhiệt tình, năng nổ, hòa nhã, vui vẽ, thường xuyên

quan tâm đến công tác bạn đọc. Luôn đổi mới hình thức phục vụ vì vậy việc

phục vụ bạn đọc được cải thiện rât nhiều,

- Ban lãnh đạo Nhà trường nhận thức đầy đủ về vai trò, nhiệm vụ của

Thư viện đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Thường xuyên

quan tâm tạo điều kiện cho Thư viện có đầy đủ cơ sở vật chất và các điều kiện

khác để hoạt động;

- Cơ sở vật chất: Tương đối đầy đủ để phục vụ cho hoạt động Thư viện.3

1.2. Khó khăn

- Do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên việc bổ sung vốn tài liệu hằng

năm ít, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn đọc tới thư viện.

- Học sinh đa số là người dân tộc thiểu số, các em chưa thật sự quan tâm

đến việc đọc sách. Cũng như việc giữ gìn vốn tài liệu của Thư viện trường.

- Hình thức hoạt động đơn điệu, kém hiệu quả. do đó chưa thu hút được

bạn đọc đến với Thư viện.

- Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo không được thường xuyên.

- Cơ sở vật chất còn thiếu, phòng Thư viện và thiết bị còn dùng chung.

pdf 11 trang Thảo Phương 15/05/2023 12902
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện thân thiện tại trường Tiểu học Sơn Thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện thân thiện tại trường Tiểu học Sơn Thái

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện thân thiện tại trường Tiểu học Sơn Thái
 1 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Sự cần thiết của đề tài 
Thư viện trường học là một bộ phận cở sở vật chất trọng yếu, là trung 
tâm sinh họat văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng 
cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa 
học và xây dựng thói quen tự học cho học sinh. 
Thư viện trường học Thân thiện là hình thức tổ chức thư viện lấy học 
sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động nhằm đáp ứng Quyền trẻ em, đặc biệt là 
quyền tiếp cận thông tin, được hưởng một nền giáo dục có chất lượng và tôn 
vinh văn hóa địa phương. 
Thư viện trường học Thân thiện còn được hiểu là một không gian học tập 
mở và tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách 
và tích cực tham gia các hoạt động của thư viện, hỗ trợ cho việc dạy và học 
tích cực, phát triển mối quan hệ thân ái, cởi mở, tích cực giữa cán bộ thư viện 
và học sinh, giáo viên- học sinh, học sinh và học sinh, giáo viên và giáo viên, 
cán bộ thư viện và giáo viên, tăng cường sự tham gia của các cấp lãnh đạo, 
giáo viên, cha mẹ học sinh và thành viên cộng đồng. 
Để một cuốn sách hay đến tay các em, một tài liệu quý đến với giáo viên 
là một việc làm không hề đơn giản. Trước đây, những cuốn sách ấy được bạn 
đọc biết đến thông qua lời giới thiệu ngắn gọn của người làm thư viện, hay chỉ 
là vô tình biết đến. Và có thể bạn đọc sẽ tiếp nhận cuốn sách nhưng cũng có 
thể không quan tâm. Bởi một lẽ tất yếu cây cầu nối sách đến với bạn đọc quá 
mỏng manh, không ấn tượng, không phong phú. Chính vì thế sách không đến 
được với bạn đọc, thư viện ngày một vắng bóng những bạn đọc. Vậy làm gì để 
kết nối được bạn đọc với sách, với thư viện? 
Trường Tiểu học Sơn Thái có học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 sinh hoạt bán 
trú tại trường; đa số học sinh là người dân tộc thiểu số. Vì vậy, Thư viện nhà 
trường luôn phải tìm hiểu và lắm bắt được nguyện vọng của học sinh. Để lựa 
chọn hình thức hoạt động cho phù hợp. 
Trong nhiều năm qua, thư viện trường Tiểu học Sơn Thái đã luôn đổi mới 
công tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đích lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện 
ngày càng đông hơn, song việc ham muốn đọc sách của bạn đọc vẫn chưa đạt 
hiệu quả cao. 
Thực hiện Chỉ thị số 40/ 2008/ CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo về việc triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học 
thân thiện, học sinh tích cực” đến toàn ngành, đến từng trường đã tác động 
mạnh mẽ trong tâm thức tôi với hai chữ “ thân thiện” thấy thật cần thiết và cần 
phải có hơn thứ gì hết trong nhà trường và trong thư viện. 
Cùng với phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh 
tích cực, nhiều thư viện trường học thân thiện ra đời đã thay đổi cách nhìn 
nhận về vai trò của thư viện trường học với trọng tâm hướng tới đảm bảo sự 
 2 
phát triển toàn diện của các em với các tài liệu học tập và môi trường học tập 
thân thiện. 
Xuất phát từ nhận thức trên, qua thực trạng công tác thu hút bạn đọc ở 
trường Tiểu học Sơn Thái tôi đã chọn sáng kiến: “Giải pháp nâng cao hiệu 
quả hoạt động Thư viện thân thiện tại trường Tiểu học Sơn Thái” 
2. Mục tiêu của đề tài: 
- Nhằm đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động Thư viện thân 
thiện tại trường Tiểu học Sơn Thái. 
- Nâng cao được hiệu quả hoạt động của Thư viện thân thiện. 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết 
- Đa số học sinh của nhà trường là con em người dân tộc thiểu số, các em 
chưa được tiếp súc nhiều với sách, báo, tài liệu. 
- Hình thức hoạt động Thư viện vẫn chưa phù hợp và đến được với các 
em. 
- Các em vẫn chưa có thói quen đọc sách, không yêu thích sách và say mê 
đọc sách. 
- Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, games, 
chat..., với nhiều trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi cuốn 
giới trẻ vào tham gia rất nhiều. Vì vậy, việc ham mê đọc sách đọc, báo của các 
em ngày càng hạn chế. 
- Qua thời những năm làm Thư viện ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy 
những thuận lợi và khó khăn sau: 
1.1. Thuận lợi 
- Phụ trách Thư viện nhiệt tình, năng nổ, hòa nhã, vui vẽ, thường xuyên 
quan tâm đến công tác bạn đọc. Luôn đổi mới hình thức phục vụ vì vậy việc 
phục vụ bạn đọc được cải thiện rât nhiều, 
- Ban lãnh đạo Nhà trường nhận thức đầy đủ về vai trò, nhiệm vụ của 
Thư viện đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Thường xuyên 
quan tâm tạo điều kiện cho Thư viện có đầy đủ cơ sở vật chất và các điều kiện 
khác để hoạt động; 
- Cơ sở vật chất: Tương đối đầy đủ để phục vụ cho hoạt động Thư viện. 
 3 
1.2. Khó khăn 
- Do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên việc bổ sung vốn tài liệu hằng 
năm ít, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc bạn đọc tới thư viện. 
- Học sinh đa số là người dân tộc thiểu số, các em chưa thật sự quan tâm 
đến việc đọc sách. Cũng như việc giữ gìn vốn tài liệu của Thư viện trường. 
- Hình thức hoạt động đơn điệu, kém hiệu quả... do đó chưa thu hút được 
bạn đọc đến với Thư viện. 
 - Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo không được thường xuyên. 
 - Cơ sở vật chất còn thiếu, phòng Thư viện và thiết bị còn dùng chung. 
2. Nội dung nghiên cứu 
Thư viện là một tổ chức bảo đảm việc dùng sách hợp lí nhất, tiết kiệm 
nhất. Nước ta còn nghèo, trình độ văn hóa, kiến thức khoa học của nhân dân ta 
còn chưa cao nên chúng ta cần tổ chức và sử dụng tốt mạng lưới thư viện. 
Trong quá trình làm công tác thư viện trường học, bản thân đã được đi 
tập huấn nhiều lần, được tham quan ở một số trường có thư viện hoạt động tốt, 
được học tập và hiểu thêm về hoạt động thư viện, biết cách sắp xếp, trang trí 
thư viện và biết cách thu hút bạn đọc đến thư viện. Từ đó, bản thân rút ra kết 
luận cơ bản : Trong hoạt động thư viện nếu chỉ có sách mà không có người 
đọc thì sách không những vô nghĩa mà còn lãng phí tiền bạc của Nhà nước và 
của nhân dân. Chính vì vậy, việc tổ chức các mô hình thư viện theo hướng 
thân thiện là việc làm cần thiết của người cán bộ thư viện và là sáng kiến 
mới trong công tác nghiệp vụ của Thư viện. 
Với mô hình thư viện thân thiện, giáo viên và học sinh có thể tham khảo 
tài liệu trên nhiều vị trí trong khuôn viên nhà trường mà không cần lên phòng 
thư viện chính; phong trào đọc và nghiên cứu tài liệu của giáo viên và học 
sinh chuyển biến tích cực; ý thức tham gia các hoạt động của học sinh được 
nâng cao; phát huy tính tích cực và tinh thần đoàn kết, phát huy văn hóa đọc 
và giữ gìn nét văn hóa địa phương. 
Và tại thư viện trường Tiểu học Sơn Thái triển khai các mô hình thư viện 
theo hướng thân thiện sau: 
2.1. Biện pháp 1: Mô hình Thư viện đa chức năng: 
Với thư viện đa chức năng, yêu cầu phòng thư viện phải đủ diện tích, đủ 
không gian cho số lượng học sinh một lớp là 48m2/ 01 học sinh (40-50 học 
sinh/ 01 lớp). Loại hình thư viện này tạo điều kiện cho các em được tham gia 
 4 
vào các hoạt động của thư viện như: giải trí, chơi trò chơi,...đồng thời giúp các 
em hình thành các kĩ năng cơ bản và thể hiện năng khiếu của bản thân. 
Với thư viện đa chức năng, thư viện được chia thành các góc: 
a. Góc đọc: 
Góc đọc trong thư viện thân thiện hướng tới mục đích: 
+ Hình thành và phát triển thói quen đọc sách của học sinh 
+ Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh 
+ Bổ sung kiến thức vào bài học của của các em 
+ Học sinh được giải trí 
Các hoạt động có thể tổ chức ở góc đọc là: 
+ Đọc cá nhân, đọc theo nhóm. 
+ Bình luận sách. 
+ Thi đọc nhiều sách. 
+ Thi kể chuyện theo sách. 
+ Tóm tắt sách. 
+ Câu lạc bộ đọc sách. 
Bài trí góc đọc: 
+ Nên sử dụng bàn ghế đơn để kê được nhiều kiểu khác nhau 
+ Màu sơn tươi sáng. 
Đồ dùng ở góc đọc: 
+ Giấy A4 
+ Giấy bìa màu 
+ Mẫu bình luận sách 
+ Bút chì, bút bi 
+ Bút màu, màu sáp 
+ Thẻ đánh dấu sách 
- Khi tham gia vào các hoạt động trong góc, các em có cơ hội hình 
thành và phát triển kỹ năng đọc sách, bình luận sách và giới thiệu sách ở góc 
đọc, kỹ năng tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin trong hoạt động ở góc 
đọc. Sau khi tham gia góc đọc các em đã tự làm giàu vốn từ vựng của mình, 
giúp các em có những nhận thức về vốn văn hóa. Quan trọng nhất là qua góc 
đã giúp nâng cao khả năng đọc của các em. 
Hình ảnh minh họa góc đọc: 
 5 
b. Góc viết: 
Góc viết trong Thư viện thân thiện hướng tới mục đích: 
+ Phát triển năng khiếu viết 
+ Thúc đẩy tư duy sáng tạo 
+ Cung cấp thông tin 
+ Rèn chữ đẹp 
+ Hình thành và phát triển kĩ năng viết( đúng câu, đúng chính tả, đúng 
ngữ pháp, đúng thể loại) 
Các hoạt động có thể tổ chức ở góc viết là: 
+ Viết thư 
+ Làm thơ, viết văn 
+ Viết báo 
+ Viết bảng tin 
+ Sáng tác truyện 
+ Làm sách 
+ Viết đẹp 
Bài trí góc viết: 
+ Bàn ghế nên kê ở vị trí yên tĩnh 
+ Chiều cao đúng kích cỡ để học sinh có thể ngồi viết thoải mái 
+ Bảng ghi rõ “góc viết” 
Đồ dùng ở góc viết: 
 + Giấy A4 
+ Bút chì, bút bi 
 + Gấy bìa màu A4 
+ Kéo , hồ dán 
- Sau khi tiếp cận với góc viết các em có thể biết thêm nhiều bài viết 
hay, nhiều lời văn hay, nhiều kiểu chữ viết đẹp,  ngoài ra còn giúp các em 
tự luyện khả năng viết của bản thân. 
 6 
Hình ảnh minh họa góc viết: 
c. Góc nghệ thuật: 
Góc nghệ thuật tại thư viện thân thiện hướng tới mục đích: 
+ Tạo không gian cho học sinh được thư giãn, được thực hiện các sở 
thích về nghệ thuật. 
+ Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện sự khéo léo, tính kiên trì, tỉ mỉ, phát 
huy tưởng tượng. 
+ Phát triển khả năng quan sát, cảm nhận, sáng tạo, thẩm mĩ và năng 
khiếu về hội họa, tạo hình. 
+ Giúp tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp 
Các hoạt động: 
+ Vẽ tranh 
+ Làm thẻ đánh dấu sách 
+ Làm đồ chơi 
+ Nặn tượng 
+ Nghe nhạc, đóng kịch, múa, hát.. 
Bài trí góc nghệ thuật: 
+ Trang trí bằng sản phẩm do chính các em làm ra để tạo cảm hứng 
nghệ thuật cho các em. 
Đồ dùng góc nghệ thuật: 
+ Giấy A4, giấy bìa màu 
+ Bút chì, tẩy, kéo, hồ dán 
+ Con rối tay, con rối que 
+ Đất nặn 
+ Giấy vẽ 
+ Bút vẽ, màu vẽ 
- Qua đó phát triển năng khiếu của học sinh ở các lĩnh vực khác nhau 
như năng khiếu vẽ, đóng kịch, xé giấy, đất nặn trong góc nghệ thuật . Phát 
triển khả năng sáng tạo và tư duy của các em 
 7 
Hình ảnh minh họa góc âm nhạc: 
2.2. Biện pháp 2: Mô hình Thư viện góc lớp: 
Có thể là giá sách, tủ sách nhỏ, thường đặt ở cuối lớp. 
Lợi ích của thư viện góc lớp : 
+ Là giải pháp cho các trường có phòng thư viện hẹp, không đủ chỗ cho 
học sinh ngồi đọc sách. 
+ Học sinh dễ dàng tiếp cận với sách và tài liệu. 
+ Hỗ trợ giáo viên việc tổ chức các hoạt động trong lớp học. 
+ Tăng cường tính tự quản của học sinh. 
Tổ chức hoạt động: 
+ Giáo viên dùng nguồn tài liệu có trong thư viện góc lớp để tổ chức các 
hoạt động trong môn kể chuyện, tập làm văn, vẽ, thủ công;thi đọc sách, 
sáng tác truyện, vẽ minh họa 
+ Học sinh có thể đọc sách để giải trí trong các giờ ra chơi,trước giờ đi 
ngủ trưa để tạo tinh thần thoải mái cho các em trong những tiết học tiếp theo. 
+ Tổ chức quyên góp sách. 
Tổ chức quản lí : 
+ Xây dựng nhóm hỗ trợ, chịu trách nhiệm cho các bạn mượn sách, trả 
sách, luân chuyển sách với các lớp khác hoặc mượn sách từ thư viện trường 
nhằm xác định vai trò tự chủ của các em trong hoạt động. 
- Học sinh dễ dàng và chủ động tiếp cận với sách và tài liệu trong 
không gian lớp học. Nhờ “Góc thư viện lớp học”, học sinh yêu lớp học mình 
hơn. Giờ giải lao là các em quây quần đọc sách báo, bàn luận trông thích 
lắm!”. 
Hình ảnh minh họa thư viện góc lớp: 
 8 
2.3. Biện pháp 3: Mô hình thư viện ngoài trời: 
Là thư viện được đặt dưới tán cây xanh hoặc hành lang lớp học. Thư 
viện ngoài trời sẽ do nhóm cộng tác viên thư viện hoặc lớp trực tuần quản lí. 
Thư viện ngoài trời chọn những cuốn sách mỏng, hấp dẫn có những thông tin 
khoa học, lịch sử, tự nhiên thú vị vì giờ giải lao thường không nhiều. 
Là thư viện ngoài trời nên không gian rộng, thoáng mát giúp bạn đọc 
thoải mái khi đọc sách đồng thời có cảm nhận thân thiện với môi trường, tạo 
cảm hứng cho sự sáng tạo và phát huy trí tưởng tượng của người sử dụng. 
Sách có thể được đặt trong các ống tre nứa, giỏ sách được treo ở tán 
cây. 
Học sinh không phải mất thời gian vào thư viện mượn sách, nghiên cứu 
tài liệu các lĩnh vực thuộc bậc học của mình mà có thể tiếp cận dễ dàng những 
cuốn sách, tờ báo mà mình yêu thích mỗi khi đến trường...Thư viện ngoài trời 
giúp cho các em có thêm vốn hiểu biết thế giới xung quanh, qua đó cho các 
em mối quan hệ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và làm được nhiều việc có ích 
cho xã hội từ những kiến thức, tài liệu mà chúng em đọc được từ thư viện 
này 
Hình ảnh minh họa Thư viện ngoài trời 
 3. Đánh giá đề tài 
Từ nhận thức của bản thân trên cơ sở thực tiễn chọn đề tài và các biện 
pháp triển khai đề tài, qua khảo sát thực tế, tôi thấy đã đạt được một số kết quả 
như sau: 
 9 
Thời gian 
Số lượt học sinh đến thư 
viện 
Số lượt mượn sách 
05/09 đến 
15/09/2018 
20 lượt/ngày/235 học sinh 10 lượt/tuần 
15/09 đến 
20/12/2018 
80 lượt/ngày/235 học sinh 
25 lượt/tuần 
Như vậy so với thời gian đầu năm học, số lượng ban đọc đến Thư viện 
đã tăng lên hơn 4 lần và số lượng mượng sách tăng lên gấp 2,5 lần. 
 4. Tổ chức thu thập minh chứng 
- Sổ theo dõi bạn đọc, sổ mượn sách của học sinh trước và sau khi áp 
dụng sáng kiến (Phụ lục) 
III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Qua đúc kết kinh nghiệm thực hiện tốt các biện pháp trên giúp hiệu quả 
của hoạt động Thư viện thân thiện đã được nâng cao. 
Đọc sách là việc làm cần thiết, đọc sách nhiều giúp con người ta hướng 
tới Chân – Thiện – Mĩ, đem lại cho ta nhiều kiến thức quý báo. Trong thời đại 
ngày nay, thời đại mà công nghệ thông tin đang ngày càng chiếm ưu thế thì 
việc đọc sách ngày càng phải phát huy, phải giữ gìn, bởi đọc sách làm con 
người thông thái sáng suốt hơn. 
Đặc biệt trong môi trường giáo dục thì việc đọc sách nhiều là điều thật 
sự cần thiết đối với mỗi giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như với học 
sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu.Và đó cũng chính là điều mà tôi mong 
muốn bạn đọc hãy đến với thư viện nhiều hơn và hãy thật sự quan tâm tới 
chính bản thân mình bởi sự học là vô hạn. 
2. Khuyến nghị 
Thư viện trường học thân thiện là một mô hình hoạt động mới của thư 
viện. Đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập trong giai đoạn đổi mới hiện nay, 
áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động sử dụng thư viện, 
đòi hỏi cần có sự quan tâm thường xuyên, kịp thời của Ban giám hiệu Nhà 
trường, Phòng giáo dục và Ban đại diện cha mẹ học sinh về vấn đề đầu tư cơ 
 10 
sở vật chất, nguồn tài liệu đảm bảo cho học sinh, giáo viên sử dụng sách báo 
là một điều cấp thiết. Chính vì vậy, đề nghị nhà trường tăng nguồn kinh phí 
mua tài liệu, trang bị cơ sở vật chất nhất là các tài liệu theo chương trình đổi 
mới. Nhà trường và phòng giáo dục trang bị thêm cho phòng đọc một số trang 
thiết bị để thư viện có phương tiện hoạt động tốt hơn. 
 11 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ GD & ĐT – Thông tư liên bộ số 30 – Hà Nội,1990 
2. Ủy ban thường vụ Quốc Hội – Pháp lệnh Thư viện số 31– Hà Nội,2000 
2. Bộ GD & ĐT – Nghi định 61 – Hà Nội,1998 
2. Chính Phủ – Nghị định 72 – Hà Nội,2002 
3.. Bộ GD & ĐT – Chỉ thị số 40 – Hà Nội,2008 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong.pdf