SKKN Chỉ đạo dạy học Tiếng Việt theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ dạy
Là hiệu trưởng thực hiện vai trò điều hành toàn bộ hoạt động của nhà trường
thông qua 4 chức năng. Đó là, kế hoạch hoá, tổ chức, điều khiển và kiểm tra.
Mỗi chức năng đều vô cùng quan trọng và có mối quan hệ tương tác lẫn nhau,
hỗ trợ cho nhau, nhằm thực hiện một mục đích , không xem nhẹ chức năng nào.
Tôi hoàn toàn không có tham vọng phân tích vai trò của 4 chức năng này. Mà
điều tôi muốn nói là, xác định phương pháp, cách thức làm đúng bổn phận của
người trụ cột trong mọi hoạt động của Giáo Dục nhà trường.
Hoạt động trọng tâm của nhà trường là Dạy- Học. Lấy trục hoạt động Dạy-
Học làm điểm tựa, lấy chất lượng đội ngũ GVvà HS làm mục đích. Nắm chắc
nội dung chương trình và đối tượng HS để chỉ đạo sâu sát kế hoạch hoạt động
của từng lớp đến tận từng đối tượng HS là phương châm, là cốt lỏi. Không chỉ
điều hành chung chung, nhất là trong giai đoạn đổi mới, sự chi phối thời lượng
cho việc xây dựng cơ sở vật chất rất dễ bị lấn át vai trò của người trụ cột, ảnh
hưởng đáng kể đến chất lượng HS.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Chỉ đạo dạy học Tiếng Việt theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ dạy

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO DẠY HỌC TIẾNG VIỆT THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ DẠY A.ĐẶT VẤN ĐỀ Với đề tài này, tôi bắt đầu thực hiện năm 2011-2012 nhưng đến nay còn tiềm tàng nhiều ý tưởng mà tôi rất tâm đắc, xoay quanh trục trung tâm là phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo của học sinh làm điểm tựa, trong quá trình dạy học Bởi vậy, năm học này, tôi tiếp tục phát triển trên cơ sở thực hiện các qui chế chuyên môn năm học 2012-2013. I. Nhận thức về công tác nâng cao chất lượng GV- Chất lượng HS: Là hiệu trưởng thực hiện vai trò điều hành toàn bộ hoạt động của nhà trường thông qua 4 chức năng. Đó là, kế hoạch hoá, tổ chức, điều khiển và kiểm tra. Mỗi chức năng đều vô cùng quan trọng và có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau, nhằm thực hiện một mục đích , không xem nhẹ chức năng nào. Tôi hoàn toàn không có tham vọng phân tích vai trò của 4 chức năng này. Mà điều tôi muốn nói là, xác định phương pháp, cách thức làm đúng bổn phận của người trụ cột trong mọi hoạt động của Giáo Dục nhà trường. Hoạt động trọng tâm của nhà trường là Dạy- Học. Lấy trục hoạt động Dạy- Học làm điểm tựa, lấy chất lượng đội ngũ GVvà HS làm mục đích. Nắm chắc nội dung chương trình và đối tượng HS để chỉ đạo sâu sát kế hoạch hoạt động của từng lớp đến tận từng đối tượng HS là phương châm, là cốt lỏi. Không chỉ điều hành chung chung, nhất là trong giai đoạn đổi mới, sự chi phối thời lượng cho việc xây dựng cơ sở vật chất rất dễ bị lấn át vai trò của người trụ cột, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng HS. II. Nhận thức về chương trình PT mới bậc tiểu học: Năm học 2012-2013 tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình theo QĐ 16/ 2006-BGD & ĐT, Ngày 5 tháng 5 năm 2006, nâng cao chất lượng toàn diện. Bám chắc nội dung chương trình của từng môn, từng lớp để chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả nhất cho từng đối tượng cụ thể, trên tinh thần“ nhẹ nhàng, tự nhiên và chất lượng”. Vai trò của GV quyết định chất lượng dạy học. Vì vậy, hơn bao giờ hết, mục đích đầu tiên là nâng cao chất lượng đội ngũ GV làm động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng HS. Nói đến trường học là nói đến hoạt động dạy của đội ngũ giáo viên và hoạt động học của học sinh. Đó là hoạt động coi trọng người học là phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em được coi là chủ thể trong quá trình khám phá chiếm lĩnh kiến thức. Các em được bộc lộ và khẳng định mình. Từ đó, việc học sẽ có sức lôi cuốn, sinh động hơn nhằm phát huy tính tự giác, khả năng độc lập sáng tạo. Sẽ là cơ hội để các em vận dụng những hiểu biết, những kinh nghiệm sống của bản thân vào việc giảiquyết các nhiệm vụ học tập đạt kết quả cao hơn. Chính vì vậy, là cán bộ quản lí trường Tiểu học, tôi nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình trước tinh thần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng. Nhiệm vụ thiêng liêng này đã trở thành tâm huyết trong tôi đòi hỏi tôi ngày càng cao. Một trong những cách thức mà tôi thực hiện là lựa Chọn phương pháp chỉ đạo phùhợp tình hình thực tế, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Vậy lựa chọn như thế nào và cách thức lựa chọn ra sao là một vướng mắc, đang khiến tôi luôn trăn trở. Tôi hoàn toàn không có tham vọng đề cập hết toàn bộ bình diện các môn học mà ở đây, tôi muốn được đi sâu vào hoạt động của nhân vật trung tâm trong nhà trường Tiểu học đối với hoạt động học tập môn Tiếng Việt. Đó là: “Chỉ đạo dạy học TiếngViệt theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của Học sinh trong giờ dạy”. III. Tình hình thực trạng: 1. Tình trạng chung: - Là GV, ai cũng đều cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được dạy những HS hào hứng học tập, khao khát đón nhận những kiến thức mới và trái lại, thật là bất hạnh nếu phải dạy những HS không hề để ý, hoặc coi học tập là gánh nặng. - Trong thực tế giảng dạy, cũng rõ là cách học tập tích cực của trò ảnh hưởng tới mức độ vận dụng cách dạy học tích cực của GV. Ngược lại cách dạy học tích cực của GV chi phối cách học tập tích cực của trò. - Thế nhưng, có khi GV áp dụng cách dạy tích cực nhưng lại thất bại, vì HS chưa thích ứng, vì quen lối học thụ động. Cũng có trường hợp HS thích cách dạy tích cực nhưng GV chưa đáp ứng được. Trong tình huống này, có chăng chỉ là hình thức, chiếu lệ và dễ dẫn đến thất bại. 2. Tình trạng giảng dạy ở trường tôi: - Đứng về góc độ tinh thần đổi mới phương pháp dạy học đã được thay đổi đáng kể, thu được nhiều kết quả cao về việc nâng cao chất lượng toàn diện HS. Tuy nhiên, nhìn về góc độ cụ thể của bước đột phá này, tôi xin đề cập một số vướng mắc sau: +) Tỉ lệ số tiết dạy theo tinh thần phát huy tính tích cực chủ động của HS chỉ đạt khoảng: 60%/ tổng số GV toàn trường. +) Tỉ lệ số tiết dạy theo kiểu HS tiếp thu thụ động- GV truyền đạt chiếm khoảng: 40%. - Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là: *) Việc nghiên cứu bài dạy, soạn bài ít đầu tư, không nắm chắc bản chất của kiến thức nên không lường trước được các phương án mở của kiến thức bài dạy để học sinh tự độc lập sáng tạo. Việc xử lí tình huống rất hạn chế, không kích thích được tính tích cực của học sinh. Chủ yếu soạn máy móc cứng nhắc, rập khuôn theo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Việc kiểm tra các đối tượng học sinh về sai sót hổng kiến thức không theo dõi sâu sát, không có giải pháp tương ứng. Bài soạn chưa chú trọng đến chữa kiến thức sai của học sinh. Thậm chí tham khảo giáo án mạng còn là chỗ hở cho tình trạng soạn bài chiếu lệ. Từ đó mục đích yêu cầu bài dạy không sát đối tượng HS, có khi không đủ theo chuẩn kiến thức kỷ năng. *) Quá trình tổ chức hoạt động HS trên lớp theo kiểu đồng loạt (Một kiến thức cả lớp cùng thực hiện một thao tác) nên chủ yếu chỉ tập trung đối tượng khá giỏi, đối tượng TB, YK không theo được hoặc có cũng rất khó khăn. Giáo viên chủ yếu quan tâm đến việc hoàn thành hết số bài trong sách giáo khoa. Chính vì vậy, HS đối tượng TB,YK phải tiếp thu thụ động thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, dẫn đến không hiểu bài. Việc rèn luyện kỷ năng HS thường bị lấn thời gian, có khi lại cực đoan thả cho HS mò mẫm không biết dựa trên kiến thức cũ (đã biết) để tìm kiến thức chưa biết. Đó là chưa nói đến việc giảm sút tinh thần trách nhiệm, tinh thần tâm huyết của GV do mặt trái của cơ chế thị trường tác động. IV.Nhận thức tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập: 1.Tính lí luận: - Lí luận Giáo Dục học đã chỉ rõ: “Bằng hoạt động học tập, mỗi HS tự hình thành và phát triển nhân cách của mình, không ai có thể làm thay mình được” GS PTS Trần Bá Hoành đã chứng minh: “Con người chỉ thực sự nắm cái mà chính mình đã dành được bằng hoạt động của bản thân. Học sinh sẽ thông hiểu và ghi nhớ những cái gì đã trải qua hoạt động nhận thức tích cực của mình, trong đó các em đã phải có những cố gắng trí tuệ”. - Những nghiên cứu về tâm lí học, giáo dục học cho phép phân biệt 3 cấp độ: *) Sao chép bắt chước: HS được tích luỹ dần thông qua việc bắt chước hoạt động của giáo viên và bạn bè. Trong hành động bắt chước cũng có sự gắng sức của thần kinh và cơ bắp. *) Tìm tòi thực hiện: Học sinh tìm cách độc lập giải quyết, bài tập nêu ra, mò mẫm những cách giải khác nhauvà thực hiện để tìm ra lời giải hợp lí nhất. *) Sáng tạo: HS nghĩ ra cách giải mới, độc đáo, hoặc cấu tạo những bài tập mới, hoặc cố gắng tự lắp đặt những thí nghiệm để chứng minh bài học. Đương nhiên mức độ sáng tạo của học sinh có hạn nhưng đó là mầm mống để phát triển tính sáng tạo về sau. - IA Cai Rốp viết: “Giảng dạy không phải là nhồi cho HS một mớ kiến thức. Các em không phải cái bình chứa kiến thức mà kiến thức cũng không phải là nước rót vào bình.. Các nhà trứ danh đều chủ trương trong dạy học cần phát triển tính tích cực và độc lập của HS”. - L.N.Tolstoi đã viết: “Kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nó là thành quả những cố gắng của tư duy chứ không phải là của trí nhớ”. Chỉ có thể biến kiến thức thành thái độ, niềm tin tư tưởng, phát triển các giá trị đạo đức của HS khi các em thực sự thông hiểu tài liệu học tập một cách toàn diện, khi những kết luận khái quát hình thành ở các em là kết quả những nỗ lực tư duy tự lực và của những tình cảm tích cực. 2. Tính thực tiễn: Muốn vậy, Phải phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của HS. Tổ chức những tình huống có vấn đề đòi hỏi HS dự đoán, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược. - Tiến hành dạy học ở những mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của HS: Một nội dung quá dễ hoặc quá khó đều không phát huy được tính tích cực của HS. Giáo viên cần biết dẫn dắt để HS luôn tìm thấy cái mới, có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới, cảm thấy mình mỗi ngày một biết hơn. - Tạo ra sự thuận lợi việc giao tiếp giữa thầy với trò - giữa trò với trò, làm cho HS thích thú được đến trường, mong đợi đến giờ học. - Bằng trình độ nghề nghiệp của mình, giáo viên tạo được uy tín cao, bằng tác phong gần gủi thân mật, GV chiếm được sự tin cậy của HS. Bằng cách tổ chức khoa học và hợp lí, sự làm việc của từng cá nhân với tập thể HS, GV sẽ phát huy được tính tích cực chủ động học tập cho cả lớp và sự phát triển nhân cách của từng HS. Trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần tích cực hoá đối tượng HS, hơn bao giờ hết GV phải kiên trì dùng cách dạy tích cực để chỉ đạo cách học tích cực, làm cho HS thích ứng dần, từ thấp lên cao một cách có hệ thống. Việc phát huy tính tích cực chủ động của HS phải coi trọng cả các khâu: Khám phá kiến thức mới, hoàn thiện củng cố, kiểm tra, đánh giá. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Để một giờ dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của HS đạt được hiệu quả cao không chỉ là khâu tổ chức HS hoạt động trên lớp mà khâu nghiên cứu, soạn bài hết sức quan trọng. Đây là hai yếu tố cần phải được coi trọng một cách bình đẳng về trí tuệ của người thầy. I. Phát
File đính kèm:
skkn_chi_dao_day_hoc_tieng_viet_theo_huong_phat_huy_tinh_tic.pdf