Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 6

Cơ sở lý luận của vấn đề.

 Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ rõ đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử. “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”(Mác – Lênin)

 Đạo đức sinh ra trước hết từ nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất vật chất, trong đấu tranh xã hội, trong phân phối sản phẩm để con người tồn tại và phát triển. Cùng với sự phát triển của sản xuất, các quan hệ xã hội, hệ thống các quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức hành vi, đạo đức cũng theo đó mà ngày càng phát triển, nâng cao, phong phú, đa dạng và phức tạp (theo TLTK số 5).

 Chức năng giáo dục của đạo đức nhằm hình thành cho con người những quan điểm, những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản; nhờ đó con người có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng các hiện tượng đạo đức xã hội cũng như đánh giá những suy nghĩ, hành động của bản thân mình xem có phù hợp với đạo đức chung của xã hội không, từ đó điều chỉnh cho phù hợp. Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, đạo đức phải hướng con người đến những giá trị đích thực của đời sống, xuất phát từ tình hình thực tiễn. Đồng thời, xã hội cũng cần tạo ra nhiều môi trường giáo dục đạo đức phù hợp với từng lứa tuổi khác nhau để mỗi người tự rèn luyện mình trong thực tiễn để trưởng thành.

 Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức là cái gốc, là nền tảng của người cán bộ cách mạng. Người nói: “ cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn; cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức không có đạo đức thì có tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.”

 Với Hồ Chí Minh, đạo đức không phải là một lý thuyết trừu tượng mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Người nói: “Nói để làm chứ không phải để nghe, nói ít làm nhiều và lời nói phải đi đôi với việc làm, lấy hiệu quả công việc làm thước đo đạo đức.”

“ Cần thống nhất nhận thức coi môn đạo đức/Giáo dục công dân là môn học đặc thù, quan trọng bởi tính chất đặc biệt của môn học trong việc góp phần giáo dục, đào tạo con người, từ đó có chính sách phù hợp dành cho môn đạo đức/ Giáo dục công dân cũng như hỗ trợ đời sống giáo viên( giống như chính sách dành cho giáo viên dạy chính trị hoặc giáo viên kiêm TPT, giáo viên môn giáo dục quốc phòng-an ninh và thể dục” ( Trích báo cáo của văn phòng Chủ tịch nước).

 Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng nhằm hình thành hành vi ứng xử văn hoá cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay. Đó chính là sự định hướng vào những bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam mới, vừa giữ được thuần phong mỹ tục của dân tộc, vừa thể hiện sự thông minh sáng tạo của các thế hệ học sinh Việt Nam. Đây là việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài và cũng không hề đơn giản trước những mặt trái của thời kỳ hội nhập và kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nếu xác định đúng các bước đi và biết sử dụng những biện pháp phù hợp cùng với sự chung tay của cả cộng đồng vì thế hệ trẻ thì nhất định chúng ta sẽ đào tạo được một lớp người mới vừa hồng vừa chuyên. Việc giáo đục đạo đức cho thế hệ trẻ đã được xác định là cả một sự nghiệp lớn của Đảng ta, cần có sự tham gia, chung sức, chung lòng của toàn hệ thống chính trị - xã hội, mà nòng cốt là từng gia đình (tế bào của xã hội), nhà trường, thầy cô giáo hết lòng chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, hết lòng vì học sinh thân yêu, bản thân từng học sinh phải tự xác định trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội, thì chắc chắn sự nghiệp giáo dục trong tương lai sẽ gặt hái những thành tích xứng đáng với lòng tin của Đảng, Nhà nước và toàn dân.

 Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ, là phương châm rèn luyện hành động và cũng là niềm vinh dự lớn lao, nguồn hạnh phúc của mỗi người, là nhiệm vụ của những người giữ trọng trách “trồng người” cho thế hệ trẻ hiện nay và mai sau.

 

docx 27 trang Thảo Phương 15/05/2023 6100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 6
MỤC LỤC
Trang
1.Lý do chọn đề tài..
2
2. Giải quyết vấn đề............
2.1.Cơ sở lý luận..
2.2. Thực trạng vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 6 trường 
THCS Song Mai.
2.2.1. Vài nét về địa phương và trường THCS Song Mai..
2.2.2. Thuận lợi khi thực hiện sáng kiến.
2.2.3. Khó khăn khi thực hiện sáng kiến.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề....
2.3.1. Tăng cường sự chỉ đạo của chi bộ trong nhà trường.
2.3.2.Tăng cường công tác quản lý của Ban giám hiệu nhà trường
2.3.3. Đẩy mạnh vai trò của công tác Đội
2.3.4. Giáo dục đạo đức thông qua công tác chủ nhiệm......
2.3.5. Đối với giáo viên bộ môn, giáo viên giáo dục công dân...
2.3.5.1. Đối với giáo viên bộ môn...
2.3.5.2. Đối với giáo viên giảng dạy môn GDCD...
2.3.6. Xây dựng môi trường học tập lành mạnh..
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
4
4
6
6
7
8
11
11
11
13
14
19
19
20
21
21
3. Kết luận
3.1. Ý nghĩa của đề tài với công tác giảng dạy, giáo dục
3.2. Khả năng áp dụng.
3.3. Đề xuất, kiến nghị.
3.3.1. Đối với nhà trường.
3.3.2. Đối với giáo viên...
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO...
23
23
24
24
24
25
27
TÊN ĐỀ TÀI : GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 6.
1.Lý do chọn đề tài.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu:
“ Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
 Trời có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
 Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
 Thiếu một mùa, thì không thành trời
 Thiếu một phương, thì không thành đất
 Thiếu một đức, thì không thành người.”
 Từ câu nói trên của Bác, chúng ta thấy vai trò đặc biệt quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con người nói chung, cho học sinh nói riêng trong các trường học và trong thực tế cuộc sống. Trong trường học thì có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, tức là phải đặt “lễ”lên trước tiên sau đó mới học văn hóa. 
 Bác Hồ kính yêu đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đạo đức là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong suy nghĩ và hành động của một con người từ khi sinh ra đến khi lớn lên. Trong trường học, công tác giáo dục đạo đức là bộ phận quan trọng của quá trình rèn luyện nhân cách cho học sinh. Việc dạy kiến thức phải đi đôi với việc dạy người, rèn luyện cho học sinh cả đức lẫn tài nhằm hình thành ở các em một nhân cách phát triển toàn diện.
 Tất cả các môn học đều có vai trò giáo dục đạo đức cho học sinh, tuy nhiên vai trò của môn GDCD, giáo viên chủ nhiệm và công tác Đội là quan trọng nhất cần đặt lên hàng đầu trong công tác giáo dục. Mỗi môn học trong nhà trường đều có vai trò và vị trí nhất định. Việc xây dựng các môn học trong hệ thống chương trình đều xuất phát từ mục tiêu đào tạo con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước. Điều 27, luật Giáo dục nước ta chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo hình thành nhân cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”( Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, H. 2005, tr.21)
 Môn GDCD là môn học giữ vai trò chủ chốt trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của người công dân, góp phần hình thành và phát triển ở các em học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết của con người trong một xã hội văn minh, là môn học có vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm lực – Một thành tố cơ bản của nhân cách và là nội lực của sự phát triển nhân cách học sinh. Do vậy, môn học này góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo học sinh thành những người lao động mới đáp ứng được những đòi hỏi của thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.
 Trong chương trình môn GDCD, có đề cập đến rất nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp cần giáo dục cho học sinh như biết ơn, lễ độ, tôn sư trọng đạo, liêm khiếtgóp phần không nhỏ vào việc xây dựng nhân cách hoàn thiện cho học sinh. Trong các trường học hiện nay đa số các em ngoan ngoãn và chấp hành tốt mọi nội quy của trường lớp, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy, một bộ phận không nhỏ học sinh chưa hiểu hết, chưa hiểu rõ: thế nào là đạo đức, vai trò của đạo đức đối với sự phát triển nhân cách con người, làm thế nào để trở thành người có đạo đức, có văn hóadẫn đến tình trạng một số đối tượng học sinh thường xuyên vi phạm nội quy, vi phạm đạo đức như vô lễ, lười chào hỏi thầy cô, bỏ học, bỏ tiết, đánh nhau, nói tục chửi bậy, vi phạm luật giao thông Tôi nhận thấy đạo đức của học sinh đang suy giảm nhanh chóng, thích chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí nếu không được giáo dục kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả khó lường do nhiều nguyên nhân như từ phía gia đình nuông chiều, không gương mẫu, mặt trái của nền kinh tế thị trường, “tư tưởng văn hóa xấu, ngoại lai”, để giáo dục đạt kết quả tốt, tôi thiết nghĩ cần giáo dục học sinh càng sớm càng tốt ngay từ khi còn nhỏ và cần phải có sự phối hợp của các môi trường giáo dục Gia đình-Nhà trường-Xã hội. Càng lớn tâm sinh lý của các em càng thay đổi, đặc biệt là bậc THCS, vì vậy ngay từ khi bước vào lớp 6 – lớp học đầu tiên của bậc học THCS giáo viên các bộ môn và nhà trường cần đề cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh để các em thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức, hoàn thiện nhân cách từ đó chấp hành tốt những quy định của pháp luật đề ra. Bản thân là giáo viên dạy môn GDCD và là giáo viên chủ nhiệm lớp 6 tôi nhận thấy vai trò hết sức quan trọng và cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho các em. Chính vì những lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 6”. Tôi hi vọng, thông qua một số kinh nghiệm dạy học và các biện pháp mà tôi sẽ áp dụng trong công tác chủ nhiệm và giảng dạy chuyên môn sẽ cải thiện được tình trạng suy thoái đạo đức, nâng cao ý thức đang bị suy đồi nghiêm trọng như hiện nay trong đối tượng học sinh.
2. Giải quyết vấn đề.
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
 Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ rõ đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử. “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”(Mác – Lênin)
 Đạo đức sinh ra trước hết từ nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất vật chất, trong đấu tranh xã hội, trong phân phối sản phẩm để con người tồn tại và phát triển. Cùng với sự phát triển của sản xuất, các quan hệ xã hội, hệ thống các quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức hành vi, đạo đức cũng theo đó mà ngày càng phát triển, nâng cao, phong phú, đa dạng và phức tạp (theo TLTK số 5).
 Chức năng giáo dục của đạo đức nhằm hình thành cho con người những quan điểm, những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực đạo đức cơ bản; nhờ đó con người có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng các hiện tượng đạo đức xã hội cũng như đánh giá những suy nghĩ, hành động của bản thân mình xem có phù hợp với đạo đức chung của xã hội không, từ đó điều chỉnh cho phù hợp. Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, đạo đức phải hướng con người đến những giá trị đích thực của đời sống, xuất phát từ tình hình thực tiễn. Đồng thời, xã hội cũng cần tạo ra nhiều môi trường giáo dục đạo đức phù hợp với từng lứa tuổi khác nhau để mỗi người tự rèn luyện mình trong thực tiễn để trưởng thành.
 Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức là cái gốc, là nền tảng của người cán bộ cách mạng. Người nói: “cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn; cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức không có đạo đức thì có tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.”
 Với Hồ Chí Minh, đạo đức không phải là một lý thuyết trừu tượng mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Người nói: “Nói để làm chứ không phải để nghe, nói ít làm nhiều và lời nói phải đi đôi với việc làm, lấy hiệu quả công việc làm thước đo đạo đức.”
“Cần thống nhất nhận thức coi môn đạo đức/Giáo dục công dân là môn học đặc thù, quan trọng bởi tính chất đặc biệt của môn học trong việc góp phần giáo dục, đào tạo con người, từ đó có chính sách phù hợp dành cho môn đạo đức/ Giáo dục công dân cũng như hỗ trợ đời sống giáo viên( giống như chính sách dành cho giáo viên dạy chính trị hoặc giáo viên kiêm TPT, giáo viên môn giáo dục quốc phòng-an ninh và thể dục” ( Trích báo cáo của văn phòng Chủ tịch nước).
 Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng nhằm hình thành hành vi ứng xử văn hoá cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay. Đó chính là sự định hướng vào những bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam mới, vừa giữ được thuần phong mỹ tục của dân tộc, vừa thể hiện sự thông minh sáng tạo của các thế hệ học sinh Việt Nam. Đây là việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa có tính lâu dài và cũng không hề đơn giản trước những mặt trái của thời kỳ hội nhập và kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nếu xác định đúng các bước đi và biết sử dụng những biện pháp phù hợp cùng với sự chung tay của cả cộng đồng vì thế hệ trẻ thì nhất định chúng ta sẽ đào tạo được một lớp người mới vừa hồng vừa chuyên. Việc giáo đục đạo đức cho thế hệ trẻ đã được xác định là cả một sự nghiệp lớn của Đảng ta, cần có sự tham gia, chung sức, chung lòng của toàn hệ thống chính trị - xã hội, mà nòng cốt là từng gia đình (tế bào của xã hội), nhà trường, thầy cô giáo hết lòng chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, hết lòng vì học sinh thân yêu, bản thân từng học sinh phải tự xác định trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội, thì chắc chắn sự nghiệp giáo dục trong tương lai sẽ gặt hái những thành tích xứng đáng với lòng tin của Đảng, Nhà nước và toàn dân.
 Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ, là phương châm rèn luyện hành động và cũng là niềm vinh dự lớn lao, nguồn hạnh phúc của mỗi người, là nhiệm vụ của những người giữ trọng trách “trồng người” cho thế hệ trẻ hiện nay và mai sau.
2.2. Thực trạng vấn  ...  học cần liền mạch, có liên hệ thực tế sinh động, giáo viên cần lồng ghép những thông tin thời sự trên báo đài mà mình sưu tầm được cho học sinh, phân tích giải đáp những thắc mắc của các em khi cần thiết.
 - Thứ ba, giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo về phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên để định hướng đạo đức, lối sống, niềm tin, lẽ sống tốt đẹp cho học sinh, đồng thời giúp các em nhận ra được nhiệm vụ học tập và sự cần thiết phải thay đổi lối sống, hành vi lệch lạc về đạo đức của bản thân để sống tốt. Vì vậy, giáo viên Giáo dục công dân trong các trường học cần phối kết hợp với giáo viên các bộ môn, đặc biệt là môn Văn học, lịch sử và giáo viên Tổng phụ trách để hoạt động giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao nhất. 
 - Thứ tư, giáo viên cần gần gũi, chia sẻ, động viên, dành những lời khen ngợi những tiến bộ cho các em học sinh đặc biệt là các em thường xuyên vi phạm đạo đức để các em thấy việc làm tốt của mình có giá trị, được mọi người thừa nhận và là động lực để các em tiếp tục cố gắng.
2.3.6. Xây dựng môi trường học tập lành mạnh.
 Nhà trường cần xây dựng cảnh quan sư phạm lành mạnh, “Xanh – sạch – đẹp – an toàn”, có đầy đủ sân chơi, bãi tập để các em rèn luyện thể thao, có thư viện với phong phú các loại sách báo để các em tham khảo, cần treo áp phích khẩu hiệu tuyên truyền về trường học thân thiện, khu vực vệ sinh cần sạch sẽ, công tác vệ sinh trường lớp đảm bảo tạo môi trường trong lành cho học sinh yên tâm học tập, rèn luyện.
 Thầy cô luôn nhiệt tình, thân thiện, yêu quý, quan tâm đến tất cả các em học sinh, là tấm gương sáng về đạo đức để các em noi theo. Trong tiết học giáo viên cần tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực, phát huy được khả năng của từng em học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
 - Tôi đã thực hiện sáng kiến ở tất cả học sinh khối 6 gồm 6A, 6B, 6C, 6D, 6E. 
- Kết quả sáng kiến: Trước và sau khi vận dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh khối 6, tôi đã tiến hành khảo sát về hạnh kiểm của các lớp khối 6 trường THCS Song Mai, thu được một số kết quả như sau:
+ Trước khi tiến hành khảo sát:
STT
Lớp
Sĩ số
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
6A
39
28
71,8%
11
28,2%
0
0
0
0
0
0
2
6B
37
11
29,7%
15
40,6%
10
27%
1
2,7%
0
0
3
6C
35
9
25,7%
12
34,3%
12
34,3%
2
5,7%
0
0
4
6D
36
8
22,2%
11
30,6%
10
27,8%
7
19,4%
0
0
5
6E
38
11
28,9%
13
34,3%
10
26,3%
4
10,5%
0
0
+ Sau khi thực hiện sáng kiến:
STT
Lớp
Sĩ số
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
6A
39
39
100%
0
0
0
0
0
0
0
0
2
6B
37
27
73%
9
24.3%
1
2.7%
0
0
0
0
3
6C
35
26
74,3%
7
20%
2
5,7%
0
0
0
0
4
6D
36
19
52,8%
15
41,7%
2
5,5%
0
0
0
0
5
6E
38
22
57,9%
10
26,3%
6
15,7%
0
0
0
0
* Hiệu quả rút ra:
 Bảng số liệu trên cho thấy, số học sinh có hạnh kiểm tốt, khá đã tăng lên; học sinh hạnh kiểm trung bình có chiều hướng giảm; đặc biệt là không còn học sinh yếu kém so với trước khi tiến hành khảo sát.
 Khi áp dụng các biện pháp giáo dục đạo đức ở khối 6 mà tôi đề cập tới trong đề tài này, kết quả tôi thu được rất khả quan:
 - Các giờ học trở lên sôi nổi, mang tính giáo dục có ý nghĩa, học sinh hứng thú hơn.
 - Học sinh thường xuyên vi phạm đạo đức đã có chiều hướng chuyển biến rất tốt, các em đã tích cực ghi chép bài, học bài và chuẩn bị bài ở nhà. Hiện tượng nói tục chửi bậy, vô lễ, phá hoại của công đã giảm đáng kể
- Nhà trường không có học sinh mắc các tệ nạn xã hội.
3. Kết luận.
3.1. Ý nghĩa của đề tài với công tác giảng dạy, giáo dục.
 Giáo dục là một nghệ thuật và thầy cô là người nghệ sĩ. Ai trong chúng ta cũng hiểu và biết rõ về vai trò của công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức. Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh không phải là mới nhưng ở thời điểm nào nó cũng giữ vai trò quan trọng nhất trong xã hội nói chung và trong hoạt động giáo dục nói riêng.
 Tuy nhiên, không phải khi sinh ra chúng ta đã có đạo đức mà đạo đức hay nhân cách con người phải được rèn luyện trong một thời gian dài từ gia đình đến nhà trường và xã hội. Giáo dục trong nhà trường giữ vị trí quan trọng nhất trong giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh. Việc áp dụng các phương pháp giáo dục đạo đức tích cực trong công tác giảng dạy tôi nhận thấy: Các em học sinh đã thay đổi về thói quen vi phạm nế nếp, ham thích học tập, sôi nổi tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội trong trường lớp, địa phương. Giảm đáng kể tình trạng học sinh vô lễ, lười học, nói tục chửi bậy, đánh nhau, nghiện mạng xã hộiTrong các buổi sinh hoạt lớp không còn căng thẳng, chán nản như trước mà thay vào đó là không khí học tập, thi đua sôi nổi của các em trong lớp. Trong các giờ giáo dục công dân các em hăng say học tập, thích tham gia giải quyết các tình huống, rút ra được bài học cho bản thân, không còn hiện tượng lười ghi chép bài, lười học bài, đạo đức của các em được cải thiện rất nhiều( theo nhìn nhận của bản thân và các giáo viên bộ môn).
 Quan tâm và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh là điều kiện cần và đủ để nuôi dưỡng những ước mơ tươi đẹp, làm nền móng vững chắc cho những chủ nhân tương lai của đất nước có đầy đủ cả đức và tài, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
3.2. Khả năng áp dụng.
 Sáng kiến có thể áp dụng ở tất cả các cấp học, khối lớp, các môn học và các đối tượng học sinh. Vì vậy, tùy từng môn học, bài học, đối tượng cụ thể giáo viên cần vận dụng linh hoạt, đan xen trong các giờ học tạo sự hứng thú cho học sinh. Để đạt kết quả trong giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 6 giáo viên cần có lòng yêu nghề, yêu trẻ, có khả năng kiên trì, nhẫn nại, lắng nghe học sinh, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, thường xuyên thay đổi các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, có tinh thần trách nhiệm, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong học sinh và là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Có như vậy, kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh và chất lượng các giờ dạy mới được nâng cao.
3.3. Đề xuất, kiến nghị.
3.3.1. Đối với nhà trường:
 - Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo công tác Đoàn, Đội tổ chức nhiều hoạt động thiết thực mang tính giáo dục cho tất cả học sinh trong nhà trường tham gia, giúp các em thêm năng động, tích cực hơn trong các hoạt động học tập, hoạt động tập thể như: nói lời hay làm việc tốt, phát thanh măng non, chi đội lịch sự, cùng xây ước mơ
 - Nhà trường cần đầu tư mua thêm các đầu sách tham khảo về các tấm gương trong học tập lao động sản xuất, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sách tình huống, sách pháp luật, các truyện lịch sử về quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, báo chí phù hợp với lứa tuổi phục vụ quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh.
 - Nhà trường cần tham mưu với chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh tham gia tạo hứng thú cho các em, giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội, những thói hư tật xấu để trở thành những học sinh chăm ngoan, năng động ví dụ như: Thanh niên xung kích, viết về quê hương Song Mai, ngôi trường yêu dấu, áo lụa tặng bà, học sinh Song Mai chung tay phòng chống tệ nạn xã hội
3.3.2. Đối với giáo viên.
 - Bản thân mỗi giáo viên cần không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp pháp dạy học trong tất cả các môn học, chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các khối lớp đặc biệt là học sinh lớp 6.
 - Bản thân giáo viên cần giúp học sinh tiếp cận với các bản sắc văn hóa Việt Nam một cách sinh động, thiết thực, nhà trường nên đưa những trò chơi dân gian, các hoạt động hoạt cảnh dựng lại những thời kì anh hùng của dân tộc vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường, tăng cường tổ chức cho học sinh tham quan các địa danh lịch sử, vệ sinh nghĩa trang liệt sĩhọc sinh biết trân trọng cuộc sống của mình ngày hôm nay để cố gắng học tập, rèn luyện sao cho xứng đáng với công ơn dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ, và kì vọng của xã hội vào một thế hệ tương lai tốt đẹp.
 - Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm, quản lý sát sao học sinh lớp mình chủ nhiệm, uốn nắn kịp thời các hành vi vi phạm về đạo đức trong học sinh.
 - Giáo viên giáo dục công dân cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tạo không khí học tập vui vẻ, lồng ghép các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy tạo không khí vui tươi, lôi cuốn học sinh học tập tốt, giáo viên sau mỗi tiết học cần cho học sinh liên hệ thực tế, liên hệ bản thân giải quyết các tình huống trong thực tế để các em nắm kiến thức nhanh và hiệu quả hơn.
 Trong quá trình giảng dạy và tiến hành sáng kiến kinh nghiệm, bản thân tôi còn nhiều thiếu sót, hạn chế và mang tính chủ quan, rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện và đạt được kết quả tốt hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Song Mai, ngày 8 tháng 4 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG
NGUYỄN VĂN HÙNG
 NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
 NGUYỄN THỊ MAI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Văn Đức, Vũ Thị Thanh Nga, Nguyễn Lệ Thu, Nguyễn Văn Phúc, Dương Thị Thúy Nga, Đào Thị Hà, Đinh Thị Thúy Kiều(2012), Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn giáo dục công dân lớp 6, NXB Đại học sư phạm.
[2] Hà Nhật Thăng, Phạm Văn Hùng, Vũ Xuân Vinh, Đặng Thúy Anh(2006), Giáo dục công dân 6, NXBGD, Hà Nội.
[3] Hồ Chí Minh, Cần Kiệm Liêm Chính, 6-1949, t.5, tr.631.
[4] Hồ Chí Minh, Sửa đổi lối làm việc, 10-1947, t.5, tr.252-253.
[5] Luật giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, H.2005, tr.21.
[6] Nguyễn Đức Sơn, Lê Minh Nguyệt, Trần Thị Lệ Thu, Trần Thị Mị Nương, Khúc Năng Toàn, Nguyễn Thị Nhân Ái, Hoàng Anh Phước, Trương Thị Hoa, Đào Minh Đức, Bùi Thị Thu Huyền, Đàm Thị Vân Anh(2019), Tài liệu bồi dưỡng năng lực cho cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý trong trường phổ thông, NXBGD, Việt Nam.
[7] Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Hữu Khải, Nguyễn Thị Thanh Mai, Lưu Thu Thủy(2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn giáo dục công dân, NXBGD, Hà Nội.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_6.docx