Sáng kiến kinh nghiệm Những ưu điểm và hạn chế khi giảng dạy tiết hai đạo Đức Lớp 3
Dạy môn đạo đức là nhiệm vụ rất quan trọng vì nó phục vụ cho mục đích giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học. Việc dạy đạo đức cho học sinh Tiểu học nhằm xây dựng ý thức đạo đức ở trường tiểu học, bồi dưỡng tình cảm đạo đức và hình thành thói quen hành vi đạo đức trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức quan trọng của người công dân Việt Nam. Dạy học môn đạo đức ở bậc tiểu học có ý nghĩa đặc biệt đối với việc giáo dục cho học sinh dạy tiết 1 là dạy những chuẩn mực đạo đức, tiết 2 là dạy củng cố kiến thức và rèn luyện các mẫu hành vi để hình thành thói quen đạo đức tốt.
Hay nói cách khác dạy đạo đức cho học sinh không chỉ đơn thuần là dạy lý thuyết mà còn hình thành ở học sinh những thói quen đạo đức tốt. Tiết 2 của môn đạo đức là tiết thực hành có 1 ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên thực tế dạy tiết 2 (tiết rèn luyện) còn gặp nhiều khó khăn, nhiều nơi chỉ thiên về dạy lý thuyết chữ không dạy thực hành. Là một trường có nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn thấp, một số gia đình chưa quan tâm đến học hành của con em mà chỉ lo làm ăn. Ngoài ra gần đây thanh thiếu niên xuất hiện nhiều thói hư tật xấu. Những điều này ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập của học sinh. Vì vậy việc tìm những ưu điểm và hạn chế trong dạy học tiết 2 sẽ giúp chúng ta tìm ra những giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy học đạo đức. Ngược lại trong quá trình dạy học tiết 2 nếu không nhận thức được những ưu điểm và hạn chế của nó thì không thể chủ động được cách thức, phương thức dạy học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Những ưu điểm và hạn chế khi giảng dạy tiết hai đạo Đức Lớp 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ KHI GIẢNG DẠY TIẾT HAI ĐẠO ĐỨC LỚP 3 I. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Dạy môn đạo đức là nhiệm vụ rất quan trọng vì nó phục vụ cho mục đích giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học. Việc dạy đạo đức cho học sinh Tiểu học nhằm xây dựng ý thức đạo đức ở trường tiểu học, bồi dưỡng tình cảm đạo đức và hình thành thói quen hành vi đạo đức trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức quan trọng của người công dân Việt Nam. Dạy học môn đạo đức ở bậc tiểu học có ý nghĩa đặc biệt đối với việc giáo dục cho học sinh dạy tiết 1 là dạy những chuẩn mực đạo đức, tiết 2 là dạy củng cố kiến thức và rèn luyện các mẫu hành vi để hình thành thói quen đạo đức tốt. Hay nói cách khác dạy đạo đức cho học sinh không chỉ đơn thuần là dạy lý thuyết mà còn hình thành ở học sinh những thói quen đạo đức tốt. Tiết 2 của môn đạo đức là tiết thực hành có 1 ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên thực tế dạy tiết 2 (tiết rèn luyện) còn gặp nhiều khó khăn, nhiều nơi chỉ thiên về dạy lý thuyết chữ không dạy thực hành. Là một trường có nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn thấp, một số gia đình chưa quan tâm đến học hành của con em mà chỉ lo làm ăn. Ngoài ra gần đây thanh thiếu niên xuất hiện nhiều thói hư tật xấu. Những điều này ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập của học sinh. Vì vậy việc tìm những ưu điểm và hạn chế trong dạy học tiết 2 sẽ giúp chúng ta tìm ra những giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy học đạo đức. Ngược lại trong quá trình dạy học tiết 2 nếu không nhận thức được những ưu điểm và hạn chế của nó thì không thể chủ động được cách thức, phương thức dạy học. Kết quả là quá trình giảng dạy và học tập của thầy và trò có thể bị phá vỡ, tiết học không thành công. Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm lớp 3, tôi phải tham gia trực tiếp giảng dạy học sinh nên tôi chọn đề tài nghiên cứu là tìm ra “những ưu điểm và hạn chế khi giảng dạy tiết 2 đạo đức lớp 3”. Nhằm đúc rút một số kinh nghiệm phục vụ cho việc giáo dục đạo đức và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong phạm vi giáo dục lớp 3. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu về lý luận và khảo sát thực tiễn để tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện tiết 2 trong dạy học đạo đức lớp 3 ở tiểu học. Nhằm đề xuất một số giải pháp để hạn chế những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm, nâng cao chất lượng dạy môn đạo đức để góp phần phát triển nhân cách học sinh ở lứa tuổi lớp 3 hoàn thành nhiệm vụ của Bộ giáo dục đề ra. Với mục đích trên đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu là: - Tìm hiểu tầm quan trọng của việc dạy đạo đức của tiết 2 lớp 3. - Tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế trong giảng dạy đạo đức tiết 2 lớp 3. - Đề xuất một số biện pháo để khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng thực hành môn đạo đức ở lớp 3. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp: 32 Tổng số học sinh : 20 Nam : 10 Nữ : 10 Dân tộc : 8 Số học sinh giỏi : 3 em. Số học sinh khá : 2 em. Học sinh trung bình: 12 em. Học sinh yếu : 3 em. Trong đề tài này tôi xin đề cập đến một số ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện tiết 2 của môn đạo đức lớp 3 mà bản thân tôi nhận thức được. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực tiễn. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp nghiên cứu giáo dục. - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp thực nghiệm. II. Nội dung 1. Cơ sở ngôn ngữ - thực tế: Sự nghiệp đổi mới ở đất nước ta đòi hỏi phải có những con người không chỉ có năng lực thực hiện nhiệm vụ cơ bản của bản thân mà phải có những phẩm chất đạo đức cần thiết để sống và lao động theo những tiêu chuẩn của người công dân nước CHXHCN Việt Nam. Vì vậy giáo dục đạo đức là một bộ phận, một mặt giáo dục quan trọng trong nhà trường ở nước ta. Thông thường dạy đạo đức ở lớp 3 chia làm 2 tiết. Tiết 1 là tiết lý thuyết dành cho việc khai thác chuyện kể đạo đức với nhiệm vụ là cung cấp về chuẩn mực hành vi đạo đức. Do đó tiết 1 là lý thuyết, tiết 2 là tiết rất quan trọng trong việc dạy đạo đức cho học sinh lớp 3. Bởi vì muốn cho các tri thức học sinh lĩnh hội ở tiết 1 trở thành kỹ năng, kỹ xảo và thói quen đạo đức, các em nhất thiết phải được luyện tập một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Tiết 2 chính là cái điểm mở đầu quan trọng của quá trình luyện tập đó nó tổ chức cho học sinh học tập, vận dụng quy tắc, hành vi mẫu hành vi trong một số tình huống quen thuộc phổ biến. Từ đó hình thành ở học sinh kỹ năng ban đầu giúp học sinh có thể thực hành bài học trong cuộc sống thực tiễn. Do đó tiết này được gọi là tiết luyện tập củng cố hay thực hành. Nếu như chúng ta chỉ dạy tiết 1 mà không dạy thực hành tiết 2 thì học sinh không nhận biết hoặc hình thành được mẫu hành vi vì học lý thuyết đơn thuần học sinh sẽ không hiểu hoặc hiểu sai lệch về các chuẩn mực hành vi đạo đức. Vậy tiết 2 là thực hành có nhiệm vụ hỗ trợ kiến thức, tri thức đạo đức chi tiết 1 nhằm cung cấp cho các em về sự nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực đạo đức. Qua tiết thực hành đạo đức đã rèn luyện về mặt lý luận, ý thức đạo đức giúp cho các em ngày càng phát triển tư duy lôgic sự phân tích tổng hợp và sự suy luận, lý luận một cách chặt chẽ trước tình huống có vấn đề. Do đó nó sẽ là cơ sở làm nền tảng cho các em ứng xử tốt và học tập các lớp tiếp theo. Trong việc giảng dạy này có thể nêu lên những tình huống hành vi ứng xử nào đó lấy từ thực tế cuộc sống rồi học sinh tập phân tích đánh giá với luận cứ phù hợp hoặc học sinh tự nêu lên những hành vi ứng xử nào đó lấy từ thực tế cuộc sống rồi tự phân tích đánh giá đúng, sai với luận cứ hợp lý. Trong khi giáo viên giới thiệu tình huống và các ứng xử của nhân vật trong tình huống trên cơ sở những trí thức về chuẩn mực hành vi các em đã thu thập ở tiết 1 để có cách giải quyết đúng đắn, lý giải được cách giải quyết đó và sau này có thể vận dụng trong cuộc sống. VD: Dạy bài tập thực hành “Giữ lời hứa” Có tình huống: Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà tiến giúp bạn học toán. Nhưng vừa chuẩn bị đi thì trên ti vi lại chiếu phim rất hay. Nếu em là Tân em sẽ làm gì ? Vì sao ? Từ thực tế trong cuộc sống học sinh sẽ giải quyết tình huống đúng với hành vi đạo đức. Hay bài “Tự làm lấy việc của mình” khi nắm vai “Đại và An”, một số em lên đóng vai, lớp theo dõi rồi lần lượt chỉ định sau đó giáo viên nhận xét đánh giá kết quả trò chơi đúng sai. Như vậy cùng với học chơi là nhu cầu không thể thiếu đi đôi với học sinh nhỏ ở lớp 3. Trò chơi ở tiết 2 môn đạo đức đưa vào như thế một hình thức luyện tập quan trọng chơi sẽ giúp các em hứng thú trong học tập sẽ không bị nhàm chán. Vì vậy ở lớp 3 trò chơi ở tiết 2 môn đạo đức có thể tổ chức học tập hành vi đạo đức cho các em bằng nhiều loại trò chơi: đố vui, vận động để thu hút, hấp dẫn học sinh có thể cho học sinh tham gia chơi cùng lúc nhiều học sinh. 2. Thực trạng việc dạy học tiết 2 môn đạo đức ở lớp 32: a. Tổ chức cho các ngày hội về chủ đề đạo đức hoặc hoàn cảnh cho học sinh tiếp xúc gặp gỡ với người thực, việc thực trong những tình huống điều kiện hoàn cảnh có thực. Từ đó nhận thức được những điều đã học để rèn luyện và ứng xử ngày càng tốt hơn. VD: Chủ để “Quan tâm chăm sóc ông, bà, cha, mẹ, anh chị em”. Giáo viên đưa học sinh đến một gia đình bạn học sinh gần trường để xem bạn quan tâm chăm sóc em nhỏ của mình. Như vậy là đã cho các em gặp gỡ với người thực, việc thực giúp học sinh biết cách ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức để thực hiện các chuẩn mực đó thì khi thực hiện phải đạt đến mục đích, yêu cầu nhất định phù hợp với mục đích yêu cầu của bài đạo đức. Kỹ năng thực hành các mẫu hành vi phải được tiến hành từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó liên tục số lần, lấy kỹ năng kỹ xảo thực hiện các mẫu hành vi và thao tác một cách có hiệu quả. Thực hiện các mẫu hành vi phải phong phú nhằm gây hứng thú cho học sinh. Với kỹ năng thực hiện mẫu hành vi như vậy nhằm mục đích lời nói thành việc làm hay nói cách khác thực hiện các hành vi đạo đức là để biến nhận thức thành hành động. b. Trong lúc các em kể chuyện là các em đang tự rèn luyện cho bản thân giọng điệu, câu từ: Các em được rèn luyện theo cấu trúc từ thấp đến cao về kỹ năng cũng như cách thức, phương thức nhằm giúp các em có một tầm thể đứng trước đám đông, có ngôn ngữ lành mạnh, trong sáng, cảm xúc cho người nghe. + Ngoài ra còn giúp các em có phương pháp nói có văn hoá mang tính chất tình cảm văn hoá. + Nói có trật tự việc gì cần nói trước, nói như thế nào ? Cái gì nói sau, nói ra sao ? + Khi nói phải suy xét lễ phép có trên có dưới có hệ thống. + Lời nói phải thể hiện tình cảm lôgic có sức hấp dẫn thuyết phục. c. Giúp cho giáo viên kiểm tra được năng lực điểm của học sinh và phần nào đánh giá được nhân cách, phẩm chất của học sinh. Kiểm tra năng lực đạo đức của học sinh: giáo viên có thể đánh giá khả năng, năng lực đạo đức có sẵn của học sinh một cách chính xác để giáo viên từ đó đánh giá được sự tiếp thu kiến thức đạo đức mà mình giảng dạy truyền thụ phù hợp với trình độ tâm lý của học sinh không từ đó có biện pháp giảng dạy phù hợp với học sinh. Đồng thời qua việc phân tích đánh giá nhân vật, nhận xét hành vi xử lý các tình huống vì tiết 2 đã rèn luyện và hình thành cho các em về quan điểm nhận thức đạo đức. Giáo viên tụ kiểm tra năng lực tự kiềm chế, không làm trái với chuẩn mực đạo đức. Thái độ không chấp nhận với chuẩn mực hành vi không phù hợp thậm chí ngược lại với các chuẩn mực đạo đức đã quy định. Cách ứng xử đúng đắn phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Thói quen giữ đúng lời hứa, dù rất cần, dù rất bận. Nhờ tiết 2 để đánh giá phần nào nhân cách phẩm chất của từng học sinh phải có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp và nhân cách của một người thầy. Nhân cách là một tổng thể của học sinh trước hết ở người giáo viên phải
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nhung_uu_diem_va_han_che_khi_giang_day.pdf