Báo cáo giải pháp Một số giải pháp giáo dục học sinh chưa ngoan

Giáo dục, bảo vệ, chăm sóc thế hệ trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trẻ em được hưởng những chính sách ưu tiên của Đảng và nhà nước; các quyền cơ bản của trẻ em đã được thực hiện. Đời sống tinh thần vật chất của trẻ em được cải thiện, sự nghiệp giáo dục đã được phát triển toàn diện ở cả 3 cấp học theo định hướng: nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho quê hương đất nước. Các hoạt động vui chơi, giải trí của trẻ em đã được nâng cao về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Tất cả mọi kiến thức, kỹ năng học tập, kỹ năng sống ứng xử, đạo đức cần trang bị và rèn luyện. Bên cạnh đó yêu cầu tuy không được đặt ra trong các văn bản nhưng nó lại chi phối tất cả, đó chính là cái “tâm” của người giáo viên. Không có một tấm lòng, mọi công việc sẽ chỉ là hình thức. Và như vậy, yêu thương chăm sóc các em không chỉ là mệnh lệnh mà còn là một nhu cầu không thể thiếu của trái tim người thầy cô giáo, đặc biệt là người giáo viên chủ nhiệm. Phát huy đạo lý của dân tộc, luôn quan tâm, chăm sóc trẻ em. với nhận thức về việc chăm lo cho thế hệ trẻ chính là chăm lo nguồn nhân lực tuơng lai được nâng cao hơn. Những điều lý tưởng là vậy, tuy nhiên bất kì trường học nào cũng có học sinh “chưa ngoan”, thế thì chúng ta phải làm gì để giáo dục những học sinh này. Áp dụng biện pháp nào để những học sinh chưa ngoan phát triển toàn diện về học tập và đạo đức. Bản thân luôn trăn trở vấn nạn học sinh chưa ngoan trở thành học sinh cá biệt với sự bất lực của gia đình, giáo viên. Vì những nỗi lo đó tôi đã suy nghĩ và áp dụng một số biện pháp để giáo dục học sinh chưa ngoan để các em có ý thức hơn trong học tập và rèn luyện đạo đức. Sau này trở thành người có ích cho gia đình, xã hội, trở về trường thăm thầy cô cũ nhiều hơn. Mong rằng với những kinh nghiệm rút ra từ thực tiển, góp phần giúp học sinh chưa ngoan trở thành con ngoan trò giỏi và luôn là người năng động, sáng tạo, phát triển toàn diện. Đây không phải là là nổi lo của riêng bản thân tôi mà là nổi lo của tất cả giáo viên, vì vậy tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giáo dục học sinh chưa ngoan” nhằm chia sẻ với đồng nghiệp. Bản thân tôi luôn mong muốn được học hỏi nhiều hơn những kinh nghiệm của đồng nghiệp.

doc 17 trang Thảo Ly 18/08/2023 4780
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp Một số giải pháp giáo dục học sinh chưa ngoan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo giải pháp Một số giải pháp giáo dục học sinh chưa ngoan

Báo cáo giải pháp Một số giải pháp giáo dục học sinh chưa ngoan
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục, bảo vệ, chăm sóc thế hệ trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trẻ em được hưởng những chính sách ưu tiên của Đảng và nhà nước; các quyền cơ bản của trẻ em đã được thực hiện. Đời sống tinh thần vật chất của trẻ em được cải thiện, sự nghiệp giáo dục đã được phát triển toàn diện ở cả 3 cấp học theo định hướng: nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho quê hương đất nước. Các hoạt động vui chơi, giải trí của trẻ em đã được nâng cao về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Tất cả mọi kiến thức, kỹ năng học tập, kỹ năng sống ứng xử, đạo đức cần trang bị và rèn luyện. Bên cạnh đó yêu cầu tuy không được đặt ra trong các văn bản nhưng nó lại chi phối tất cả, đó chính là cái “tâm” của người giáo viên. Không có một tấm lòng, mọi công việc sẽ chỉ là hình thức. Và như vậy, yêu thương chăm sóc các em không chỉ là mệnh lệnh mà còn là một nhu cầu không thể thiếu của trái tim người thầy cô giáo, đặc biệt là người giáo viên chủ nhiệm. Phát huy đạo lý của dân tộc, luôn quan tâm, chăm sóc trẻ em. với nhận thức về việc chăm lo cho thế hệ trẻ chính là chăm lo nguồn nhân lực tuơng lai được nâng cao hơn. Những điều lý tưởng là vậy, tuy nhiên bất kì trường học nào cũng có học sinh “chưa ngoan”, thế thì chúng ta phải làm gì để giáo dục những học sinh này. Áp dụng biện pháp nào để những học sinh chưa ngoan phát triển toàn diện về học tập và đạo đức. Bản thân luôn trăn trở vấn nạn học sinh chưa ngoan trở thành học sinh cá biệt với sự bất lực của gia đình, giáo viên. Vì những nỗi lo đó tôi đã suy nghĩ và áp dụng một số biện pháp để giáo dục học sinh chưa ngoan để các em có ý thức hơn trong học tập và rèn luyện đạo đức. Sau này trở thành người có ích cho gia đình, xã hội, trở về trường thăm thầy cô cũ nhiều hơn. Mong rằng với những kinh nghiệm rút ra từ thực tiển, góp phần giúp học sinh chưa ngoan trở thành con ngoan trò giỏi và luôn là người năng động, sáng tạo, phát triển toàn diện. Đây không phải là là nổi lo của riêng bản thân tôi mà là nổi lo của tất cả giáo viên, vì vậy tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giáo dục học sinh chưa ngoan” nhằm chia sẻ với đồng nghiệp. Bản thân tôi luôn mong muốn được học hỏi nhiều hơn những kinh nghiệm của đồng nghiệp. 
B. NỘI DUNG:
 I. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này: 
 1. Thuận lợi: 
- Trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, cũng chính là giáo dục nhân cách con người, nên việc giáo dục học sinh chưa ngoan luôn được Ban giám hiệu các trường tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ.
- Sự giúp đỡ nhiệt tình của đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn của lớp.
- Trong lớp còn nhiều học sinh ngoan biết nghe lời thầy, bộ môn và giáo viên chủ nhiệm.
- Một số phụ huynh quan tâm bằng cách điện thoại, nhắn tin, gặp trực tiếp giáo viên bộ môn hoặc giáo viên chủ nhiệm để theo dõi tình hình học tập, nề nếp của con em mình. 
- Giáo viên chủ nhiệm luôn theo sát lớp, nhắc nhỡ động viên những học sinh còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Đồng thời xử lý những học sinh vi phạm để các em nhận thấy sai phạm và không phạm lỗi nữa.
- Bên cạnh đó, sự tận tuỵ với nghề nghiệp của mỗi giáo viên luôn là nguồn động lực lớn, giúp cho mỗi thầy cô giáo hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục nhân cách sống cho các em.
- Các phong trào hoạt động tập thể đã tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong nhà trường, giúp các em tham gia hoà nhập với bạn bè sẽ tránh đi được sự mặc cảm, rụt rè cho các em. 
 2. Khó khăn: 
- Do đầu vào thấp cả về đạo đức và học lưc, ý thức chấp hành nội quy của học sinh chưa cao, đặc biệt là học sinh khối 10.
- Do lứa tuổi này là “ tuổi vươn lên làm người lớn”. Các em dễ bị tiếp thu cái mới nhưng cũng chóng quên và có nhiều diễn biến về tâm lý phức tạp. Khả năng làm chủ bản thân chưa cao, dễ bị bên ngoài lôi cuốn.
	- Trong những năm trực tiếp giảng dạy, tôi thường được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 10. Ở lứa tuổi này là lứa tuổi cơ động, các em dễ bị tự ái, hay phê phán và cũng dễ tiêm nhiễm cái xấu. 
- Nếu được sự chăm sóc của thầy cô thì ở trường các em rất tốt, xong rời khỏi cổng trường các em lại văng tục, đánh nhau, vô lễ với người lớn. 
- Trường học nơi tôi công tác là vùng thôn quê xen kẻ thành thị. Các em lớp 10 trở lên có thể làm và kiếm tiền. Nên các em dễ xa đà vào các hoạt động vui chơi chưa được lành mạnh, cũng ảnh hưởng đến sự giáo dục của gia đình và nhà trường. 
- Một số em không được gần gủi với Cha, Mẹ. Cha Mẹ làm ăn xa gửi cho ông bà hoặc người thân chăm sóc. Ít được quam tâm trong việc học tập, ít quản lí giờ giấc của các em. Vào lớp thường xuyên vi phạm nội quy của lớp, của trường.
- Một số giáo viên bộ môn chưa quản lí tốt giờ dạy, ít làm mới tiết dạy để thu hút các em, đa số học sinh vi phạm đều đùng đẩy cho giáo viên chủ nhiệm xử lí.
Kết quả hạnh kiểm học kì 1:
Thống kê số liệu học sinh
SL
Hạnh kiểm
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tổng số học sinh
37
16
43.24
15
40.54
6
16.22
0
0
Số học sinh nữ
16
8
50
6
37.5
2
12.5
0
0
II. Khái niệm học sinh chưa ngoan và các vần đề cần tìm hiểu học sinh chưa ngoan:
1. Khái niệm học sinh chưa ngoan:
Thế nào là học sinh chưa ngoan? Học sinh chưa ngoan có thể là:
- Học sinh có những hành vi chống đối vô lối với giáo viên.
- Học sinh có xu hướng giải quyết xung đột với bạn bè bằng vũ lực
- Học sinh có những hành động kỳ hoặc, khiến lớp học luôn trong trạng thái bất ổn.
- Học sinh có thái độ xem thường bạn bè, Thầy, Cô.
- Học sinh thường xuyên ăn nói thô tục.
- Học sinh thường xuyên không tham gia các hoạt động học tập của lớp.
Khi nhận lớp chủ nhiệm, sau vài tuần tôi nhận thấy lớp tôi có rất nhiều em chưa ngoan:
* Em Triệu Thuý Quỳnh: Thường xuyên trả lời lớn tiếng với Thầy, Cô. Chửi tục trước các bạn trong lớp. Luôn có thái độ bực tức khi giáo viên nhắc nhỡ những lỗi vi phạm.
* Em Trần Cao Xuân Tiên thường xuyên vi phạm dù giáo viên nhắc nhỡ, lập biên bản, mời phụ huynh trao đổi vẫn không tiến bộ.
* Em Ngô Lê mai Trâm vi phạm trong giờ học, thường xuyên sơn môi, trang điểm khi vào lớp. Dù giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn nhắc nhỡ nhiều vần khó sửa đổi.
* Em Nguyễn Ngọc Phụng thuờng xuyên đi trễ, vi phạm trong giờ học nhiều. 
* Em Khưu Tâm Như vi phạm rất nhiều trong giờ học, thường xuyên sơn môi, trang điểm khi vào lớp. Dù giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn nhắc nhỡ nhiều vần khó sửa đổi.
* Em Lê Hữu Nhân thường xuyên nghỉ học không lí do, hay vi phạm trong giờ học.
* Em Bùi Minh Trí Toàn rất luời học, thường xuyên phạm lỗi trong giờ học, dù giáo viên nhắc nhiều lần, mới phụ huynh họp để trao đổi vẫn không tiến bộ.
* Em Phạm Đại Thắng thường xuyên vi phạm trong giờ học.
* Em Huỳnh Minh Tuấn thường xuyên vi phạm trong giờ học
* Em Trần Khánh Huy thường xuyên vi phạm trong giờ học, luôn nghĩ đó là do giáo viên chèn ép.
* Em Hồ Hữu Tuờng không ham học, thường xuyên sử dụng điện thoại trong giờ học.
Và một số học sinh khác.
 2. Các vần đề cần tìm hiểu học sinh chưa ngoan:
Để đưa ra những biện pháp giáo dục những học sinh chưa ngoan một cách đúng đắn, chúng ta cần phải thực hiện các bước tìm hiểu:
 2.1 Tìm hiểu hoàn cảnh 
- Bất kỳ một học sinh nào, cho dù là học sinh bình thường nhất đều có những hoàn cảnh sinh sống không giống nhau. Kinh nghiệm cho thấy: ở lứa tuổi các em cấp 3, giáo viên chủ nhiệm cần phải xác định em nào có một gia đình chưa hoàn toàn hạnh phúc, có xung đột giữa các thành viên trong gia đình... vì đấy có thể là nguyên nhân khiến cho các em trở nên "chưa ngoan" hoặc cũng có thể trở thành "tự kỷ"... 
- Đã có những gia đình trong đó, cha mẹ đều là những người thành đạt nhưng con của họ lại là những học sinh bị gọi là "học sinh chưa ngoan" do cha và mẹ đi công tác liên tục, không có thời gian chăm sóc, gần gũi con để con có thể tâm sự, trao đổi, để hỏi han tình hình học tập, vui chơi của con. Những học sinh này thường sống với một người chăm sóc riêng hoặc chung sống với ông, bà và các em sẽ cảm thấy thiếu đi bàn tay người mẹ, ánh mắt người cha... Người lớn chỉ biết đáp ứng đầy đủ, thậm chí là dư giả nhu cầu tiền bạc, vật chất cho con và xem đây là điều kiện tiên quyết cho con học hành, thực sự thì hành động này đã có thể vô tình đầy con của mình vào con đường lêu lỏng, ăn chơi và đến lúc phát hiện được thì có thể đã muộn.
- Cũng có những gia đình, do xung đột giữa các thành viên trong gia đình diễn ra trước mắt của các em, khiến cho các em trở nên cộc cằn, hoặc xấu hổ với bạn bè... có những hành vi bắt chước người lớn trong khi giải quyết các xung đột với các bạn cùng lớp, trả lời lớn tiếng với giáo viên, thậm chí văng tục khi giáo viên nhắc nhỡ những lỗi vi phạm,. Vô tình người lớn đã đẩy các em trở thành học sinh hỗn láo, khó bảo, thường xuyên dùng vũ lực nhằm giải quyết các xung đột với bạn học. 
- Cũng có trường hợp gia đình của các em quá khó khăn, các em phải lo phụ giúp gia đình để kiếm sống và thời gian học bài của các em ở nhà bị hạn chế, khiến sức học các em bị đuối dần, thế là các em trở thành học sinh hỏng kiến thức, chán nản vi phạm nhiều trong học tập.
- Nếu như giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được kịp thời hoàn cảnh sống của học sinh, chắc chắn sẽ có biện pháp kết hợp với gia đình để cùng nhau đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp hơn nhằm đưa học sinh trở lại chính mình Tìm hiểu hoàn cảnh của những học sinh chưa ngoan.
2.2. Tìm hiểu về tâm sinh lý của học sinh.
- Học sinh cấp trung học phổ thông, lứa tuổi 15-16 có nhiều biến đổi về tâm, sinh lý. Các em không còn là trẻ con cần đến sự chăm sóc, vỗ về, cũng không phải là người lớn để tự mình giải quyết mọi tình huống.
- Để khẳng định mình các em thường có những hành xử bộc phát, bất ngờ mà chíanh các em còn chưa ý thức được một cách đầy đủ hậu quả sẽ như thế nào. Vì vậy, một sự định hướng đúng đắn để giúp các em hinh thành tính cách của mình sau này. Giáo viên, gia đình không chỉ truyền đạt kiến thức trong học tập, mà cần trao đổi với các em về cách ứng xử, kỹ năng sống.
- Lứa tuổi này các em nữ rất thích làm đẹp, các ... ngược đãi các em khi các em học bài lâu thuộc, hiểu chậm hơn các bạn khác. Các em được quyền đặt câu hỏi và yêu cầu giáo viên giải thích cho các em hiểu.
- Để hiểu và cảm hoá được học sinh chưa ngoan, giáo viên cần phải yêu thương và chấp nhận các em một cách vô điều kiện, luôn gần gủi, quan tâm điều các em nghĩ, có thể bàn về đề tài các em thích. thỉnh thoảng có thể sử dụng “thuật ngữ” tuổi trẻ của các em. bằng những cách này chúng ta có thể gần các em hơn, đến lúc chúng ta là niềm tin, là người thân của các em thì giáo viên chủ nhiệm sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong việc uốn nắn hành vi, định hướng nhận thức cho các em.
- Đối với học sinh chưa ngoan, giáo viên chúng ta cần mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt, nếu không sẽ dẫn đến phản ứng không tốt của học sinh. Tuy nhiên đôi khi giáo viên cần cứng rắn, dứt khoát trong việc xử phạt để tạo sự công bằng giữa các học sinh. Đối với vi phạm lỗi nghiêm trọng chúng ta tùy từng trường hợp, đối tượng mà xử lí thích hợp.
- Đối với học sinh chưa ngoan nhưng các em biết lỗi, sửa lỗi và không tái phạm những lỗi thì chúng ta tạo cho các em cơ hội làm chủ bản thân, luôn tự tin, có nghị lực vươn lên. Học sinh vi phạm nhiều lần những lỗi không dáng thì giáo viên không thể bỏ qua, cần xử lí linh động tùy theo đối tượng. 
 6. Biết chấp nhận và yêu thương:
- Đầu vào của trường là thấp nhất so với các trường trong địa bàn, chính vì không chấp hành nội quy, không nghe lời thầy cô mới dẫn đến kết quả thấp. Khi vào trường đa số các em là học sinh chưa ngoan, những ngày đầu nhận lớp chúng thường lộn xộn, di chuyển lung tung. Giáo viên chúng tôi luôn bảo nhau rằng “Chúng ta phải hòa nhập với những đứa con mới và giáo dục nề nếp, nội quy để chúng quen dần và tuân thủ”.
- Đối với những học sinh có biểu hiện phức tạp về tâm lí hoặc do quen sống trong chìu chuộng của gia đình thường ỷ lại và ham chơi thì bản thân tôi luông chấp nhận và yêu cầu các em thực hiện mốt số yêu cầu từ thấp đến cao. Mỗi yêu cầu tôi có phần thưởng tương ứng, dần dần các em sẽ thực hiện tốt nề nếp.
- Phương pháp này giáo viên chúng ta cần phải kiên trì, nhẫn nại, dành nhiều thời gian cho các em thì mới thành công. Giáo viên cần khen thưởng kịp thời, đúng như lời hứa, học sinh sẽ thấy được niềm vui và sự thành công của bản thân mà phấn đấu.
 7. Giáo viên bộ môn cần làm mới tiết dạy của mình. 
- Thầy, Cô phải cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tiết sau “mới” hơn tiết trước, sau mỗi tiết học trò học được nhiều tri thức mới. bổ ích, có ứng dụng thực tiển, tạo nên sự tự tin khám phá, khẳng định mình. Thầy cô bộ môn cần áp dụng quan điểm giáo dục của nhà giáo dục lỗi lạc Xô-viết Xu-khôm-lin-xki: “ Tạo cho học sinh thành công ban đầu là gieo vào lòng học sinh tự tin ở bản thân mình, để nỗ lực đạt kết quả cao hơn”.
- Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể những yêu cầu về bài tập ở nhà. Trả lời tỉ mĩ, rõ ràng những câu hỏi hay những thắc mắc của các em, tránh để các em cảm thấy mình lạc lõng, cảm giác vì mình học dở nên không ai quan tâm, ai cũng khinh rẻ, không ai để ý đến mình, Thầy, Cô coi mình là người thừa trong lớp.
- Giáo viên bộ môn trong một tiết dạy, đứng trên bục giảng vừa là tác giả kịch bản, là diễn viên, là đạo diễn, là khán giả. Dạy học sinh phải hiểu học sinh đang nghĩ gì, bài giảng mới là một “món ăn”, nếu ăn hoài một món trẻ sẽ dễ chán ăn.
 8. Sự kết hợp với Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm.
- Một giải pháp hiệu quả để giáo dục học sinh chưa ngoan là phối hợp giữa giáo viên bộ môn với Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm. Với sự tác động đa chiều, thống nhất, đồng loạt giúp các em dễ dàng nhận ra sai sót, khuyết điểm và khắc phục. Tuy nhiên giải pháp cần phải chính xác thông tin về học sinh chưa ngoan và thống nhất biện pháp, tránh trường hợp tác động theo nhiều hướng khác nhau gây mất lòng tin của các em với giáo viên và nhà trường.
- Tôi luôn tăng cường quản lí, theo sát các buổi 15 phút đầu giờ với các em, nhằm đôn đốc, nhắc nhỡ kịp thời các trường hợp vi phạm. Thường xuyên khuyên các em tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động phong trào các ngày lễ lớn trong năm. Từ đó, cho các em nhận thấy “ mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, tạo cho các em niềm hứng khởi hoạt động và học tập.
 9. Biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. 
- Thực hiện đúng được khen thưởng, sai phạt lao động, đây là một giải pháp tích cực hiệu quả để giáo dục học sinh chưa ngoan. Các em nhận thấy mình bị phạt lao động là do bản thân vi phạm trong giờ học và phải khắc phục để không còn lao động nữa. Tâp thể tán thưởng bằng những tràn pháo tay cho những bạn chưa ngoan có tiến bộ hơn. Đây là một cách thưởng hiệu quả dành cho học sinh chưa ngoan có những hành trội để người khác để ý, quan tâm mình hơn.
- Giáo dục là một hoạt động đặc biệt bởi sản phẩm đầu ra là con người. Vì vậy, dùng những biện pháp kỷ luật tích cực để giáo dục các em là hàng đầu, tránh khắc sâu những vết thương tinh thần cho các em. Đừng làm các em rơi vào trạng thái cá biệt, cô độc trong lớp và nảy sinh những phản ứng tiêu cực như tự ti, vô cảm. Mục đích của việc làm này là “giơ cao đánh khẻ” với mong muốn giúp học sinh có kỷ luật tốt hơn.
IV. Kết quả: 
Qua tìm hiểu các yếu tố dẫn đến học sinh chưa ngoan và thực hiện những biện pháp giáo dục tôi đã đạt được những thành công và kết quả dự kiến khả quan.
Thống kê số liệu học sinh
SL
Hạnh kiểm
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tổng số học sinh
37
25
67.57
12
32.43
0
0
0
0
Số học sinh nữ
16
12
75.00
4
25.00
0
0
0
0
- Công tác chủ nhiệm lớp tôi đều dựa vào kế hoạch từng tháng của nhà trường, dựa vào từng chủ đề của đoàn thanh niên. Đầu tháng, khi có kế hoạch là tôi tự vạch cho mình nội dung cùng biện pháp thực hiện. Ở mỗi phần việc, tôi tự xác định yêu cầu, xác định thời gian hoàn tất. Đây cũng là những việc tôi đã làm được trong những năm làm công tác chủ nhiệm cũng đã góp phần cùng với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh, Những chủ nhân tương lai của đất nước. Các lớp do tôi chủ nhiệm trong những năm tôi chủ nhiệm hằng năm đều có chất lượng lên lớp thẳng cao. Là một trong những lớp luôn dẫn đầu trong các phong trào hoạt động tập thể. 
Cụ thể lớp đạt kết quả học tập khá, tốt so với các lớp trong khối.
Học lực học kì 1
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2
5.41
22
59.46
13
35.14
0
0
0
0
1
6.25
12
75
3
18.75
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
 Có nhiều cá nhân của lớp và tâp thể lớp đạt nhiều kết quả trong các phong trào của của trường và đoàn tổ chức. Lớp đạt giải ba hội thi làm lồng đèn nhân dịp tết Trung thu; đạt giải khuyến khích hội thi Văn học dân gian; đạt giải nhì hội thi cắm hoa chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam và đạt rất nhiều phần quà khi các em tham gia trò chơi dân gian trong các ngày lễ lớn.
V. Khả năng nhân rộng: 
Rất mong sáng kiến kinh nghiệm này được phổ biến, áp dụng rộng rãi để giúp cho giáo viên chủ nhiệm lớp, đồng nghiệp và các trường lân cận để có các biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan đạt hiệu quả cao. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học của trường, của Sở Giáo dục và Đào tạo để sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh nhằm góp phần chung vào sự nghiệp “ trồng người”. 
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận:
- Trên đây là một vài điều phân tích về một số kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa ngoan trong nhà trường THCS-THPT Trưng Vương mà tôi đã đúc kết được từ thực tiễn giảng dạy. Vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan trong nhà trường luôn luôn là đề tài nóng, được sự quan tâm của hầu hết Thầy Cô, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm chúng ta. Để có thể giáo dục tốt các em học sinh chưa ngoan, cần phải có sự phối hợp cả gia đình, xã hội và nhà trường. Vai trò giáo dục của gia đình và xã hội giữ vị trí quan trọng, vai trò giáo dục của nhà trường mang yếu tố quyết định giúp các em có thể có những định hướng đúng đắn, để sau này trở thành những người con có ích cho xã hội, hiếu thảo trong gia đình và chính các em sẽ là tấm gương tốt cho các em học sinh khác. Xã hội hoá giáo dục sự nghiệp giáo dục học sinh chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục học đường, các môi trường giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội được coi trọng hơn nữa. 
- Các gia đình cùng các đoàn thể, các tổ chức xã hội cùng chung sức tổ chức hướng dẫn cho các em được hưởng các thú vui mà học, giải trí mà bổ ích cho kiến thức, tâm hồn nảy nở các năng khiếu bằng việc đọc sách báo, xem phim ảnh lành mạnh, sinh hoạt các câu lạc bộ, vui chơi mà bổ ích cũng như lao động chân tay vừa sức và tham gia các hoạt động xã hội từ thiện Tạo được môi trường lành mạnh toàn diện cho các em một cách tốt nhất là tránh cho học sinh khỏi quá tải, thi cử nặng nề. Khỏi phí thời gian, sức lực vào các trò chơi có hại cho sức khoẻ và không lành mạnh, cũng như tránh khỏi tình trạng lang thang chơi bời, không  kiểm soát dẫn tới tai hoạ hiện là những điều lo ngại cho mọi người. 
- Học sinh chúng ta đang muốn vươn lên trở thành cành cây vững chắc, hãy tạo điều kiện cho các em thể hiện mình, vươn lên nơi có ánh sáng vững bền, hãy giáo dục các em bằng thái độ thân thiện và tích cực. Bảo vệ, chăm sóc thật tốt cho con em chúng ta, không chỉ là chăm lo cho tương lai dân tộc, mà còn là nuôi lớn hàng ngày niềm hy vọng và hạnh phúc hiện tại của mỗi gia đình và toàn xã hội  
II. Đề xuất:
Bên cạnh sự nỗ lực của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, phải có sự khích lệ đúng mức của Ban giám hiệu nhà trường, phải tìm mọi cách tranh thủ kịp thời những hỗ trợ cần thiết của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong công tác chủ nhiệm của mình. Giáo viên, công nhân viên nhà trường không ngừng học hỏi nâng cao sự hiểu biết, không tự mãn với những thành quả đạt được ban đầu. Luôn trao dồi đạo đức cách mạng, rèn luyện tác phong để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Phải tạo được uy tín với học sinh và phụ huynh.
	Giáo viên thực hiện
 Huỳnh Thị Hồng Cẩm

File đính kèm:

  • docbao_cao_giai_phap_mot_so_giai_phap_giao_duc_hoc_sinh_chua_ng.doc