SKKN Đổi mới phương pháp dạy học qua tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài

Như chúng ta đã biết việc "Đổi mới phương pháp dạy học" được thực hiện

hơn mười năm qua. Với mục tiêu tổng quát của chương trình Ngữ văn THCS được

cụ thể hoá trong việc dạy của thầy, việc học của trò trên ba phương diện: kiến

thức, kĩ năng và thái độ, tình cảm. Về kĩ năng, chương trình nhấn mạnh: Trọng tâm

rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng nghe, đọc,

nói , viết Tiếng Việt thành thạo theo các kiểu văn bản và có kĩ năng sơ giản về

phân tích tác phẩm văn học, bứơc đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học.

Để thực hiện mục tiêu rèn luyện kĩ năng nói trên, việc dạy học Ngữ văn được

tiến hành theo phương pháp tích hợp. Phương pháp tích hợp đòi hỏi học sinh học

tập một cách sáng tạo, vừa kết hợp các yếu tố đồng qui giữa ba phân môn: Văn

học, Tiếng Việt, Tập làm văn, vừa tích cực chủ động học tập ở từng phân môn.

Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp, tất nhiên sẽ

kéo theo đổi mới qui trình dạy học. Ở đó hình tượng văn học vẫn được tiến hành

trong sự cảm thụ của người học nhưng không còn độc lập riêng rẽ. Nó tiến hành

trong sự đồng bộ cả Tiếng Việt và Tập làm văn để tiến tới kết quả cần đạt của cả

bài học Ngữ Văn. Tuy nhiên, dạy học theo quan điểm tích hợp không phủ định các

tri thức, kĩ năng riêng của từng phân môn. Vấn đề là làm sao phối hợp các tri thức

kĩ năng từng phân môn thật nhuần nhuyễn để đạt kết quả chung chứ không phải là

một sự "cưỡng duyên" như một số ý kiến đã nhận xét.

Hiểu và thấm nhuần quan điểm trên nhưng qua mười năm thực hiện chương

trình thay sách, mười năm thực hiện phương pháp dạy học theo quan điểm dạy học

tích cực chúng tôi vẫn thấy còn nhiều băn khoăn, trăn trở cần phải trao đổi, bàn

bạc - mặc dầu giáo viên đã cố gắng rất nhiều .

Từ thực tế nêu trên tôi muốn đưa ra một vài suy nghĩ khi dạy cụ thể một văn

bản theo quan điểm tích hợp. Đó là văn bản " Bài học đường đời đầu tiên" trích

tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài ( Ngữ Văn 6 - Tập 2). Trên

cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu nội dung văn bản và từ thực tế giảng dạy, tôi muốn

cùng trao đổi, bàn bạc với các đồng nghiệp để tìm ra những giải pháp hữu hiệu

nhất cho việc thực hiện phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp thuận lợi

hơn. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài này trong bản sáng kiến kinh nghiệm của

mình.

pdf 32 trang Huy Quân 29/03/2025 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp dạy học qua tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đổi mới phương pháp dạy học qua tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài

SKKN Đổi mới phương pháp dạy học qua tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài
\ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC QUA 
TÁC PHẨM "DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ" 
CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI 
\ 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
 I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Như chúng ta đã biết việc "Đổi mới phương pháp dạy học" được thực hiện 
hơn mười năm qua. Với mục tiêu tổng quát của chương trình Ngữ văn THCS được 
cụ thể hoá trong việc dạy của thầy, việc học của trò trên ba phương diện: kiến 
thức, kĩ năng và thái độ, tình cảm. Về kĩ năng, chương trình nhấn mạnh: Trọng tâm 
rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng nghe, đọc, 
nói , viết Tiếng Việt thành thạo theo các kiểu văn bản và có kĩ năng sơ giản về 
phân tích tác phẩm văn học, bứơc đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học. 
 Để thực hiện mục tiêu rèn luyện kĩ năng nói trên, việc dạy học Ngữ văn được 
tiến hành theo phương pháp tích hợp. Phương pháp tích hợp đòi hỏi học sinh học 
tập một cách sáng tạo, vừa kết hợp các yếu tố đồng qui giữa ba phân môn: Văn 
học, Tiếng Việt, Tập làm văn, vừa tích cực chủ động học tập ở từng phân môn. 
 Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp, tất nhiên sẽ 
kéo theo đổi mới qui trình dạy học. Ở đó hình tượng văn học vẫn được tiến hành 
trong sự cảm thụ của người học nhưng không còn độc lập riêng rẽ. Nó tiến hành 
trong sự đồng bộ cả Tiếng Việt và Tập làm văn để tiến tới kết quả cần đạt của cả 
bài học Ngữ Văn. Tuy nhiên, dạy học theo quan điểm tích hợp không phủ định các 
tri thức, kĩ năng riêng của từng phân môn. Vấn đề là làm sao phối hợp các tri thức 
kĩ năng từng phân môn thật nhuần nhuyễn để đạt kết quả chung chứ không phải là 
một sự "cưỡng duyên" như một số ý kiến đã nhận xét. 
 Hiểu và thấm nhuần quan điểm trên nhưng qua mười năm thực hiện chương 
trình thay sách, mười năm thực hiện phương pháp dạy học theo quan điểm dạy học 
tích cực chúng tôi vẫn thấy còn nhiều băn khoăn, trăn trở cần phải trao đổi, bàn 
bạc - mặc dầu giáo viên đã cố gắng rất nhiều . 
 Từ thực tế nêu trên tôi muốn đưa ra một vài suy nghĩ khi dạy cụ thể một văn 
bản theo quan điểm tích hợp. Đó là văn bản " Bài học đường đời đầu tiên" trích 
tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài ( Ngữ Văn 6 - Tập 2). Trên 
cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu nội dung văn bản và từ thực tế giảng dạy, tôi muốn 
cùng trao đổi, bàn bạc với các đồng nghiệp để tìm ra những giải pháp hữu hiệu 
nhất cho việc thực hiện phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp thuận lợi 
hơn. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài này trong bản sáng kiến kinh nghiệm của 
mình. 
\ 
 II- CƠ SỞ KHOA HỌC: 
 "Dế Mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài là một tác phẩm hấp dẫn, đặc sắc viết về 
loài vật mà nhà văn đã cống hiến cho bạn đọc chúng ta. Truyện kể về một cuộc 
phiêu lưu kì thú nhưng không ít sóng gió của chàng Dế Mèn. Ở đó, bằng tài quan 
sát, trí tưởng tượng phong phú và sự am hiểu của nhà văn, ông đã dựng lên một thế 
giới loài vật hết sức sinh động, trong sáng và ngộ nghĩnh. Điều đáng nói hơn là cái 
thế giới loài vật ấy thật gần gũi với lứa tuổi thiếu niên. Những sự việc cụ thể, 
những mẩu chuyện hồn nhiên được tái hiện đúng như cái thế giới trong trẻo, hồn 
nhiên, ngộ nghĩnh của tuổi thơ. Không chỉ thế, thế giới ấy cũng mở ra cho người 
lớn những liên tưởng phong phú, những ngẫm nghĩ không cùng về những mặt nào 
đó trong cuộc sống xã hội. 
 "Bài học đường đời đầu tiên" là đoạn trích trong chương đầu của tác phẩm, 
được coi như màn tự giới thiệu của nhân vật trung tâm Dế Mèn. Tài năng và lòng 
yêu mến trẻ thơ đã giúp Tô Hoài sáng tạo một câu chuyện có ý nghĩa thật sâu sắc. 
Chỉ đọc một đoạn này thôi ta cũng hiểu rõ điều đó. Bài học đầu đời của của Dế 
Mèn là một bài học có tính luân lý, đạo đức nhưng nó không hề khô khan, trìu 
tượng như một bài học đạo đức mà rất sinh động. Nó có tác động mạnh mẽ sâu xa 
vào tâm hồn bạn đọc nhỏ tuổi qua hình tượng Dế Mèn với biệt tài liên tưởng, dẫn 
dắt chuyện hết sức sinh động và hấp dẫn của nhà văn. 
 Chúng ta vẫn còn nhớ, trong chương trình cải cách giáo dục năm 1985, tác 
phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí" cũng đã được đưa vào trong chương trình Văn học 
lớp 6 - Tập I, gồm 6 tiết với các đoạn trích: "Tôi sống độc từ thuở bé - một sự ngỗ 
nghịch đáng ân hận suốt đời" (Trích chương I); "Tranh hùng với võ sỹ bọ ngựa - 
Chánh phó thủ lĩnh tổng châu chấu - thề rằng sinh tử có nhau ..." (Trích chương 
VI); "Lại một chuyện rủi ro với các bạn kiến - Sự tức giận của mấy cô bé học trò - 
Ai có công nhất" (Trích chương IX). Với ba đoạn trích trên, chúng tôi thiết nghĩ 
rằng người chủ biên chương trình muốn cho học trò biết được sự phát triển nhân 
cách của nhân vật Dế Mèn. Từ một kẻ tự cao, tự đại, cho rằng trong thiên hạ không 
ai bằng mình cho nên đã gây nên cái chết thương tâm cho Dế Choắt, từ đó mới rút 
ra bài học đường đời đầu tiên cho bản thân. Đến việc "Tranh hùng với võ sỹ bọ 
ngựa" tính nết của Dế Mèn đã hoàn toàn thay đổi: Qua cuộc đấu võ, Dế Mèn đã tỏ 
ra là một võ sỹ tài ba, có mưu lược và biết ứng phó kịp thời nhưng rất khiêm tốn và 
không màng danh vọng ( mặc dầu khi đánh thắng xứ này họ yêu cầu làm thủ lĩnh). 
Đến đoạn trích thứ 3 "Lại một chuyện rủi ro với các bạn kiến - Sự tức giận của 
mấy cô bé học trò - Ai có công nhất" thì Dế Mèn không còn là một gã dế hung 
hăng, thích gây gổ nữa mà nó đã thực sự đã trở thành môt chàng dế khôn ngoan, 
lịch lãm. Như vậy, việc trích học này cũng mới chỉ nhằm cung cấp cho học sinh 
\ 
hiểu về nội dung ý nghĩa văn chương chứ chưa quan tâm gì đến các vấn đề khác 
liên quan. Điều này thể hiện rõ ràng trong quan điểm viết sách lúc bấy giờ là tách 
riêng 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn thành 3 quyển khác nhau với một 
ranh giới khá rạch rời. 
 Năm 2002-2003 đến nay, thực hiện "Đổi mới phương pháp dạy học" theo 
quan điểm tích hợp thì việc dạy học 3 phân môn trong từng bài học phải như một 
thể thống nhất, làm sao kết hợp được thật tốt việc hình thành cho học sinh năng lực 
phân tích, bình giá và cảm thụ Văn học với việc hình thành 4 kỹ năng: Nghe, Đọc, 
Viết, vốn là hai quá trình gắn bó hữu cơ và hỗ trợ cho nhau hết sức đắc lực. Bởi 
vậy, trong mỗi bài học đều được nhấn mạnh những điểm đồng qui về kiến thức kỹ 
năng giữa 3 phân môn để nhằm thực hiện tích hợp trong tổ chức nội dung dạy học 
cũng như xác định phương pháp dạy học. Mỗi bài học được bắt đầu bằng việc tìm 
hiểu văn bản, sau đó căn cứ trên văn bản để học các kiến thức kỹ năng Tiếng Việt, 
Tập Làm Văn có liên quan. Phân môn Văn học đã lựa chọn những văn bản sao cho 
các văn bản này phù hợp với việc dạy các kiến thức kỹ năng Tiếng Việt và Tập 
làm văn. Như vậy, so với chương trình cũ, chương trình mới Ngữ Văn lớp 6, tác 
phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký" chỉ trích một phần của Chương I, đó là văn bản "Bài 
học đường đời đầu tiên". Văn bản này rất phù hợp với quan điểm tích hợp. Ở đó, 
ngoài kiến thức về văn học ta có thể tích hợp được phân môn Tập làm văn (miêu 
tả); có thể tích hợp được phân môn Tiếng Việt với các kiến thức: tính từ, động từ, 
phó từ và các biện pháp nghệ thuật.... 
 Để thực hiện được quan điểm này không phải đơn giản, người dạy phải tìm 
tòi, nghiên cứu, học tập sách vở, tài liệu để lựa chọn cách dạy thích hợp và hiệu 
quả nhất. 
 Đối với văn bản này đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình phân tích, nhận 
xét đánh giá như: 
 - Tác giả Lê Lưu Oanh trong cuốn "Bình giảng văn học lớp 6" 
 - Nhóm tác giả Nguyễn Đăng Điệp, Đỗ Việt Hùng, Vũ Băng Tú trong cuốn 
"Ngữ Văn 6 nâng cao". 
 - Nhóm tác giả Tạ Đức Hiền, Nguyễn Kim Thoa, Lê Thuận An trong cuốn 
"Nâng cao Ngữ văn 6". 
 - Nhóm tác giả Trần Đình Sử, Nguyễn Cẩn, Văn Giá, Nguyễn Xuân Lạc trong 
cuốn "Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học văn 6. 
 Nói chung, các bài viết trên đã phân tích được vẻ đẹp hình thức và nội dung 
của đoạn trích. Nhưng đó mới chỉ là tài liệu tham khảo để giáo viên hiểu thêm về 
tác giả , tác phẩm chứ chưa phải là những chỉ dẫn thiết thực cho giờ dạy văn theo 
\ 
quan điểm tích hợp và như vậy cũng chưa thể hiện được dụng ý của người chủ 
biên. 
 Thực tế hiện nay, trên thị trường sách, ngoài những tài liệu trên đã có thêm rất 
nhiều sách tham khảo nhưng đọc, nghiên cứu kỹ thì các tài liệu ấy thường có nội 
dung na ná giống nhau, chưa có điểm gì mới. Do vậy, khi giảng dạy giáo viên 
thường dựa vào hai tài liệu chính đó là "Sách giáo viên Ngữ văn 6 - tập II" của Bộ 
giáo dục và đào tạo và sách "Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 6 - Quyển 2" của Nhà 
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Chúng tôi đã xem hai cuốn này như một sự gợi 
mở hướng đi trong quá trình giảng dạy. Nhưng ở hai cuốn này vẫn còn những vấn 
đề cần bàn bạc. 
 Đối với cuốn "Sách giáo viên Ngữ văn 6 - Tập II", khi dạy văn bản này, các 
hoạt động chủ yếu bám vào câu hỏi hướng dẫn "Đọc - Hiểu văn bản" trong sách 
giáo khoa mà chưa có một tiêu đề hợp lý: 
 - Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chung về bài văn (Câu 1-
SGK) 
 - Hoạt động 2: Phân tích hình ảnh Dế Mèn trong đoạn 1 của bài văn (Câu 2 - 
SGK) 
 - Hoạt động 3: Tìm hiểu đoạn 2 của bài văn (Câu3, 4 - SGK) 
 - Hoạt động 4: Rút ra ý nghĩa, nội dung và đặc điểm nghệ thuật của bài văn. 
 - Hoạt động 5: Luyện tập. 
 Đối với cuốn "Sách thiết kế bài giảng Ngữ Văn 6" thì đã trình bày khá đầy đủ 
các bước trong tiến trình bài giảng. Tác giả đã đưa ra phương pháp giới thiệu bài, 
hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, hướng dần kể tóm tắt văn bản, tìm hiểu chi tiết theo 
hệ thống câu hỏi về "Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn, về bài học đường đời đầu 
tiên" . Song các hỏi còn vụn vặt, sa vào liệt kê các chi tiết, dễ làm cho bài giảng 
nặng nề không đủ thời gian rèn luyện về các kỹ năng khác và còn mang tính áp đặt 
khi phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Dế Mèn (phần 2 của đoạn trích). 
Ngoài tài liệu “ Sách giáo viên ngữ văn 6 – Tập 2 “ của Bộ giáo dục đào tạo, 
và sách “ Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 – Tâp 2 “ của nhà xuất bản Đại học quốc 
gia Hà néi, khi dạy văn bản này, giáo viên có thể tham khảo thêm các tài liệu khác 
như: 
+ Cuốn “Bình giảng văn 6” của tác giả Vũ Dương Q

File đính kèm:

  • pdfskkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_qua_tac_pham_de_men_phieu_l.pdf