Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần mềm logo

Tin học được đưa vào chương trình tiểu học là môn học tự chọn, nhằm giúp các em có kiến thức và kỹ năng sử dụng máy vi tính để các em bắt kịp với thời đại công nghệ thông tin phát triển vũ bão như hiện nay.

Cùng với việc môn tin học được đưa vào chương trình tiểu học, thì một sân chơi mới mẻ, hấp dẫn được phát triển - hội thi “Tin học trẻ” hứa hẹn là: Một ngày hội lớn cho những ai yêu thích tin học, cũng như là một thách thức cho các thí sinh. Chất lượng hội thi càng ngày càng cao thì chất lượng học sinh cũng càng ngày được nâng lên. Thí sinh phải có kiến thức, kĩ năng cơ bản về máy tính vừa phải có tư duy tốt.

Trong phân phối chương trình tin học tiểu học thì phần mềm logo cũng được đưa vào chương trình giảng dạy và nó cũng là một nội dung được đưa vào hội thi “Tin học trẻ”. Phần mềm logo là một phần mềm khó đối với học sinh, nó đòi hỏi các em phải có tư duy thật tốt.

 

docx 5 trang Thảo Ly 18/08/2023 8420
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần mềm logo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần mềm logo

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần mềm logo
CHUYÊN ĐỀ MÔN TIN HỌC TỰ CHỌN LỚP 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHẦN MỀM LOGO
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tin học được đưa vào chương trình tiểu học là môn học tự chọn, nhằm giúp các em có kiến thức và kỹ năng sử dụng máy vi tính để các em bắt kịp với thời đại công nghệ thông tin phát triển vũ bão như hiện nay.
Cùng với việc môn tin học được đưa vào chương trình tiểu học, thì một sân chơi mới mẻ, hấp dẫn được phát triển - hội thi “Tin học trẻ” hứa hẹn là: Một ngày hội lớn cho những ai yêu thích tin học, cũng như là một thách thức cho các thí sinh. Chất lượng hội thi càng ngày càng cao thì chất lượng học sinh cũng càng ngày được nâng lên. Thí sinh phải có kiến thức, kĩ năng cơ bản về máy tính vừa phải có tư duy tốt.
Trong phân phối chương trình tin học tiểu học thì phần mềm logo cũng được đưa vào chương trình giảng dạy và nó cũng là một nội dung được đưa vào hội thi “Tin học trẻ”. Phần mềm logo là một phần mềm khó đối với học sinh, nó đòi hỏi các em phải có tư duy thật tốt.
Vậy làm sao để các em tiếp cận phần mềm logo một cách dễ dàng, gây được sự hứng và phát huy tư duy của các em. Đây là một thách thức cho giáo viên. Vì vậy, tôi đã chọn “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần mêm logo” làm chuyên đề thực hiện trong năm học này.
II. THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường, đó là nguồn động viên để giáo viên phấn đấu tìm tòi học hỏi nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Sự tạo điều kiện của giáo viên chủ nhiệm, các bạn đồng nghiệp.
- Học sinh có tỉnh thần ham học hỏi, tính tích cực trong học tập.
- Bản thân tôi có niêm đam mê công việc, luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ của bản thân.
2. Khó khăn:
Trong mỗi lớp học đều có một số học sinh chưa hứng thú với phần mềm logo do những nguyên nhân cơ bản sau:
+ Do các em không quen với cách viết câu lệnh.
+ Do các em tiếp thu kiến thức còn chậm.
+ Do các em chưa có học qua hình học, khái niệm hình học không gian, góc - cạnh - độ trong hình học không gian.
III. GIẢI PHÁP:
Để tạo kết quả cao trong phân môn này, điều trước tiên muốn nói là làm sao cho các em hứng thú và yêu thích môn học, học mà cảm thấy thoải mái không có sự gò bó. Vì vậy, giáo viên tin học phải tìm ra phương pháp dạy học khơi dạy sự hứng thú trong môn học, tạo cho các em có cảm giác thích thú với tin học. Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần mềm logo:
1) Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp:
VD: Trong bài Thêm một số lệnh của logo, để lôi cuốn học sinh vào bài học giáo viên gợi mở một số câu hỏi để các em tập trung vào bài học, khơi dậy sự hứng thú cho các em:
+ Các em đã biết lệnh yêu cầu rùa đi thăng. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu câu lệnh yêu cầu rùa đi lùi lại?
+ Cô có thể yêu cầu rùa biến mất hay không?
+ Làm cách nào để rùa di chuyển mà không để lại đường đi?
2) Giáo viên phải biết kết hợp giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết, học lý thuyết tốt thì thực hành sẽ tốt, cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.
VD: Trong bài Sử dụng câu lệnh lặp ở phần lý thuyết giáo viên giới thiệu cho các em cách viết câu lệnh lặp Repeat n [ câu lệnh cần lặp] nhưng vì đây là câu mẫu chung khi áp dụng vào bài tập thì cần xác định câu lệnh cần lặp và chỉ số lần lặp (n). vì vậy, giáo viên cho các em làm nhiều hình vẽ khác nhau để các em hiểu hơn về câu lệnh.
+ Yêu cầu rùa vẽ hình vuông thì câu lệnh như sau repeat 4 [ fd n rt 90]
+ Vẽ hình lục giác thì cầu lệnh là repeat 6 [ fd n rt 60]
3) Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của tin học để áp dụng vào bài giảng để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi thực hành đạt hiểu quả hơn.
4) Hệ thống các bài tập, các bài thực hành phải phù hợp với nội dung bài dạy, các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài học trước để học sinh ôn lại và vận dụng một cách nhuần nhuyễn.
VD: Trong bài Sử dụng câu lệnh lặp, các em đều phải sử dụng những câu lệnh đã được học ở những bài trước. Vậy thì phần kiểm tra bài cũ là rất quan trọng trong tiết học này.
5) Trong giờ thực hành giáo viên nên cho các em thi đua theo nhóm, sau đó các nhóm sẽ nhận xét bài của nhau để tạo được sự hào hứng và sáng tạo trong quá trình thực hành.
6) Giáo viên thường xuyên động viên các em chưa làm được, khen thưởng khích lệ các em có thành tích tốt, có tiến bộ trong học tập.
7) Giáo viên có kế hoạch bôi dưỡng nâng cao kiến thức bản thân, đáp ứng được yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách chính xác.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Thực hiện giảng dạy theo các biện pháp như đã nêu trên, tôi nhận thấy lớp học có những biến chuyển tốt.
Các em hoàn thành bài tập trong thời gian ngắn, xác định đúng câu lệnh trong từng bài tập.
Các em sử dụng các câu lệnh một cách thành thạo và yêu thích môn học.
Từ đó cho thấy các biện pháp dạy học trên giúp các em nắm vững kiến thức, tiếp thu bài nhanh, thực hành tốt.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Dựa vào những kết quả giảng dạy và thực tế thu được tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
+ Giáo viên phải biết chọn phương pháp phù hợp cho từng bài học để các em tích cực tham gia vào các hoạt động học, tạo hứng thú trong mỗi tiết học.
+ Luôn khuyến khích, động viên học sinh.
+ Giáo viên rút kinh nghiệm sau mỗi tiết để có hướng điều chỉnh kịp thời.
+ Muốn có giờ học đạt hiệu quả cao, bản thân giáo viên nhận thức được phải có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân bằng cách tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Bên cạnh tìm hiểu kiến thức chuyên môn, giáo viên cũng phải trao dồi kiến thức văn hóa.
VI. KẾT LUẬN:
Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại mới là vấn đề cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học, cả truyền thống lẫn hiện đại, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy - học. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, các em tự tay làm việc và lĩnh hội được kiến thức thì đó là phương pháp tối ưu nhất.
Trên đây là phần trình bày những kinh nghiệm trong quá trình sử dụng phương pháp giảng dạy áp dụng trong môn tin học. Phần trình bày chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong lãnh đạo cùng quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến, để việc dạy học môn khoa học đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cám ơn./.
Phú Quới, Ngày 28 tháng 02 năm 2021
Giáo viên
Đặng Thị Hoa Lâm

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_pha.docx