Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong quản lí trường học

Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin đang bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Đất nước đang trong thời kì tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để xã hội phát triển, đáp ứng được mục tiêu yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện nay cần phải quan tâm đến phát triển nguồn lực con người. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo chiếm một vị trị hết sức quan trọng chiến lược xây dựng con người.

Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà trường là lực lượng có vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Giáo viên Tiểu học là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng bậc Tiểu học trở thành bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí và trang bị những cơ sở ban đầu hết sức trọng yếu để phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam tương lai. Người thầy không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết cho học sinh mà chính người thầy giáo còn có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành nhân cách cho học sinh.

Đặc biệt đối với học sinh ở bậc tiểu học, người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Với học sinh Tiểu học, giáo viên luôn là thần tượng, trí tuệ và là lý tưởng của các em. Lời thầy là sự thuyết phục, cử chỉ của thầy là mẫu mực, cuộc sống và lao động của thầy là tấm gương đối với các em. Giáo viên Tiểu học giữ vai trò quyết định sự phát triển đúng hướng của các em. Ấn tượng về người thầy Tiểu học giữ mãi trong kí ức của mỗi người. Trong thực tế cho thấy nhiều trường hợp học sinh tin lời giáo viên hơn những điều in trong sách, hơn cả lời cha mẹ dặn dò, nhắc nhở. Đối với vùng khó khăn (vùng cao, vùng sâu, hải đảo) giáo viên Tiểu học là tri thức địa phương.

pdf 19 trang Huy Quân 28/03/2025 400
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong quản lí trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong quản lí trường học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong quản lí trường học
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN LẠC 
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH TÂN 
---------- 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÍ TRƯỜNG HỌC 
Môn: QUẢN LÝ 
Tổ: 1 
Mã: 21 
Người thực hiện: TRẦN THỊ DUNG 
Điện thoại: 0912979407 
Email: c1minhtan.yenlac.vinhphuc@gmail .com 
Yên Lạc, năm 2013 
MỤC LỤC 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... 2 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 3 
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3 
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 4 
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4 
PHẦN II. NỘI DUNG .................................................................................... 5 
I. Cơ sở lí luận về giáo dục và đội ngũ giáo viên .............................................. 5 
II. Thực trang đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Minh Tân trong 
những năm qua ................................................................................................. 6 
1. Số lượng, trình độ đội ngũ (tính đến tháng 4/2013) ...................................... 6 
2. Cơ cấu chung ................................................................................................ 6 
3. Tuổi đời, tuổi nghề ....................................................................................... 7 
4. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tinh thần kỉ luật, trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ và kết quả công tác ................................................................... 7 
III. Những giải pháp đã và đang làm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ 
giáo viên ở trường Tiểu học Minh Tân trong giai đoạn hiện nay ...................... 8 
A. Phương hướng chung ................................................................................... 8 
B. Các giải pháp cụ thể ..................................................................................... 9 
1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên ................................................... 9 
2. Rà soát, bố trí đội ngũ giáo viên hợp lý ..................................................... 10 
3. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học đào tạo và bồi dưỡng .... 10 
3.1. Tạo điều kiện cho giáo viên học các khóa đào tạo nâng cao trình độ 
chuẩn ............................................................................................................. 11 
3.2. Tổ chức cho giáo viên tham gia các nội dung, chương trình bồi dưỡng .. 11 
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên ........ 13 
5. Tổ chức tốt phong trào thi đua – khen thưởng và ký kết giao ước thi đua .. 13 
6. Tổ chức tốt cho giáo viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu do các cấp triển 
khai ............................................................................................................... 14 
IV. Kết quả .................................................................................................... 14 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 16 
1. Kết luận ..................................................................................................... 16 
2. Kiến nghị ................................................................................................... 16 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 21 
CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt 
CSTĐCS Chiến sĩ thi đua cơ sở 
CSTĐ cấp Tỉnh Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh 
LĐTT Lao động tiên tiến 
UBND Ủy ban nhân dân 
GVDG Giáo viên dạy giỏi 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÍ TRƯỜNG TIỂU HỌC 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 
Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, cuộc cách 
mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin đang bùng nổ và phát triển mạnh 
mẽ. Đất nước đang trong thời kì tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để xã 
hội phát triển, đáp ứng được mục tiêu yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện 
nay cần phải quan tâm đến phát triển nguồn lực con người. Sự nghiệp giáo dục 
và đào tạo chiếm một vị trị hết sức quan trọng chiến lược xây dựng con người. 
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “ Cùng với khoa 
học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao 
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp 
của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà trường là lực lượng có vai trò quan trọng 
quyết định chất lượng giáo dục. Giáo viên Tiểu học là nhân tố quan trọng trong 
việc xây dựng bậc Tiểu học trở thành bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục 
quốc dân, tạo điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí và trang bị những cơ sở ban 
đầu hết sức trọng yếu để phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam 
tương lai. Người thầy không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết cho học 
sinh mà chính người thầy giáo còn có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành 
nhân cách cho học sinh. Đặc biệt đối với học sinh ở bậc tiểu học, người giáo 
viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Với học sinh Tiểu học, giáo 
viên luôn là thần tượng, trí tuệ và là lý tưởng của các em. Lời thầy là sự thuyết 
phục, cử chỉ của thầy là mẫu mực, cuộc sống và lao động của thầy là tấm gương 
đối với các em. Giáo viên Tiểu học giữ vai trò quyết định sự phát triển đúng 
hướng của các em. Ấn tượng về người thầy Tiểu học giữ mãi trong kí ức của 
mỗi người. Trong thực tế cho thấy nhiều trường hợp học sinh tin lời giáo viên 
hơn những điều in trong sách, hơn cả lời cha mẹ dặn dò, nhắc nhở. Đối với vùng 
khó khăn (vùng cao, vùng sâu, hải đảo) giáo viên Tiểu học là tri thức địa 
phương. 
 Trong sắc lệnh ngành sư phạm do chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 
8/10/1946 Bác Hồ đã khẳng định: “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo 
dục không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa. Trong việc 
đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu. Tuy không có gì là đột xuất nhưng rất vẻ 
vang, không có tượng đồng, bia đá, không có gì là oanh liệt nhưng làm tròn 
nhiệm vụ là anh hùng.” 
 Thực hiện lời dạy của Bác, trong quá trình lãnh đạo, Đảng và Nhà nước ta 
rất quan tâm tới đội ngũ nhà giáo, ưu tiên cho mục tiêu nâng cao chất lượng, 
phát triển đội ngũ. Mục tiêu của giáo dục hiện nay là: Đào tạo con người Việt 
Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có trí thức, có sức khỏe, thẩm mỹ và nghề 
nghiệp. Trung thành với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, hình thành nhân 
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ 
Tổ quốc. Đáp ứng được mục tiêu đó, nước ta đặc biệt là ngành Giáo dục – Đào 
tạo cần có một đội ngũ nhà giáo đủ đức, đủ tài để đào tạo ra lớp người – chủ 
nhân tương lai của đất nước xứng với tâm thời đại. Tiểu học là bậc học nền 
móng của phổ thông. Giáo viên tiểu học phải thực sự là người chuẩn về đào đức 
và trình độ. Nhưng trên thực tế qua giảng dạy, nhiều giáo viên được đào tạo 
chuẩn nhưng trình độ chuyên môn còn hạn chế, vận dụng phương pháp dạy học 
chưa linh hoạt, kiến thức thực tế nghèo nàn, tiếp cận sử dụng phương pháp dạy 
học hiện đại còn chậm nên hiệu quả giáo dục chưa cao. 
 Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường mình nhằm đáp ứng 
được mục tiêu giáo dục ngày càng cao và yêu cầu chung của ngành, là một cán 
bộ quản lý của một nhà trường, bản than tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm mọi giải 
pháp, trong một vài năm học gần đây, chất lượng đội ngũ giáo viên trường tôi đã 
được cải thiện rõ rệt. Nhưng đây là việc làm thường xuyên, liên tục, lâu dài. 
Song tôi cũng mạnh dạn trình bày một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ 
giáo viên để đồng nghiệp tham khảo cũng như bổ sung góp phần nâng cao chất 
lượng đội ngũ nhà giáo, chất lượng giáo dục. 
2. Mục đích nghiên cứu 
 Đề xuất một số những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở 
trường Tiểu học Minh Tân – Yên Lạc – Vĩnh Phúc. 
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 
3.1.1. Điều tra thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học. 
3.1.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở 
trường Tiểu học Minh Tân – Yên Lạc – Vĩnh Phúc. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu 
 Đề tài được nghiên cứu ở đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Minh Tân – 
Yên Lạc – Vĩnh Phúc. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
4.1. Phương pháp tổng hợp vấn đề lý thuyết: Nghiên cứu về văn kiện Trung 
ương 2 khóa VIII, luật giáo dục, điều lệ trường Tiểu học, chuẩn nghề nghiệp 
giáo viên Tiểu học, nghị quyết đại hội Đảng khóa IX, nghị quyết 40 của Quốc 
hội, chỉ thị 14 của Thủ tướng chính phủ. 
4.2. Phương pháp khảo sát, phỏng vấn: Khảo sát trực tiếp giáo viên đang giảng 
dạy tại trường Tiểu học Minh Tân. 
4.3. Phương pháp thực nghiệm: Khảo sát chất lượng học sinh ở các lớp để đối 
chứng. 
PHẦN II. NỘI DUNG 
I. Cơ sở lí luận về giáo dục và đội ngũ giáo viên 
 Quan điểm về giáo dục và đội ngũ nhà giáo ngay từ xa xưa ông cha ta đã 
có câu: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là để khẳng 
định vai trò của giáo dục nói chung và của người thầy nói riêng. Cũng như Bác 
Hồ đã từng dạy: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, 
như vậy giáo dục có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách của con 
người. Người thầy giáo không chỉ dạy chữ, mà là dạy cho học trò đạo lý làm 
người. Thiên chức của người thầy giáo là phát huy và chuyền lại cho thế hệ trẻ 
những tinh hoa của nhân loại, dân tộc mình. Vì vậy nghề dạy học góp phần hun 
đúc nên tâm hồn người Việt Nam qua các thời đại, cầu nối giữa quá khứ với 
hiện tại và tương lai của dân tộc. 
 Truyền thống 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_quan_li_truon.pdf