Kế hoạch bài dạy môn Hóa học Lớp 8 - Cấu tạo phân tử của các chất

- Nêu được các chất đều được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.

- Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

- Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động nhiệt không ngừng.

- Nêu được mối quan hệ của nhiệt độ chuyển động của phân tử (Nhiệt độ càng cao phân tử chuyển động càng nhanh và ngược lại).

- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng.

- Giải thích được hiện tượng khuếch tán.

- Dựa vào kết quả thí nghiệm chứng minh được giữa các phân tử có khoảng cách.

 

docx 10 trang Thảo Ly 18/08/2023 1400
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Hóa học Lớp 8 - Cấu tạo phân tử của các chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Hóa học Lớp 8 - Cấu tạo phân tử của các chất

Kế hoạch bài dạy môn Hóa học Lớp 8 - Cấu tạo phân tử của các chất
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ: CẤU TẠO PHÂN TỬ CỦA CÁC CHẤT 
Thời lượng: 02 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC	
Phẩm chất, năng lực
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
(STT) của YCCĐ
hoặc 
dạng mã hoá của YCCĐ
(STT)
Dạng
Mã hoá
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
1. Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên
- Nêu được các chất đều được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
- Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động nhiệt không ngừng.
- Nêu được mối quan hệ của nhiệt độ chuyển động của phân tử (Nhiệt độ càng cao phân tử chuyển động càng nhanh và ngược lại).
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng.
- Giải thích được hiện tượng khuếch tán.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm chứng minh được giữa các phân tử có khoảng cách.
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
1-KHTN1.1
2-KHTN1.1
3-KHTN1.1
4-KHTN1.2
5-KHTN1.4
6-KHTN1.4
7-KHTN1.7
2. Năng lực tìm hiểu tự nhiên
- Thực hành thí nghiệm chứng minh giữa các phân tử có khoảng cách và phân tích, tổng hợp số liệu.
(8)
8-KHTN2.4
NĂNG LỰC CHUNG
NĂNG LỰC 1
1- Năng lực tự chủ và tự học.
- Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao, hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm.
(9)
9-TC1.1
NĂNG LỰC 2
2- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Trình bày diễn đạt ý tưởng, tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ.
(10)
10-HT2.1
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
PHẨM CHẤT 1
Trung thực
- Trung thực trong việc quan sát, ghi nhận kết quả
(11)
11-PC1
PHẨM CHẤT 2
Trách nhiệm
- Trách nhiệm cùng nhóm hoàn thành bài tập được giao
(12)
12-PC2
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: - Giáo án power point, tranh ảnh. 
 - Dụng cụ: 2 bình chia độ, 50cm3 rượu và 50cm3 nước.	
Học sinh: - Xem thông tin trong sách giáo khoa bài 19, 20. Tra cứu thêm thông tin về các nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên.
 - Hình 20.4 về hiện tượng khuếch tán.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Có thể ghi ở dạng STT hoặc dạng mã hóa đối với YCCĐ)
Nội dung
dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá 
(STT)
Mã hóa
PPĐG
CCĐG
Hoạt động 1: Các chất được cấu tạo như thế nào?
(45 phút)
(1)
 (2)
(5) 
(7)
(8)
(9)
(10)
(12)
1-KHTN1.1
2-KHTN1.1
5-KHTN1.4
7-KHTN1.7
8-KHTN2.4
9-TC1.1
10-HT2.1
12-PC2
Các chất được cấu tạo như thế nào?
- PP trực quan
- PP giải quyết vấn đề
- KTDH: mảnh ghép, khăn trải bàn
- PP quan sát
- PP đánh giá sản phẩm học tập
- Bảng kiểm
- Phiếu học tập
- Tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập (Rubric)
Hoạt động 2: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
(45 phút)
(3)
(4)
(5)
(6) 
 (11)
3-KHTN1.1
4-KHTN1.2
5-KHTN1.4
6-KHTN1.4
11-PC 1
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
- Nhiệt độ càng cao phân tử chuyển động càng nhanh và ngược lại.
- PP trực quan
- PP giải quyết vấn đề
- PP dạy học hợp tác
KTDH: Khăn trải bàn
- PP quan sát
- PP đánh giá sản phẩm học tập
- Phiếu học tập
- Tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập (Rubric)
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
Dưới đây là cấu trúc một hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các chất được cấu tạo như thế nào? ( 45 phút)
1.1. Mục tiêu:
(1) : 1-KHTN1.1
(2) : 2-KHTN1.1
(5) : 5-KHTN1.4
(7) : 7-KHTN1.7
(8) : 8-KHTN2.4
(9) : 9-TC1.1
(10) : 10-HT2.1
1. 2. Tổ chức hoạt động 
- GV làm thí nghiệm đổ nhẹ 50cm3 rượu (có nồng độ không quá cao) theo thành bình vào bình chia độ đựng 50cm3 nước để thấy thể tích hỗn hợp rượu và nước là 100cm3, sau đó lắc mạnh hoặc dùng que khuấy cho rượu và nước hoà lẫn vào nhau.
- Học sinh quan sát giáo viên làm thí nghiệm.
- GV: Gọi 2, 3 HS đọc lại kết quả thể tích hỗn hợp.
- Cá nhân đọc kết quả.
GV ghi kết quả thể tích hỗn hợp trên bảng.
Hs theo dõi kết quả thể tích hỗn hợp trên bảng
- GV: Gọi HS so sánh thể tích hỗn hợp và tổng thể tích ban đầu của rượu và nước. 
- Hs trả lời câu hỏi.
- GV đặt vấn đề: Vậy phần thể tích hao hụt của hỗn hợp đó đã biến đi đâu? 
- Học sinh đưa ra các dự đoán câu trả lời.
- GV: Bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. 
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
-Yêu cầu HS HĐ cá nhân; vận dụng kiến thức đã học ở phần cấu tạo chất môn Hóa L8. Yêu cầu HS hoàn thành bảng kiểm
BẢNG KIỂM
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
ĐÚNG 
SAI
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
- GV thông báo cho HS những thông tin về cấu tạo hạt của vật chất.
- Hướng dẫn quan sát h19.2 và H19.3, nhận xét? 
- GV thông báo phần: “Có thể em chưa biết” để thấy được nguyên tử, phân tử vô cùng nhỏ bé.
- Học sinh quan sát lắng nghe, ghi nhớ, tiếp nhận nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
Giáo viên yêu cầu cá nhân học sinh quan sát nghiên cứu thực hiện và trả lời câu hỏi
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm .
Câu hỏi
Trả lời
- Các chất có liền một khối hay không?
- Tại sao các chất có vẻ như liền một khối?
- Giữa các nguyên tử, phân tử có đặc điểm gì?
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu 2, 3 cá nhân báo cáo câu trả lời
- Giáo viên yêu cầu cá nhân HS nhận xét lẫn nhau, thảo luận.
- Cá nhân HS trình bày:
 + Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt, đó là nguyên tử và phân tử (nguyên tử là hạt không thể phân chia trong phản ứng hóa học còn phân tử là 1 nhóm các nguyên tử kết hợp lại).
 + Các nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất vô cùng nhỏ bé nên các chất có vẻ liền như một khối.
- HS thảo luận, nhận xét lẫn nhau
Bước 4. Đánh giá kết quả:
- Giáo viên đánh giá, góp ý.
- Đưa ra thống nhât chung.
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt được gọi là nguyên tử, phân tử.
- Phân tử là 1 nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
- Các hạt rất nhỏ nên mắt thường không nhìn thấy được.
 - Giữa các nguyên tử phân tử có khoảng cách.
+ Thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích ban đầu.
- Học sinh quan sát, lắng nghe và ghi nội dung vào vở.
1.3. Sản phẩm học tập
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
ĐÚNG 
SAI
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
X
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
X
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm .
Câu hỏi
Trả lời
- Các chất có liền một khối hay không?
- Tại sao các chất có vẻ như liền một khối?
- Giữa các nguyên tử, phân tử có đặc điểm gì?
 + Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt, đó là nguyên tử và phân tử (nguyên tử là hạt không thể phân chia trong phản ứng hóa học còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại).
 + Các nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất vô cùng nhỏ bé nên các chất có vẻ liền như một khối.
 + Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
=> Qua đó học sinh giải thích được: Giữa các phân tử rượu và phân tử nước đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì thế thể tích của hỗn hợp giảm. 
1.4. Phương án đánh giá
Tiêu chí đánh giá
MỨC 1
MỨC 2
MỨC 3
Cấu tạo của các chất
Trả lời được các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử.
Biết được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Giải thích được giữa các phân tử rượu và phân tử nước đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì thế thể tích của hỗn hợp giảm. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? (45 phút)
 3.1. Mục tiêu hoạt động
(3) : 3-KHTN1.1
(4) : 4-KHTN1.2
(5) : 5-KHTN1.4
(6) : 6-KHTN1.4
(11) : 11-PC 1
(12) : 12-PC 2
 3.2. Tổ chức hoạt động
 3.2.1. Thí nghiệm Bơ-rao. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
 Bước 1. Giao nhiệm vụ:
 - GV mô tả thí nghiệm Bơrao và yêu cầu HS quan sát H20.2 (SGK)
 - HS quan sát và ghi vở thí nghiệm Bơrao
 - Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết, phân tử vô cùng nhỏ bé, để có thể giải thích được chuyển động của hạt phấn hoa (thí nghiệm Bơrao) chúng ta dựa sự tương tự chuyển động của quả bóng được mô tả ở phần mở bài.
 - GV yêu cầu học sinh tư duy cá nhân, trả lời các câu hỏi C1, C2, C3.
 - HS trả lời và thảo luận để tìm ra câu trả lời chính xác cho câu C1, C2, C3 (Trang 71, 72 trong sách giáo khoa).
 - GV yêu cầu quan sát H20.2 và H20.3, thông báo về Anhxtanh- người giải thích đầy đủ và chính xác thí nghiệm của Bơrao là do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.
 - Quan sát H20.2 và H20.3 để giải thích thí nghiệm Bơrao.
 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
Giáo viên yêu cầu các cá nhân hs thực hiện và trả lời các câu hỏi.
 - HS quan sát và ghi vở thí nghiệm Bơrao.
 - HS trả lời và thảo luận để tìm ra câu trả lời chính xác cho câu C1, C2, C3 (T7, 72 trong sách giáo khoa).
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi
Câu trả lời
C1: Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm Bơ-rao?
C2: các học sinh tương tự với những hạt nào trong thí nghiệm Bơ-rao?
C3: Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động?
 - Quan sát H20.2 và H20.3 để giải thích thí nghiệm Bơrao.
 Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận:
 - Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu cá nhân hs trả lời
 - Thí nghiệm Bơrao: Quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, phát hiện được chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. 
 - Giáo viên yêu cầu các hs nhận xét lẫn nhau 
 - HS thảo luận chung toàn lớp. 
 Bước 4. Đánh giá kết quả:
 - Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét quá trình làm việc các nhóm.
 - GV chú ý phát hiện các câu trả lời chưa đúng để cả lớp phân tích tìm câu trả lời chính xác.
 - GV chốt kiến thức đúng.
 Học sinh quan sát và ghi nội dung vào vở.
 3.2.2. Chuyển động phân tử và nhiệt độ
 Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- GV thông báo: Trong thí nghiệm của Bơrao, nếu tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa càng nhanh. Điều đó cho phép chúng ta rút ra nhận xét thế nào về mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động của các phân tử?
- Điều khiển HS phát biểu và rút ra kết luận
- Yêu cầu tìm hiểu thêm thông tin ở phần Có thể em chưa biết
 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
 Giáo viên yêu cầu các cá nhân hs thực hiện và trả lời các câu hỏi
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu hỏi
Câu trả lời
Em nhận xét thế nào về mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động của các phân tử?
- HS giải thích kết quả thí nghiệm.
- Rút ra kết luận.
- Đọc thông tin phần “Có thể em chưa biết”.
 Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận:
 - Giáo viên yêu cầu cá nhân hs trả lời.
 Hs báo cáo kết quả
 Giải thích: Khi nhiệt độ của nước tăng thì chuyển động của các phân tử nước càng nhanh và va đập vào các hạt phấn hoa càng mạnh làm các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh.
 - Giáo viên yêu cầu các hs nhận xét lẫn nhau.
 - Cá nhân hs lắng nghe, nhận xét lẫn nhau.
 Bước 4. Đánh giá kết quả:
 - Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét quá trình làm việc các nhóm.
 - Đưa ra thống nhât chung.
 Học sinh quan sát và ghi nội dung vào vở.
 3.3. Sản phẩm học tập:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi
Câu trả lời
C1: Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm Bơ-rao?
C2: các học sinh tương tự với những hạt nào trong thí nghiệm Bơ-rao?
C3: Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động?
C1: Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa.
C2: Các học sinh tương tự với các phân tử nước.
C3: Các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu hỏi
Câu trả lời
 Em nhận xét thế nào về mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động của các phân tử?
 Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh (gọi là chuyển động nhiệt).
3.4. Phương án đánh giá
Tiêu chí đánh giá
MỨC 1
MỨC 2
MỨC 3
Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
HS trả lời được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
HS biết được nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh (gọi là chuyển động nhiệt).
HS giải thích được các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 
NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI 
 - Trình bày được các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữ các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
 - Biết được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh (gọi là chuyển động nhiệt).
 - Giải thích được các hiện tượng “Tại sao trong nước ao, hồ, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
 B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
BẢNG KIỂM
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
ĐÚNG 
SAI
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
X
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
X
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm .
Câu hỏi
Trả lời
- Các chất có liền một khối hay không?
- Tại sao các chất có vẻ như liền một khối?
- Giữa các nguyên tử, phân tử có đặc điểm gì?
 + Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt, đó là nguyên tử và phân tử (nguyên tử là hạt không thể phân chia trong phản ứng hóa học còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại).
 + Các nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất vô cùng nhỏ bé nên các chất có vẻ liền như một khối.
 + Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Tiêu chí đánh giá hoạt động 1
Tiêu chí đánh giá
MỨC 1
MỨC 2
MỨC 3
Cấu tạo của các chất
Trả lời được các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử.
Biết được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Giải thích được giữa các phân tử rượu và phân tử nước đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại. Vì thế thể tích của hỗn hợp giảm. 
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi
Câu trả lời
C1: Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm Bơ-rao?
C2: các học sinh tương tự với những hạt nào trong thí nghiệm Bơ-rao?
C3: Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động?
C1: Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa.
C2: Các học sinh tương tự với các phân tử nước.
C3: Các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu hỏi
Câu trả lời
 Em nhận xét thế nào về mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động của các phân tử?
 Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh (gọi là chuyển động nhiệt).
Tiêu chí đánh giá hoạt động 2
Tiêu chí đánh giá
MỨC 1
MỨC 2
MỨC 3
Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
HS trả lời được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
HS biết được nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh (gọi là chuyển động nhiệt).
HS giải thích được các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_hoa_hoc_lop_8_cau_tao_phan_tu_cua_cac_c.docx