Sáng kiến kinh nghiệm Hóa chất và đời sống con người

Nước ta đang trong cuộc đổi mới, xây dựng nền công nghiệp hóa hiện đại hóa, vì thế ưu tiên công nghiệp lên trên hết. Và thế là hàng loạt nhà máy, xí nghiệp ra đời. Một trong số đó là nhà máy hóa chất ra đời, mang theo nhiều lợi ích và nỗi lo âu. Hàng năm những nhà máy đó đưa ra thị trường hàng loạt những loại hóa chất với đủ loại thành phần hay công dụng khác nhau

Sự tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp - nông nghiệp thì nhu cầu về nguyên liệu hoá chất tăng kéo theo sự tăng trưởng sản xuất hoá chất và dẫn đến gia tăng lượng chất thải phát sinh nhiều chủng loại chất thải độc hại. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh hóa chất trái phép cũng diễn ra mạnh mẽ. Hiện nay cả nước có 3.311 nhà máy đã được xác định là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Đa số các cơ sở đóng tại khu vực dân cư. Các nguồn gây ô nhiễm phân bố ở các ngành công nghiệp thực phẩm, hoá chất, vật liệu xây dựng. Trong những năm qua, nhiều sự cố môi trường do rò rỉ hoá chất đã xảy ra. Nổi bật là vụ rò rỉ khí mêtan ngày 11/01/1999 ở mỏ than Mạo Khê, Quảng Ninh làm 19 người chết, 12 người bị thương; hay vụ ngạt khí mêtan ngày 06/07/2000 tại công ty thủy sản Cam Ranh, Khánh Hoà làm 4 người chết.

 

docx 16 trang Thảo Ly 18/08/2023 7500
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hóa chất và đời sống con người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hóa chất và đời sống con người

Sáng kiến kinh nghiệm Hóa chất và đời sống con người
0
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TAM BÌNH TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TAM BÌNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
HÓA CHẤT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI .
Giáo viên hướng dẫn: ĐỖ THỊ TỐ NHƯ
Học sinh thực hiện: PHẠM THỊ NGỌC THANH
PHAN HỒ HẠNH NGUYÊN
NĂM HỌC 2016 - 2017
Đề tài: Nghiên cứu Hóa chất và đời sống con người
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hóa chất từ lâu đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Nhưng hiện nay hóa chất đang được sử dụng một cách bừa bãi, dẫn đến nhiều nguy hiểm khôn lường khiến mọi người ngậm ngùi tiếc nuối. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng hóa chất rất hữu dụng và nó dần đã trở thành thứ không thể thiếu đối với con người. Vậy chúng ta phải làm sao để sử dụng đúng cách, vừa bảo vệ bản thân, vừa bảo vệ người xung quanh. Và đó cũng chính là lí do chúng em chọn đề tài “Hóa chất và đời sống con người”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về hóa chất, những khái niệm của hóa chất, sự hiểu biết và cách sử dụng hóa chất của người dân từ đó cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa hóa chất với con người.
Chỉ ra mặt tốt, mặt xấu, cái lợi, cái hại từ việc dùng hóa chất.
Từ những cái tốt, cái xấu mà rút ra những lời khuyên, biện pháp để mọi người sử dụng hóa chất một cách hợp lí
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: đời sống con người
Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào thực trạng, phân tích tác hại,rút ra kết luận và biện pháp khắc phục
IV.HÌNH THỨC NGHIÊN CỨU:
Thu thập thông tin và phỏng vấn trực tiếp, khảo sát thực tế về những vấn đề liên quan đến hóa chất.
NGHIÊN CỨU HÓA CHẤT VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Bộ câu hỏi: Qua khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp bằng 14 câu hỏi mang tính thăm dò về sự hiểu biết của con người đối với tác hại của hóa chất
Kết quả nghiên cứu: (bảng)
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Thanh – Phan Hồ Hạnh Nguyên	1
STT
CÂU HỎI
CÂU TRẢ LỜI VÀ TỈ LỆ %
1
Trong đời sống hằng ngày, bạn có thường xuyên sử dụng hóa chất không?
Có
(55,6%)
Không
(44,4%)
2
Trong nông nghiệp hiện nay bạn nghĩ có sử dụng hóa chất không?
Có (65,5%)
Không (34,5%)
3
Bạn nghĩ như thế nào về tình trạng hóa chất trong công nghiệp hiện nay?
Sử dụng nhiều
(43,3%)
Ít sử dụng
(37,4%)
Ý kiến khác
(19,3%)
4
Bạn nghĩ thực phẩm ngày nay có bao nhiêu phần trăm là sử dụng hóa chất?
Trên 70%(73%)
Dưới 30% ( 16%)
Ý kiến khác(11%)
5
Bạn nghĩ có tốt khi sử dụng hóa chất vào thực phẩm ?
Tốt
(80,4%)
Xấu
(9,6%)
Ý kiến khác(10%)
6
Có bạn cho rằng “Hóa chất là con dao
hai lưỡi”, bạn có đồng tình với ý kiến này không?
Có
(73,9%)
Không
(18,1%)
Ý kiến khác(8%)
7
Bạn nghĩ mình có hiểu rõ về hóa chất không?
Không
(51,5%)
Có
(48,5%)
8
Ở gia đinh bạn có thường sử dụng hóa chất không?
Có, nhà mình lúc nào cũng có hóa chất
(40,9%)
Có chút chút , không nhiều(33,3%)
Không (17,1%)
9
Bạn hiểu thế nào là axit?
Là hóa chất bình thường
(45,3%)
Mình thấy nó khá nguy hiểm
(44,6%)
Ý kiến khác(10%)
10
Hiện nay nhiều vụ án liên quan đến axit, bạn có nghĩ việc quản lí axit còn quá lỏng lẻo?
Có
(71,1%)
Không. Vì họ lén mua
(18,9%)
Ý kiến khác (10%)
11
Bạn có nghĩ xăng là “vũ khí” có thể giết người?
Có (8,2%)
Có chút chút
(19,3%)
Không, cảm thấy bình thường vì đó khá quan trọng
(72,5%)
12
Bạn có biết con người chế tạo axit để làm gì không?
Để làm chất tẩy rửa (20%)
Thấy người ta hay sử dụng axit để đánh ghen
(70%)
Không biết (10%)
13
Bạn có nghĩ trong học đường mình có tồn tại hóa chất?
Có (34,5%)
Không. Nghe thật lạ
(65,5%)
14
Bạn làm gì khi biết hóa chất được sử dụng trong thức ăn mà gần trường bạn có bán?
Tuyên truyền cho các bạn không ăn
(44,6%)
Báo với thầy cô (36,4%)
Không là gì cả (19%)
Các khái niệm:
- Trong hóa học, hóa chất là một dạng của vật chất mà có hợp chất và đặc tính hóa học không đổi. Không thể tách nó ra thành những thành phần nhỏ hơn bằng các phương pháp tách vật lý mà không làm bẻ gãy các liên kết hóa học. Hóa chất có các trạng thái khí, lỏng, rắn và plasma.
- Hóa chất ngày càng “phủ sóng” dày đặc.Hóa chất để sản xuất phân bón, sản xuất dược liệu, mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong công nghiệp, trong thực phẩm hay một số hóa chất khác.
Phân tích kết quả nghiên cứu:
Trong công nghiệp:
Hình 1. Hình ảnh hóa chất trong công nghiệp
Nước ta đang trong cuộc đổi mới, xây dựng nền công nghiệp hóa hiện đại hóa, vì thế ưu tiên công nghiệp lên trên hết. Và thế là hàng loạt nhà máy, xí nghiệp ra đời. Một trong số đó là nhà máy hóa chất ra đời, mang theo nhiều lợi ích và nỗi lo âu. Hàng năm những nhà máy đó đưa ra thị trường hàng loạt những loại hóa chất với đủ loại thành phần hay công dụng khác nhau
Sự tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp - nông nghiệp thì nhu cầu về nguyên liệu hoá chất tăng kéo theo sự tăng trưởng sản xuất hoá chất và dẫn đến gia tăng lượng chất thải phát sinh nhiều chủng loại chất thải độc hại. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh hóa chất trái phép cũng diễn ra mạnh mẽ. Hiện nay cả nước có 3.311 nhà máy đã được xác định là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Đa số các cơ sở đóng tại khu vực dân cư. Các nguồn gây ô nhiễm phân bố ở các ngành công nghiệp thực phẩm, hoá chất, vật liệu xây dựng. Trong những năm qua, nhiều sự cố môi trường do rò rỉ hoá chất đã xảy ra. Nổi bật là vụ rò rỉ khí mêtan ngày 11/01/1999 ở mỏ than Mạo Khê, Quảng Ninh làm 19 người chết, 12 người bị thương; hay vụ ngạt khí mêtan ngày 06/07/2000 tại công ty thủy sản Cam Ranh, Khánh Hoà làm 4 người chết.
Từ những tác hại nguy hiểm không lường ta cần có những biện pháp:
+Những công ty hóa chất nên tuân thủ đúng quy tác trước khi thải ra môi trường.
+Phải bảo đảm an toàn cho công nhân hay những người làm việc trong nhà máy hóa học.
+Các cơ quan thường xuyên kiểm soát, quản lí chặt chẽ và xử lí nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật.
+Và hơn hết là ý thức của mọi người phải biết phòng tránh cho bản thân.
Trong nông nghiệp:
Hiện nay nông nghiệp là một trong những ngành sử dụng rất nhiều hóa chất. Hóa chất trong trồng trọt như: thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng thuốc trừ sâu,Hóa chất trong chăn nuôi như:các loại thuốc cho động vật, loại thức ăn, các lọa thuốc khác.
Hình 2. Một số loại hóa chất trong nông nghiệp
Các loại thuốc Bảo vệ thực vật ngày càng xuất hiện nhiều và gia tăng về số lượng và chủng loại. Nếu như trước năm 1985 khối lượng thuốc BVTV dùng hàng năm khoảng 6.5 đến 9 ngàn tấn thì thời gian từ năm 1991 đến nay lượng thuốc sử dụng biến động từ 25- 38 ngàn tấn/năm. Trong chăn nuôi hay thủy sản hóa chất ngày càng chiếm phần lớn khi mà nhiều loại thức ăn ra đời. Theo thống kê hiện nay trên danh mục có khoảng 5.000 – 6.000 loại thuốc, hóa chất phòng trị bệnh, xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản lưu hành trên thị trường. Các loại thức ăn không rõ nguồn gốc hay nhiều loại thức ăn với nhiều công dụng được ra đời mặc cho đó là công dụng tốt hay xấu.
Hình 3. Nông dân phun thuốc trên đồng ruộng
Nước ta là một nước nông nghiệp nhưng trước đây chỉ trồng được 2 vụ thì giờ đây đã thay đổi. Nhờ có kĩ thuật tiến bộ, thuốc trừ sâu và phân bón cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển đó. Phân bón giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, rút ngắn thời gian sinh trưởng cho cây trồng. Thức ăn giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh hơn, giúp người nuôi đỡ thức ăn, thời gian chăm sóc và nhiều chi phí.
Tuy phân bón, thuốc trừ sâu nói riêng hay các loại hóa chất nói chung có nhiều lợi ích nhưng song song đó là những tác hại nguy hiểm đối với cây trồng, đất canh tác, môi trường và cả con người.
+Nếu bón quá nhiều thì cây sẽ bị dư thừa chất dinh dưỡng dẫn đến sinh trưởng không tốt hay phun nhiều thuốc trừ sâu đã vô tình tiêm nhiễm những chất hại vào cây trồng.
3.5. Trong thực phẩm:
Hình 5. Thực phẩm bẩn tràn trong đời sống
Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Thanh – Phan Hồ Hạnh Nguyên
+Không khí dễ dàng bị ô nhiễm trong quá trình phun hóa chất; tồn lưu HCBVTV trong đất cũng có thể gây nên ô nhiễm nguồn nước mặt hoặc ngầm qua quá trình ngấm, xói mòn, rửa trôi; nước nhiễm hóa chất độc hại do được phun trực tiếp.
+ Ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính; tổn thương da: viêm da tiếp xúc, mẫn cảm dị ứng, phát ban; tổn thương, viêm thần kinh; tổn thương xương tủy và hàng loạt những bệnh nguy hiểm như ung thư .
Hóa chất trong nông nghiệp là một điều phổ biến, không còn là vấn đề mới mẻ nhưng hậu quả của nó thì đang được báo động rất nhiều.
Vì lợi ích mà người sản xuất bất chấp những tác hại nguy hiểm của hóa chất đối với người tiêu dùng.
Cho nên việc giáo dục và nâng cao trình độ hiểu biết về tác hại của hóa chất cho người sản xuất là vô cùng quan trọng,phải đánh thức cuộc đấu tranh nội tâm giữa lương tâm và lợi nhuận trong họ
Bên cạnh đó, điều cần thiết là nâng cao sự hiểu biết và cách nhận dạng(bằng mắt thường) các loại sản phẩm mà có chứa dư lượng thuốc BVTV(bởi không có người mua thì sẽ không có người bán,qua thực tế đã chứng minh người Việt đang" thờ ơ"với hàng hóa của Trung Quốc)
Vậy bằng cách nào để có thể nâng cao nhận thức của các nhà nông trong việc sử dụng hóa chất vừa đảm bảo năng suất vừa đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.?
-Không sử dụng thuốc quá độc, không sử dụng thuốc lâu phân hủy, không dùng quá liều qui định, đảm bảo thời gian cách ly, giảm số lần phun thuốc.Giảm thiểu tối đa việc dùng phân bón hóa học và hoá chất bảo vệ thực vật là bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của nông dân bằng cách giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm độc, và nhất là không lệ thuộc vào nguồn hóa chất phải nhập cảng hàng năm.Bảo vệ các sinh vật có ích trên ruộng rau. Bảo vệ môi trường sống, tránh ô nhiễm do sử dụng thuốc BVTV
Còn đối với người tiêu dùng thì thông qua báo,đài,mạng xã hội...tuyên truyền cho họ biết những loại sản phẩm nông nghiệp thường có sử dụng hóa chất gây hại mà hạn chế sử dụng
Hình 4. Hóa chất tràn lan gây ô nhiễm môi trường
lan
6
Thực phẩm bẩn là một vấn đề quan trọng khiến nhiều người quan tâm khi hiện nay tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan và đáng báo động. Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cơ thể, để cơ thể phát triển và sinh trưởng tốt. Nhưng hiện nay thực phẩm bẩn, không hợp vệ sinh hay làm từ bằng hóa chất đa ... "vũ khí" giết người.
Muốn làm được điều này phải bắt đầu từ sự nhận thức của con người. Sự nhận thức của con người không thể hình thành trong một thời gian ngắn mà nó bắt nguồn từ sự giáo dục của gia đình, nhà trường và tác dộng của xã hội. Bên cạnh đó vai trò của các cấp chính quyền là vô cùng cần thiết, để hạn chế tối đa việc mua bán axit một cách tràn lan.
Hình 10. Xăng- hóa chất phổ biến nhất
Khi phương tiện giao thông ngày càng phát triển thì xăng được sử dụng nhiều hơn. Xăng từ lâu đã quá quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống. Nhưng không ai nhận ra rằng trong một lít xăng chứa rất nhiều nguy hại. Xăng dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng đặc biệt là tác dụng với lửa.
Xăng, trước đây còn gọi là ét-xăng là một loại dung dịch nhẹ chứa Hyđrocacbon, dễ bay hơi, dễ bốc cháy, được chưng cất từ dầu mỏ. Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu, dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ đốt trong sử dụng xăng, chất đốt dùng trong tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày như đun nấu, một số lò sưởi, trong một số loại bật lửa,.... Làm dung môi hòa tan một số chất, đùng để tẩy một số vết bẩn bám trên vải, kim loại, kính, nhựa,... Một số loại vũ khí như súng phun lửa, bom, mìn,...
Hiện nay xăng là hóa chất thiết yếu, không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày. Theo Hải quan Việt Nam, trong tháng 9/2016 cả nước nhập khẩu 751 nghìn tấn xăng dầu các loại, trị giá 343 triệu USD. Tính đến hết 9 tháng từ đầu năm nhập khẩu nhóm hàng này đạt 8,66 triệu tấn, trị giá hơn 3,4 tỷ USD, tăng 22,3% về lượng, giảm 14,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Mức tiêu thụ năng lượng thương mại của Việt Nam hiện vào khoảng 36 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó nhu cầu xăng dầu khoảng 17 triệu tấn. Đó chỉ là nhắc đến nhập khẩu, còn mạng lưới xăng dầu hiện nay của nươc ta trên hang trăm nơi bán lẻ xăng dầu. Mức tiêu thụ cũng ngày càng tăng lên khi động cơ càng được phổ biến .
Xăng là hóa chất đặc biệt quan trọng nhất là trong thời kì nước ta đang công nghiệp hóa. Chúng ta có thể dễ dàng mua xăng mà bất kể thành phần, độ tuổi hay mục đích sử dụng. Vì kế sinh nhai người dân đã tự bán ven đường mà không có sự cho phép
của pháp luật hay lợi ích để bán xăng ven đường. Từ đó, xăng dễ tìm nay lại càng dễ tìm hơn. 1 lít xăng có thể giúp động cơ hoạt động cũng có thể giết chết con người.
Hình 11. Xăng được bán tùy tiện ngoài vỉa hè
Trong thành phần của xăng dầu có nhiều các dung môi hữu cơ. Các chất này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, nghiêm trọng nhất có thể gây tử vong. Xăng dầu chứa các hợp chất có vòng thơm là những chất gây ung thư, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, nôn mửa.
Bên cạnh đó, đây là một nghề độc hại vì có nhiều nguy cơ dẫn đến các bệnh về da, hô hấp và các bệnh tiêu hóa. Trong số này, nguy cơ mắc bệnh hô hấp khá cao vì nhân viên bán xăng phải thường xuyên hít phải hơi xăng. Các chất gây hại chứa trong xăng, dầu thẩm thấu qua da gây nên dị ứng da, các bệnh về da liễu, ung thư da Nếu nuốt phải các giọt sương có chứa xăng, dầu lẫn vào trong không khí thì có thể mắc các bệnh về đường tiêu hóa như dị ứng miệng, thực quản, dạ dày....Những người tiếp xúc thường xuyên với xăng, dầu có khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp như mũi, họng, khí quản, phổi Thậm chí có thể gây ung thư, tử vong. Ngoài ra những khói bụi do xăng đốt cũng rất nguy hại đến sức khỏe của con người.
Không chỉ dừng lại ở việc nguy hiểm tính mạng mà còn ảnh hưởng đến môi trường rất nhiều. Dân số nước ta vào khoảng 86 triệu người với số lượng phương tiện giao thông cơ giới trên 1 triệu xe ôtô các loại và trên 26 triệu xe gắn máy đang hoạt động đồng nghĩa với việc hơn 26 triệu bình xăng cùng với 26 triệu ống xả đang là “gánh nặng” cho bầu không khí.
Hình 12. Khói bụi do phương tiện gây ra.
Tác hại của xăng còn bao gồm những vụ cháy nổ do có tác động của xăng. Khi một vụ cháy lớn xảy ra, tất cả vật chất, tài sản đều bị thiêu rụi và thậm chí là tính mạng
con người bị đe dọa. Hiện nay những vụ cháy nổ do xăng gây ra càng nhiều và sức tàn phá càng mạnh hơn.
Hình 13. Những vụ cháy nổ do xăng.
Để hạn chế được các bệnh không mong muốn từ việc tiếp xúc với xăng, dầu thì những người làm việc trong môi trường này cần phải thường xuyên dùng dụng cụ bảo hộ lao động như găng tay, kính bảo vệ mắt, quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang nhưng nên đeo khẩu trang mặt nạ để ngăn khí và bụi. Đây là biện pháp cần tuân thủ nghiêm ngặt, nơi làm việc cũng cần phải thông thoáng, có quạt thông khí. Bên cạnh đó, cần tuân thủ tồn trữ xăng, dầu đúng quy định, tránh xa các dụng cụ gây cháy như không hút thuốc trong môi trường làm việc có xăng dầu, hạn chế việc sử dụng điện thoại. Ngoài ra, một số công trình được nghiên cứu nhắm đưa ra lời khuyên giúp phụ nữ giảm thiểu tiếp xúc với các sản phẩm có chứa hóa chất gây ung thư: Hạn chế tiếp xúc với khí thải từ các phương tiện giao thông hoặc máy phát điện, hạn chế thời gian tiếp xúc với xe cộ, sử dụng máy cắt cỏ điện hay máy thổi lá thay cho động cơ xăng. Sử dụng quạt thông gió trong khi nấu ăn và hạn chế thực phẩm hay thức ăn bị cháy.
Đối với những trạm xăng:
+ Trước khi xây dựng phải được thẩm duyệt về an toàn PCCC.Thường xuyên tự kiểm tra các phương tiện chữa cháy được trang bị.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên thường trực chữa cháy.
+ Chủ động trong tuyên truyền về PCCC cho nhân viên làm việc tại cửa hàng.
Hàng năm, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho nhân viên cửa hàng theo quy định.
+ Thực hiện nghiêm chỉnh, tuyệt đối các quy định đảm bảo an toàn PCCC khi xuất, nhập xăng, dầu.
+ Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng điện tại cửa hàng, dây dẫn điện phải đặt trong ống bảo vệ, có thiết bị bảo vệ tự động, độ chính xác cao. Thiết bị điện phải là loại đề phòng nổ, đề phòng chập mạch, quá tải xảy ra.
+ Niêm yết đầy đủ các biển báo cấm lửa, cấm hút thuốc, cấm sử dụng điện thoại di động và niêm yết nội quy PCCC rõ ràng, nơi dễ thấy để mọi người đọc được và phải thường xuyên nhắc nhở khách hàng thực hiện nghiêm.
+ Tiến hành đo điện trở nối đất của hệ thống chống sét, đo điện trở nối đất chống tĩnh điện định kỳ hàng năm. Phối hợp thực tập phương án chữa cháy tại các cửa hàng xăng dầu, thực hiện tốt các yêu cầu khác của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH khi được
kiểm tra định kỳ hàng năm. Tổ chức mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Thực hiện nghiêm công tác an toàn PCCC tại các cửa hàng xăng dầu, phòng ngừa tốt cháy, nổ xảy ra là góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh nhà.
Hóa chất trong giáo dục: nghe có vẻ xa lạ nhưng thực chất chúng đã có mặt rất nhiều. Vấn đề quen thuộc nhất là “Ma túy trong học đường”. Cùng với hút thuốc lá, uống rượu bia, bạo lực học đường, tình trạng sử dụng các chất ma túy trong học sinh, sinh viên hiện nay đang là vấn đề làm đau đầu các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục. Ma túy không chỉ làm hủy hoại sức khỏe bản thân người nghiện, làm hao tốn tiền bạc của gia đình mà còn để lại biết bao hệ lụy cho xã hội.. Ma túy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, khi đã mắc phải. Trước hết là ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân người nghiện ma túy. Cơ thể của họ sẽ ngày một suy yếu, thân thể gầy gò,  và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, học tập, công việc. Tinh thần bị suy sụp do trong ma túy có nhiều chất tác động lên hệ thần kinh.
Hiện nay, mới xuất hiện ở Việt Nam, loại ma túy này được gọi là "tem giấy" hay "bùa lưỡi". Mỗi miếng tem giấy được tẩm chất LSD - một chất thuộc nhóm kích thích gây ảo giác mạnh nhất từ trước đến nay. Chỉ cần vài chục microgram chất này đã có thể gây ảo giác, hoang tưởng nguy hiểm cho người dùng và người xung quanh. Điều đáng lo ngại, ma túy tem giấy được sử dụng rất đơn giản. Đội lốt tem dán trên miếng bìa, loại ma túy này được vận chuyển dễ dàng và qua mặt cơ quan chức năng. Nó được “tung ra” dưới hình thức tẩm LSD (một loại ma túy) vào những miếng giấy nhỏ (như con tem, kích thước 1,5x 1,5 cm), in hình ngộ nghĩnh, nhân vật nổi tiếng. Giá bán khá rẻ chỉ 20.000đ. Được sử dụng bằng cách le lưỡi liếm như dán tem hoặc ngậm ở đầu lưỡi. Vì vậy, nó được gọi là “tem giấy” hay “bùa lưỡi”.
Hóa chất không chỉ là những chất kích thích hay gây nghiện mà con là thực phẩm ven cổng trường hay trong các quán gần đó. Những thực phẩm như trà sữa trân châu, bánh tráng trộn, những đồ chiên, Những thực phẩm không rõ nguồn gốc hay chế biến không hợp vệ sinh được bày bán tràn lan, không được kiểm soát chặt chẽ hằng ngày vẫn len lỏi vào học đường.
Nhưng điều đáng nói ở đây khái niệm về hóa chất vẫn quá đỗi mờ nhạt với học sinh. Học sinh là mầm non, tương lai của đất nước nhưng lại không hiểu rõ về hóa chất thì tương lai của đất nước sẽ ra sao? Lúc ấy còn ai có thể nhận thức đúng đắn về hóa chất?
Vì thế từ khi còn ngồi ghế nhà trường học sinh cần tìm hiểu những kiến thức về hóa chất. Nhà trường nên tạo những sân chơi, những cuộc thi hay câu lạc bộ về hóa chất, những cuộc thí nghiệm để học sinh có hứng thú cũng như có cơ hội tìm hiểu về hóa chất. Cũng có thể tuyên truyền cho học sinh qua những giờ sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt lớp hay trong những môn học khác. Tạo nhiều cơ hội cho học sinh tìm hiêu thực tế như tham quan những trại cai nghiện hay xem những trường hợp khi con nghiện lên cơn nghiện để các em hiểu hơn về ma túy. Và hơn hết là ở học sinh có ý thức, tinh thần học hỏi, tìm hiểu và có tâm lí vững vàng khi dứng trước những cám dỗ.
Các mạng xã hội cũng là công cụ đắc lực trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về tác hại của hóa chất.
KẾT LUẬN:
Hóa chất có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người. Nhưng song song đó hóa chất gây nhiều tác hại khôn lường, ảnh hưởng sức khỏe, môi trường và cả tính mạng con người. Vì thế chúng ta cần phát huy những lợi ích của hóa chất, sử dụng đúng
nơi đúng lúc và đúng mục đích. Cần có những biện pháp tích cực, có hiệu quả đê hóa chất trở thành một “công cụ” giúp cho con người phát triển kinh tế, xây dựng một đất nước giàu mạnh
THAM KHẢO:
https://www.google.com.vn/
https://vi.wikipedia.org/
Đầu sách: Internet: Mạng lưới xã hội và sự thể hiện bản sắc

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_hoa_chat_va_doi_song_con_nguoi.docx
  • pdfDe_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_2016_-_2017_94475adb4b.pdf