Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi

Nhân tài, nhất là các thiên tài có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Chính những bậc vĩ nhân, những nhà khoa học lừng danh thế giới đã thúc đẩy, mở đường, đánh dấu các mốc phát triển của khoa học, lịch sử. Họ đã trở thành những ngôi sao toả sáng trên bầu trời trí tuệ. Họ đã góp phần rất lớn vào việc khai sáng nhân loại. Vì vậy, toàn nhân loại đều ghi công những người tài năng. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân tài từ lâu đã được xã hội quan tâm.

Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt nam ta thấy từ đời xưa ông cha ta đã rất coi trọng, chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và đã đúc rút thành một kinh nghiệm quý báu “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Đến thăm Văn miếu Quốc Tử Giám chúng ta thấy trên văn bia còn ghi; “ Các bậc hiền nhân là yếu tố cốt tử đối với một chỉnh thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước tăng tiến mạnh mẽ và phồn thịnh. Khi yếu tố này kém thì quyền lực đất nước bị suy giảm” và “ Những người tài giỏi, có học thức là một sức mạnh đặc biệt đối với đất nước”. Ngay sau khi Cách mạng tháng tám thành công, ngày 20/11/1946, trong bài viết “ Tìm người tài đức” Hồ Chủ Tịch khẳng định “ Nước nhà còn phải kiến thiết, kiến thiết phải có người tài, trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu gì người có tài, có đức ”.

pdf 16 trang Huy Quân 28/03/2025 320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, 
CHỈ ĐẠO BỒI DƯỠNG HỌC SINH 
GIỎI 
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Nhân tài, nhất là các thiên tài có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát 
triển kinh tế – xã hội. Chính những bậc vĩ nhân, những nhà khoa học lừng danh 
thế giới đã thúc đẩy, mở đường, đánh dấu các mốc phát triển của khoa học, lịch 
sử. Họ đã trở thành những ngôi sao toả sáng trên bầu trời trí tuệ. Họ đã góp phần 
rất lớn vào việc khai sáng nhân loại. Vì vậy, toàn nhân loại đều ghi công những 
người tài năng. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân tài từ lâu đã được xã hội quan 
tâm. 
 Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt nam ta thấy từ đời xưa ông cha ta đã rất coi 
trọng, chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và đã đúc rút thành một kinh 
nghiệm quý báu “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Đến thăm Văn miếu Quốc 
Tử Giám chúng ta thấy trên văn bia còn ghi; “ Các bậc hiền nhân là yếu tố cốt tử 
đối với một chỉnh thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước tăng tiến mạnh mẽ và 
phồn thịnh. Khi yếu tố này kém thì quyền lực đất nước bị suy giảm” và “ Những 
người tài giỏi, có học thức là một sức mạnh đặc biệt đối với đất nước”. Ngay sau 
khi Cách mạng tháng tám thành công, ngày 20/11/1946, trong bài viết “ Tìm 
người tài đức” Hồ Chủ Tịch khẳng định “ Nước nhà còn phải kiến thiết, kiến 
thiết phải có người tài, trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu gì người có 
tài, có đức”. 
Thực tiễn quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cho thấy dân tộc Việt Nam 
có tiềm năng, trí tuệ vô cùng phong phú. Có điều chúng ta chưa phát hiện, chăm 
sóc, bồi dưỡng để có thể phát huy hết tiềm năng trí tuệ còn tiềm ẩn. 
 Ngày nay, GD&ĐT được ưu tiên, ưu đãi. đặt GD ở vị trí quốc sách hàng 
đầu. Nhà nước và xã hội có cơ chế, chính sách khuyến khích cho giáo dục phổ 
thông và hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì vậy, việc tổ chức bồi dưỡng học 
sinh giỏi trên cơ sở phát triển toàn diện nhân cách học sinh là một nhiệm vụ 
quan trọng, nhưng cách tổ chức như thế nào không thể không nói đến công tác 
quản lí, chỉ đạo của ban giám hiệu trường tiểu học. 
Việc chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm phát hiện ra học sinh có năng 
khiếu để bồi dưỡng. Động viên khích lệ học sinh học tập, khích lệ giáo viên dạy 
giỏi góp phần nâng cao chất lượng của quá trình dạy – học. Bồi dưỡng học sinh 
giỏi nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. 
Tầm quan trọng của việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu 
học. 
Trường tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em tham gia vào việc học với tư cách 
là hoạt động chủ đạo. Nhờ có các nội dung giáo dục toàn diện mà các em có 
điều kiện bộc lộ năng khiếu, tài năng. Nếu cha mẹ, bạn bè và đặc biệt là thầy, cô 
giáo cảm nhận, phát hiện, nâng đỡ, bồi dưỡng mầm mống năng khiếu, kích thích 
niềm say mê học tập thì biểu hiện của năng khiếu ngày càng rõ hơn. Năng khiếu 
được bồi dưỡng sẽ phát triển và ngược lại năng khiếu không được phát hiện, bồi 
dưỡng thì sẽ mất dần. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tiểu học là để 
phát huy hết “ Khả năng phát triển tiềm tàng” ở trẻ, là tạo nguồn học sinh giỏi 
cho các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến lược “ Bồi dưỡng nhân tài” cho đất 
nước. Mặt khác, kết quả học sinh giỏi là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển 
của một trường tiểu học. Thành tích học sinh giỏi khẳng định uy tín của nhà 
trường. Mỗi học sinh là niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô và của cả cộng đồng. 
 Ban giám hiệu trường tiểu học là người chịu trách nhiệm chỉ đạo việc bồi 
dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy, cả nhận thức đầy đủ cơ sở khoa học của việc này. 
ban giám hiệu phải biết tác động tới các yếu tố của quá trình bồi dưỡng học sinh 
giỏi như: giáo viên, sinh viên giỏi, học sinh giỏi, cha mẹ học sinh, chương trình 
và tài liệu sao cho phát huy được các điều kiện thuận lợi để việc bồi dưỡng 
học sinh giỏi của trường đạt kết quả cao nhất. 
Xuất phát từ thực tế trong nhà trường, với cương vị của người quản lý chỉ 
đạo chuyên môn, tôi nhận thấy để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả 
cao cần có sự phối kết hợp đồng bộ giữa cán bộ quản lí chuyên môn với đội ngũ 
giáo viên trực tiếp giảng dạy và sự vào cuộc của phụ huynh học sinh. Bằng kinh 
nghiệm của mình, tôi xin được nêu ra một số giải pháp trong việc chỉ đạo công 
tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học . 
II. NỘI DUNG 
A. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC CHỈ ĐẠO BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG 
TIỂU HỌC TRUNG NGUYÊN. 
I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY CỦA VIỆC 
CHỈ ĐẠO BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG 
NGUYÊN. 
1. Nhà trường: 
 Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã, 
các ban, ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân trong xã đã ưu tiên, tạo 
mọi điầu kiện cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo của xã nhà, đặc biệt là giáo dục 
tiểu học. Cùng với sự quan tâm của địa phương là sự chỉ đạo, quan tâm sâu sắc 
của Phòng giáo dục & đào tạo Yên Lạc đầu tư cho giáo dục tiểu học ở Trung 
Nguyên. Trường tiểu học Trung Nguyên là đơn vị đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 
1996 – 2000 năm 2001 và được công nhận lại vào năm 2011 
2. Đội ngũ giáo viên 
 Đội ngũ giáo viên của trường đủ về số lượng và ngày càng tăng về chất 
lượng. Tập thể sư phạm nhà trường là một tập thể đoàn kết, thực sự tâm huyết 
với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, có kỉ cương – tình thương – trách nhiệm. 
Trong mấy năm gần đây số GV đạt GVDG các cấp tăng lên rõ rệt. Trường đã có 
5 GV giỏi cấp tỉnh, 11 GVG cấp huyện, 7 giáo viên giỏi cấp trường. Nhiều giáo 
viên đạt trình độ trên chuẩn. 
3. Học sinh 
 Trường tiểu học Trung Nguyên đã được công nhận là trường tiểu học đạt 
chuẩn quốc gia. Trường luôn có đủ các loại hình lớp học: Lớp bán trú, lớp học 
hai buổi trên ngày . Học sinh được học đủ số môn theo quy định, chất lượng 
giáo dục toàn diên, chất lượng học sinh giỏi ngày càng tăng. 
4. Việc tổ chức bồi dưỡng và kết quả học sinh giỏi. 
Từ nhiều năm nay, nhà trường đã chú ý tới công tác bồi dưỡng học sinh 
giỏi. Kế hoạch, nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi được ban giám hiệu cùng giáo 
viên xây dựng dựa trên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của Phòng giáo dục - 
Đào tạo. Nhà trường chọn GV giỏi, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm để phụ trách 
đội tuyển học sinh giỏi ở từng khối lớp. BGH thường xuyên dự giờ, kiểm tra 
giáo án, trao đổi góp ý giúp giáo viên nâng cao khả năng của mình. Nhà trường 
tạo đủ điều kiện về cơ sở vật chất như: Phòng học, tài liệu tham khảo, thiết bị 
dạy học cho các đội tuyển học tập. Khuyến khích giáo viên và học sinh sưu tầm, 
mua tài liệu nâng cao, lập tủ sách nâng cao của nhà trường. 
Học sinh trong đội tuyển được lựa chọn ngay từ đầu năm học và được học 
2 buổi/ ngày để hiểu và nắm chắc kiến thức cơ bản, bồi dưỡng 3 buổi / tuần về 
kiến thức nâng cao. 
 Bên cạnh đó học sinh giỏi và giáo viên luôn nhận được sự động viên 
khích lệ kịp thời về vật chất cũng như tinh thần của nhà trường, phụ huynh học 
sinh, của các tổ chức xã hội, đặc biệt là sự quan tâm của hội khuyến học của nhà 
trường Điều đó đã góp phần tạo động lực cho việc dạy và học của giáo viên và 
học sinh. 
Trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường còn tăng 
cường phối hợp với các lực lượng giáo dục, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp. Nhà 
trường tổ chức cho GV đi học hỏi kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số 
trường có thành tích cao trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. 
Một việc làm tưởng chừng rất nhỏ trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 
nhưng thể hiện sự quan tâm của BGH đó là việc tổ chức cho học sinh giỏi đi thi. 
Trước ngày thi, bao giờ ban giám hiệu cũng tổ chức gặp mặt thân mật đội tuyển, 
động viên, cổ vũ, nhắc nhở các em chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho 
buổi thi. Tạo cho các em có tâm thế, niềm tin để làm bài tốt. Bằng những việc 
làm trên, nhiều năm qua trường tiểu học Trung Nguyên đã đạt được những kết 
quả cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi như sau: 
 Số lượng học sinh giỏi các năm như sau: 
Năm học Học sinh giỏi cấp huyện Học sinh giỏi cấp tỉnh 
2003 – 2004 57 8 
2004 – 2005 9 7 
2005 – 2006 5 8 
2006 – 2007 8 13 
2007-2008 10 16 
2008 – 2009 8 8 
2009 - 2010 20 10 
2010 - 2011 16 14 
2011 - 2012 10 21 
2012 - 2013 22 14 
II. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC CHỈ ĐẠO BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở 
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG NGUYÊN: 
 - Bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác chỉ đạo bồi dưỡng học 
sinh giỏi ở trường tiểu học Trung Nguyên còn một số hạn chế: 
 - Việc phát hiện và tuyển chọn học sinh có năng khiếu, có tài năng còn 
thiếu cơ sở khoa học nên chưa chính xác và triệt để. 
 - Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên chưa có phương pháp tác động cá 
biệt nhằm phát huy tính độc lập, chủ động sáng tạo, trí thông minh của học sinh. 
 - Chưa có nội dung chương trình chuẩn mực để bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 - Sự quan tâm, đầu tư của Phụ huynh học sinh còn ít, nhiều phụ huynh đi 
làm ăn xa. 
 - Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi còn 
chưa nhiều, chưa động viên được người dạy. 
 - Chất lượng và số lượng học sinh giỏi chưa ổn định. 
B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TIỂU 
HỌC TRUNG NGUYÊN – YÊN LẠC – VĨNH PHÚC. 
 Trước những thực trạng về công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở 
trường tiểu học Trung Nguyên, chúng tôi thấy một vấn đề cần được đạt ra là: 
Ban giám hiệu nhà trường phải nghiên cứu để tìm ra biện pháp chỉ đạo bồi 
dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể 
là: 
 - Nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 - Tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi ngay từ cuối năm lớp 1. 
 - Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên. 
 - Tuyển chọn phân công giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi từ lớp 2 
đến lớp 5. 
 - Tổ chức hoạt động dạy học đội tuyển học sinh giỏi. 
 - Tổ chức xây dựng, sử dụng, bảo quản CSVC – TBDH phục vụ cho việc bồi 
dưỡng HSG. 
 - Huy động cộng đồng tham gia công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 - 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_li_chi_dao_boi_d.pdf