Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm theo hội đồng tự quản học sinh

Qua áp dụng SHCN theo hội đồng tự quản học sinh, HS đạt được kết quả rất khả quan:

- Nâng cao được ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và mạnh dạn khi trình bày ý kiến trước tập thể.

- Tình yêu quê hương đất nước, gia đình và bạn bè từ đó được hình thành và phát triển.

- Quan trọng hơn các em có ý thức tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người; tích cực tham gia vào công việc chung, ý thức xây dựng môi trường sống thân thiện trong lớp học, gia đình; có ý thức chấp hành tốt nội quy lớp học, quy định phẩm chất và các chuẩn mực đạo đức khi vui chơi và học tập.

- Tuy không trực tiếp nhưng tiết SHCN theo hội đồng tự quản học sinh còn góp phần củng cố kiến thức đã học, đồng thời mở rộng tri thức bên ngoài xã hội mà bài học trên lớp chưa có điều kiện mở rộng.

 

docx 4 trang Thảo Ly 18/08/2023 1300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm theo hội đồng tự quản học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm theo hội đồng tự quản học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm theo hội đồng tự quản học sinh
CHUYÊN ĐỀ TỔ CHỨC TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM THEO HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH
Đặc điểm tình hình lớp học.
Thuận lợi:
Phòng học có đủ bàn ghế, bảng lớp.
HS có đủ SGK, dụng cụ học tập đầy đủ.
HS phấn khởi trong học tập, ham thích giờ sinh hoạt lớp.
Lớp có hội đồng tự quản do lớp bình bầu làm việc tương đối tích cực.
GV tận tụy, thương yêu HS.
Ban lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện để GV dạy tốt, học tốt.
Khó khăn:
Trình độ học tập của HS không đồng đều.
HS chưa thực sự mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến trước tập thể.
Đa số các em tính tự quản chưa cao.
Các em còn rụt rè khi đánh giá bản thân và đánh giá bạn.
Chưa thể hiện rõ các quy tắc ứng xử văn hoá trong nhà trường.
Một số PHHS chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình.
Lí do viết chuyên đề
Là GV chúng ta đều hiểu được rằng: HS tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên chủ yếu sống bằng tình cảm. Vì vậy trong tiết SHCN, GV phải thiết kế nội dung sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên tránh gây áp lực về tinh thần cho các em. Kinh nghiệm cho thấy, tiết SHCN tuy chiếm thời gian không nhiều nhưng bồi đắp cho HS những kĩ năng cần thiết để tham gia vào hoạt động tập thể. Vì thế, tôi quyết định chọn chuyên đề “tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm theo hội đồng tự quản học sinh”
Giải pháp thực hiện
Tổ chức cho lớp bình bầu Hội đồng tự quản lớp gồm: 1 CTHĐ, 2PCTHĐ, BHT, BTV, BQL, BĐN, BSK-VS, BVN-TT. HS có thể tự ứng cử vào Hội đồng tự quản lớp Và tập thể cho ý kiến bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu. Sau khi lớp bầu chọn được hội đồng tự quản lớp GVCN sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho Hội đồng tự quản lớp:
Chủ tịch HĐTQ: Phụ trách chung, tổ chức, quản lí lớp học.
Vào đầu giờ hay cuối giờ học mời các bạn đứng lên chào thầy cô giáo; Nhắc nhở các ban hoạt động vào mỗi tiết học như Ban văn nghệ lên sinh hoạt văn nghệ; Ban học tập lên phát tài liệu và đồ dùng học tập Chủ trì xây dựng chương trình hoạt động
Phó chủ tịch HĐTQ: Phụ trách quản lí trực tiếp các Ban như:
Phó chủ tịch ( 1 ) phụ trách các Ban: Ban học tập; Ban thư viện; Ban đối ngoại
Phó chủ tịch ( 2 ) phụ trách các Ban : Ban văn nghệ; Ban vệ sinh và sức khỏe; Ban quyền lợi.
Ban văn nghệ: Có nhiệm vụ tổ chức cho các bạn múa hát hay chơi trò chơi vào đầu tiết học cũng như cuối tiết học. Có thể lồng ghép chơi trò chơi để ôn lại kiến thức cũ. Do vậy Ban văn nghệ có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động học. GV cần bồi dưỡng cho trưởng Ban văn nghệ về cách điều hành cả lớp cũng như hướng dẫn các em sưu tập nhiều bài hát và trò chơi để có thể tạo bước khởi động đầu giờ phong phú.
Ban học tập: Tổ chức cho các bạn thực hiện nhiệm vụ học tập, kiểm tra các bạn việc học bài ở nhà. Ngoài ra, tùy vào từng bài đặc biệt hoạt động làm việc cả lớp mà trưởng ban học tập thay cô giáo làm việc...
Muốn làm tốt công việc đó thì Trưởng ban học tập cần có kĩ năng như một “giáo viên nhỏ” như: kĩ năng kiểm tra bài; kĩ năng ra quyết định; kĩ năng đặt câu hỏi; kĩ năng tổng hợp ý kiến; kĩ năng bao quát cả lớp; kĩ năng đánh giá các bạn...Do vậy, ngay từ đầu, GV cần hướng dẫn từng bước một. Trong mỗi tiết học, giáo viên cần để Ban học tập phát huy hết khả năng của mình bằng cách quy định với từng phân môn cũng như hoạt động để Ban học tập sẽ lên điều hành.
Ví dụ: Với phân môn Tiếng Việt thì thường những hoạt động tổ chức thi đọc hay thi kể chuyện trước lớp sẽ do Ban học tập điều hành.
Ban đối ngoại: Có nhiệm vụ tiếp khách đến thăm, tổ chức các buổi giao lưu với các lớp khác, tổ chức giao lưu với các thầy cô
Ban vệ sinh và sức khỏe: Có nhiệm vụ theo dõi về sinh chung cả lớp, vệ sinh cá nhân, chăm sóc cây Đầu mỗi buổi học phân công vệ sinh cho các nhóm
và kiểm tra, đôn đốc các bạn thực hiện. Trong lớp, bạn nào có vấn đề về sức khỏe thì đưa bạn lên phòng y tế, nhắc nhở hiện tượng ăn quà vặt...
Ban thư viện: Tổ chức các hoạt động phục vụ học tập như: Ra chơi cho các bạn mượn sách, truyện, sau đó thu lại và sắp xếp thư viện gọc gàng, ngăn nắp; tổ chức các hoạt động làm phong phú thư viện của lớp
Ban quyền lợi: Theo dõi sự chuyên cần của lớp, theo dõi các hoạt động lớp báo cáo với giáo viên, phân giải và xử lí các tình huống, theo dõi giờ giấc và chế độ học của các bạn
Vậy mỗi thành viên trong HĐTQ đều có một công việc và trách nhiệm riêng nhưng cùng thực hiện nhiệm vụ tự quản lớp. HĐTQ sử dụng các công cụ như: Hộp thư Điều em muốn nói; Hộp thư vui; Cây cam kết; Sổ tay ghi chép (Nhật kí cá nhân)...để hoạt động. Các hoạt động của Ban tự quản phải được thông qua và báo cáo với giáo viên kịp thời, thường xuyên.
Kết quả đạt được
Qua áp dụng SHCN theo hội đồng tự quản học sinh, HS đạt được kết quả rất khả quan:
Nâng cao được ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và mạnh dạn khi trình bày ý kiến trước tập thể.
Tình yêu quê hương đất nước, gia đình và bạn bè từ đó được hình thành và phát triển.
Quan trọng hơn các em có ý thức tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người; tích cực tham gia vào công việc chung, ý thức xây dựng môi trường sống thân thiện trong lớp học, gia đình; có ý thức chấp hành tốt nội quy lớp học, quy định phẩm chất và các chuẩn mực đạo đức khi vui chơi và học tập.
Tuy không trực tiếp nhưng tiết SHCN theo hội đồng tự quản học sinh còn góp phần củng cố kiến thức đã học, đồng thời mở rộng tri thức bên ngoài xã hội mà bài học trên lớp chưa có điều kiện mở rộng.
Bài học kinh nghiệm
Qua những năm áp dụng SHCN theo hội đồng tự quản học sinh, tôi rút được một số kinh nghiệm như sau:
Thực hiện tốt tiết SHCN theo hội đồng tự quản học sinh là GV đã xây dựng được một lớp học có nề nếp; có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ động, tích cực học tập của học sinh góp phần vào việc đổi mới phương pháp học, nâng cao chất lượng học tập.
Tiết SHCN là nơi để thầy trò hiểu nhau hơn, qua đó GV có phương pháp giáo dục học sinh đúng hướng bằng tiếng nói chung.
Chú ý khuyến khích, tuyên dương, khen ngợi học sinh kịp thời và đúng lúc.
Các ban trong hội đồng tự quản lớp cần có cuộc họp giao ban để chuẩn bị đầy đủ nội dung trước giờ sinh hoạt.
Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm cần đan xen những hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với chủ đề, chủ điểm sinh hoạt nhằm tạo không khí thoải mái và thích thú cho học sinh.
Tiết sinh hoạt chủ nhiệm phải được tiến hành đều đặn từ đầu năm học để tạo thói quen tốt dần dần để các em tự quản.
Có được tiết sinh hoạt chủ nhiệm nhẹ nhàng, sinh động và hiệu quả sẽ làm cho các em hứng thú tham gia và tự tin trình bày ý kiến trước tập thể.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã rút ra được qua những năm áp dụng tiết sinh hoạt chủ nhiệm theo hội đồng tự quản học sinh trong dạy học ở trường. Chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi điều sai sót, rất mong được sự đóng góp chân thành của quý đồng nghiệp, để giúp cho tôi được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm chuyên môn và tiến bộ hơn trong quá trình công tác chủ nhiệm lớp sau này. Xin chân thành cảm ơn./.
Hòa Tịnh, ngày 17 tháng 9 năm 2016
Duyệt của	Hiệu trưởng	Giáo viên
Phạm Thành Tính

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_tiet_sinh_hoat_chu_nhiem_theo.docx
  • pdfchuyen-de-shl.pdf