SKKN Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Trường PTDT Nội Trú huyện Sốp Cộp

Như chúng ta đã biết, hiện nay nền Kinh tế - Xã hội của toàn thế giới đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khoa học công nghệ thông tin mà con người chúng ta trước đây đã mơ tưởng đến. Việt Nam chúng ta cũng đang trong bối cảnh phát triển đó. Chính vì vậy, phát triển nhân tố con người có trình độ, có tri tuệ, có đủ phẩm chất và năng lực, ngang tầm với thời đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, hoà nhập với điều kiện phát triển của toàn cầu tạo ra năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Tất cả những điều đó muốn đáp ứng được đều phụ thuộc vào giáo dục - đào tạo. Giáo dục - Đào tạo được coi là "Quốc sách hàng đầu", là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay, trong suốt quá trình lãnh đạo qua 75 năm luôn coi con người là động lực, là mục tiêu của sự phát triển. Đặc biệt, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khẳng định "Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta là con người Việt Nam, trong đó có tiềm lực trí tuệ".

pdf 34 trang Huy Quân 29/03/2025 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Trường PTDT Nội Trú huyện Sốp Cộp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Trường PTDT Nội Trú huyện Sốp Cộp

SKKN Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Trường PTDT Nội Trú huyện Sốp Cộp
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG 
CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN 
MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO 
VIÊN TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ 
HUYỆN SỐP CỘP 
 Lời cảm ơn 
Trong một thời gian ngắn được học tập và rèn luyện tại lớp quản 
lý giáo dục THCS, được sự quan tâm của Ban giám hiệu, của các 
thầy cô giáo Khoa Quản lý và Bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên Trường 
C§SP Sơn La, bản tân tôi dã tiếp thu được những kiến thức và kinh 
nghiệm quản lý giáo dục. 
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường C§SP Sơn La, đặc biệt là 
Khoa Quản lý và Bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên đã giúp đỡ tôi trong 
quá trình tiếp thu kiến thức để thực hiện tiểu luận này. 
Quá trình học tập tại trường, bản thân tôi vô cùng biết ơn sự tận 
tình trong từng tiết giảng của các thầy cô giáo trong khoa Quản lý và 
Bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên; sự tạo điều kiện trong quá trình tiếp 
thu kiến thức trong trường của các thầy cô, hơn nữa là sự chỉ dẫn ân 
cần, tư mỉ của cô giáo Nguyễn Thị Phương Hạnh - Phó trưởng Khoa 
Quản lý và Bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên đã giúp đỡ tôi hoàn thành 
tiểu luận. 
Thời gian và phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp, tiểu luận không 
tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến 
của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tiểu luận được hoàn 
thiện hơn. 
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song tiểu luận vẫn không tránh 
khỏi thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, 
chỉ dẫn, bổ xung của các thầy cô giáo, của các bạn đồng nghiệp để 
tiểu luận ngày một hoàn thiện. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Tác gỉa 
Lò Thị Hạnh 
 Mở đầu 
I. Lý do chọn đề tài. 
Như chúng ta đã biết, hiện nay nền Kinh tế - Xã hội của toàn thế 
giới đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khoa học công nghệ thông 
tin mà con người chúng ta trước đây đã mơ tưởng đến. Việt Nam 
chúng ta cũng đang trong bối cảnh phát triển đó. Chính vì vậy, phát 
triển nhân tố con người có trình độ, có tri tuệ, có đủ phẩm chất và 
năng lực, ngang tầm với thời đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - 
hiện đại hoá đất nước, hoà nhập với điều kiện phát triển của toàn cầu 
tạo ra năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho 
nhân dân. 
Tất cả những điều đó muốn đáp ứng được đều phụ thuộc vào 
giáo dục - đào tạo. Giáo dục - Đào tạo được coi là "Quốc sách hàng 
đầu", là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Đảng cộng 
sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay, trong suốt quá trình lãnh đạo 
qua 75 năm luôn coi con người là động lực, là mục tiêu của sự phát 
triển. Đặc biệt, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã 
khẳng định "Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta là con 
người Việt Nam, trong đó có tiềm lực trí tuệ". 
Trong những năm gần đây, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung 
Ương 2 (khoá VIII), Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Giáo dục - Đào 
tạo là quốc sách hàng đầu", và khẳng định mục tiêu cơ bản của giáo 
dục là xây dựng con người và một thế hệ gắn bó với lý tưởng độc lập 
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên 
cường trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thực hiện tốt sự nghiệp 
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá 
trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu những tinh hoa của nhân 
loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam; có ý 
thức cộng đồng và phát huy tính tích cực, tinh thần cá nhân làm chủ 
tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng 
quản lý giỏi, có tác phong công nghiệp và có tổ chức kû luật, có sức 
khoẻ, là người thừa kế sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa 
hồng, vừa chuyên. 
 Nhiệm vụ của Giáo dục - Đào tạo là tham gia phát triển con 
người có đủ tiêu chuẩn nêu trên. Chính vì lẽ đó, nhà trường THCS 
trực tiếp định hướng và hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh 
thông qua hoạt động dạy học, cho nên sản phẩm của giáo dục không 
có "phế phẩm". Vì vậy, yêu cầu với các nhà quản lý giáo dục càng 
phải thận trọng trong quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. 
Điều chúng ta đáng quan tâm là: Công cuộc đổi mới giáo dục 
phổ thông theo Quyết định số 40 của Quốc hội khoá X mà trọng tâm 
là thực hiện chương trình thay sách giáo khoa mới ở bậc tiểu học và 
THCS. Trong quá trình thực hiện, đa số giáo viên đã lĩnh hội tương 
đối đầy đủ tinh thần của cuộc cải cách này và đã triển khai đổi mới 
phương pháp dạy học theo hướng tập trung vào học sinh. Tuy nhiên, 
một bộ phận giáo viên ở những vùng khó khăn như các tỉnh miền núi, 
vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới còn bất cập về trình độ 
chuyên môn. Vì thế, chất lượng dạy và học ở các trường THCS nói 
chung, trường PTDT Nội trú nói riêng thường là thấp hơn so với các 
trường THCS (cùng cấp) ở vùng thị trấn, thị xã, miền xuôi. Trường 
PTDT Nội trú huyện Sốp Cộp cũng là một trường thuộc vùng khó 
khăn đó. 
Phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết 
định sự thành công của việc đổi mới giáo dục phổ thông. Với nhận 
thức và lý do trên, tôi đã chọn vấn đề "Biện pháp quản lý nâng cao 
chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường PTDT Nội trú 
huyện Sốp Cộp" để nghiên cứu. 
II. Mục đích nghiên cứu 
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng chất lượng 
chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường, từ đó đề ra các biện 
pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên 
trường PTDT Nội trú huyện Sốp Cộp. 
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu: các biện pháp quản lý nhằm nâng cao 
chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. 
 - Đề tài giới hạn khảo sát chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo 
viên trường PTDT Nội trú huyện Sốp Cộp. 
IV. Phương pháp nghiên cứu 
1. Phương pháp lý luận. 
- Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, nghị quyết, văn kiện của Đảng 
- Cẩm nang quản lý trường học 
- Luật giáo dục, Điều lệ trường THCS, các văn bản liên quan đến 
hoạt động chuyên môn. 
- Giáo trình quản lý Giáo dục - Đào tạo. 
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
- Phương pháp quan sát 
- Phương pháp phân tích tổng hợp 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
3. Phương pháp thực nghiệm 
V. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến việc nâng cao chất 
lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường PTDT Nội trú huyện 
Sốp Cộp. 
- Phân tích thực trạng của việc nâng cao chất lượng chuyên môn 
cho đội ngũ giáo viên nhà trường. 
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho 
đội ngũ giáo viên trường PTDT Nội trú huyện Sốp Cộp trong giai 
đoạn hiện nay. 
 Chương 1 
Cơ sở lý luận về quản lý và nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên 
trường PTDT Nội trú huyện Sốp Cộp 
1.1. Một số khái niệm có liên quan 
1.1.1. Quản lý là gì? 
Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của 
chủ thể (người quản lý hoặc tổ chức quản lý) lên khách thể (đối 
tượng quản lý) về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... bằng 
một hệ thống các luật lệ, các chính sách, phương pháp, nguyên tắc, 
các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra mục tiêu và điều kiện cho sự phát 
triển của đối tượng đạt đến mục tiêu đã định. 
1.1.2. Quản lý giáo dục 
Hiểu theo nghĩa rộng, quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động 
giáo dục trong một xã hội. Các nhà nghiên cứu về giáo dục đã đưa ra 
nhiều định nghĩa về quản lý giáo dục: 
- Quản lý giáo dục theo tổng quát là hoạt động điều hành phối 
hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ 
theo yêu cầu giáo dục hiện nay. 
- Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể là một chuỗi tác 
động hợp lý (có mục đích, tự giác, có kế hoạch, có hệ thống) mang 
tính tổ chức, sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và 
học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 
nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọi hoạt 
động của nhà trường nhằm làm cho quy trình này vận hành tới việc 
hình thành những mục đích đã dự kiến. 
1.1.3. Quản lý nhà trường 
 Quản lý giáo dục dựa trên cơ sở quản lý nhà trường, vì nhà 
trường là thực thể trung tâm của bất kỳ sự biến đổi nào của hệ thống 
giáo dục, nhà trường tự chủ giải quyết những vấn đề sư phạm - kinh 
tế - xã hội với sự tham gia tích cực, có trách nhiệm và tính tự quản 
của mỗi giáo viên, hoàn thiện hệ thống thông tin trong và ngoài nhà 
trường, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh. 
Quản lý nhà trường là tác động của chủ thể quản lý (Hiệu 
trưởng) lên quá trình quản lý bên trong và bên ngoài nhà trường như 
đội ngũ giáo viên, học sinh, quá trình dạy và học, cơ sở vật chất, 
trang thiết bị phục vụ dạy - học, quản lý hành chính, tài chính, quản 
lý về công tác xã hội hoá giáo dục, huy động cộng đồng... 
Trong công tác quản lý nhà trường thì công tác quản lý hoạt 
động dạy học (chuyên môn) là một công tác quan trọng của người 
quản lý. 
1.1.4. Đội ngũ giáo viên. 
Đội ngũ giáo viên là tập thể sư phạm các nhà giáo làm nhiệm vụ 
giảng dạy, giáo dục trong các nhà trường và đội ngũ giáo viên phải 
đảm bảo các tiêu chuẩn đã quy định trong điều 61 - Luật Giáo dục 
1998. 
1.1.5. Quản lý đội ngũ giáo viên. 
Là quá trình tác động đến đội ngũ giáo viên để thực hiện và đảm 
bảo đủ về số lượng, nâng cao dần chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, có 
trình độ chuyên môn ngày càng vững vàng, có năng lực sư phạm tốt 
và phong cách đạo đức nhà giáo, được xã hội coi trọng và tôn vinh. 
1.1.6. Quản lý chất lượng chuyên môn. 
- Quản lý chất lượng là quan trọng, là tác động có định hướng, 
có tổ chức nhằm có sự vận hành của đối tượng và kiểm tra, đánh giá 
làm cho nó phát triển tới mục đích, kết quả đã định. 
 - Quản lý quá trình giáo dục là quản lý một hệ thống toàn vẹn 
bao gồm rất nhiều các yếu tố, trong đó việc quản lý chất lượng là 
công tác trong yếu trong quản lý trường học. Vì nó có ảnh hưởng 
quyết định đến kết quả cuối cùng của quá trình giáo dục. 
- Quản lý chất lượng là làm cho quá trình giáo dục tiếp cận được 
mục tiêu giáo dục đã đề ra, tổ chức và chỉ đạo, đánh giá, kiểm tra kết 
quả giáo dục một cách khoa học, đáng tin cậ

File đính kèm:

  • pdfskkn_bien_phap_quan_ly_nang_cao_chat_luong_chuyen_mon_cho_do.pdf