Báo cáo biện pháp Một vài kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán

- Giáo viên cần biên soạn giáo trình bồi giỏi, nội dung bồi giỏi rõ ràng, cụ thể , chi tiết theo từng mảng kiến thức. Mỗi phần kiến thức trọng tâm được phân chia theo từng chương, từng chủ đề và nhất thiết phải theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần. Sau mỗi chủ đề cần có bài tập thực hành để củng cố kiến thức

- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm các tài liệu , sách vở phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Giáo viên giới thiệu tài liệu thông qua các sách bồi giỏi , các địa chỉ trên mạng để các em có thể tự học, tự nghiên cứu bổ sung kiến thức.

 - Giáo viên sưu tầm tài liệu bồi dưỡng, các bộ đề thi cấp Huyện, Tỉnh của những năm trước hoặc ở các tỉnh khác hoặc tìm kiếm trên inrtenet thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề, tham khảo các tài liệu.

 

doc 4 trang Thảo Ly 18/08/2023 1840
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một vài kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một vài kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán

Báo cáo biện pháp Một vài kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán
CHUYÊN ĐỀ: “ MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TOÁN 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương và đất nước nói chung. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó, Tổ Toán- Lý - Công nghệ đã xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học. Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Trong những năm gần đây, cá nhân tôi đã được nhà trường và tổ chuyên môn phân công nhiệm vụ ôn thi học sinh giỏi bộ môn Toán, qua các kỳ thi HSG cấp Huyện, cấp Tỉnh, tôi đã đạt được những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi HSG chung của toàn trường. Để đạt được thành công đó bản thân cũng đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: 
 1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG.
- Trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tương đối đầy đủ giúp cho việc dạy và học.
- Học sinh tham gia bồi giỏi đều là học sinh chăm ngoan, chịu khó tìm tòi, học hỏi.
2. Khó khăn: 
- Bản thân vừa dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do đó cường độ làm việc quá tải và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
- Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại phải học thêm những môn khác, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên rất hạn chế về thời gian tự học nên các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi dưỡng HSG.
- PHHS thì còn ít quan tâm đến việc học của con em đa số là khoán trắng cho nhà trường.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng phải tự soạn chương trình dạy theo kinh nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
II. MỘT VÀI KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG
Từ những kết quả đạt được qua các kỳ thi, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng HSG thể hiện qua các bước thực hiện như sau :
Phát hiện, lựa chọn học sinh giỏi
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên và quan trọng nhất là khâu phát hiện và tuyển chọn học sinh. Việc phát hiện học sinh giỏi chủ yếu thông qua đánh giá thường xuyên của giáo viên và kết quả các kì thi.
Giáo viên nên lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học thông qua việc trao đổi với giáo viên giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học tiếp theo.
2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi:
-  Căn cứ vào thời gian bắt đầu ôn thi và thời điểm học sinh dự thi, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp với từng bộ môn của mình.
- Xây dựng kế hoạch theo từng chủ đề, phân chia thời lượng từng chủ đề cho phù hợp , các bài tập cần bám sát vào cấu trúc đề thi HSG các năm qua để xây dựng kế hoạch sao cho đúng trọng tâm kiến thức . 
- Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cần được tiến hành thường xuyên cả trên lớp và các buổi khác, bằng nhiều hình thức thích hợp.
3. Tài liệu- chương trình bồi dưỡng
- Giáo viên cần biên soạn giáo trình bồi giỏi, nội dung bồi giỏi rõ ràng, cụ thể , chi tiết theo từng mảng kiến thức. Mỗi phần kiến thức trọng tâm được phân chia theo từng chương, từng chủ đề và nhất thiết phải theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần. Sau mỗi chủ đề cần có bài tập thực hành để củng cố kiến thức
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm các tài liệu , sách vở phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Giáo viên giới thiệu tài liệu thông qua các sách bồi giỏi , các địa chỉ trên mạng để các em có thể tự học, tự nghiên cứu bổ sung kiến thức.
 - Giáo viên sưu tầm tài liệu bồi dưỡng, các bộ đề thi cấp Huyện, Tỉnh của những năm trước hoặc ở các tỉnh khác hoặc tìm kiếm trên inrtenet thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em  tiếp xúc làm quen với các dạng đề, tham khảo các tài liệu.
4. Thời gian bồi dưỡng
- Để bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả cần có kế hoạch bồi dưỡng liên tục và đều đặn. Tốt nhất nên lựa chọn đội tuyển trước khi nghỉ hè và giao tài liệu để cho các em đọc và nghiên cứu trước trong thời gian hè. Sau đó nên bắt đầu ôn luyện vào đầu năm học. 
- Thời gian ôn luyện từ 2 buổi đến 3 buổi trong 1 tuần. Có thể tăng lên tùy theo tính chất công việc của từng giáo viên.
5. Quy trình bồi dưỡng
- Dạy học sinh theo từng chủ đề , với mỗi chủ đề cần có kế hoạch bồi dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Dạy lý thuyết trước sau đó làm bài tập thực hành từ đơn giản đến nâng cao. Sau mỗi buổi học cần giao một số bài tập để các em về nhà suy nghĩ
- Đầu tiên cho học sinh làm các bài tập được biên soạn trong giáo trình, sau đó đến các bài tập sưu tầm trong sách tham khảo hay tìm trên mạng. 
- Khi các em đã thành thạo và nắm hết các chủ đề thì giáo viên cho học sinh giải đề thi của các năm qua, đề thi của các tỉnh khác nhằm giúp các em làm quen với các dạng đề thi từ đó hình thành kĩ năng cho học sinh khi làm đề thi.
6. Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Học sinh tự đánh giá: Học sinh tự tìm lỗi trong bài làm của mình và tự tìm hướng khắc phục lỗi.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau: Học sinh tìm chỗ sai của bạn và hướng dẫn bạn sửa lỗi
- Giáo viên đánh giá học sinh: Giáo viên tìm lỗi và hướng dẫn học sinh sửa lỗi.
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
	Qua thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi Toán bản thân có một số đề xuất, kiến nghị như sau:
	- Nhà trường cần tăng cường sách nâng cao, tài liệu tham khảo cho giáo viên được phân công giảng dạy
	- Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức từ đồng nghiệp để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thời đại
IV. KẾT LUẬN
Tóm lại, muốn đạt được kết quả tốt trong công tác bồi dưỡng HSG thì đối với người học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập, phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi. Bên cạnh đó còn đòi hỏi người học sinh phải cần cù tích lũy và chăm chỉ rèn luyện, ngoài luyện sách giáo khoa học sinh cần luyện thêm ở sách tham khảo và các tài liệu khác. Đối với người giáo viên cũng phải thường xuyên học hỏi, tự trau dồi nâng cao trình độ , phải liên tục cập nhật nâng cao kiến thức để theo kịp những đổi mới về phương pháp giảng dạy cũng như các yêu cầu của các kỳ thi học sinh giỏi. 
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân đã rút ra được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi của mình. Rất mong sự đóng góp chân thành của các đồng chí, đồng nghiệp để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả cao hơn góp phần nâng cao thành tích của nhà trường và sự nghiệp giáo dục của địa phương.
Cuối cùng xin kính chúc các đồng chí luôn mạnh khỏe và thành công trong công tác. Chúc đại hội thành công tốt đẹp. Xin chân thành cám ơn !	
Người viết 	 Nguyễn Thảo Mai Chi

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_vai_kinh_nghiem_ve_cong_tac_boi_duong.doc