Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn ngữ văn

Thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá và nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn, bắt đầu từ năm học 2013-2014, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có Công văn hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2014 môn Ngữ văn. Trong đó nêu rõ đề thi gồm hai phần: phần đọc hiểu và phần viết. Nghĩa là đề thi chú trọng vào hai kĩ năng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng tạo lập văn bản. Phần đọc hiểu chiếm 3.0 điểm trong tổng số 10 điểm của toàn bài thi. Như vậy, phần đọc hiểu chiếm vị trí quan trọng, góp phần quyết định điểm cao hay thấp cho bài thi. Nếu học sinh làm không tốt phần này thì điểm toàn bài dù có tốt mấy cũng chỉ đạt khoảng 6,0 điểm. Ngược lại nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em sẽ có nhiều cơ hội đạt điểm khá giỏi. Theo đó, trong các bài kiểm tra định kì (Bài viết và kiểm tra học kì), cả kiểm tra thường xuyên, để rèn luyện cho học sinh, đa phần giáo viên các trường đều cho đề kiểm tra có phần đọc hiểu. Chính vì vậy, đọc hiểu trở thành một phần quan trọng để nâng cao điểm số cho các bài kiểm tra. Trong chương trình giáo khoa lại chưa biên soạn phần riêng dạy học sinh kĩ năng làm bài đọc hiểu.

doc 23 trang Thảo Ly 17/08/2023 4100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn ngữ văn
Đề tài: HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN LUYỆN PHẦN ĐỌC HIỂU TRONG ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
GV: Nguyễn Thị Hồng Thúy
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá và nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn, bắt đầu từ năm học 2013-2014, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có Công văn hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2014 môn Ngữ văn. Trong đó nêu rõ đề thi gồm hai phần: phần đọc hiểu và phần viết. Nghĩa là đề thi chú trọng vào hai kĩ năng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng tạo lập văn bản. Phần đọc hiểu chiếm 3.0 điểm trong tổng số 10 điểm của toàn bài thi. Như vậy, phần đọc hiểu chiếm vị trí quan trọng, góp phần quyết định điểm cao hay thấp cho bài thi. Nếu học sinh làm không tốt phần này thì điểm toàn bài dù có tốt mấy cũng chỉ đạt khoảng 6,0 điểm. Ngược lại nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em sẽ có nhiều cơ hội đạt điểm khá giỏi. Theo đó, trong các bài kiểm tra định kì (Bài viết và kiểm tra học kì), cả kiểm tra thường xuyên, để rèn luyện cho học sinh, đa phần giáo viên các trường đều cho đề kiểm tra có phần đọc hiểu. Chính vì vậy, đọc hiểu trở thành một phần quan trọng để nâng cao điểm số cho các bài kiểm tra. Trong chương trình giáo khoa lại chưa biên soạn phần riêng dạy học sinh kĩ năng làm bài đọc hiểu. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ văn.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, người viết muốn đưa ra một số giải pháp giúp học sinh làm tốt phần đọc hiểu trong đề kiểm tra. 
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp kiểm tra - đánh giá.
III. Giới hạn của đề tài
Đề tài nghiên cứu Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ văn, Ngữ văn 12, chương trình cơ bản.
IV. Kế hoạch thực hiện
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng từ đầu năm học 2019 - 2020 trên cơ sở những tiết dạy thực tế ở trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Thiện Thành.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Tháng 10/2013) đã thông qua Nghị quyết 29 – NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ giáo dục đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: chuẩn bị đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
 Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn
số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung
học phổ thông năm 2014, trong đó có nội dung: Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần là đọc hiểu và làm văn. Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở giáo dục, các trường lưu ý việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT. 
Ngày 15/04/2014, Bộ GD & ĐT gửi văn bản đến các Sở GD&ĐT, các trường THPT trong cả nước về hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp cho học sinh THPT. Đây là xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ kiến thức của học sinh chuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh. Từ đó dạng câu hỏi đọc hiểu bắt đầu được đưa vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới.  
Để kì thi tốt nghiệp THPT đạt chất lượng, các trường THPT, tổ chuyên môn bám sát cấu trúc đề Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa ra. Vì thế, đề kiểm tra thường xuyên và định kì có phần đọc hiểu. Đặc biệt trong kiểm tra định kì phần đọc hiểu chiếm 3/10 điểm. 
II. Cơ sở thực tiễn
Thực tế trong trường Trung học phổ thông, đề kiểm tra học kì, kiểm tra định kì và đôi khi đề kiểm tra thường xuyên đều có câu hỏi đọc hiểu. Kiến thức phần đọc hiểu rất rộng, dạng câu hỏi phong phú, bao gồm cả phần Tiếng Viết, văn học, làm văn,dàn trải từ Trung học cơ sở đến hết Trung học phổ thông. Do đó, học sinh phải biết huy động kiến thức học các lớp dưới một cách hệ thống. Đối với học sinh việc này khá khó, mất nhiều thời gian. Vì vậy, học sinh cần được hướng dẫn ôn luyện phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ văn.
III. Thực trạng
Phần đọc hiểu là một phần tất yếu trong đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn của học sinh. Phần này chiếm số điểm nhất định (3/10 điểm). 
 Chương trình trong sách giáo khoa chưa có phần riêng để hướng dẫn giải các bài tập dạng đọc hiểu. Một vài thầy cô giáo vẫn còn để học sinh tự ôn tập phần này, chưa có hướng dẫn cách giải cụ thể, chưa soạn hệ thống bài tập để học sinh luyện tập. 
Nhiều học sinh còn mất kiến thức cơ bản về Tiếng Việt, về văn học và chưa tiệm cận các bài đọc hiểu ngoài chương trình. Ở lớp, các em học theo chương trình, về nhà, chưa đầu tư luyện giải các bài tập đọc hiểu.
IV. Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1. Hệ thống lại những kiến thức liên quan đến phần đọc hiểu
Các kiến thức lý thuyết được cô đọng bằng sơ đồ, biểu bảng ngắn gọn nhất. Học sinh có thể phân biệt rõ ràng sự khác biệt để nhận diện một cách chính xác: các phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ, phép liên kết (phép kiên kết về hình thức), cách trình bày đoạn văn (phương thức lập luận), thao tác lập luận, các thể thơ
STT
Phong cách ngôn ngữ
Đặc điểm nhận diện
1
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu
2
Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn)
Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.
3
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội
4
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện
5
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
 Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốttrao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân
6
Phong cách ngôn ngữ hành chính
Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.
Phương thức biểu đạt
Khái niệm
Dấu hiệu nhận biết
Thể loại
Tự sự 
- Dùng ngôn ngữ để kể lại một hoặc một chuỗi các sự kiện, có mở đầu, kết thúc
- Ngoài ra còn dùng để khắc họa nhân vật (tính cách, tâm lí...) hoặc quá trình nhận thức của con người
- Có sự kiện, cốt truyện
- Có diễn biến câu chuyện
- Có nhân vật
- Có các câu trần thuật/đối thoại
- Bản tin báo chí
- Bản tường thuật, tường trình
- Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết)
Miêu tả
Dùng ngôn ngữ để tái hiện lại những đặc điểm, tính chất, nội tâm của người, sự vật, hiện tượng
- Các câu văn miêu tả
- Từ ngữ sử dụng chủ yếu là tính từ
- Văn tả cảnh, tả người, vật...
- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
Thuyết minh
Trình bày, giới thiệu các thông tin, hiểu biết, đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng
- Các câu văn miêu tả đặc điểm, tính chất của đối tượng
- Có thể là những số liệu chứng minh
- Thuyết minh sản phẩm
- Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật
- Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học.
Biểu cảm
Dùng ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc, thái độ về thế giới xung quanh
- Câu thơ, văn bộc lộ cảm xúc của người viết
- Có các từ ngữ thể hiện cảm xúc: ơi, ôi....
- Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn
- Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút.
Nghị luận
Dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
- Có vấn đề nghị luận và quan điểm của người viết
- Từ ngữ thường mang tính khái quát cao (nêu chân lí, quy luật)
- Sử dụng các thao tác: lập luận, giải thích, chứng minh
- Cáo, hịch, chiếu, biểu.
- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.
- Sách lí luận.
- Tranh luận về một vấn đề trính trị, xã hội, văn hóa.
Hành chính - công vụ
Là phương thức giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí. 
- Hợp đồng, hóa đơn...
- Đơn từ, chứng chỉ...
(Phương thức và phong cách hành chính công vụ thường không xuất hiện trong bài đọc hiểu)
- Đơn từ
- Báo cáo
STT
Thao tác lập luận
Khái niệm và dấu hiệu nhận biết
1
Giải thích
Dùng lí lẽ để cắt nghĩa, giảng giải sự vật, hiện tượng, khái niệm giúp người đọc, người nghe hiểu đúng ý của mình.
2 
Phân tích
Chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
3 
Chứng minh
Đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề đó. (Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.)
4 
So sánh
Đặt đối tượng trong mối tương quan, cái nhìn đôi sánh để thấy đặc điểm, tính chất của nó
5
Bình luận
Đánh giá hiện tượng, vấn đề tốt/xấu, đúng/sai... 
6 
Bác bỏ
Trao đổi, tranh luận để bác bỏ những ý kiến sai lệch 
STT
Thể thơ
Đặc điểm nhận biết
1
5 chữ (ngũ ngôn) 
- Mỗi câu thường có 5 chữ
- Thường được chia thành nhiều khổ nhỏ, mỗi khổ gồm 4 dòng thơ.
2
Song thất lục bát
- Mỗi đoạn có 4 câu
- 2  câu đầu mỗi câu 7 chữ; câu thứ ba 6 chữ, câu thứ tư 8 chữ.
3 
Lục bát
- Một câu 6 chữ rồi đến một câu 8 chữ cứ thế nối liền nhau
- Thường bắt đầu bằng câu 6 chữ và kết thúc bằng câu 8 chữ
4
Thất ngôn bát cú Đường luật
- Câu 1 và 2 là phá đề và thừa đề.
- Câu 3 và 4 là Thực dùng để giải thíc ... trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời. 
 (Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo 
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì?
Câu 3. Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì ? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.
Câu 4. Theo em, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào ? 
Đáp án:
Câu 1. Tự sự và nghị luận
Câu 2. Vết đen tượng trưng cho những lỗi lầm đã mắc phải.
Câu 3. Khi đánh giá một người cần có cái nhìn toàn diện. Đặc biệt nên nhìn vào những ưu điểm của họ.
HS đặt nhan đề phù hợp nội dung
Câu 4. Cách đánh giá con người phiến diện, một phía, chủ quan,,,Điều đó không nên.
Bài 8. Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
 Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ [] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất đi nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lầy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ này nhưng rất có thể là khởi đầu một công cuộc lớn. (Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trich trên ?
Câu 2.Vì sao tác giả nói rằng “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa” ?
Câu 3. Theo em việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích là gì?
Câu 4. Nêu thông điệp mà tác giả gởi gắm qua đoạn trích?
Đáp án:
Câu 1. Nghị luận
Câu 2. Vì khi không đọc sách thì đời sống tinh thần con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất đi nền tảng. 
Câu 3. Việc nhỏ là vận động đọc sách và gây dựng tủ sách trong mỗi gia đình, mỗi người có thể tự đọc vài chục dòng mỗi ngày đến một cuốn sách trong một năm.
 Công việc lớn: đọc sách trở thành ý thức, thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội, phấn đấu đưa việc đọc sách trở thành văn hóa của quốc gia, dân tộc. 
Câu 4. Thông điệp: từ việc khẳng định đọc sách là biểu hiện của con người có cuộc sống trí tuệ, không đọc sách sẽ có nhiều tác hại, tác giả đưa ra lời đề nghị về phong trào đọc sách ở mọi người.
Bài 9. Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Không ai có thể tránh khỏi nghịch cảnh của đời người. Vậy vào những lúc ấy, ta cần phải đối đãi ra sao? Nghịch cảnh là cái bẫy, nhưng nó không phải là cái bẫy đáng sợ nhất. Những người có thể đứng dậy trong nghịch cảnh mới là vĩ đại thật sự. Nghị lực xuất phát ra trong tình cảnh tuyệt vọng mới phát huy được sức mạnh nội tại tiềm ẩn trong con người.
(2) Nếu không có loại phấn đấu này, người ta sẽ không bao giờ phát hiện được năng lực tiềm ẩn thật sự của mình. Con người nếu không gặp phải nghịch cảnh, sống vô cùng thoải mái, vô ưu vô lo thì cũng chẳng bao giờ phát hiện ra khả năng tiềm ẩn thật sự bên trong của mình. Nếu muốn kiểm nghiệm phẩm cách của một người, cách tốt nhất là xem thái độ của anh ta trong nghịch cảnh ra sao. Thất bại cũng chính là cơ hội để ta bước đến một vị trí cao hơn. Điều mà bất cứ người thành công nào nhớ đến đầu tiên không phải là thành tựu mà là thất bại của họ. Những trải nghiệm đau khổ trong nghịch cảnh khiến họ tạc dạ, ghi lòng. Sở dĩ họ thành công được chính là bởi biết đối mặt và chinh phục nghịch cảnh.
(
Câu 1. Loại phấn đấu mà tác giả đề cập trong đoạn (1) là gì? 
Câu 2. Theo tác giả, cách tốt nhất khi muốn kiểm nghiệm phẩm cách của một người là gì?
Câu 3. Theo anh/chị tại sao tác giả cho rằng Điều mà bất cứ người thành công nào nhớ đến đầu tiên không phải là thành tựu mà là thất bại của họ?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả Nghịch cảnh là cái bẫy, nhưng nó không phải là cái bẫy đáng sợ nhất? Vì sao? 
Đáp án:
Câu 1. Loại phấn đấu mà tác giả đề cập trong đoạn (1) là đứng dậy trong nghịch cảnh / Nghị lực xuất phát ra trong tình cảnh tuyệt vọng
Câu 2. Theo tác giả, cách tốt nhất khi muốn kiểm nghiệm phẩm cách của một người là là xem thái độ của anh ta trong nghịch cảnh ra sao.
Câu 3. Theo anh/chị tại sao tác giả cho rằng Điều mà bất cứ người thành công nào nhớ đến đầu tiên không phải là thành tựu mà là thất bại của họ vì thất bại đã nâng cao giá trị của thành tựu mà họ đạt được, cho thấy ý chí, nghị lực và bản lĩnh của họ.
Câu 4. Có thể đồng tình hoặc không đồng tình và lí giải hợp lí.
Bài 10. Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
	Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.
	Tôi xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.
Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của Harry Poter, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”
	Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để vươn tới thành công.
	 (Trích Tại sao lại chần chừ?. Tác giả Teo Aik Cher, người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr.39,40)
Câu 1. Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà người thành công luôn dùng được nêu trong đoạn trích? 
Câu 2. Theo anh/chị, suy nghĩ tích cực về thất bại được nói đến trong đọan trích được hiểu là gì? 
Câu 3. Tác giả nêu mấy dẫn chứng trong đoạn trích? Tác dụng của những dẫn chứng đó? 
Câu 4.. Anh/chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn là cái cớ để ta chần chừ không? Vì sao?
Đáp án
Câu 1. Mặt tích cực của thất bại mà người thành công luôn dùng: Thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.
Câu 2. Suy nghĩ tích cực về thất bại được nói đến trong đọan trích được hiểu là: khi thất bại không nản lòng, từ thất bại mà rút ra bài học, kinh nghiệm để vươn tới thành công.
Câu 3. Có 3 dẫn chứng. Tác dụng:
Tăng sức thuyết phục người đọc.
Khẳng định ai thành công cũng từng trải qua thất bại. Từ trong thất bại họ mới vươn tới thành công.
Câu 4. Có thể lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý
 Gợi ý:
 Đồng ý. Vì Con người hay mang tâm lí sợ hãi. Khi gặp thất bại sẽ ngại đi tiếp, 
chần chừ hoặc bỏ cuộc.
V. Hiệu quả áp dụng
Qua ứng dụng Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ văn, tôi nhận thấy học sinh nắm rõ và chắc về kiến thức nền đã học các lớp dưới. Các em nhận ra các cấp độ câu hỏi, có định hướng và kĩ năng làm bài tốt. Kiểm tra giữa lớp đã ôn luyện phần đọc hiểu và lớp chưa ôn luyện phần này cho kết quả như sau:
Lớp
SS
Giỏi (%)
Khá (%)
Trung bình (%)
Yếu (%)
Kém (%)
12A3
(Đã ôn luyện phần đọc hiểu)
30
23
(76,7%)
7
(23,3%)
00
00
00
12A2
(Chưa ôn luyện phần đọc hiểu))
33
5
(15,2%)
20
(60,6%)
8
(24,2%)
00
00
C. KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa đề tài đối với công tác giảng dạy và học tập:
Qua việc tổ chức Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ văn, bản thân tôi rút ra được một số điều như sau:
- Giáo viên kiểm tra và hệ thống toàn bộ kiến thức nền của phân môn Tiếng Việt, văn học và làm văn học sinh đã học ở Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Cùng với đó là xây dựng hệ thống bài tập, hướng dẫn cách giải, giúp học sinh biết trả lời đối với từng cấp độ câu hỏi, tạo cơ hội cho học sinh luyện tập giải bài cụ thể. 
- Học sinh nắm lại kiến thức lý thuyết một cách hệ thống, biết cách trả lời đối với từng cấp độ câu hỏi trong phần đọc hiểu, luyện tập giải bài tập, tạo kĩ năng làm bài tốt.
II. Khả năng áp dụng:
Đề tài được nghiên cứu áp dụng dạy ôn tập giải bài tập đọc hiểu cho đề kiểm tra, Ngữ văn khối 12, trường THPT chuyên Nguyễn Thiện Thành.
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
Cần định hướng học sinh tự ôn tập kiến thức lý thuyết, tăng cường giải bài tập. Giáo viên đóng vai trò định hướng, hướng dẫn.
Nên tăng cường ôn tập, định hướng cho học sinh làm bài tập đọc hiểu ở nhiều khối lớp.
IV. Đề xuất, kiến nghị
Nhà trường cần sắp xếp thêm tiết dạy để giáo viên có thể tăng cường ôn tập phần giải bài tập đọc hiểu.
Giáo viên nên tăng cường rèn luyện kĩ năng giải bài tập đọc hiểu cho học sinh, cung cấp bài tập để học sinh làm thêm ở nhà.
Học sinh cần dành thời gian ôn tập kiến thức nền và tích lũy vốn sống để có thể giải quyết tốt bài tập đọc hiểu trong đề kiểm tra.
Trên đây là những ý kiến nhỏ của bản thân, được đúc rút từ việc giảng dạy trong những năm qua. Sáng kiến chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Rất mong được các thầy cô, những bạn đồng nghiệp thông cảm, đóng góp ý kiến bổ sung để bài viết hoàn chỉnh và tiếp tục áp dụng hiệu quả hơn.
 Trà Vinh, ngày 28 tháng 12 năm 2019
 Người viết sáng kiến kinh nghiệm
 Nguyễn Thị Hồng Thúy

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_on_luyen_phan_doc_h.doc