SKKN Sáu giải pháp giúp học sinh Lớp 5A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học
1. Cơ sở khoa học:
Như chúng ta được biết bậc Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người công dân tốt mang trong mình những phẩm chất tạo thành cốt lỗi của một nhân cách Việt Nam trong giai đoạn mới. Những phẩm chất đó là: Trí tuệ phát triển, ý chí cao, tình cảm đẹp.
Xuất phát từ yêu cầu trên, việc giảng dạy môn Toán ở bậc Tiểu học có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Trong chương trình Toán bậc Tiểu học, việc dạy các yếu tố hình học góp phần phát triển trí tuệ, rèn luyện được nhiều đức tính và phẩm chất tốt như: cẩn thận, cần cù, chu đáo, khéo léo, yêu thích sự chính xác, làm việc có kế hoạch, đồng thời giúp học sinh hình thành những biểu tượng hình học và đại lượng hình học. Đó là một điều hết sức quan trọng. Nó giúp các em định hướng trong không gian, gắn liền việc học với cuộc sống xung quanh là tiền đề để hổ trợ học các môn học khác (như Mĩ thuật, Thủ công ), là kiến thức quan trọng cho việc học lên cao. Đồng thời có thể giải quyết những bài toán thực tế xung quanh mình.
Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả giảng dạy các yếu tố hình học ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng là một việc rất cần thiết của mỗi giáo viên giảng dạy trong nhà trường để góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
Song trong thực tiễn, năng lực tư duy của học sinh tiểu học có sự khác biệt: cùng một lứa tuổi, cùng học một chương trình học như nhau nhưng hoạt động tư duy có những nét riêng đối với từng em; sự phát triển nhận thức của học sinh cùng lứa tuổi không đồng đều, lĩnh hội kiến thức trước đó thiếu vững chắc. Các em gặp khó khăn khi chuyển hình thức thao tác tư duy này sang hình thức thao tác tư duy khác. Suy luận thường máy móc hay dựa vào tương tự. Căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài suy luận thường là những khẳng định không căn cứ. Trong một chừng mực nào đó, các em có thể giải được một bài toán bằng “bắt chước” theo các mẫu đã có nhưng mơ hồ, thường hay sai lầm khi lập luận, tính toán. Khi giải các bài tập mới các em thường lao vào giải bằng cách tái hiện, máy móc, có khi không đầy đủ, có khi hỏi về lý lẽ các em không giải thích được. Đa số còn lúng túng khi trình bày lời giải, diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, chưa gọn gãy, sử dụng thuật ngữ toán học lúng túng, nhiều chỗ lẫn lộn. Hình thức trình bày bài giải toán chưa khoa học, chưa đạt yêu cầu. Xác định chưa đúng dạng toán dẫn đến giải sai hoặc nhầm lẫn cách giải dạng toán điển hình này thành dạng toán điển hình khác. Vận dụng còn nhầm lẫn công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học. Kể cả có những vấn đề vướn mắc chưa hiểu, học sinh nhờ giáo viên giải thích thì một số giáo viên có lúc cũng bị lúng túng trong việc giúp học sinh hiểu rõ tường minh vấn đề.
Vì thế, để giúp học sinh hiểu và tránh được khó khăn, sai sót trong khi giải toán có lời văn nói chung và các bài toán có nội dung hình học nói riêng, chúng ta cần giúp học sinh nắm được từng dạng toán trong chương trình cũng như các công thức hình học cần sử dụng để giải quyết. Khi chấm và chữa bài, chúng ta cần lưu ý xem học sinh có hiểu và thể hiện rõ các tình huống vận dụng của các dạng toán hay không, công thức sử dụng có đúng không,. Tức là thể hiện quá trình tư duy, suy luận; phương pháp giải quyết bài toán và kĩ năng diễn đạt trình bày.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sáu giải pháp giúp học sinh Lớp 5A, trường Tiểu học Vạn Thọ 1 rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học
A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đã và đang có những bước chuyển vĩ đại đòi hỏi mỗi người giáo viên cần phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Đồng thời người giáo viên phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Toán học là môn học bắt nguồn từ thực tế và phục vụ cho thực tiễn. Điều quan trọng của dạy học toán ở tiểu học là dạy cho học sinh nắm được các kiến thức cơ bản và biết thực hành toán học. Trong đó, kiến thức về hình học có vai trò quan trọng, góp phần giúp học sinh gắn học với hành và biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày. Vậy làm thế nào để hoàn thành nội dung dạy học các yếu tố hình học trong chương trình Toán tiểu học một cách có hiệu quả? Làm thế nào để học sinh tiểu học biết vận dụng kiến thức ở trường, chẳng hạn như tính chu vi, diện tích của một hình để từ đó vận dụng giải các bài toán thực tế? Để có câu trả lời đúng hay nói cách khác là để đạt được mục tiêu dạy học, giáo viên cần đầu tư tìm hiểu; nghiên cứu nội dung chương trình kết hợp với việc đưa ra các biện pháp phù hợp với nội dung dạy học và đối tượng học sinh. Các yếu tố hình học và các hoạt động dạy học hình học tương ứng trong chương trình Toán 5 khá phong phú, vậy nên các giáo viên cần phải đầu tư nhiều hơn nữa trong nghiên cứu để thiết kế tốt các kế hoạch dạy học. Chính vì thế, tôi đã chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Sáu giải pháp giúp học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Với đề tài sáng kiến này, mục đích nghiên cứu của bản thân tôi là: - Giới thiệu một số giải pháp của bản thân đã làm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán có nội dung hình học nói riêng và chất lượng môn Toán ở Tiểu học nói chung. - Giúp học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học từ đó làm nâng cao chất lượng học tập. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: sáu giải pháp rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1. 4. Giả thuyết nghiên cứu Với những giải pháp đã thực hiện và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp sẽ rèn được kĩ năng giải toán có nội dung hình học cho học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn thọ 1; từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận - Cơ sở khoa học. - Cơ sở thực tiễn. 5.2. Nghiên cứu thực trạng - Đặc điểm tình hình: thuận lợi và khó khăn. - Thực trạng việc học và giải toán có nội dung hình học của học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1. 5.3. Đề xuất giải pháp - Nắm chắc hệ thống ký hiệu sử dụng riêng cho hình học. - Nhớ các quy tắc, công thức, đặc điểm cơ bản của các hình. - Giúp học sinh hạn chế lỗi sai về đơn vị đo. - Nắm được phương pháp giải các bài toán dạng vận dụng. - Cần phối hợp chặt chẽ quá trình hình thành biểu tượng với việc rèn luyện kỹ năng và khai thác đúng mức các bước đó. - Áp dụng phương pháp luyện tập một số dạng bài tập hình học để học sinh có kĩ năng. 6. Phạm vi và giới hạn đề tài - Nội dung: rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học cho học sinh lớp 5. - Thời gian: từ tháng 11/2018 đến tháng 9/2019. - Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1. 7. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc sách giáo khoa Toán 5, tài liệu tham khảo, các chuyên đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điều tra, khảo sát: điều tra thực trạng dạy học môn Toán có nội dung hình học, dự giờ thực tế giáo viên và học sinh lớp 5. - Phương pháp thực nghiệm, thống kê, phân loại: kiểm tra chất lượng học sinh về kỹ năng thực hành làm bài tập toán có nội dung hình học để kiểm chứng lý luận của đề tài và đánh giá kết quả học tập của học sinh khi áp dụng nội dung đã nghiên cứu. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp phân tích tổng hợp. B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1. Cơ sở khoa học: Như chúng ta được biết bậc Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người công dân tốt mang trong mình những phẩm chất tạo thành cốt lỗi của một nhân cách Việt Nam trong giai đoạn mới. Những phẩm chất đó là: Trí tuệ phát triển, ý chí cao, tình cảm đẹp. Xuất phát từ yêu cầu trên, việc giảng dạy môn Toán ở bậc Tiểu học có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Trong chương trình Toán bậc Tiểu học, việc dạy các yếu tố hình học góp phần phát triển trí tuệ, rèn luyện được nhiều đức tính và phẩm chất tốt như: cẩn thận, cần cù, chu đáo, khéo léo, yêu thích sự chính xác, làm việc có kế hoạch, đồng thời giúp học sinh hình thành những biểu tượng hình học và đại lượng hình học. Đó là một điều hết sức quan trọng. Nó giúp các em định hướng trong không gian, gắn liền việc học với cuộc sống xung quanh là tiền đề để hổ trợ học các môn học khác (như Mĩ thuật, Thủ công), là kiến thức quan trọng cho việc học lên cao. Đồng thời có thể giải quyết những bài toán thực tế xung quanh mình. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả giảng dạy các yếu tố hình học ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng là một việc rất cần thiết của mỗi giáo viên giảng dạy trong nhà trường để góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn: Song trong thực tiễn, năng lực tư duy của học sinh tiểu học có sự khác biệt: cùng một lứa tuổi, cùng học một chương trình học như nhau nhưng hoạt động tư duy có những nét riêng đối với từng em; sự phát triển nhận thức của học sinh cùng lứa tuổi không đồng đều, lĩnh hội kiến thức trước đó thiếu vững chắc. Các em gặp khó khăn khi chuyển hình thức thao tác tư duy này sang hình thức thao tác tư duy khác. Suy luận thường máy móc hay dựa vào tương tự. Căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài suy luận thường là những khẳng định không căn cứ. Trong một chừng mực nào đó, các em có thể giải được một bài toán bằng “bắt chước” theo các mẫu đã có nhưng mơ hồ, thường hay sai lầm khi lập luận, tính toán. Khi giải các bài tập mới các em thường lao vào giải bằng cách tái hiện, máy móc, có khi không đầy đủ, có khi hỏi về lý lẽ các em không giải thích được. Đa số còn lúng túng khi trình bày lời giải, diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, chưa gọn gãy, sử dụng thuật ngữ toán học lúng túng, nhiều chỗ lẫn lộn. Hình thức trình bày bài giải toán chưa khoa học, chưa đạt yêu cầu. Xác định chưa đúng dạng toán dẫn đến giải sai hoặc nhầm lẫn cách giải dạng toán điển hình này thành dạng toán điển hình khác. Vận dụng còn nhầm lẫn công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học. Kể cả có những vấn đề vướn mắc chưa hiểu, học sinh nhờ giáo viên giải thích thì một số giáo viên có lúc cũng bị lúng túng trong việc giúp học sinh hiểu rõ tường minh vấn đề. Vì thế, để giúp học sinh hiểu và tránh được khó khăn, sai sót trong khi giải toán có lời văn nói chung và các bài toán có nội dung hình học nói riêng, chúng ta cần giúp học sinh nắm được từng dạng toán trong chương trình cũng như các công thức hình học cần sử dụng để giải quyết. Khi chấm và chữa bài, chúng ta cần lưu ý xem học sinh có hiểu và thể hiện rõ các tình huống vận dụng của các dạng toán hay không, công thức sử dụng có đúng không,... Tức là thể hiện quá trình tư duy, suy luận; phương pháp giải quyết bài toán và kĩ năng diễn đạt trình bày. Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1. Đặc điểm tình hình: 1.1. Thuận lợi: - Luôn được sự quan tâm của Ban lãnh đạo cũng như sự đồng thuận của tập thể giáo viên trong trường; thường xuyên tổ chức các hoạt động như chuyên đề, thao giảng, hội giảng; qua đó trao đổi và rút ra được nhiều kinh nghiệm. - Đồ dùng giảng dạy các yếu tố hình học được nhà trường trang bị tương đối đầy đủ. - Thư viện nhà trường đã có đầy đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và học tập. - Học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động học tập, mạnh dạn, tự tin trình bày những ý kiến của bản thân. 1.2. Khó khăn: - Có nhiều gia đình học sinh thuộc diện gia đình nghèo, khó khăn, trình độ dân trí nói chung còn thấp nên chưa nhận thức đúng về việc học tập của con em mình. - Kĩ năng giải toán có nội dung hình học của học sinh còn hạn chế. 2. Thực trạng việc học và giải toán có nội dung hình học của học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1: Qua thực tế quá trình giảng dạy lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1, tôi nhận thấy: đối với các bài toán có nội dung hình học đa số học sinh còn lúng túng khi trình bày lời giải. Diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, chưa gãy gọn, sử dụng thuật ngữ toán học chưa thuần thục, nhiều chỗ lẫn lộn. Hình thức trình bày bài giải toán chưa khoa học, chưa đạt yêu cầu. Xác định chưa đúng dạng toán, dẫn đến giải sai hoặc nhầm lẫn cách giải dạng toán điển hình này thành dạng toán điển hình khác. Vận dụng còn nhầm lẫn công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học. Bên cạnh do đặc điểm lứa tuổi, học sinh còn hiếu động, sự tập trung chú ý nghe giảng bài còn hạn chế. Khả năng phân tích, trí tưởng tượng, sự suy luận của các em còn hạn chế nhiều dẫn đến ngại làm các bài tập có nội dung về các yếu tố hình học. Để kiểm tra kĩ năng giải toán có nội dung hình học của học sinh tôi đã ra đề kiểm tra (học sinh lớp 5A năm học 2018 - 2019) như sau: ĐỀ KIỂM TRA LẦN 1 Môn: Toán lớp 5 – Ngày kiểm tra: 10/12/2018 Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Hãy vẽ một hình vuông có cạnh dài 3cm. Tính diện tích hình vuông đó. (1 điểm) Câu 2: Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích mảnh đất trồng hoa. (1 điểm) Câu 3: Một sân trường hình chữ nhật có nữa chu vi là 0,15km và chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích sân trường với đơn vị đo là mét vuông. (3 điểm) Câu 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 80m, chiều rộng bằng chiều dài. a) Tính diện tích thửa ruộ ... ch hình thang: - Lấy trung điểm M của cạnh CB trên hình thang ABCD. Nối AM rồi cắt hình thang ABCD theo đường AM được tam giác ABM. - Ghép tam giác ABM vào vị trí KCM ta được tam giác ADK. - Dựa vào hình vẽ ta hướng dẫn HS nhận biết: + Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK. + Diện tích hình tam giác ADK là (DK x AH) : 2. Mà (DK x AH) : 2 = [(DC + CK) x AH] : 2= [(DC + AB) x AH] : 2. Vậy diện tích hình thang ABCD là [(DC + AB) x AH] : 2. 3.6. Áp dụng phương pháp luyện tập một số dạng bài tập hình học để học sinh có kĩ năng: Như chúng ta đã biết, thời gian lên lớp cho mỗi tiết dạy tại có giới hạn. Do đó, để tránh mất nhiều thời gian, tùy theo mục tiêu kiến thức, kĩ năng cần đạt cho mỗi tiết học, cho mỗi đơn vị kiến thức mà tôi dự kiến đề ra bài tập để rèn kĩ năng cho học sinh sao cho phù hợp. Vấn đề này đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy, chuẩn bị sẵn bài tập rèn kĩ năng và nên chọn bài nào làm tại lớp, bài nào nên cho về nhà; phần nào của bài tập thì cho học sinh trả lời ngay tại lớp, phần nào của bài tập thì cho học sinh luyện làm ở nhà, ... Có làm được như vậy thì hiệu quả tiết học mới cao, học sinh không bị dồn ép bởi lượng bài tập giáo viên đề ra. Cụ thể tôi xin nêu ra một số dạng bài tập để rèn kĩ năng cho học sinh như sau: 3.6.1. Tìm chỗ sai lầm trong cách giải của các bài toán sau: Để tiến hành việc giúp học sinh nhận xét và phát hiện chỗ sai lầm trong bài giải (bài giải có chỗ sai lầm mà giáo viên đã chuẩn bị) có thể thực hiện các bước sau: - Bước 1: Tôi nêu nội dung bài toán và đính lên bảng lớp bài giải (bài giải có chỗ sai lầm nhưng tôi không báo cho học sinh biết có sai lầm - trường hợp cần thiết tôi mới báo trước để học sinh tìm lỗi sai ) đã chuẩn bị ở bảng phụ - một số bài giải có chỗ sai lầm nêu dưới đây là các bài tôi thu thập được từ bài làm học sinh. - Bước 2: Yêu cầu học sinh đọc kĩ nội dung đề toán và nhận xét bài giải đã trình bày (bài giải có chỗ sai lầm) ở bảng phụ - do tôi vừa đính trên bảng. - Bước 3: Tôi hướng dẫn học sinh phân tích, rút ra kết luận và hướng giải đúng của bài toán. Đồng thời kết hợp đính lên bảng lớp bài giải đúng đã chuẩn bị để học sinh quan sát, đối chiếu với bài giải có chỗ sai lầm. Từ đó, các em rút ra được bài học kinh nghiệm trong việc phân tích đề toán để giải đúng hướng. Ví dụ: Bài 3: Một tấm bìa hình chữ nhật có chiều dài m; chiều rộng m. Chia tấm bìa đó thành 3 phần bằng nhau. Tính diện tích mỗi phần. (Sách giáo khoa Toán 5 – Trang 11) Bài giải có chỗ sai lầm Bài giải đúng Bài giải 1a Bài giải 1b Diện tích của miếng bìa đó là: =(m) Diện tích mỗi phần là : : 3 = (m) Đáp số: m Diện tích của miếng bìa đã cho là: =(m2) Diện tích mỗi phần là : : 3 = (m2) Đáp số: m2 Trả lời: Trong bài giải 1a có lỗi sai ở chỗ: đơn vị kèm theo kết quả tính diện tích phải là mét vuông, trong bài giải chỉ ghi là mét. 3.6.2. Hãy vẽ hình và tóm tắt các bài toán, rồi giải: Đối với dạng bài tập này nhằm củng cố kĩ năng vẽ hình và giúp học sinh nhớ các yếu tố, các đặc điểm cơ bản của các hình đã học. Đồng thời, thông qua giải bài toán rèn kĩ năng nhớ công thức, kĩ năng trừu tượng, tư duy suy luận, phân tích, tổng hợp hoặc liên hệ thực tiễn. Ví dụ: Bài 3: Một tấm bìa hình chữ nhật có chiều dài m; chiều rộng m. Chia tấm bìa đó thành 3 phần bằng nhau. Tính diện tích mỗi phần. (Sách giáo khoa Toán 5 – Trang 11) - Vẽ hình: m m - Tóm tắt: dựa vào các kí hiệu đã học để tóm tắt a: m b: m S: mỗi phần: ....m2 - Bài giải: Diện tích của miếng bìa đã cho là : =(m2) Diện tích mỗi phần là : : 3 = (m2) Đáp số : m2 Chương 4: Hiệu quả sáng kiến: 1. Hiệu quả của sáng kiến: - Đã khắc phục được những hạn chế của học sinh khi giải toán có nội dung hình học. - Học sinh nắm chắc được những bước phân tích đề bài. Xác định các yếu tố hình học đã cho, các yếu tố hình học cần tìm, vận dụng các dạng toán điển hình có liên quan, các công thức tính của hình học để giải bài toán theo yêu cầu đã nêu. - Giúp học sinh phát triển tư duy theo hướng tích cực. - Giáo viên không tốn nhiều thời gian chuẩn bị trong giờ dạy trên lớp, không tốn nhiều kinh phí mua sắm đồ dùng dạy học nhưng đem lại hiệu quả chất lượng giáo dục cao. 2. Tổ chức thu thập minh chứng đánh giá hiệu quả, tác dụng của sáng kiến: Sau một thời gian áp dụng những biện pháp trên, kết quả học tập môn Toán nói chung, đặc biệt phần kĩ năng giải toán có nội dung hình học nói riêng, học sinh đối với lớp tôi chủ nhiệm đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Tôi đã ra đề để kiểm tra kĩ năng giải toán có nội dung hình học như sau: ĐỀ KIỂM TRA LẦN 2 Môn: Toán lớp 5 – Ngày kiểm tra: 25/04/2019 Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Tính đường kính hình tròn có chu vi C = 15,7m. (1 điểm) Câu 2: Một thửa ruộng hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 120m, và 80m. Chiều cao bằng trung bình cộng của hai đáy. Tính diện tích thửa ruộng đó. (2 điểm) Câu 3: Một mảnh đất hình chữ nhật có hình vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 là hình chữ nhật với chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm. Tính diện tích mảnh đất đó với đơn vị đo là mét vuông. (2 điểm) Câu 4: Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1m, chiều rộng 50cm, chiều cao 60cm. Tính diện tích kính dùng làm bể cá đó (bể không có nắp). Tính thể tích bể cá đó. (3 điểm) Câu 5: Một mảnh đất hình tam giác có độ dài cạnh là 34m, chiều cao là 12m. Ở giữa mảnh đất người ta đào một cái ao hình tròn có đường kính là 5m. Tính diện tích đất còn lại.(2 điểm) Sau khi tổng hợp, thu được kết quả như sau: * Bảng thống kê kết quả điểm bài kiểm tra từng học sinh: STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM 01 Nguyễn Văn An 7 02 Đặng Huỳnh Cảnh 9 03 Nguyễn Thanh Đoan 10 04 Bùi Minh Hải 7 05 Đinh Thị Mỹ Hảo 5 06 Huỳnh Trọng Hiếu 8 07 Trương Khánh Hòa 6 08 Võ Tấn Huy 9 09 Võ Thành Khang 5 10 Lê Liên Kiệt 7 11 Nguyễn Thanh Lài 7 12 Trần Đoàn Thanh Mai 7 13 Nguyễn Cao Minh 9 14 Trần Thị Na Na 8 15 Mai Nguyễn Kim Ngân 5 16 Nguyễn Hoàng Thiên Ngân 8 17 Trần Bích Ngọc 8 18 Phạm Thị Quỳnh Như 8 19 Kiều Ngọc Như 9 20 Nguyễn Thị Hồng Nhung 4 21 Huỳnh Minh Quất 10 22 Nguyễn Đặng Tú Quyên 10 23 Lê Như Quỳnh 9 24 Võ Văn Rụ 7 25 Nguyễn Phúc Thanh Tâm 9 26 Võ Ngọc Anh Thư 8 27 Nguyễn Thị Thương 7 28 Nguyễn Ngọc Phi Thường 3 29 Phạm Bích Thủy Tiên 5 30 Lê Thanh Trí 10 31 Lê Hoài Thanh Trúc 5 32 Võ Minh Trung 8 33 Nguyễn Thị Khách Uyên 7 34 Mai Thị Phương Vi 8 35 Võ Hoàng Vũ 7 Sĩ số Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 35 SL % SL % SL % SL % 10 28,6 17 48,6 6 17,1 2 5,7 * Bảng thống kê kết quả điểm kiểm tra theo tỉ lệ %: Nhìn vào bảng thống kê trên, đối chiếu với bảng thống kê lúc đầu ta thấy có những dấu hiệu đáng mừng qua thời gian thực nghiệm. Tỉ lệ học sinh có bài làm tốt đạt điểm 9 - 10 và điểm 7 - 8 được tăng lên đáng kể. Đây là dấu hiệu triển vọng cho việc vận dụng một số giải pháp rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học trong các năm học tiếp theo. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Bản thân tôi đã vận dụng những biện pháp khắc phục nêu trên vào thực tiễn dạy học trong nhiều thời gian qua và đã đạt được những kết quả khả quan. Theo kinh nghiệm bản thân và những trao đổi với đồng nghiệp, tôi muốn nhấn mạnh một số kĩ năng khi dạy học sinh giải toán có nội dung hình học cần chú ý rèn luyện cho các em: - Kĩ năng nhận dạng các bài toán theo các cấu trúc cơ bản đã giới thiệu. - Kĩ năng trình bày bài giải bao gồm: + Kĩ năng tóm tắt bài toán, nên khuyến khích học sinh vẽ hình đối với các bài toán có nội dung hình học. + Kĩ năng tính toán trên các số. + Kĩ năng ghi lời giải cho các phép tính (điền câu lời giải còn thiếu trong bài giải cho phép tính; tìm chỗ sai trong các câu lời giải; sửa lỗi thiếu chính xác trong câu lời giải, lập luận,). + Kĩ năng vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn đời sống. 2. Khuyến nghị: - Tổ chuyên môn cùng nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy môn Toán. Tổ chức khảo sát chất lượng học tập cũng như hứng thú khi học môn Toán của học sinh ở các khối lớp để giáo viên có những định hướng đổi mới phương pháp, hình thức dạy học phù hợp kịp thời tùy vào tình hình học tập của các em học sinh. - Đối với bản thân giáo viên: + Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì cần phải nâng cao hiệu quả giảng dạy tức là phải giảng theo hướng đổi mới. Có được như vậy thì mỗi giáo viên chúng ta phải thực sự say mê với nghề nghiệp. Có lòng thương yêu, quan tâm tới học sinh, luôn luôn nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy. + Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình bày dạy sách giáo khoa xác định đúng trọng tâm yêu cầu của bài để chủ động về thời gian và lượng kiến thức cần cung cấp. + Giáo viên cần phải chuẩn bị tốt bài soạn xác định đúng mục tiêu yêu cầu của bài dạy. Giáo viên cần phải chuẩn bị tốt các đồ dùng trực quan và sử dụng có hiệu quả, tạo không khí lớp học thoải mái. + Kết hợp linh hoạt các hoạt động và hình thức tổ chức dạy học. + Người giáo viên cũng cần nâng cao trình độ về toán học thông qua nghiên cứu các tài liệu thăm lớp dự giờ và các buổi hội thảo chuyên đề. Trên đây là bài viết sáng kiến của bản thân về đề tài: “Sáu giải pháp giúp học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học” Rất mong sự góp ý đánh giá của Hội đồng sáng kiến nhà trường cũng như tất cả các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả và thiết thực hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Vạn Thọ, ngày 30 tháng 9 năm 2019 HIỆU TRƯỞNG Người viết Nguyễn Thị Diễm My TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Toán lớp 5. (Nhà xuất bản Giáo dục). 2. Sách giáo viên Toán lớp 5. (Nhà xuất bản Giáo dục) 3. Vở bài tập Toán 5. (Nhà xuất bản Giáo dục). 4. Lê Phương Nga (chủ biên) (2006), Toán 5 nâng cao. (Nhà xuất bản Giáo dục) . 5. Một số tài liệu tham khảo về môn Toán của Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Phan Đình Thực (2002), Giảng dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học. (Nhà xuất bản Giáo dục).
File đính kèm:
- skkn_sau_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5a_truong_tieu_hoc_van.doc