Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 khắc phục lỗi khi viết bài làm văn

2. Rèn chính tả và chữ viết cho học sinh

Nhiều học sinh nói như thế nào thì viết như vậy. Vì thế, là một giáo viên dạy văn thì cần chú ý rèn cách phát âm cho học sinh khi các em nói, đọc chưa chuẩn. Những lớp tôi dạy ở trường Trung học cơ sở Vĩnh Phước 1, tôi luôn tập trung vào uốn nắn học sinh mắc những lỗi về phát âm như:

Chưa chuẩn “r” và “ g”, “ x” và “s”; “v” và “d”;“ ch” và tr”; “t” và “c”

Học sinh ngọng dấu ngã, nói “ gỗ” thành “ gố” “ mỡ” thành “ mớ” Có thể đưa ra các từ, các câu có dấu ngã để học sinh luyện.

Giáo viên rèn cho học sinh các phân biệt phụ âm đầu, các âm đệm, âm chính, âm cuối.

Luyện phát âm:

Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm đúng cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm - âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy.

Ghi nhớ mẹo chính tả, giải nghĩa từ. Trong Hán Việt các từ có âm: M, NH, N, V, L, D, NG, thì viết bằng dấu ngã. Để dễ nhớ có thể đọc thuộc lòng câu: mình (m) nhớ (nh) nên (n) viết (v) là (l) dấu (d) ngã (ng).

 VD: -M: Mĩ mãn, mãng xà, miễn dịch, mã lực, kiểu mẫu, mãn khóa,

-NH: Nhũng nhiễu, nhã nhặt, nhẫn nại, nhiễm độc, nhãn hiệu,

-N: trung não, trí não, nam nữ, nỗ lực,

-V: vũ lực, vãng lai, vãn cảnh, vĩ tuyến, hùng vĩ, vũ đạo,

 -L: Phụ lão, kết liễu, lữ khách, lẫm liệt, lãng phí, lễ độ,

 -D: Dã man, dũng cảm, dưỡng sinh, dĩ nhiên, diễm lệ, diễn viên,

 -NG: ngỡ ngàng, ngỗ ngược, ngũ ngôn, ngã ngửa.

Giáo viên phải đặc biệt chú ý rèn chữ cho học sinh. Yêu cầu những em chữ xấu, viết ẩu phải có vở tập viết. Giáo viên thường xuyên giao bài và kiểm tra. Khen thưởng kịp thời những em có tiến bộ.

 

docx 26 trang camtu 07/10/2022 6380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 khắc phục lỗi khi viết bài làm văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 khắc phục lỗi khi viết bài làm văn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 khắc phục lỗi khi viết bài làm văn
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhà trường Trung học cơ sở việc viết các bài Tập làm văn và kiểm tra phần Văn bản đóng vai trò hết sức quan trọng (7 bài viết/năm và 2 bài kiểm tra phần Văn bản). Các bài viết Tập làm văn và kiểm tra văn bản không chỉ đánh giá học sinh về những điểm số mà còn mục đích khác nữa như: rèn luyện tính kiên nhẫn, cách hành văn và đặc biệt là bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh.
Hiện nay, đa số học sinh hết sức lơ là trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn dẫn đến chất lượng bài làm văn của học sinh ngày càng bị giảm xuống. Tình trạng phổ biến là học sinh yếu kĩ năng hành văn. Hầu hết học sinh mắc lỗi trong việc viết văn từ một đoạn văn ngắn cho đến một bài văn dài với rất nhiều kiểu lỗi.
Mặc dù giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn trong trường Trung học cơ sở đã có cố gắng trong việc rèn luyện, chỉnh sửa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi kiến thức cũng như kĩ năng cho học sinh nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Vậy chúng ta phải làm gì có thể củng cố, rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh? Tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm mình đã tích lũy được qua quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích của tôi trong việc chọn đề tài này là chỉ ra một số lỗi về kĩ năng chủ yếu mà học sinh thường mắc phải trong quá trình viết văn và xin nêu ra một số biện pháp khắc phục những lỗi đó.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 khắc phục lỗi khi viết bài làm văn” là sinh lớp 7A6 trường Trung học cơ sở Vĩnh Phước 1
2. Phạm vi nghiện cứu
Tôi chỉ thực hiện đề tài này trong phạm vi những bài Tập làm văn và bài kiểm tra văn bản của học sinh lớp 7A6 trường Trung học cơ sở Vĩnh Phước 1.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Kĩ năng làm văn của học sinh rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, đề tài chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những lỗi viết văn mà học sinh mắc phải. Tôi chỉ sử dụng một số biện pháp như: quan sát, phát vấn, tổ chức viết bài Tập làm văn, bài kiểm tra văn, điều tra và thể nghiệm bằng bài giảng.
V. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Chỉ ra được các lỗi sai thường gặp đối với học sinh khi trình bày bài văn. Nhất là đối với các em vùng sâu, vùng xa thường xuyên sử dụng phương ngữ để giao tiếp.
Giúp các em tự nhận ra được các lỗi trong quá trình làm bài Tập làm văn, bài kiểm tra văn.
Hướng dẫn các em cách khắc phục các lỗi đó, bao gồm: lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi kiến thức...
*
 * * *
PHẦN HAI: NỘI DUNG
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Vai trò, vị trí của các bài viết Tập làm văn, bài kiểm tra văn trong trường Trung học cơ sở
Văn học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đây là lĩnh vực để con người hóa thân và thăng hoa. Vì thế nó vô cùng tinh vi và phức tạp. Môn Ngữ văn trong nhà trường là môn khoa học nhân văn. Tuy đối tượng nghiên cứu tương đối phức tạp, song đã là một môn học thì nó phải đòi hỏi có những chuẩn mực khoa học để đánh giá các hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Việc Đọc - hiểu văn bản là những thao tác đầu tiên của hình thức tập dượt nghiên cứu văn học. Nghiên cứu văn học là để hiểu văn học, đối tượng cụ thể là tác phẩm văn học. “Cơ sở và xuất phát điểm của khoa học văn học là sự đối thoại với các văn bản văn học thông qua hoạt động đọc và hiểu chúng”. Đây cũng là vấn đề được quan tâm, bởi vì thông qua nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản học sinh áp dụng những kỹ năng đó vào bài làm của mình. Đồng thời kết hợp với các bộ môn khác góp phần hình thành nhân cách học sinh, môn văn trong trường Trung học cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt, tác động trực tiếp đến phẩm chất, tư tưởng tình cảm học sinh. Một bài thơ hay, một trích đoạn đặc sắc khắc họa sinh động hình tượng nhân vật, vào và đứng được trong tâm hồn học sinh sẽ trở thành thành lũy, là ngọn hải đăng hướng đạo hành vi, thái độ sống các em.
Dạy Văn là một hoạt động thuộc phạm trù nghệ thuật, khám phá và chuyển tải cái hay, cái đẹp từ tác phẩm đến học sinh. Mỗi tác phẩm, tùy thể loại, được tuyển chọn trong chương trình sách giáo khoa đều toát lên vẻ đẹp riêng. Tác phẩm văn học mang đặc trưng riêng của cấu trúc tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Đó là một chỉnh thể bao gồm các thành tố nhà văn - văn bản - người đọc tương tác với nhau. Nội dung thẩm mĩ của tác phẩm văn học gắn liền với tầm đón nhận của người đọc. Tiếp nhận văn học tức là đọc hiểu để biến văn bản thành một thế giới hình tượng sinh động và nắm bắt được ý nghĩa của nó. 
Cùng với quá trình Đọc - hiểu văn bản, ở cấp Trung học cơ sở học sinh còn phải viết các bài Tập làm văn theo quy định. Việc viết bài của học sinh không chỉ kiểm tra xem các em lĩnh hội kiến thức, khả năng cảm nhận văn chương mà còn rèn khả năng ngôn ngữ, cách diễn đạt. Thông qua các bài làm văn khả năng vận dụng và diễn đạt ngôn ngữ của các em được cải thiện rất nhiều. Như vậy, trong trường Trung học cơ sở các bài Tập làm văn và kiểm tra văn giữ vị trí hết sức quan trọng.
2. Những yêu cầu của một bài văn đúng và hay
a. Trước khi làm bài học sinh phải xác định được phần tìm hiểu đề
Xác định trọng tâm nội dung của đề.
- Xác định các phương thức biểu đạt và nghệ thuật: tự sự, miêu tả, nghị luận; phân tích, so sánh, ví von, liên tưởng, lập luận chứng minh, giải thích
Xác định phạm vi đối tượng, tư liệu.
b. Lập dàn ý
Việc lập dàn ý giúp người viết bao quát được vấn đề, đảm bảo được tính hệ thống của bài văn, tính cân đối của bài viết, xác định được mức độ trình bày mỗi ý, từ đó phân bố thời gian hợp lí. Lập dàn ý tốt, viết sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn, hay hơn nhờ biết lựa chọn đúng cách diễn đạt, cách trình bày bài viết.
Dàn ý gồm cấu trúc 3 phần: [Mở bài (hay còn gọi là Đặt vấn đề), Thân bài (hay còn gọi là Giải quyết vấn đề), Kết bài (hay còn gọi là Kết thúc vấn đề)].
* Mở bài: Đây là bước đầu tiên có vai trò rất quan trọng đối với một bài văn. Mở bài đúng và hay sẽ khai thông được mạch văn cho toàn bài. Ở phần mở bài người viết cần giới thiệu khái quát đối tượng (vấn đề) sẽ viết, nó sẽ dược làm sáng tỏ trong phần thân bài. Để có được mở bài hay, người viết cần cần nêu trọng tâm và phạm vi đối tượng (vấn đề) sẽ tự sự (kể, tả, nhận xét, đánh giá), bàn bạc một cách ngắn gọn, viết tự nhiên, khúc chiết và mới mẻ.
* Thân bài: Có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề mà mở bài đã nêu. Thân bài gồm nhiều đoạn. Giữa các đoạn có câu hoặc từ chuyển tiếp.
* Kết bài: Là phần kết thúc bài viết. Vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã đặt ra ở mở bài và giải quyết ở thân bài. Một kết bài hay không chỉ làm nhiệm vụ “gói lại” mà còn phải khơi gợi suy nghĩ trong người đọc.
c. Riêng đối với bài văn nghị luận cần có:
- Trình bày dẫn chứng
+ Yêu cầu: khi sử dụng dẫn chứng phải nắm chắc nguyên tắc: lập luận bao giờ cũng quyết định dẫn chứng; dẫn chứng phải vừa đủ, không thừa, không thiếu, không quá dài, phải cân đối.
+ Phương pháp lựa chọn dẫn chứng: dẫn chứng phải phù hợp với lời văn, song song với hệ thống ý.
+ Phạm vi dẫn chứng: trong tác phẩm văn học hoặc từ đời sống xã hội.
+ Cách sử dụng dẫn chứng:
Cách 1: Đưa dẫn chứng thành câu văn riêng biệt và trích xuống dòng, thường được dùng cho những câu thơ, câu văn hay.
Cách 2: Dùng một số chữ đặt ẩn trong câu văn:
Cách 3: Tóm tắt dẫn chứng thành lời văn của mình, thường dùng cho văn xuôi và văn tự sự.
- Cách chuyển ý trong bài làm văn 
+ Nhiệm vụ
Đảm bảo bài văn có sự liên tục, chuyển ý phát triển tự nhiên.
Xác định mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý tạo nên bài văn.
+ Cách chuyển ý
Cách 1: Chuyển ý bằng cách dùng các kết từ.
Cách 2: Chuyển ý bằng câu.
Nên chuyển ý linh hoạt để tạo sự hấp dẫn cho bài viết.
- Cách hành văn trong bài làm văn
+ Khái niệm: Hành văn là cách diễn đạt ý (ý lớn, ý nhỏ), những cảm xúc, suy nghĩ thành lời văn của người viết.
+ Cách hành văn
Chuẩn xác: Yêu cầu này được hiểu là phản ánh đúng tính chất, ý nghĩa của đối tượng nghị luận.
Truyền cảm: Để có tính truyền cảm câu văn có tính chất triết lí tạo nên tính suy ngẫm và tính tư tưởng sâu sắc trong bài. Người viết phải tạo ra những câu văn giàu hình ảnh; giàu cảm xúc; có giọng điệu, nhịp điệu
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng bài văn của học sinh
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển nhưng tình trạng học sinh các cấp viết sai lỗi chính tả, dùng sai từ, sai ngữ pháp đang lên đến mức báo động. Thực trạng này không chỉ xảy ra ở học sinh các cấp mà thậm chí ngay cả những người làm công tác giảng dạy cũng có những lúc mắc phải. Nhất là những người thường xuyên sử dụng phương ngữ. Do sử dụng quá lâu nên đôi khi khó phân biệt một số âm như: “L” hay “N”; “S” hay “X”; “R” hay “G”; “Tr” hay “Ch”; “C” hay “T”Vì thế khi viết hoặc đánh máy văn bản, giáo án... thường nhầm lẫn các từ nêu trên. 
Vậy thì do đâu mà dẫn đến tình trạng trên ngày càng phổ biến? Trước hết là do chính bản thân học sinh các cấp lười học, lười đọc sách báo, thiếu ý thức rèn luyện ngôn ngữ tiếng Việt nên kiến thức và khả năng vận dụng ngôn từ của các em còn yếu kém, mắc nhiều lỗi về chữ và nghĩa của câu. 
Có không ít học sinh khi kiểm tra đã quá ỷ lại vào sách hướng dẫn, sách học tốt mà chép y nguyên câu trả lời, bài văn mẫu vào bài kiểm tra của mình mà không cần phải động não nên không phát huy được tính tích cực của bản thân. Vì thế, khi tự viết một bài Tập làm văn thì mắc rất nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp. Do không được rèn luyện nên ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên mắc phải các lỗi về chính tả, ngữ pháp. Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng này là do áp lực của tiết dạy, sự tích hợp quá nhiều phân môn trong một tiết khiến giáo viên lo sợ không đủ thời gian cho việc truyền thụ kiến thức. Từ đó, vô tình đã đã tạo nên lơ là trong việc rèn luyện kỹ năng viết chính tả, cách diễn đạt của một số giáo viên khi giảng dạy ở môn của mình. 
Ngoài ra, sự phát triển về công nghệ thông tin đã sản sinh một thứ “ngôn ngữ” mới ra đời. Đó là “ngôn ngữ mạng”, loại ngôn ngữ này là những kí hiệu được quy ước với nhau để trao đổi thông tin mà không có tính chuẩn mực văn hóa. Nhưng khi trình bày văn bản các em vẫn chêm xen vào hoặc một số trường hợp do thói quen sử dụng phương ...  nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn (3). Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp (4).
 (Trích, Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Phạm Văn Đồng)
- Lỗi bố cục bài văn
Mặc dù đã học sinh lớp 7 nhưng cũng có những em không biết phải viết một bài văn như thế nào. Hạn chế này được thể hiện rất rõ khi các em làm bài Tập làm văn số 1. Ở lớp tôi dạy có một em học sinh chỉ lập dàn ý thay cho bài viết Tập làm văn, có ba em bài viết không đủ bố cục ba phần trong bài kiểm tra, một em còn gạch đầu dòng để đánh dấu các phần. (Mở bài, Thân bài, Kết bài)
c. Lỗi sai kiến thức
Ngoài đa số học sinh xác định và viết đúng thể loại, vẫn còn một vài em chưa xác định rõ yêu cầu của đề. Chưa phân biệt được phương thức biểu đạt của các loại văn bản như: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghi luận... Vì thế, trong quà trình làm bài Tập làm văn tự sự và miêu tả; chứng minh và giải thích các em đều viết giống nhau.
Nhưng với sự kiên trì hướng dẫn của giáo viên đã giúp các em bỏ thói quen sai và sự sai ấy cũng giảm dần theo từng bài kiểm tra. Bản thân các em tự tin hơn trong quá trình giao tiếp, trong cách dùng từ khi làm bài kiểm tra... 
2. Kết quả thực nghiệm 
Sau khi tiến hành rất nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài làm của học sinh lớp 7A6, tôi đã tiến hành khảo sát lần hai.
Kết quả khảo sát lần thứ hai:
Kết quả này được thống kê dựa trên bài viết số 6 (văn nghị luận) của học sinh lớp 7A6.
Sĩ số lớp thời điểm này là 27 học sinh.
Lỗi học sinh mắc phải
Số học sinh mắc lỗi
Lỗi chính tả
Lỗi viết hoa
Viết hoa sai quy định chính tả
8/27
Viết hoa tuỳ tiện
5/27
Lỗi viết tắt
Viết tắt sai quy định chính tả
4/27
Viết tắt tuỳ tiện
2/27
Lỗi dùng số và chữ biểu thị số
Không phân biệt được khi nào viết chữ, khi nào viết số.
1/27
Lỗi chính tả âm vị
Lỗi chính tả âm vị siêu đoạn tính
2/27
Lỗi chính tả âm vị đoạn tính
7/27
Lỗi diễn đạt
Lỗi dùng từ
Lỗi về nghĩa của từ
6/27
Lỗi lặp từ
9/27
Lỗi viết câu
Nhầm trạng ngữ và chủ ngữ
6/27
Lẫn lộn giữa vị ngữ và thành phần phụ chú
4/27
Câu lan man dài dòng
2/27
Lỗi dựng đoạn
Viết lan man, không dấu câu, không rõ chủ đề.
4/27
Lỗi bố cục bài văn
Chỉ chép lại dàn ý thay cho bài văn.
0/27
Không biết phân biệt đoạn văn. (Cả bài chỉ có một hoặc hai đoạn)
2/27
Gạch đầu dòng khi làm bài. (Đánh dấu, MB, TB, KB)
0/27
Lỗi sai kiến thức
Xác định sai yêu cầu của đề.
0/27
Nhận xét:
Sau khi áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục và giảm những lỗi mà học sinh mắc phải trong quá trình làm văn, đối chiếu kết quả 2 bài viết (số 1 và số 6) ta thấy có sự khác biệt rõ rệt:
Thứ nhất, số lượng học sinh mắc lỗi có giảm so với lần khảo sát thứ nhất.
Thứ hai, đối với những học sinh còn mắc lỗi thì số lượng lỗi mà các em mắc phải trong một bài làm văn có giảm. Ví dụ: Nguyến Văn Phúc: trong bài văn số 1 em mắc 25 lỗi viết hoa tuỳ tiện thì đến bài số 4 số lượng lỗi đó đã giảm xuống còn 07 lỗi.
Em Trần Thị Mỹ Nương chữ viết thường thiếu nét dẫn đến sai chính tả, sau một thời gian thực hiện việc chép chính tả và sửa lỗi các bài viết của mình, số lỗi trong bài của em đã giảm.
Em Kim Thị Đương ở bài viết số 1 khi hành văn, em chép lại toàn bộ dàn ý mà thầy hướng dẫn lập. Sau đó, được tôi hướng dẫn nhiều lần về cách hành văn em đã có sự tiến bộ, đến những bài sau đó em đã khắc phục được lỗi trên.
Như vậy qua kết quả khảo sát hai lần, ta có thể nhận ra những biện pháp mà người thực hiện đề tài này áp dụng phần nào đã có tác động trong việc nâng cao chất lượng viết bài của học sinh lớp 7A6.
*
 * * *
PHẦN BA: KẾT LUẬN
I. Về nội dung, ý nghĩa, hiệu quả của Sáng kiến 
Áp dụng đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 khắc phục lỗi khi viết bài làm văn” trong dạy học môn Văn ở trường Trung học cơ sở Vĩnh Phước1 là một việc làm cần thiết để nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Giúp các em sử dụng đúng chuẩn mực từ ngữ.
Việc áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 7 khắc phục lỗi khi viết bài làm văn” vào trong dạy học bộ môn Ngữ văn có mang ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ, cách dùng từ đặt câu, rèn luyện kỹ năng nói, viết, phát huy sáng tạo của học sinh.
Sau thời gian áp dụng đề tài kết quả làm bài Tập làm văn, bài kiểm tra văn của học sinh tăng lên rõ rệt. Việc sử dụng từ ngữ chuẩn mực hơn, các lỗi sai giảm đáng kể.
	II. Đề xuất nhằm khắc phục lỗi 
Như đã trình bày những nguyên nhân dẫn đến lỗi của học sinh khi viết bài kiểm tra văn, Tập làm văn nêu trên bản thân cá nhân tôi có một số đề xuất sau: 
- Đối với học sinh:
+ Phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện cách đọc, phát âm, cách viết. 
+ Tạo cho mình thói quen tự kiểm tra nếu thấy nghi ngờ không biết chính xác thì phải tra cứu từ điển, suy xét hoặc hỏi bạn bè, thầy cô chứ không nên viết bừa. Từ việc cẩn thận đó, sẽ trở thành thói quen tốt trong quá trình viết văn, dùng từ, đặt câu.
- Đối với giáo viên, cần phải nghiêm khắc, cương quyết trong việc sửa chữa lỗi ở các bài viết, các bài kiểm tra của học sinh.
III. Kiến nghị 
Bằng những giải pháp giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả trong bài Tập làm văn và bài kiểm tra văn, đã khắc phục được phần lớn việc viết sai của học sinh.
Qua quá trình áp dụng những biện pháp trong Sáng kiến kinh nghiệm trình bày ở phần nội dung, và việc đối chiếu lỗi viết sai của học sinh ở bài viết số 1 và bài viết số 6 (bài viết 2 tiết - văn nghị luận) thì mức độ rèn luyện của học sinh đạt kết quả khá tốt, tỉ lệ học sinh viết sai giảm đáng kể. Còn đối với những học sinh còn sai những lỗi như: lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, giáo viên tiếp tục áp dụng những kinh nghiệm nêu trên để những học sinh đó rèn luyện tốt hơn. Nhưng đây chỉ là những ý kiến của cá nhân chắc chắn trong khi viết, tôi không tránh khỏi khiếm khuyết, vậy kính mong các đồng chí trong hội đồng khoa học nhà trường và cấp trên góp ý để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa kinh nghiệm này và để kinh nghiệm có khả năng thực tiễn hơn. 
Vĩnh Châu, ngày 01 tháng 4 năm 2017
NGƯỜI THỰC HIỆN
Trần Văn Minh
NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Vĩnh Châu, ngày tháng năm 20
	 TỔ TRƯỞNG
	 .
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT TRƯỜNG THCS VĨNH PHƯỚC 1.
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Vĩnh Châu, ngày tháng năm 20
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_7_k.docx