Báo cáo biện pháp Nâng cao kết quả học tập môn âm nhạc thông qua việc sử dụng phương pháp trò chơi của học sinh Lớp 8 tại trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

Thiết nghĩ đây là môn học được nhiều học sinh yêu thích và có hứng thú khi học. Tuy nhiên, một thực tế không vui là học sinh học môn âm nhạc còn hời hợt, thiếu kiến thức, chưa hứng thú vì các em cho rằng âm nhạc là bộ môn phụ nên còn xem nhẹ. Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân tạo thành mà chủ yếu là do quan niệm chưa chính xác của một bộ phận học sinh và cả giáo viên. Do phương pháp dạy và học chưa phù hợp, chưa phát huy được thế mạnh của bộ môn Âm nhạc. Một số giáo viên dạy âm nhạc chưa đủ nhiệt huyết, chưa cho học sinh thấy được đây cũng là một bộ môn khoa học cần có sự học tập và nghiên cứu một cách nghiêm túc. Dẫn đến tiết dạy rập khuôn, nghèo thông tin kiến thức, kém hấp dẫn. Lâu dần dễ dẫn đến lối dạy thụ động không sáng tạo. Học sinh không hình thành được khả năng tư duy, nhàm chán, không hứng thú học bộ môn Âm nhạc.

Ðặc biệt với đặc thù trường THCS Nguyễn Ðình Chiểu là trường có học sinh cư trú ở nhiều ấp thuộc xã Xuân Tâm thuộc huyện Xuân Lộc với một số học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khó khăn hoặc phụ huynh học sinh chưa quan tâm nhiều. Hơn nữa, nhiều học sinh đến trường với một quãng đường khá xa nên các em cảm thấy uể oải, nhàm chán khi tiếp thu một lượng kiến thức khá lớn ở các môn học, do đó lại càng ảnh hưởng hơn nữa đối với tiết học Âm nhạc vì các em luôn nghĩ rằng Âm nhạc chỉ là môn phụ không cần học cũng không sao. Cũng chính bởi lẽ đó, bản thân tôi cũng gặp không ít khó khăn khi dạy bộ môn của mình.

 

docx 21 trang Thảo Ly 17/08/2023 7280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Nâng cao kết quả học tập môn âm nhạc thông qua việc sử dụng phương pháp trò chơi của học sinh Lớp 8 tại trường THCS Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Nâng cao kết quả học tập môn âm nhạc thông qua việc sử dụng phương pháp trò chơi của học sinh Lớp 8 tại trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

Báo cáo biện pháp Nâng cao kết quả học tập môn âm nhạc thông qua việc sử dụng phương pháp trò chơi của học sinh Lớp 8 tại trường THCS Nguyễn Đình Chiểu
MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI	02
GIỚI THIỆU	03
Hiện trạng	03
Giải pháp thay thế	04
Vấn đề nghiên cứu	04
Giả thuyết nghiên cứu	04
PHƯƠNG PHÁP	04
Khách thể nghiên cứu.	04
Thiết kế nghiên cứu	05
Quy trình nghiên cứu	05
Ðo lường và thu thập dữ liệu	06
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU & BÀN LU N KẾT QUẢ	06
Phân tích dữ liệu	06
Bàn luận kết quả	06, 07
KẾT LU N & KHUYẾN NGHỊ	07
Kết luận	07, 08
Khuyến nghị	08
TÀI LIỆU THAM KHẢO	08
CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI	09
PHỤ LỤC I: Giáo án tiết 9 – Âm nhạc 8	09
Giáo án tiết 10 – Âm nhạc 8 Giáo án tiết 14 – Âm nhạc 8
PHỤ LỤC II: Ðề và đáp án bài kiểm tra sau khi tác động	19
PHỤ LỤC III: Bảng điểm trước và sau khi tác động của lớp thực nghiệm, đối chứng	20
Tên đề tài: “NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ÂM NHẠC THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI CỦA HỌC SINH LỚP 8 TẠI TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU”
TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Nhằm nâng cao kết quả học tập và tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em “Vừa học vừa chơi, vừa chơi vừa học” kết hợp giảng dạy theo phân phối chương trình bộ môn Âm nhạc. Vậy, giáo viên tổ chức hoạt động vui chơi như thế nào để giảm bớt căng thẳng trong học tập cho học sinh mà các em có thể vui đùa thoải mái với bạn bè, đồng thời góp phần nâng cao kết quả học tập. Vì trong mỗi lớp học có nhiều đối tượng học sinh cùng tham gia hoạt động, tất cả học sinh trong lớp đều tiếp thu lượng kiến thức đầy đủ khi giáo viên cung cấp, thì đối với môn học của tôi phụ trách qua những giờ thực giảng trên lớp, ngoài những em học sinh có năng khiếu, có giọng hát hay, mạnh dạn, tự tin khi thể hiện bài hát, đa số vẫn còn nhiều em học sinh rụt rè, nhút nhát, e ngại, rất ít xung phong lên biểu diễn trước lớp, hơn thế nữa các em nghĩ mình hát không hay dẫn đến kết quả học tập chưa được nâng cao.
Phương pháp dạy học trò chơi khiến học sinh được làm việc nhiều hơn, tích cực chủ động tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên hơn là thu nhận thông tin từ giáo viên. Trong chiến lược phát triển giáo dục có ghi rõ: “Ðổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục chuyển từ việc truyền thụ kiến thức thụ động thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, đồng thời phát huy được năng khiếu. Dạy cho người học phương pháp tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động tích cực, tự chủ của học sinh trong quá trình học tập”. Như vậy, mục đích của việc đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục là phát huy được vai trò chủ thể của học sinh, phát huy được tính tích cực, chủ động và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
Từ thực tế trên, tôi xin rút kinh nghiệm của mình qua đề tài: “NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ÂM NHẠC THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI CỦA HỌC SINH LỚP 8 TẠI TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU”
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 8 trường trường THCS Nguyễn Ðình Chiểu. Lớp 82 (30 học sinh) được chọn làm lớp đối chứng
; Lớp 81 (30 học sinh) làm lớp thực nghiệm . Lớp thực nghiệm được vận dụng phương pháp trò chơi trong môn Âm nhạc, còn lớp đối chứng không sử dụng phương pháp trò chơi âm nhạc. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của học sinh: nhóm thực nghiệm đã trở nên hứng thú và yêu thích hơn khi đến tiết học tập đọc nhạc, các em say mê, tích cực và phát huy được năng khiếu, giảm rõ được sự rụt rè, nhút nhát khi học Âm nhạc hơn so với lớp đối chứng, đặc biệt là kết quả học tập được nâng cao. Kết quả kiểm chứng cho thấy có sự khác biệt lớn về thái độ và kết
quả học tập môn Âm nhạc của học sinh ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng: điểm trung bình sau tác động của lớp thực nghiệm là 8,20 còn lớp đối chứng là 6.90 và kết quả kiểm chứng T-test cho thấy (P < 0,05) chứng tỏ tác động là có ý nghĩa. Ðiều này chứng minh rằng việc vận dụng phương pháp trò chơi trong môn Âm nhạc 8 ở trường THCS Nguyễn Ðình Chiểu đã làm tăng hứng thú và kết quả học tập của học sinh.
GIỚI THIỆU 1.Hiện trạng:
Thiết nghĩ đây là môn học được nhiều học sinh yêu thích và có hứng thú khi học. Tuy nhiên, một thực tế không vui là học sinh học môn âm nhạc còn hời hợt, thiếu kiến thức, chưa hứng thú vì các em cho rằng âm nhạc là bộ môn phụ nên còn xem nhẹ. Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân tạo thành mà chủ yếu là do quan niệm chưa chính xác của một bộ phận học sinh và cả giáo viên. Do phương pháp dạy và học chưa phù hợp, chưa phát huy được thế mạnh của bộ môn Âm nhạc. Một số giáo viên dạy âm nhạc chưa đủ nhiệt huyết, chưa cho học sinh thấy được đây cũng là một bộ môn khoa học cần có sự học tập và nghiên cứu một cách nghiêm túc. Dẫn đến tiết dạy rập khuôn, nghèo thông tin kiến thức, kém hấp dẫn. Lâu dần dễ dẫn đến lối dạy thụ động không sáng tạo. Học sinh không hình thành được khả năng tư duy, nhàm chán, không hứng thú học bộ môn Âm nhạc.
Ðặc biệt với đặc thù trường THCS Nguyễn Ðình Chiểu là trường có học sinh cư trú ở nhiều ấp thuộc xã Xuân Tâm thuộc huyện Xuân Lộc với một số học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khó khăn hoặc phụ huynh học sinh chưa quan tâm nhiều. Hơn nữa, nhiều học sinh đến trường với một quãng đường khá xa nên các em cảm thấy uể oải, nhàm chán khi tiếp thu một lượng kiến thức khá lớn ở các môn học, do đó lại càng ảnh hưởng hơn nữa đối với tiết học Âm nhạc vì các em luôn nghĩ rằng Âm nhạc chỉ là môn phụ không cần học cũng không sao. Cũng chính bởi lẽ đó, bản thân tôi cũng gặp không ít khó khăn khi dạy bộ môn của mình.
Từ những lí do trên tôi đã chọn giải pháp “NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ÂM NHẠC THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG PHƯONG PHÁP TRÒ CHOI CỦA HỌC SINH LỚP 8 TẠI TRƯỜNG THCS NGUYỄN ÐÌNH CHIỂU” để tạo nên
sự gắn kết kiến thức của các môn học, giữa nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống. Hình thành cho các em thói quen tự giác tích cực lĩnh hội tri thức, làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh. Từ đó góp phần nâng cao năng lực của người học, giúp các em hứng thú và học tập hiệu quả hơn.
Giải pháp thay thế:
Xuất phát từ những vần đề đặt ra, để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã thực nghiệm sử dụng phương pháp trò chơi như: Rung chuông vàng, Giải ô chữ, Hát chuyền đồ vật, Hát hay múa đẹp, Ai nhanh hơn, Nghe nhạc đoán tên bài hát... Tôi thường sử dụng công nghệ thông tin hoặc một số phương pháp thủ công như máy nghe nhạc, đàn organ... để thiết kế các trò chơi. Các trò chơi này được tôi
thiết kế linh động, gần gũi với nội dung bài học trong các phân môn: Học hát, TÐN, Âm nhạc thường thức và kể cả tiết ôn tập vào đầu tiết học, phần ôn tập hay phần mới và phần củng cố bài học để giúp học sinh có hứng thú trong học tập từ đó các em thích học môn Âm nhạc hơn, dẫn đến việc các em sẽ thuộc lời bài hát một cách dễ dàng, đọc đúng cao độ và tiết tấu bài TÐN một cách nhanh chóng, nhớ được các kiến thức cơ bản trong nhạc lí cũng như trong Âm nhạc thường thức. Qua đó giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi đứng trước lớp, góp phần giải trí, thư giãn cho những môn học tiếp theo. Nhằm mục đích thay thế cho giờ học căng thẳng, thụ động và điều quan trọng là đạt kết quả cao trong học tập, bồi dưỡng năng lực tự học. Không chỉ thế, nó còn tác động trực tiếp đến tình cảm, thái độ, đem lại niềm vui, sự hứng thú học tập cho các em, làm cho các em cảm thấy thích thú học tập, yêu môn học, yêu trường lớp hơn.
Vấn đề nghiên cứu
Sử dụng phương pháp trò chơi có góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và gây hứng học tập cho học sinh lớp 8 ở trường THCS Nguyễn Ðình Chiểu hay không?
Giả thuyết nghiên cứu
Sử dụng phương pháp trò chơi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và gây hứng học tập cho học sinh lớp 8 ở trường THCS Nguyễn Ðình Chiểu.
PHƯƠNG PHÁP :
Khách thể nghiên cứu :
Tôi lựa chọn hai lớp 81 và 82 trường THCS Nguyễn Ðình Chiểu để thực hiện nghiên cứu vì đó là hai lớp có sự tương đồng về dân tộc, giới tính, trình độ và sĩ số lớp. Hơn nữa, đây là hai lớp được tôi trực tiếp giảng dạy trong quá trình nghiên cứu. Những yếu tố đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi.
Tôi chọn lớp 82 làm lớp đối chứng, lớp 81 làm lớp thực nghiệm. Học sinh hai lớp này có thái độ và kết quả học tập là tương đương nhau.
Bảng 1: Bảng tương quan giữa hai nhóm
Các thông tin
HS các nhóm
Học lực
Hạnh kiểm
Sĩ số
Nam
Nữ
G
K
TB
Y
K
T
K
TB
Y
Lớp 8/1
30
16
14
4
14
12
0
0
24
6
0
0
Lớp 8/2
30
16
14
5
13
12
1
0
25
5
0
0
Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động. Về thành tích học tập của hai lớp tương đương nhau về điểm số.
Thiết kế nghiên cứu :
Chọn tất cả học sinh của 2 lớp 81 và 82 để thực hiện nghiên cứu. Lớp 82 là lớp được chọn làm nhóm đối chứng, lớp 81 là lớp được chọn làm nhóm thực nghiệm. Tôi lấy bài kiểm tra 1 tiết môn Âm nhạc 8 làm bài kiểm tra trước tác động để so sánh. Sau khi lấy kết quả và so sánh thì thấy có sự chênh lệch. Do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động
Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng
Thực nghiệm
TBC
7,23
7,33
P =
0,7
p = 0,7 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu :
Nhóm
KT trước TĐ
Tác động
KT sau TĐ
Thực nghiệm
(82)
O1
Vận dụng phương pháp trò
chơi âm nhạc
O3
Ðối chứng
(81)
O2
Không vận dụng phương
pháp trò chơi âm nhạc
O4
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
Quy trình nghiên cứu :
Chuẩn bị bài của giáo viên : Tôi trực tiếp giảng dạy lớp đối chứng : Khi giảng dạy lớp đối chứng tôi thiết kế giáo án không sử dụng phương pháp trò chơi trong các bước lên lớp mà chuẩn bị như bình thường.
Ðối với lớp thực nghiệm : Tôi trực tiếp giảng dạy ở những tiết này. Tôi đã thiết kế giáo án có sử dụng phương pháp trò chơi vào các hoạt động trong bài và có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học kĩ hơn, chu ... V sử dụng phương pháp hoạt động nhóm:
- Gv cho nghe 1 bài nhạc Ba lan và dẫn dắt vào bài TÐN.
GV: đàn, đọc nhạc và hát lời bài TÐN số 3.
GV: chia lớp thành hai dãy, thảo luận tìm hiểu TÐN:
+ Nhóm 1: cao độ, trường độ.
+ Nhóm 2: chia câu, tìm dấu hiệu.
Gv cho Hs đọc bạch thanh.
Gv tập cho hs đọc nhạc từng câu theo lối móc xích:
+ Gv đàn cho nghe và nhẩm.
+ Gv đàn cho hs đọc nhạc.
Ghép câu 1, 2.
Ghép câu 3, 4.
Ghép cả bài.
Ghép lời ca.
Gv hướng dẫn gõ tiết tấu. GV cho Hs luyện TÐN:
+ Nhóm 1: đọc nốt, gõ tiết tấu.
+ Nhóm 2: hát lời, gõ phách.
GV: nhận xét về ưu điểm và
2. Giọng La thứ hòa thanh:
- Là giọng thứ có âm bậc VII tăng lên nửa cung so với giọng La thứ tự nhiên.
II/ Tập đọc nhạc số 3:
Hãy hót, chú chim nhỏ hay hót.
Nhạc: Ba Lan
Ðặt lời: Anh Hoàng
Hãy hót chú chim nhỏ hay hót, hãy
cao lời hót bay theo từng đám mây xanh
Hãy hót chú chim nhỏ hay hót, ta
cùng chào đón, kìa nắng ban mai.
Hs ghi bài
HS thực hiện
Nhận xét
Trả lời
Hs đọc
HS nghe
HS thực hiện theo hướng dẫn của Gv
HS chú ý
Hs thực hiện
HS nghe
nhược điểm của từng bên. Chỉ ra chỗ còn chưa đạt và hướng dẫn các em sửa lại
- GV: chỉ định một vài học sinh
lên trình bày và nhận xét xếp loại.
- HS thực hiện.
Củng cố:
Gv cho Hs chơi trò chơi Nghe nhạc đoán câu:
- Gv đàn 1 câu trong bài, Hs đoán câu và hát lời hoặc đọc nhạc lại câu đó. Gv hỏi lại về giọng song song và giọng La thứ hòa thanh.
Dặn dò:
- Hs học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
Tuần 14 – Tiết 14: ÔN BÀI HÁT: HÒ BA LÍ
ÔN T P ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Hs hát đúng và thuộc lời bài hát Hò ba lí..
Hs đọc đúng bài TÐN số 4.
Hs biết sơ lược về nhạc cụ dân tộc.
Kĩ năng:
Qua bài hát Hs phân biệt được tính chất của bài và biết hát kết hợp vận động theo nhạc.
Ðọc đúng cao độ kết hợp gõ phách.
Hs kể tên được một số loại nhạc cụ dân tộc.
Thái độ:
Giáo dục cho các em biết yêu lao động. Qua phần học âm nhạc thường thức các em biết quý trọng những nhạc cụ sáng tạo của Việt Nam.
Năng lực:
Hs biết cách thể hiện bài Hò ba lí một cách diễn cảm.
Hs biết cách g nhịp, phách và tiết tấu đối với bài TÐN số 4.
Hs có thể nghe và nhận biết được một số loại nhạc cụ dân tộc.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Ðàn organ, bảng phụ bài hát và bài TÐN
Hình ảnh các loại nhạc cụ dân tộc.
Âm thanh các loại nhạc cụ dân tộc.
Học sinh:
Sách giáo khoa, vở ghi.
Chuẩn bị bài trước ở nhà.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định, kiểm tra sĩ số:
Bài mới:
HĐ Của GV
Nội dung
HĐ của HS
* Hoạt động 1:
* GV sử dụng phương pháp hoạt động nhóm
GV: Hướng dẫn luyện thanh.
GV: Hướng dẫn cả lớp trình bày bài
I/ Ôn tập bài hát:
HÒ BA LÍ
(Dân ca Quảng Nam)
HS luyện thanh
HS trình bày
hát ở mức độ hoàn chỉnh và kết hợp những động tác vận động theo nhạc. (sửa sai nếu có)
GV: Nhận xét đánh giá xếp loại.
GV cho HS hát lời mới bài hát đi cấy, GV có thể hát mẫu trước.
* Hoạt động 2:
* GV sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp trò chơi
- GV đàn cho HS nghe một câu nhạc bất kì trong bài TÐN số 4 và yêu cầu HS cho biết đó là câu mấy?
* GV cho HS chơi trò chơi: “Chuyền đồ vật”: Gv yêu cầu HS hát bài TĐN số 4, vừa hát vừa chuyền một quả trái cây, không ai được giữ lâu trên tay mà phải chuyền qua cho bạn bên cạnh mình. Thực hiện cho đến khi kết thúc bài TĐN, quả trái cây đó ở trên tay bạn nào cuối cùng thì thuộc về bạn đó và yêu cầu bạn đó đứng lên hát lại bài TĐN số 4.
GV cho HS đọc gam C-dur
GV: đàn cho HS đọc bài TÐN
GV: chia lớp thành hai dãy, hướng dẫn đọc nhạc và gõ tiết tấu.
GV hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2.
4
GV: nhận xét về ưu điểm và nhược điểm của từng bên. Chỉ ra chỗ còn chưa đạt và hướng dẫn các em sửa lại
GV: chỉ định một vài học sinh lên trình bày và nhận xét xếp loại.
* Hoạt động 3:
* GV sử dụng phương pháp trực quan, phương pháp vấn đáp.
- GV yêu cầu HS kể tên một số loại nhạc cụ dân tộc mà em biết?
Cho xem và nghe lại một số nhạc cụ
II/ Ôn tập TĐN số 4:
CHIM HÓT ĐẦU XUÂN
Nhạc và lời: Nguyễn Ðình Tấn.
III/ Âm nhạc thường thức: MỘT SỐ NHẠC CỤ
DÂN TỘC
HS nghe
HS nghe và hát theo
HS nghe và thực hiện
HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV
HS đọc gam
HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
HS trả lời theo hiểu biết
đã học lớp 6 như: sáo, trống.
GV cho HS quan sát hình cồng, chiêng.
+ Em hãy cho biết cồng, chiêng được làm từ chất liệu gì?
+ Hãy so sánh giữa cồng và chiêng có điểm gì khác nhau?
+ GV giải thích cho HS về cấu tạo, sự khác nhau giữa cồng và chiêng.
GV cho HS nghe âm thanh của cồng, chiêng.
GV cho HS xem hình ảnh cây đàn T'rưng.
+ Cấu tạo của đàn T'rưng như thế nào?
+ GV nói lại về chi tiết của đàn T'rưng.
+ GV cho HS nghe âm thanh đàn T'rưng.
GV cho HS quan sát hình đàn đá.
+ GV: vì sao đàn có tên là đá?
+ GV nói cấu tạo về đàn đá
+ GV cho HS nghe âm thanh đàn đá.
* GV tích hợp di sản:
Ngoài những loại nhạc cụ dân tộc mà các em được học thì còn rất nhiều loại nhạc cụ khác như: đàn bầu, đàn nguyệt, đàn nhị là những loại nhạc cụ dân tộc của đất nước ta. Mỗi loại mang những âm sắc khác nhau làm cho âm nhạc Việt Nam được phát
triển ngày càng cao.
1. Cồng, chiêng:
Ðược làm bằng đồng, thau, hình tròn, ở giữa có hoặc không có núm.
Dùng dùi hoặc tay đánh.
Âm thanh vang như tiếng sấm rền.
2. Đàn T’rưng:
Làm bằng tre, nứa.
Dùng dùi gõ
Âm sắc hơi đục,không vang to, vang xa nhưng khá đặc biệt.
3. Đàn đá:
Làm bằng những thanh đá to, nhỏ, dày, mỏng, dài, ngắn khác nhau.
Thanh đá to, dày thì tiếng trầm.
Thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh.
HS quan sát
Ðồng, thau
Ở giữa có và không có núm.
HS nghe
HS nghe
HS quan sát
Ðược làm bằng các ống nứa
HS nghe
HS quan sát
Làm bằng đá...
HS nghe
Củng cố :
* Chơi trò chơi âm nhạc:
Trò chơi Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ:
GV cho HS tự chọn bất kì trong ba đoạn nhạc GV đã cho sắn, sau khi nghe xong HS sẽ đoán khúc nhạc đó do loại nhạc cụ nào thể hiện? Và HS cứ tiếp tục như vậy cho đến hết ba đoạn nhạc.
Dặn dò :
Về nhà học thuộc lời bài hát Hò ba lí, đọc đúng cao độ, tiết tấu và thuộc lời bài TÐN số 4.
Tìm hiểu thêm về một số loại nhạc cụ dân tộc khác.
PHỤ LỤC II
ĐỀ & ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU KHI TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA TĐN
Em hãy bốc thăm một trong những bài TÐN sau : “TÐN số 1” , “TÐN số 2” “TÐN số 3” , “TÐN số 4” và thực hiện những yêu cầu sau:
. Nêu tên bài TÐN, tên tác giả.
. Nêu bài TÐN viết ở nhịp, kí hiệu sử dụng trong bài.
. Ðọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca trôi chảy.
. Biết đọc nốt, ghép lời kết hợp gõ phách.
. Biết đọc nốt và đánh nhịp khi ghép lời.
ĐÁP ÁN
. Nêu được tên TÐN, tên tác giả 1đ
. Nêu bài TÐN viết ở nhịp, kí hiệu sử dụng trong bài 1đ
. Ðọc đúng cao độ, trường độ, ghép lời ca trôi chảy 6đ.
. Biết đọc nốt, ghép lời, gõ phách 1đ.
. Biết đọc nốt, đánh nhịp khi ghép lời 1đ.
Ðiểm: Dưới 5 (CÐ)
Trên 5 (Ð)
ĐỀ KIỂM TRA BÀI HÁT
Em hãy bốc thăm một trong những bài hát sau : “Tuổi hồng”, “Lí dĩa bánh bò”, “Mùa thu ngày khai trường”, “Hò ba lí” và sau đó thể hiện những yêu cầu sau:
. Nêu tên bài hát, tên tác giả.
. Nêu nội dung bài hát.
. Hát đúng nhạc, lời ca bài hát kết hợp vận động theo nhạc.
. Hát đúng nhạc, lời và thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát.
. Hát đúng nhạc, lời và thể hiện được tình cảm của bản thân em với bài hát.
ĐÁP ÁN
. Nêu được tên bài hát, tên tác giả 1đ
. Nêu được nội dung bài hát: Bài hát nói lên ước mong của thiếu nhi mong muốn cuộc sống yên vui đầy tình thân ái. 1đ
. Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát, vận động hợp lý (nhún theo nhạc, gõ phách,...) 6đ
. Thể hiện được sắc thái bài hát 1đ
. Thể hiện tình cảm của bản thân với bài hát (Nét mặt, hát truyền cảm...) 1đ
Ðiểm: Dưới 5 (CÐ)
Trên 5 (Ð)
PHỤ LỤC III
BẢNG ĐIỂM TRƯỚC VÀ SAU KHI TÁC ĐỘNG LỚP THỰC NGHIÊM
STT
Họ và tên
Điểm kiểm tra trước TĐ
Điểm kiểm tra sau TĐ
01
Trịnh Bắc Bình An
8(Ð)
9(Ð)
02
Kiều Xuân Ðức Anh
8(Ð)
8(Ð)
03
Nguyễn Quỳnh Anh
6(Ð)
7(Ð)
04
Nguyễn Minh Bảo
7(Ð)
8(Ð)
05
Ðào Trường Chinh
6(Ð)
8(Ð)
06
Nguyễn Tấn Cường
5(Ð)
7(Ð)
07
Ðỗ Thị Quỳnh Diễm
8(Ð)
9(Ð)
08
Lê Khánh Du
7(Ð)
8(Ð)
09
Trần Quốc Duy
8(Ð)
8(Ð)
10
Thái Nguyễn Tú Duyên
8(Ð)
10(Ð)
11
Bùi Văn Ðịnh
6Ð)
6(Ð)
12
Nguyễn Tấn Hải
8(Ð)
9(Ð)
13
Phạm Thị Ngọc Hạnh
7(Ð)
8(Ð)
14
Nguyễn Thị Như Huệ
8(Ð)
9(Ð)
15
Phạm Huỳnh Thanh Huy
7(Ð)
8(Ð)
16
Nguyễn Bạch Kim Huyền
6(Ð)
8(Ð)
17
Nguyễn Thị Thảo Ly
7(Ð)
9(Ð)
18
Nguyễn Thị Kiều My
9(Ð)
9(Ð)
19
Mai Ngọc Hoài Nam
8(Ð)
8(Ð)
20
Nguyễn Ngọc Nam
6(Ð)
7(Ð)
21
Tôn Nữ Ngân
8(Ð)
8(Ð)
22
Võ Tâm Nghi
8(Ð)
9(Ð)
23
Phạm Hữu Nghĩa
7(Ð)
7(Ð)
24
Phạm Thị Minh Nguyệt
8(Ð)
7(Ð)
25
Nguyễn Hoàng Trúc Phương
9(Ð)
9(Ð)
26
Võ Thị Uyên Phương
9(Ð)
10(Ð)
27
Huỳnh Ngọc Tài
8(Ð)
8(Ð)
28
Nguyễn Phạm Thành Tài
7(Ð)
9(Ð)
29
Trần Phước Tài
7(Ð)
7(Ð)
30
Trần Văn Tân
6(Ð)
7(Ð)
BẢNG ĐIỂM TRƯỚC VÀ SAU KHI TÁC ĐỘNG LỚP ĐỐI CHỨNG
STT
Họ và tên
Điểm kiểm tra trước TĐ
Điểm kiểm tra sau TĐ
01
Quảng Kiều Anh
8(Ð)
6(Ð)
02
Trần Bảo Trâm Anh
8(Ð)
7(Ð)
03
Nguyễn Thị Thùy Duyên
7(Ð)
7(Ð)
04
Lê Quang Ðạt
9(Ð)
8(Ð)
05
Lê Tiểu Ðình
8(Ð)
7(Ð)
06
Ðặng Trường Giang
7(Ð)
8(Ð)
07
Dương Thị Hải Hà
8(Ð)
7(Ð)
08
Huỳnh Thị Thu Huyền
6(Ð)
6(Ð)
09
Nguyễn Phi Hùng
8(Ð)
8(Ð)
10
Huỳnh Hoàng Triệu Linh
8(Ð)
7(Ð)
11
Nguyễn Nữ Thảo Linh
6(Ð)
7(Ð)
12
Nguyễn Thị Tuyết Lộc
9(Ð)
8(Ð)
13
Lê Hoàng Phương Nam
6(Ð)
7(Ð)
14
Bùi Nhật Nguyên
9(Ð)
9(Ð)
15
Nguyễn Cao Nguyên
6(Ð)
5(Ð)
16
Võ Tuấn Nguyên
7(Ð)
6(Ð)
17
Trịnh Quỳnh Nhi
7(Ð)
5(Ð)
18
Nguyễn Hoàng Dương Phi
7(Ð)
6(Ð)
19
Phan Anh Quốc
8(Ð)
7(Ð)
20
Lê Lâm Tú Quyên
7(Ð)
7(Ð)
21
Ðặng Hoàng Duy Tâm
8(Ð)
6(Ð)
22
Ðào Hoàng Duy Tân
7(Ð)
7(Ð)
23
Lê Văn Thận
6(Ð)
6(Ð)
24
Ðỗ Ngọc Thiện
6(Ð)
7(Ð)
25
Võ Gia Thuận
8(Ð)
10(Ð)
26
Vũ Ðình Thuyên
7(Ð)
6(Ð)
27
Nguyễn Thanh Thủy
7(Ð)
7(Ð)
28
Võ Thị Thu Thủy
6(Ð)
8(Ð)
29
Nguyễn Thị Mỹ Trâm
6(Ð)
6(Ð)
30
Trần Thị Thùy Trâm
7(Ð)
6(Ð)
Xuân Tâm, ngày 01 tháng 12 năm 2017
Người viết Nguyễn Thị Kiều Diễm

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_nang_cao_ket_qua_hoc_tap_mon_am_nhac_thong.docx
  • pdfNang_cao_ket_qua_hoc_tap_mon_am_nhac_thong_qua_phuong_phap_tro_choi.pdf