Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực môn Luyện từ và câu lớp 3
1. Bậc Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của người học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên, xã hội, hoạt động nhận thức, về hoạt động thực tiễn.
2. Môn Luyện từ và câu trong Tiếng Việt có vai trò quan trọng đặc biệt tạo cho học sinh có một tiền đề vững chắc để học lên các lớp trên, đồng thời đáp ứng yêu cầu của con người trong thời đại mới. Song để giúp học sinh học môn Luyện từ và câu đạt kết quả tốt hơn là một vấn đề không đơn giản. Vì vậy môn Luyện từ và câu cần được chú trọng ở bậc học Tiểu học, để phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Mặt khác môn Luyện từ và câu còn góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, phát triển trí tưởng tượng, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Góp phần giáo dục lòng tự tin, tinh thần ham hiểu biết, tính cẩn thận, tinh thần vượt khó và hợp tác, hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, ý chí vượt khó, .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực môn Luyện từ và câu lớp 3
PHÒNG GD LONG HỒ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH PHÚ QUỚI C Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SỐ: .. / CĐ LTVC LỚP 3 Phú Quới C, ngày 16 tháng 4 năm 2021 CHUYÊN ĐỀ Dạy học tích cực môn Luyện từ và câu lớp 3 Chủ đề: Từ ngữ về Các nước - Dấu phẩy Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn số....../KH-TH2 năm học 2020-2021 của khối Tiểu học 2; Căn cứ vào kế hoạch số 36/KH-PQC, ngày 19/9/2020, kế hoạch năm học của Trường Tiểu học Phú quới C; Căn cứ kế hoạch Tồ 2 năm học 2020-2021. Khối 3 mở chuyên đề Luyện từ và câu lớp 3, với nội dung “ Dạy học tích cực môn Luyện từ và câu lớp 3”. Chủ đề: Từ ngữ về Các nước - Dấu phẩy. I.Đặc điểm-Tình hình: 1. Bậc Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của người học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên, xã hội, hoạt động nhận thức, về hoạt động thực tiễn. 2. Môn Luyện từ và câu trong Tiếng Việt có vai trò quan trọng đặc biệt tạo cho học sinh có một tiền đề vững chắc để học lên các lớp trên, đồng thời đáp ứng yêu cầu của con người trong thời đại mới. Song để giúp học sinh học môn Luyện từ và câu đạt kết quả tốt hơn là một vấn đề không đơn giản. Vì vậy môn Luyện từ và câu cần được chú trọng ở bậc học Tiểu học, để phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Mặt khác môn Luyện từ và câu còn góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, phát triển trí tưởng tượng, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Góp phần giáo dục lòng tự tin, tinh thần ham hiểu biết, tính cẩn thận, tinh thần vượt khó và hợp tác, hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, ý chí vượt khó, ... 3. Dựa vào Tài liệu “Phương pháp dạy học môn luyện từ và câu ở lớp 3” cho thấy môn luyện từ và câu lớp 3 nhằm giúp học sinh: - Mở rộng vốn từ: Ngoài những từ được dạy qua bài tập đọc, những thành ngữ được cung cấp qua các bài tập viết, HS được mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm và bước đầu được làm quen với một số từ ngữ địa phương thông qua các bài tập luyện từ và câu. - Ôn luyện vè kiểu câu và các thành phần câu: + Về kiểu câu, biết đặt các câu Ai là gì?(Danh là danh), Ai làm gì?(Danh-động), Ai thế nào?(Danh-tính). + Về thành phần câu, biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu và mở rộng câu bằng trạng ngữ của câu, phụ ngữ của cụm từ. - Ôn luyện về một số dấu câu cơ bản: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than: học thêm dấu hai chấm. - Bước đầu làm quen với các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa. -Tuy nhiên, ở lớp 3 không có bài lí thuyết. Các kiến thức từ ngữ và ngữ pháp nói trên được thể hiện qua các bài ôn tập thực hành và trên nền tảng kiến thức đã học ở lớp 2. 1. Thuận lợi: - Được lãnh đạo nhà trường giúp đỡ, chỉ đạo. - Cơ sở vật chất tốt, giáo viên tận tụy, luôn tìm tòi những kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng học sinh để giảng dạy. - Đa số học sinh địa bàn gần trường, các em có ý thức học tập. Học sinh đều chăm ngoan, ham tìm hiểu và có thái độ chủ động tích cực trong học tập. 2. Khó khăn: - Hình thức để dạy một tiết luyện từ và câu còn đơn điệu, khó sáng tạo, chưa thực sự sinh động cuốn hút học sinh. - Học sinh chưa phát huy hết tính tích cực trong học tập. Khả năng nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức trong quá trình học tập còn chậm. Các từ, các thành ngữ, tục ngữ cần giải nghĩa, cần tìm có nghĩa gần giống nhau, khiến cho học sinh khó phân biệt nghĩa của chúng. - Còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, thụ động, ít giơ tay phát biểu ý kiến. Ở một số bài tập viết đoạn văn các em còn lúng túng khi thực hiện. - Từ thực trạng nêu trên, khối lớp 3 chúng tôi đã chọn chuyên đề luyện từ và câu với mong muốn tìm ra phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy học của môn luyện từ và câu. Qua bài “Từ ngữ về Các nước - Dấu phẩy” của chương trình sách giáo khoa hiện hành. II.Mục tiêu chuyên đề: 1. Mục tiêu chung: Chuyên đề sử dụng một số kĩ thuật dạy học giúp học sinh tiếp thu kiến thức thông qua bài học. - Mục tiêu 1: Chuyên đề môn Luyện từ và câu nhằm rèn cho học sinh đọc, viết tên các nước đúng quy định và biết dùng dấu phẩy tách các bộ phận trong câu. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen nói viết phải thành câu. - Mục tiêu 2: Tìm được sự thống nhất về quy trình, phương pháp, kĩ thuật dạy học, các bước tiến hành, cũng như hình thức một giáo án lên lớp và việc sử dụng đồ dùng dạy học. 2. Công việc cần thực hiện: Nêu định hướng cho nội dung tiết dạy thông qua kế hoạch bài dạy. - Mục tiêu cần đạt: Tạo điều kiện cho học sinh quan sát, trao đổi lẫn nhau thông qua đồ dùng dạy học. Từ đó tham gia xây dựng bài, học tập kiến thức và vận dụng được kiến thức tốt hơn. - Nội dung cần làm: Tìm được sự thống nhất về quy trình, phương pháp, kĩ thuật dạy học, các bước tiến hành, cũng như hình thức một giáo án lên lớp và việc sử dụng đồ dùng dạy- học đối với môn luyện từ và câu thông qua minh họa: Bài: “Từ ngữ về Các nước - Dấu phẩy”. III. Nội dung – biện pháp 1. Nội dung: - Nội dung 1: Chuyên đề môn Luyện từ và câu nhằm rèn cho học sinh đọc, viết tên các nước đúng quy định và biết dùng dấu phẩy tách các bộ phận trong câu. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen nói viết phải thành câu. Qua bài Luyện từ và câu này học sinh sẽ học tập được kiến thức cần thiết thông qua việc giảng dạy thực tế, để tiếp tục học tốt hơn. - Nội dung 2: Tìm được sự thống nhất về quy trình, phương pháp, kĩ thuật dạy học, các bước tiến hành, cũng như hình thức một giáo án lên lớp và việc sử dụng đồ dùng dạy học đối với môn Luyện từ và câu thông qua minh họa bài: “Từ ngữ về Các nước - Dấu phẩy”. Qua tiết minh họa giáo viên có cách tiếp cận mới, cách dạy mới, tạo nên một không khí học tập nhẹ nhàng, vui tươi, tránh cho học sinh cách học vẹt, không áp đặt cũng như cách dạy một chiều. Khối 3 đưa ra các kĩ thuật dạy học là: kĩ thuật động não, kĩ thuật hợp tác nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, trò chơi học tập. 2. Biện pháp: 2.1. Xây dựng tốt kế hoạch bài dạy: - Hiệu quả của một tiết dạy phụ thuộc rất lớn vào công tác chuẩn bị của giáo viên. Vì vậy trước khi lên lớp, giáo viên cần chuẩn bị tiết dạy cho thật chu đáo và có chất lượng thể hiện rõ kế hoạch của thầy-trò và dự kiến được các phương án trả lời của học sinh trong tiết dạy và chốt kiến thức sau mỗi bài tập, mỗi hoạt động. - Sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo sẽ giúp cho giáo viên xác định được chuẩn về kiến thức, chuẩn bị đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh, xây dựng hệ thống câu hỏi, dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới, hay xây dựng trò chơi học tập cho các tiết học, giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức của bài học. Từ đó giúp giáo viên thêm tự tin, sáng tạo để tổ chức tốt tiết dạy. 2.2. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động là mấu chốt của vấn đề đổi mới. Vì vậy khi giảng dạy giáo viên cần kết hợp các hình thức tổ chức dạy học như: dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân, thảo luận, trò chơi học tập. Giáo viên tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập nhằm huy động mọi khả năng của từng học sinh, để học sinh tự tìm tòi, khám phá nội dung mới của bài học. 2.3. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy- học: - Ngoài các phương pháp, kĩ thuật dạy học và hình thức dạy học thì đồ dùng dạy học là phương tiện không thể thiếu trong mỗi tiết dạy. Việc sử dụng đồ dùng dạy học phải nhịp nhàng, linh hoạt, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để phát huy hết tác dụng. Để sử dụng đồ dùng đạt kết quả cao, chúng ta cần phải: + Nắm vững ý đồ của đồ dùng. + Phát huy hết tác dụng của đồ dùng. + Đưa đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ. + Khai thác tối đa những kiến thức mà đồ dùng mang lại. - Đồ dùng dạy học có tầm quan trọng trong sự thành công của một tiết dạy. Vì vậy, trước mỗi tiết dạy giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học phù hợp với từng hoạt động của từng bài. 2.4. Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực nâng cao hiệu quả tiết dạy: (Kĩ thuật khăn trải bàn; Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật hợp tác nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật viết tích cực). 3. Nội dung minh họa: Bài: “Từ ngữ về Các nước - Dấu phẩy”. *HĐ1: Khởi động (xem Clip) BT1: Tìm và kẻ tên vài nước mà em biết. Chỉ vị trí các nước ấy trên bản đồ. -Nội dung cần đạt: Tìm được tên các nước heo yêu cầu. + Bước 1: Thảo luận tìm các nước ( kt động não). + Bước 2: Trình bày- Bổ sung. - Nhận xét *HĐ2: Tìm các nước mà em biết *KTDH: kt động não, kt hợp tác nhóm, kt khăn trải bàn. BT2: Viết tên các nước mà em vừa kể ở bài tập 1 -.Nội dung cần đạt: Tìm tên các nước theo yêu cầu Bước 1: Thảo luận nhóm viết các tên vào bảng nhóm (kt hợp tác nhóm, kt động não, kt khăn trải bàn). Bước 2: Các nhóm trình bày. - Lớp theo dõi nhận xét. *HĐ 3: Ôn tập về dấu phẩy *KTDH: kt động não, kt đọc tích cực. BT 3: Chép những câu sau vào vở. Nhớ đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp. -.Nội dung cần đạt: đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp theo yêu cầu Bước 1: Làm việc cá nhân điền dấu phẩy vào phiếu học tập. Bước 2: Cá nhân trình bày. - Lớp theo dõi nhận xét. *HĐ 4: Vận dụng: Trò chơi ô chữ. 4. Yếu tố thành công: Để cho từng tiết dạy, tiết học mang lại hiệu quả giáo viên và học sinh cần: 4.1 Giáo viên: - Nắm vững nội dung và quy trình; chuẩn bị tốt thiết bị và đồ dùng dạy- học; Hình thức tổ chức phù hợp cho từng hoạt động; đổi mới PPDH; quan tâm, hỗ trợ kịp thời học sinh khó khăn, thiếu tập trung trong học tập. - Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Nội dung dạy học phải tinh giản và được xây dựng theo tình huống đòi hỏi học sinh phải tự tìm tòi, tự khám phá, chiếm lĩnh và vận dụng. Cần dạy học theo hướng phân hóa đối tượng HS. - Tăng cường các thiết bị dạy học, thường xuyên sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học để góp phần giúp học sinh thực hành tốt các bài tập. - Sử dụng ĐDDH đúng yêu cầu, phù hợp với nội dung bài học, cụ thể, rõ ràng, khoa học. - Cần khen ngợi, động viên kịp thời học sinh. 4.2 Học sinh: có đầy đủ dụng cụ học tập; tham gia xây dựng bài tích cực trong từng tiết học; tự tin trong học tập. Kết luận: để giúp học sinh học tốt môn học, giáo viên cần: Xác định đúng mục tiêu bài học; lập kế hoạch bài dạy cụ thể; chú trọng đến việc sử dụng các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học; có phương tiện dạy học đầy đủ; quản lí tốt tiết dạy; động viên, khuyến khích, tuyên dương kịp thời những cá nhân, tập thể có tham gia xây dựng bài tốt. IV. Tổ chức thực hiện: 1. Thời gian: Bài “Từ ngữ về Các nước - Dấu phẩy”, tuần 31 ở học kì II- thực hành báo cáo minh họa ngày 24/4/2021. 2. Phân công: Khối lớp 3 xây dựng chuyên đề và tiết dạy minh họa. - Thầy: Nguyễn Hoàng Minh -viết chuyên đề, soạn giáo án điện tử và báo cáo. - Thầy Phan Văn Lâm dạy minh họa.(ngày 24/4/2021) DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO TỔ TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Hoàng Minh KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần: 31 Luyện từ và câu Tiết: 31 Từ ngữ về Các nước - Dấu phẩy Ngày: 24/4/2021 I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Mở rộng vốn từ về các nước (kể đựơc tên các nước trên thế giới, biết chỉ vị trí các nước trên bản đồ hoặc quả địa cầu). - Ôn luyện về dấu phẩy.(ngăn cách trạng ngữ chỉ phương tiện với bộ phận đứng sau trong câu) 2.Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong sgk. 3.Thái độ: Giáo dục Hs tinh thần đoàn kết giữa các nước trên thế giới. II/ Chuẩn bị: *GV: giáo án điện tử, bảng nhóm, viết BT3 ra phiếu * HS: Xem trước bài học, VBT. III/ Các hoạt động: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TB ĐDH 5 phút Hoạt động 1: Khởi động. 5p KTDH: kt động não. . Bài tập 1: Gv cho HS xem Clip, yêu cầu Hs quan sát và tìm tên các nước. - Gv yêu cầu từng trao đổi theo nhóm đôi. - Gv yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của mình. - Gv nhận xét, chốt lại: Đó là các nước: Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nêu-xi-a .. Mục tiêu: HS biết nêu tên các nước. Hs đọc yêu cầu của đề bài. Hs quan sát và tìm tên các nước. Hs thảo luận nhóm đôi câu hỏi trên. HS trình bày ý kiến của mình. Hs cả lớp nhận xét. Đèn chiếu 14 phút Hoạt động 2: Khám phá kiến thức. KTDH: kt chia nhóm, kt khăn trải bàn. Bài tập 2: Tìm tên các nước - Gv cho Hs thảo luận nhóm. - Gv hdẫn thảo luận. - Gv nhận xét, chốt lại : -Chiếu Clip Quốc kì, Quốc huy các nước ĐNA -Trò chơi: chiếu Clip -HS Dự đoán tên nước. *GD HS tinh thần đoàn kết giữa các nước. Mục tiêu: HS biết tìm đúng tên các nước ghi bảng nhóm. Hs đọc yêu cầu của đề bài. Hs thảo luận ghi vào bảng nhóm. Đại diện lên bảng trình bày. Hs nhận xét. Cả lớp đọc đồng thanh tên các nước trên bảng. Theo dõi. Theeo dõi. HS nhìn hình ảnh và gợi ý, nêu tên nước. Nghe Bảng nhóm 10 phút Hoạt động 3: Ôn về dấu phẩy. KTDH: kt động não. Bài tập 3: Ôn tập về dấu phẩy - Chiếu yêu cầu làm tập. - Phát phiếu học tập. - Gv nhận xét, chốt lại: Mục tiêu: Hs biết dung dấu phẩy và đặt đúng dấu phẩy trong mỗi câu. Hs đọc yêu cầu của đề bài. Nhận phiếu làm bài. HS nêu bài làm. Hs cả lớp chữa bài. a/ Bằng những động tác thành thạo, chỉ trong phút chốc, ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột. b/ Với vẻ mặt lo lắng, các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li. c/ Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen-li đã hoàn thành bài thể dục. Hs nhận xét. Phiếu học tập 7 phút Hoạt động 4: Vận dụng KTDH: kt động não Trò chơi ô chữ: -Chiếu yêu cầu, hướng dẫn cách chơi. -Tổ chức chơi. -Nhận xét, chốt ý. Mục tiêu: HS biết tham gia trả lời đúng các câu hỏi Chú ý. Chọn câu hỏi trả lời. Nhận xét bạn. Đèn chiếu 4 phút Tổng kết – dặn dò. -Về tập làm lại bài: -Chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học. Chú ý theo dõi. Giáo Viên Nguyễn Hoàng Minh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tich_cuc_mon_luyen_tu_va_cau_l.doc