Báo cáo biện pháp Một số phương pháp giúp học sinh sửa lỗi khi phát âm một số từ trong Tiếng Anh

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN :

Tiếng Việt là tiếng đơn âm, khác với Tiếng Anh - tiếng đa âm. Nếu như trong Tiếng Việt từ được cấu tạo từ một âm tiết thì trong Tiếng Anh, đa số các từ được cấu tạo từ đa âm tiết. Trong quá trình phát triển ngôn ngữ của mình, mặc dù Tiếng Việt sử dụng mẫu tự Latinh như Tiếng Anh, thế nhưng nhiều âm khi được phát ra có những âm khác nhiều so với Tiếng Anh, và hệ thống cấu tạo từ cũng khác so với Tiếng Việt.

II. CƠ SƠ THỰC TIỄN :

Trong quá trình dạy học, khi gặp phải những từ có cách phát âm khác với cấu tạo âm như trong Tiếng Việt, học sinh sẽ khó khăn trong việc phát âm đúng như phiên âm. Trong những trường hợp này, việc người giáo viên phát âm đúng (đọc đúng) các từ khó là hết sức cần thiết và quan trọng, không những giúp cho học sinh đọc đúng mà còn giúp cho các em nhận biết cấu tạo của các từ có phiên âm tương tự như nhau.

 

docx 11 trang Thảo Ly 17/08/2023 5060
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số phương pháp giúp học sinh sửa lỗi khi phát âm một số từ trong Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số phương pháp giúp học sinh sửa lỗi khi phát âm một số từ trong Tiếng Anh

Báo cáo biện pháp Một số phương pháp giúp học sinh sửa lỗi khi phát âm một số từ trong Tiếng Anh
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH SỬA LỖI KHI PHÁT ÂM MỘT SỐ TỪ TRONG TIẾNG ANH
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong thời đại mở cửa, đất nước ta đã và đang tiếp cận với nhiều nước khác trên thế giới.Vì thế, tiếng nước ngoài rất cần thiết cho mỗi chúng ta, đặc biệt là Tiếng Anh.
Vốn là người Việt Nam, nhưng đối với các em học sinh học Tiếng Việt đã khó, nên học ngoại ngữ lại còn khó hơn. Nó không thể đạt được trong thời gian ngắn mà là một sự phấn đấu lâu dài, kiên trì và bền bỉ của người học. Học Tiếng Anh đã khó, nói Tiếng Anh lại càng khó hơn, nhất là đối với việc phát âm một số từ đa âm tiết trong Tiếng Anh. Để đáp ứng được yêu cầu trên, người dạy học phải sớm tìm ra giải pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn và đem lại hiệu quả cao cho việc dạy và học môn Tiếng Anh.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Ngôn ngữ mỗi dân tôc đều có tính đặc thù riêng. Tính đặc thù về ngữ âm học, cấu tạo từ là một trong những mặt nổi bật được thể hiện cụ thể ở mỗi ngôn ngữ .
Tiếng Việt là tiếng đơn âm, khác với Tiếng Anh - tiếng đa âm. Nếu như trong Tiếng Việt từ được cấu tạo từ một âm tiết thì trong Tiếng Anh, đa số các từ được cấu tạo từ đa âm tiết. Trong quá trình phát triển ngôn ngữ của mình, mặc dù Tiếng Việt sử dụng mẫu tự Latinh như Tiếng Anh, thế nhưng nhiều âm khi được phát ra có những âm khác nhiều so với Tiếng Anh, và hệ thống cấu tạo từ cũng khác so với Tiếng Việt.
 CƠ SƠ THỰC TIỄN :
Trong quá trình dạy học, khi gặp phải những từ có cách phát âm khác với cấu tạo âm như trong Tiếng Việt, học sinh sẽ khó khăn trong việc phát âm đúng như phiên âm. Trong những trường hợp này, việc người giáo viên phát âm đúng (đọc đúng) các từ khó là hết sức cần thiết và quan trọng, không những giúp cho học sinh đọc đúng mà còn giúp cho các em nhận biết cấu tạo của các từ có phiên âm tương tự như nhau.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn, cùng với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình tôi chọn chuyên đề nghiên cứu “Một số phương pháp giúp học sinh sửa lỗi khi phát âm một số từ trong Tiếng Anh”.
MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu các phương pháp tối ưu để giáo viên có thể áp dụng khi cho học sinh thực hành tại lớp có hiệu quả.
Nghiên cứu sửa lỗi sai của học sinh khi phát âm một số từ trong Tiếng Anh.
Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ đối chiếu, phân tích cấu trúc, chúng ta tìm hiểu những mặt hạn chế của học sinh khi phát âm các phụ âm vô thanh và hữu thanh tương ứng ở vị trí cuối từ .
GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI :
Đề tài nghiên cứu dành cho học sinh khối 6 trường THCS Lưu Nghiệp Anh.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN :
Đề tài được thực hiện từ tháng 09 / 2019 đến tháng 02 / 2020.
B/ PHẦN NỘI DUNG
CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Tiếng Việt là tiếng đơn âm, khác với Tiếng Anh - tiếng đa âm. Nếu như trong Tiếng Việt từ được cấu tạo từ một âm tiết thì trong Tiếng Anh, đa số các từ được cấu tạo từ đa âm tiết. Trong quá trình phát triển ngôn ngữ của mình, mặc dù Tiếng Việt sử dụng mẫu tự Latinh như Tiếng Anh, thế nhưng nhiều âm khi được phát ra có những âm khác nhiều so với Tiếng Anh, và hệ thống cấu tạo từ cũng khác so với Tiếng Việt.
 CƠ SƠ THỰC TIỄN :
Trong quá trình dạy học, khi gặp phải những từ có cách phát âm khác với cấu tạo âm như trong Tiếng Việt, học sinh sẽ khó khăn trong việc phát âm đúng như phiên âm. Trong những trường hợp này, việc người giáo viên phát âm đúng (đọc đúng) các từ khó là hết sức cần thiết và quan trọng, không những giúp cho học sinh đọc đúng mà còn giúp cho các em nhận biết cấu tạo của các từ có phiên âm tương tự như nhau.
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN :
* Những hạn chế thường gặp:
Trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh, chúng ta thường gặp những lỗi của học sinh mắc phải khi phát âm các phụ âm cuối từ như sau:
Các cặp phụ âm vô thanh và hữu thanh tương ứng:
/p/	/t/	/k/
/b/	/d/	/g/
được thể hiện trong một số từ sau đây:
cap
-	cab
/p/
-	/b/
tap
-	tab
/p/
-	/b/
back
-	bag
/k/
-	/g/
pat - pad	/t/ - /d/
Ví dụ cụ thể : *board , bag ,stand , get up , load , truck , jog (Tiếng Anh 6)
Khi học sinh phát âm các từ có tận cùng bằng một trong những phụ âm vô thanh như trên thì hiệu quả chưa cao, chúng ta thấy âm được phát ra ngắn hơn do bị ảnh hưởng của cách phát âm trong Tiếng Việt.
Đối với những từ có tận cùng bằng phụ âm hữu thanh trong Tiếng Anh, việc phát âm của học sinh thì lại càng ít hiệu quả hơn, bởi lẽ trong tiếng Việt chúng ta thì không có từ nào tận cùng bằng phụ âm hữu thanh /b/ /g/ /d/ như trong Tiếng Anh.
Tuy nhiên khi phụ âm vô thanh hoặc hữu thanh ở vị trí cuối từ mà đứng trước nó là một từ bắt đầu bằng một nguyên âm thì việc nối các âm này với nhau lại dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.
Ví dụ: Stand up . .
What time is it ?
Put the book on the top of the shelf . hoặc : Sit at the back of the room .
Tương tự như vậy, những từ có tận cùng bằng phụ âm hữu thanh học sinh thực hiện phát âm dễ dàng như:
Don't rub it. Is it a book ?
Where are your sisters ?
hay :	A bag of it .
Các cặp phụ âm vô thanh và hữu thanh tương ứng ở vị trí cuối từ trong Tiếng Anh (trong Tiếng Việt không có những âm tương đương).
/θ/	/s/	/∫/	/t∫/	/v/
/ð/	/z/	/ʒ/	/dʒ/	/f/
Ví dụ: /θ/ trong một số từ sau: North, South, truth, fifth 
/ð/ trong những từ: smooth, breath 
/∫/ trong các từ sau đây: wash, fish, rush, finish 
/f/ trong các từ : leaf , shelf 
/dʒ/ trong các từ: orange, orphanage, 
/t∫/ trong các từ : inch, March 
/z/ trong các từ : zebra , zoo , 
Những phụ âm trên không xuất hiện trong Tiếng Việt và càng không có ở vị trí cuối từ; Vì vậy học sinh rất khó làm quen với các phụ âm trên.
Nhiều học sinh THCS vẫn mắc lỗi phát âm các động từ có tận cùng bằng:
/s/ : speaks , likes , writes 
/z/ : gives , goes , plays 
/iz/ : matches , finishes 
Đặc biệt nhiều học sinh không nhận biết các âm câm nên các em đã phát âm sai ở các từ : know , hour 
CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
* Giáo viên có thể đưa ra một số phương pháp sau:
Giáo viên khi dạy phần phụ âm như trên cần phải mô tả thật tỉ mỉ và cụ thể về cơ quan cấu âm (vị trí của lưỡi, độ mở của miệng, hình dáng đôi môi) cho từng âm cần thiết để học sinh có thể hình dung, bắt chước và thực hiện tốt.
Khi đọc mẫu những từ này , giáo viên nên đứng hướng thẳng mặt về phía học sinh, làm sao cho học sinh phải nhìn rõ miệng của mình , đọc to và khi gọi học sinh đọc mẫu phải sữa lỗi ngay nếu như học sinh này đọc sai ( yêu cầu học sinh lặp lại theo mình nhiều lần )
Ví dụ cụ thể : khi dạy âm /f/
Hướng dẫn học sinh : chạm đầu răng vào môi dưới ( touch your top teeth with your bottom lip ) ,bật hơi giữa răng và môi tạo ra âm /f/ ( blow out air between your lip and your teeth ) , nếu có thời gian cho các em luyện đọc cùng với các từ có cách phát âm gần giống nhau . Ví dụ : pin - fin ; peel - feel ; pail - fail .
Hoặc khi dạy âm /k/
Hướng dẫn học sinh : chạm cuối cuống lưỡi vào vòm trên họng , đẩy không khí ra khỏi miệng , lấy ngay lưỡi ra khỏi cuống họng ( touch the back of the roof of your mouth with the back of your tongue , push air forward in your mouth , then move your tongue away ) .
Nếu có thời gian , liệt kê một loạt các từ có phát âm cho các em luyện tập theo nhóm nhỏ : like , look , work , milk , talk , ask ,black , exactly , book ,
cake sau đó cho các em luyên tập theo cặp một đoạn hội thoại có nhiều âm mà mình đang dạy .Ví dụ như đoan hội thoại sau :
Mrs Smith : Would you like some cream in your coffee , Mrs Jone ?
Mrs Jone : No , thank you but I’d like a little milk . Mrs Smith : Would you like some chocolate cakes ? Mrs Jone : Thank you .
Mrs Smith : Take two . Here's a cake fork and here’s a 
Mrs Jone	:	Excuse me , Mrs Smith . But what’s that next to your bookshelf ?
Is it a clock ?
Mrs Smith :	Yes It’s an electric clock .
Mrs Jone	:	Well, it is exactly six o’clock now . 
* Hạn chế và các biện pháp khắc phục:
Những việc chưa làm được :
- Kinh ngiệm giảng dạy còn ít.
Thời gian nghiên cứu còn hạn chế.
Thời gian thực hành của học sinh trên lớp còn ít.
 Biện pháp khắc phục :
Qua quá trình giảng dạy tôi sẽ tích lũy kinh nghiệm thêm, đồng thời luôn luôn học hỏi đồng nghiệp , tự học tập rèn luyện bồi dưỡng thường xuyên bằng cách :
Tìm tòi nghiên cứu tài liệu tham khảo .
Áp dụng thường xuyên khi thực hành trên lớp.
Chú ý tới các lỗi sai, thậm chí đôi khi giáo viên có thể tạo ra các lỗi sai để giúp học sinh sửa và hiểu hơn trong quá trình học tập.
HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY:
Khi làm đề tài này tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở 2 lớp 6 từ tháng 09/2019 đến tháng 02/2020, tôi thấy rằng sau thời gian áp dụng các phương pháp thực hành này học sinh đã tiến bộ rõ rệt .
Kết quả trước và sau khi áp dụng các phương pháp sửa lỗi trên học sinh đạt được những kết quả sau :
* Trước khi áp dụng:
Lớp
TSHS
Trên trung bình
SL
TL%
6/4
6/5
Tổng
* Sau khi áp dụng:
Lớp
TSHS
Trên trung bình
SL
TL%
6/4
6/5
Tổng
C/ PHẦN KẾT LUẬN
 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Việc nghiên cứu hệ thống phụ âm vô thanh và hữu thanh ở vị trí cuối từ là cần thiết cho việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ cụ thể là Tiếng Anh. Qua đó chúng ta khắc phục được những mặt hạn chế trong khi phát âm tiếng Anh, mặt khác giúp chúng ta giảng dạy và học tập đạt hiệu quả cao hơn, nói năng chuẩn mực và giúp chúng ta giao tiếp thông qua ngôn ngữ đã được học nhanh chóng và chính xác. Chúng ta đã biết bản chất của vốn từ có đặc điểm về âm thanh, về nghĩa, về ký tự và tồn tại trong từ điển. Tính chất cơ bản đó giúp chúng ta truyền tải ý nghĩa và nội dung thông báo cho người nghe. Bởi vì khác với Tiếng Việt , các phụ âm ở cuối từ trong Tiếng Anh có ý nghĩa phạm trù về ngôi , về số , về thì 
 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Có thể áp dụng cho học sinh tất cả các khối, đặc biệt là các học sinh ở khối 6. Vì học sinh ở khối này có nhiều bài tập luyện phát âm hơn.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Về phía giáo viên:
Phải chuẩn bị bài giảng và kiến thức thật khoa học và chính xác, luôn bám sát chuẩn kiến thức, phù hợp với thực tiễn.
Bản thân không ngừng phấn đấu, luôn tìm tòi học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn.
Phải có tình thương, kỷ cương và trách nhiệm đối với học sinh.
Về phía học sinh:
Phải tìm hiểu nội dung bài mới trước khi đến lớp.
Thường xuyên luyện nói, nghe máy và thực hành nói.
Trên đây là một số kinh nghiệm bước đầu . Tôi hy vọng sáng kiến kinh nghiệm này của tôi là những ý kiến trao đổi cùng đồng nghiệp , có ý nghĩa thiết thực cho giáo viên cũng như học sinh , cùng giúp đỡ nhau trong việc giảng dạy để đạt kết quả cao như mong muốn.
Lưu Nghiệp Anh, ngày	tháng	năm 2020 Giáo viên thực hiện
ĐẶNG HOÀNG LAN THÚY LINH

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_sua_loi_k.docx
  • pdfMột số phương pháp giúp học sinh sửa lỗi khi phát âm một số từ trong Tiếng Anh.pdf