Báo cáo biện pháp Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong dạy học hoá học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

1. Xuất phát từ đặc thù bộ môn

Hóa học là môn khoa học tự nhiên, chuyên nghiên cứu các chất và sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Bằng những TN đối chứng để sáng tỏ mối quan hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các hiện tượng hóa học để học sinh có được những kiến thức, kỹ năng tổng hợp và vận dụng vào đời sống thực tế.

2. Xuất phát từ vai trò của phương pháp sử dụng TNHH

Việc sử dụng TN đối chứng đóng vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học. Thí nghiệm đóng vai trò quan trọng trong nhận thức, phát triển giáo dục. Người ta coi TN là cơ sở việc học hóa học và rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua thí nghiệm đối chứng học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, vững chắc và sâu sắc hơn.

Sử dụng thí nghiệm hóa học đối chứng là một trong những hình thức luyện tập rất có hiệu quả để phát huy tính tích cực trong việc tiếp thu kiến thức. Do vậy việc sử dụng TN đối chứng có vai trò hết sức quan trọng trong dạy học tích cực môn hóa học để hình thành, rèn luyện cho học sinh khả năng nhận thức, kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành và hình thành những đặc tính tốt người lao động trong thời đại mới:cẩn thận, tỉ mĩ, ngăn nắp, trật tự gọn gàng và có tính kỹ luật cao. Trong quá trình làm thí nghiệm học sinh phải quan sát, giải thích hiện tượng xảy ra để củng cố kiến thức, tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, nhờ đó mà học sinh phát triển và nâng lực của HS được nâng cao.

 

doc 18 trang Thảo Ly 18/08/2023 1340
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong dạy học hoá học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong dạy học hoá học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

Báo cáo biện pháp Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong dạy học hoá học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm nên việc sử dụng thí nghiệm hoá học để dạy học tích cực đó cũng là phương pháp đặc thù của bộ môn. Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực có những mức độ khác nhau. Tuỳ theo mức độ mà thí nghiệm đó có thể là do học sinh tự thực hiện hoặc giáo viên biểu diễn thí nghiệm để học sinh quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Từ đó, học sinh rút ra nhận xét về tính chất hoá học, qui tắc, định luật.Trong chương trình hoá học 8, 9 có nhiều tiết giáo viên cần tích cực sử dụng thí nghiệm trong việc giảng dạy thì tiết học mới đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt là sử dụng đồng thời các thí nghiệm đối chứng giúp học sinh nắm bắt nhanh hơn và sâu sắc hơn.
Qua thực tiễn tìm hiểu đối tượng tôi nhận thấy học sinh tích cực hơn khi giờ học có thí nghiệm và thí nghiệm đối chứng thì tinh thần học tập càng tốt, càng hăng say, học sinh ít nói chuyện, chú ý bài, thích làm thí nghiệm, kiến thức tiếp thu nhanh hơn. Song không chỉ đơn thuần là hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hay giáo viên biểu diễn thí nghiệm mà phải làm thế nào để một giờ học đạt hiệu quả cao, phát huy hết vai trò của thí nghiệm để qua đó phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. Bằng cách so sánh đối chiếu sẽ hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản, phổ thông và cụ thể về hoá học. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Sử dụng thí nghiệm đối chứng trong dạy học hoá học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh”.
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hóa học 8, 9 các bài thường sử dụng thí nghiệm đối chứng để làm sáng tỏ vấn đề giúp em khắc sâu kiến thức do đó chuyên đề nghiên cứu một số bài có sử dụng thí nghiệm đối chứng ở hóa học lớp 8, 9 của bậc THCS.
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Vai trò của thí nghiệm có đối chứng trong hóa học ở trường THCS
Hệ thống thí nghiệm trong chương trình trung học cơ sở có vai trò quan trọng như sau: 
Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh tích lũy tư liệu về các chất và tính chất của chúng. Giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu bài sâu sắc. 
Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh học tập kinh nghiệm, tư duy sáng tạo để tìm tòi khám phá ra các chất và những tính chất của chúng. Giúp nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy của học sinh. 
Thí nghiệm có đối chứng giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng làm việc với các chất, sản xuất ra chúng để phục vụ đời sống con người. Mặt khác, thí nghiệm biểu diễn do tự tay giáo viên làm, các thao tác rất mẫu mực sẽ là khuôn mẫu cho học sinh học tập và bắt chước, để rồi sau đó học sinh làm thí nghiệm theo đúng cách thức đó. Như vậy, có thể nói thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ giúp cho việc hình thành những kỹ năng thí nghiệm đầu tiên ở học sinh một cách chính xác.
Ngoài ra, thí nghiệm có đối chứng còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trên lớp mỗi tiết học, giúp giáo viên điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thuận lợi và có hiệu suất cao hơn. Do đó chúng góp phần hợp lí hoá quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh nâng cao hiệu quả lao động của thầy và trò.
2. Phân loại hệ thống thí nghiệm hóa học ở trường THCS
 Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên
 Thí nghiệm của học sinh
 Thí nghiệm nghiên cứu bài mới.
 Thí nghiệm thực hành
 Thí nghiệm ngoại khoá: các thí nghiệm ở nhà, vườn trường, hay trong các buổi chuyên đề vui hoá học...
II. CỞ SỞ THỰC TIỄN
1. Xuất phát từ đặc thù bộ môn
Hóa học là môn khoa học tự nhiên, chuyên nghiên cứu các chất và sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Bằng những TN đối chứng để sáng tỏ mối quan hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các hiện tượng hóa học để học sinh có được những kiến thức, kỹ năng tổng hợp và vận dụng vào đời sống thực tế.
2. Xuất phát từ vai trò của phương pháp sử dụng TNHH 
Việc sử dụng TN đối chứng đóng vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học. Thí nghiệm đóng vai trò quan trọng trong nhận thức, phát triển giáo dục. Người ta coi TN là cơ sở việc học hóa học và rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua thí nghiệm đối chứng học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, vững chắc và sâu sắc hơn.
Sử dụng thí nghiệm hóa học đối chứng là một trong những hình thức luyện tập rất có hiệu quả để phát huy tính tích cực trong việc tiếp thu kiến thức. Do vậy việc sử dụng TN đối chứng có vai trò hết sức quan trọng trong dạy học tích cực môn hóa học để hình thành, rèn luyện cho học sinh khả năng nhận thức, kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành và hình thành những đặc tính tốt người lao động trong thời đại mới:cẩn thận, tỉ mĩ, ngăn nắp, trật tự gọn gàng và có tính kỹ luật cao. Trong quá trình làm thí nghiệm học sinh phải quan sát, giải thích hiện tượng xảy ra để củng cố kiến thức, tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, nhờ đó mà học sinh phát triển và nâng lực của HS được nâng cao.
3. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng TN đối chứng
a) Thuận lợi:
Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của phòng giáo dục, Ban lãnh đạo nhà trường đến việc sử dụng, bảo quản đồ dùng dạy học, đặc biệt là dụng cụ, hóa chất thí nghiệm.
Hàng năm trang bị thêm những đồ dùng, hóa chất cần thiết, đảm bảo cho công tác dạy và học.
Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho công tác thí nghiệm, có phòng thí nghiệm hoá học riêng phục vụ nhu cầu thí nghiệm thực hành.
Chương trình hoá lớp 8, 9 có 7 tiết thực hành chính và nhiều thí nghiệm biểu diễn.
b) Khó khăn: 
Hoá chất sau khi thí nghiệm, chưa có nơi xử lí.
Mất nhiều thời gian chuẩn bị cho giờ học có thí nghiệm đối chứng.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Các hình thức tổ chức dạy học thường được áp dụng:
Nghiên cứu nội dung, thí nghiệm trong sách giáo khoa → trả lời câu hỏi
Quan sát các đồ dùng dạy học: hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, mẫu chất.
Quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn
Tự làm thí nghiệm trong giờ thực hành
2. Sử dụng thí nghiệm đối chứng để phát huy tính tích cực của học sinh:
a) Những yêu cầu chung khi tiến hành bài dạy có thí nghiệm đối chứng:
Đảm bảo an toàn thí nghiệm: Luôn giữ hoá chất tinh khiết, dụng cụ thí nghiệm sạch và khô, làm đúng kỹ thuật, luôn bình tĩnh khi làm thí nghiệm. Nếu có sự cố không may xảy ra phải bình tĩnh tìm ra nguyên nhân, giải quyết kịp thời. Không nên quá cường điệu hoá những nguy hiểm của thí nghiệm cũng như tính độc hại của hoá chất làm học sinh quá sợ hãi.
Đảm bảo thành công: Sự thành công của thí nghiệm tác động mạnh mẽ đến lòng tin của học sinh vào khoa học.
 Số lượng thí nghiệm trong một bài vừa phải, lựa chọn thí nghiệm đối chứng dễ thực hiện: tiết kiệm thời gian trên lớp. Giáo viên cần cải tiến các thí nghiệm đối chứng theo hướng dễ thực hiện nhưng vẫn thành công và đảm bảo tính trực quan, khoa học.
Kết hợp chặt chẽ thí nghiệm với lời giảng của giáo viên: Lúc này lời giảng của giáo viên không phải là nguồn thông tin mà là sự hướng dẫn quan sát, chỉ đạo sự suy nghĩ, so sánh, đối chiếu của học sinh để đi tới kết luận đúng đắn, hợp lí, để qua đó các em lĩnh hội được kiến thức mới.
Tạo mọi điều kiện để học sinh được trực tiếp thực hành và tất cả học sinh đều được làm thí nghiệm, biết cách quan sát thí nghiệm, so sánh, đối chiếu hiện tượng, trực tiếp làm việc với dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, ở cả trong lớp học, trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài tự nhiên. Học sinh được đặt câu hỏi, nêu ý kiến thắc mắc, và có thể tự giải đáp thắc mắc từ nghiên cứu thí nghiệm có đối chứng hoặc được giải đáp qua sự giúp đỡ của giáo viên.Từ đó học sinh có thể vận dụng linh họat những kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức những kiến thức mới và có thể áp dụng kiến thức hóa học vào thực tế đời sống.
Nghiên cứu phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong giờ dạy. Kết hợp logic giữa biểu diễn thí nghiệm, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm có đối chứng, quan sát hiện tượng, so sánh, thảo luận nhóm từ đó giúp học sinh biết nêu và giải quyết vấn đề tìm ra kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ, sao cho phù hợp với từng loại bài, từng loại thí nghiệm, phù hợp với từng đặc điểm nhận thức của học sinh.
Phải xác định vị trí của từng loại thí nghiệm: Mỗi thí nghiệm có một vị trí khác nhau trong dạy và học hóa học. Giáo viên cần xác định rõ vị trí của từng loại thí nghiệm để áp dụng phù hợp vào các bài cụ thể.
Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên: là một trong những phương tiện trực quan có hiệu quả trong dạy học hóa học. Nó được sử dụng trong những trường hợp sau:
Khi cần thực hiện nhanh trong thời gian hạn hẹp của bài lên lớp.
Khi cần làm những thí nghiệm phức tạp mà học sinh chưa làm được.
Khi hoàn cảnh cơ sở vật chất thiếu, không đủ cho cả lớp cùng làm.
Khi giáo viên muốn làm mẫu để chỉ dẫn cho học sinh những kỹ thuật làm thí nghiệm.
Khi biểu diễn thí nghiệm có đối chứng, giáo viên phải chú ý đồng thời hai nhiệm vụ: Yêu cầu sư phạm về kỹ thuật biểu diễn thí nghiệm và phương pháp dạy học khi biểu diễn thí nghiệm.
Thí nghiệm của học sinh:
Thí nghiệm để học bài mới: Việc sử dụng thí nghiệm của học sinh khi nghiên cứu bài học mới cũng có thể sử dụng các phương pháp tương tự như thí nghiệm biểu diễn của giáo viên. Nhưng ở đây giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, học sinh tự tay điều khiển các quá trình biến đổi các chất, nên được rèn luyện cả kỹ năng tư duy và kỹ năng thí nghiệm (từng học sinh làm hoặc làm theo nhóm).
Thí nghiệm thực hành (Bài thực hành): là một hình thức tổ chức học tập, trong đó học sinh phải tự làm một số thí nghiệm sau khi đã học xong một chương. Sau khi kết thúc bài thực hành phải đạt các mục đích sau: học sinh được:
Củng cố những kiến thức mới học được của chương.
Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, đối chiếu, giải thích hiện tượng, điều chế, nhận biết các chất, kỹ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm hay gặp nhất, kỹ thuật làm việc an toàn với hóa chất, ý thức tổ chức kỷ luật, cẩn thận, chịu khó, trung thực, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. 
Để bài thí nghiệm thực hành đạt yêu cầu, giáo viên cần chuẩn bị cho bài thực hành bao gồm:
Giáo viên đọc kỹ yêu cầu, nội dung, cách làm các thí nghiệm của bài thực hành in tron ... aCl2
Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch muối CuSO4 vào ống nghiệm đựng 1-2 ml dung dịch NaOH.
Giáo viên: Hãy quan sát hiện tượng, giải thích và viết PTHH xảy ra?
Học sinh nêu hiện tượng: Xuất hiện chất không tan màu xanh lơ 
Học sinh giải thích: Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch CuSO4 tạo thành chất rắn màu xanh là Cu(OH)2 
 PTHH: CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4
Giáo viên: Có phải tất cả các muối đều tác dụng với dung dịch bazơ hay không?
Giáo viên tiến hành thí nghiệm đối chứng.
Thí nghiệm 2: Nhỏ 1-2 giọt dung dịch muối BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH.
Giáo viên: Hãy quan sát hiện tượng xảy ra và so sánh với thí nghiệm 1?
Học sinh nhận xét : Không có hiện tượng gì xảy ra.
® dung dịch muối BaCl2 không tác dụng với dung dịch bazơ NaOH
Giáo viên: Rút ra kết lụân gì qua 2 thí nghiệm trên?
Kết luận: Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazơ sinh ra muối mới và bazơ mới.
Những thí nghiệm đối chứng ở chương II: Kim loại
Tiết 22- Bài 16: Tính chất hoá học của kim loại
Phần III: Phản ứng của kim loại với dung dịch muối
Mục 1,2: Phản ứng của Cu với dung dịch AgNO3, phản ứng của Zn với dung dịch CuSO4
Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm, thìa lấy hoá chất.
Hoá chất: AgNO3 , CuSO4 , AlCl3 , Zn, Cu
Thí nghiệm: Chuẩn bị 3 ống nghiệm: ống 1 đựng dung dịch AgNO3.
 ống 2 đựng dung dịch CuSO4
 ống 3 đựng dung dịch AlCl3
Giáo viên tiến hành:
Thí nghiệm kiểm chứng: Nhúng dây Cu vào ống nghiệm 1
 Nhúng dây Zn vào ống nghiệm 2
Thí nghiệm đối chứng (tiến hành đồng thời): Nhúng dây Cu vào ống nghiệm 3
Học sinh quan sát, so sánh hiện tượng, giải thích và viết PTHH xảy ra (nếu có)
Học sinh nêu hiện tượng: 
Ống nghiệm 1: Xuất hiện chất rắn màu xám bám vào dây Cu, dung dịch có màu xanh lam. 
Học sinh giải thích: Cu đẩy Ag ra khỏi dung dịch muối tạo thành kim loại Ag và dung dịch màu xanh là Cu(NO3)2.
 PTHH: Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
 màu đỏ xanh lam màu xám 
Từ đó học sinh rút ra được: Cu mạnh hơn Ag
Ống nghiệm 2: Xuất hiện chất rắn đỏ bám vào dây Zn, màu xanh dung dịch nhạt dần.
Học sinh giải thích: Zn đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối tạo thành kim loại Cu màu đỏ và dung dịch là ZnSO4.
PTHH: Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu
 xanh lam không màu màu đỏ 
Từ đó học sinh rút ra được: Zn mạnh hơn Cu
Ống nghiệm 3: Không có hiện tượng gì 
 ® Cu không đẩy được Al ra khỏi dung dịch muối Þ Cu yếu hơn Al.
Giáo viên : Qua 3 thí nghiệm trên em rút ra được kết luận gì?
Kết luận: Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (trừ K ,Na, Ca, Ba...) có thể đẩy kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới. 
Tiết 23- Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại
Phần 1: Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào?
Mục tiêu: Học sinh biết và hiểu rõ dãy hoạt động hoá học của kim loại
Để thực hiện được mục tiêu trên thì hầu như toàn bộ thí nghiệm ở đây đều thực hiện phương pháp thí nghiệm đối chứng.Từ dó học sinh so sánh mức độ hoạt động hoá học của từng cặp 2 kim loại, rút ra kết luận và cách sắp xếp kim loại đứng trước, sau theo từng cặp và cả dãy hoạt động hóa học.
Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá đựng ống nghiệm, thìa lấy hoá chất.
Hoá chất: FeSO4 , CuSO4, AgNO3 ,HCl, dung dịch phenolphtalein, Fe, Cu, Ag, Na
Thí nghiệm 1: Cho đinh sắt vào ống nghiệm 1 đựng dung dịch CuSO4 
Thí nghiệm (Đối chứng): Cho mẩu dây đồng vào ống nghiệm 2 đựng dung dịch FeSO4.
Học sinh quan sát, nhận xét hiện tượng và viết PTHH ở ống nghiệm 1. 
Học sinh nêu hiện tượng: 
Ống nghiệm 1: Xuất hiện chất rắn màu đỏ bám vào đinh sắt.
Ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì.
Học sinh giải thích: Fe đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối tạo ra kim loại Cu màu đỏ còn Cu không đẩy được Fe. 
PTHH: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
 xanh lam màu đỏ 
Giáo viên: Qua 2 thí nghiệm trên em có kết luận gì?
Kết luận: Fe hoạt động mạnh hơn Cu ® xếp Fe đứng trước Cu: Fe,Cu.
Thí nghiệm 2: Cho dây Cu vào ống nghiệm 1 đựng dung dịch AgNO3.
Thí nghiệm (Đối chứng): Cho dây Ag vào ống nghiệm 2 đựng dung dịch CuSO4
Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng và viết PTHH xảy ra.
 Học sinh nêu hiện tượng: 
Ống nghiệm 1: có chất rắn màu xám bám vào dây Cu, dung dịch có màu xanh lam
Ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì.
Học sinh giải thích: Cu đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối tạo ra kim loại Ag màu trắng xám còn Ag không đẩy được Cu. 
 PTHH: Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
 màu xanh 
Giáo viên: Em có nhận xét gì qua kết quả của 2 ống nghiệm trên?
Kết luận: Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag® xếp Cu đứng trước Ag: Cu, Ag.
Thí nghiệm 3: Cho đinh Fe vào ống nghiệm 1 đựng dung dịch HCl.
Thí nghiệm (Đối chứng): Cho dây Cu vào ống nghiệm 2 đựng dung dịch HCl.
Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh nhận xét hiện tượng ở 2 ống nghiệm trên.
 Học sinh nêu hiện tượng: 
Ống nghiệm 1: Có sủi bọt khí thoát ra. 
Ống nghiệm 2 : Không có hiện tượng gì.
Học sinh giải thích: Fe đẩy được H ra khỏi dung dịch axit tạo ra khí H2 còn Cu không đẩy được H.® Fe tác dụng với dung dịch HCl. 
® Cu không tác dụng với HCl
PTHH: Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Giáo viên : Rút ra kết luận gì qua kết quả trên?
Kết luận: Fe đứng trước H, Cu đứng sau H ® xếp Fe, H, Cu
Thí nghiệm 4: Cho mẩu Na vào cốc nước 1 đã nhỏ sẵn vài giọt dung dịch phenolphtalein.
Thí nghiệm (Đối chứng): Cho mẩu Fe vào cốc nước 2 có nhỏ sẵn dung dịch phenolphtalein.
Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh đối chiếu, nhận xét hiện tượng và viết PTHH. 
Học sinh nêu hiện tượng: 
Cốc 1: Mẩu Na tan dần, nóng chảy thành giọt tròn, dung dịch có màu đỏ.
Cốc 2: Không có hiện tượng gì. 
Học sinh giải thích: Na là kim loại mạnh nên tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ kiềm còn Fe thì không tác dụng được với nước.
PTHH: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Giáo viên: Rút ra kết luận gì?
Kết luận: Na hoạt động mạnh hơn Fe ® xếp Na đứng trước Fe: Na, Fe
Giáo viên : Thông qua kết quả thu được của 4 thí nghiệm trên em hãy sắp xếp các kim loại Fe, Cu, Na, Ag và H thành một dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học?
Học sinh sắp xếp : Na, Fe, H, Cu, Ag
Từ kết quả trên giáo viên thông báo: tương tự các thí nghiệm trên, người ta đã sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học:
 K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au 
Trên đây là những tiết học mà khi giảng dạy tôi đã áp dụng phương pháp làm thí nghiệm đối chứng. Để sử dụng phương pháp thí nghiệm đối chứng có hiệu quả và đạt được mục tiêu thì cần phải có sự chuẩn bị ở nhà chu đáo, đầy đủ của người giáo viên.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Chuyên đề này tôi đã áp dụng cho học sinh lớp 8, 9, thời gian thực hiện tuy chưa dài nhưng cũng thu được kết quả tương đối khả quan.
Học sinh yêu thích môn hoá học hơn, dễ nắm bắt kiến thức, hiểu bài sâu, nhớ kỹ và vận dụng vào thực tế đời sống .. 
 Kết quả các bài kiểm tra đã có tiến bộ đáng kể tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm, tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng .
Trước khi áp dụng: 
 P.Loại 
Lớp
Giỏi
(8 - 10)
Khá
(6.5– 7.9)
TB
(5 – 6.4)
Yếu
(3.5 – 4.9)
Kém
(Dưới 3.5)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
83(36)
4
11,1
10
27,7
13
36,1
7
19,4
2
5,5
92 (42)
6
14,2
9
21,4
10
23,8
11
26,1
6
14,2
 Sau khi áp dụng:
 P.Loại 
Lớp
Giỏi
(8 - 10)
Khá
(6.5– 7.9)
TB
(5 – 6.4)
Yếu
(3.5 – 4.9)
Kém
(Dưới 3.5)
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
83 (36)
6
16,6
12
33,3
12
33,3
5
13,8
1
2,7
92 (42)
10
23,8
11
26,1
11
26,1
7
16,6
3
7,1
PHẦN KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN
Với phương pháp sử dụng thí nghiệm đối chứng tiến hành ở môn hoá học lớp 8, 9 của chương trình THCS đã giúp tôi tìm ra một phương hướng giảng dạy hợp lý nhằm phát huy tính tích cực và năng lực nhận thức của học sinh. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt thì người GV cần phải có sự linh hoạt và sự vận dụng hợp lý bởi vì phương pháp này chỉ là phương tiện để giúp học sinh rút ra được những kiến thức cần thiết. Vì vậy, phương pháp sử dụng thí nghiệm đối chứng chỉ sử dụng khi cần thiết, phù hợp với từng đối tượng học sinh, không được quá lạm dụng.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
Để sử dụng thí nghiệm đối chứng có hiệu quả trong dạy học Hóa học, cần lưu ý:
Chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo trước khi lên lớp vì sự thành công của giờ học hay giờ thực hành tùy thuộc phần lớn vào sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và học sinh. 
Kết hợp logic giữa thí nghiệm với tranh ảnh, phiếu học tập, phương pháp hỏi đáp tìm tòi, công nghệ thông tin ... để tổ chức tốt hơn hoạt động nhận thức cho học sinh, tăng hiệu quả giáo dục. 
Vận dụng phương pháp thí nghiệm có đối chứng để phát huy tính tích cực là gợi mở cho học sinh suy nghĩ, so sánh, đối chiếu, sáng tạo trong giờ học, nhưng không lạm dụng quá nhiều thí nghiệm trong một giờ, mà phải lựa chọn thí nghiệm phù hợp với đặc trưng của bài. Mỗi bài học chỉ nên tiến hành tối đa 2 thí nghiệm đối chứng.
Giáo viên cần chú ý tới một số học sinh hiếu động chỉ lo chú ý đến màu sắc của hoá chất, ống nghiệm, hiện tượng thí nghiệm mà không lo giải thích hiện tượng và kết luận thu được sau mỗi thí nghiệm.
Tiến hành thực nghiệm ở nhiều lớp khác để đề tài có tính thuyết phục cao hơn. 
III. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
Chuyên đề này có thể áp dụng để dạy học các bài khác ở hoá học lớp 8, 9, có sử dụng thí nghiệm đối chứng để giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
IV. KIẾN NGHỊ
Để việc dạy học sử dụng thí nghiệm có việc quả, tôi xin đề xuất một vài ý kiến sau:
Dụng cụ thí nghiệm: đảm bảo đủ số lượng và cả chất lượng. Trong đó có cả dự phòng và thay thế. Bổ sung kịp thời những hóa chất hết hoặc hết hạn sử dụng.
Khi có thiết bị mới, cần tập huấn cho giáo viên. Đào tạo đội ngũ cán bộ thiết bị để có đủ năng lực hỗ trợ cho giáo viên.
Trên đây là chuyên đề mà bản thân đã thực hiện, mặc dù cố gắng nhưng không tránh khỏi thiếu xót rất mong được sự đóng góp, bổ sung của quý đồng nghiệp để chuyên đề hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
PHẦN KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
III. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
IV. KIẾN NGHỊ

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_su_dung_thi_nghiem_doi_chung_trong_day_hoc.doc