SKKN Sáu giải pháp chỉ đạo tổ chức công tác dạy học theo mô hình trường học mới Vnen để nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Vạn Thọ 1
Cơ sở lý luận
Từ trước đến nay, ai ai cũng nghĩ đi học là đến trường được thầy cô truyền thụ kiến thức mà thầy cô đã chuẩn bị sẵn, học sinh chỉ có việc lắng nghe, quan sát, ghi chép lại, thực hành theo khuôn mẫu mà thầy cô đã đưa ra. Để đổi mới cái nếp giáo dục vẫn tiến hành như một thói quen, thì điều trước tiên là phải có ý thức rõ ràng: Học là gì? Học là làm những việc gì? Học để đạt tới những sản phẩm gì? Khi đó, nhà sư phạm sẽ xác định được nhiệm vụ giáo dục là tổ chức sự phát triển tâm lý trẻ em, đưa các em đến trình độ cao nhất có thể đạt tới, thực nghiệm giáo dục là tìm tòi cách thức đúng nhất thực thi nhiệm vụ đổi mới giáo dục.
Thực nghiệm giáo dục theo mô hình mới (VNEN) ở Việt Nam là tìm ra lối thoát cũ để tìm đến cái mới nhằm cải tiến nền giáo dục Việt Nam. Làm sao cho nền giáo dục nước nhà dần dần đuổi kịp với nền giáo dục các nước trong khu vực và thế giới. Thực nghiệm giáo dục theo mô hình trường học mới (VNEN) là nhường cho người học tự nghiên cứu, thực hành để chiếm lĩnh tri thức.
Giáo dục theo mô hình mới (VNEN) là đưa giáo viên thoát khỏi cách làm cũ. Nhưng bằng cách nào? Bằng cách tìm ra hệ thống làm việc cho học sinh hoạt động và để các em tự làm ra sản phẩm giáo dục, là cái được kết đọng lại trong đầu óc mỗi em. Để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nói chung và trong trường tiểu học nói riêng, nhà trường phải có những kế hoạch, biện pháp tổ chức quản lý tốt nhất là kế hoạch quản lý việc dạy học.
Với xu hướng “Dạy thật - học thật - chất lượng thật”, “dạy theo hướng phân hóa đối tượng” trong nhà trường hiện nay thì việc giảng dạy theo hướng chuyên sâu là vấn đề cần được khuyến khích và thực hiện tốt.
Việc dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đồng thời giúp cho người giáo viên nhẹ nhàng hơn trong khâu soạn giảng, có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu bài dạy. Thầy phải bắt đầu bằng những việc làm là tổ chức giờ học sao cho hiệu quả.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sáu giải pháp chỉ đạo tổ chức công tác dạy học theo mô hình trường học mới Vnen để nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Vạn Thọ 1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VẠN NINH TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN THỌ 1 SÁNG KIẾN SÁU GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC CÔNG TÁC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN THỌ 1 Tác giả: Võ Thị Hằng Năm học 2018-2019 MỤC LỤC Nội dung Trang MỤC LỤC 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Lịch sử của đề tài 2 3. Mục đích nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 3 5. Giới hạn ( phạm vi) nghiên cứu 4 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 4 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Cơ sở lý luận 4 2.Thực trạng 5 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6 4. Hiệu quả của đề tài 11 III. KẾT LUẬN 13 1. Đúc kết lại nội dung chính đã trình bày 14 2. Biện pháp triển khai, áp dụng đề tài vào thực tiễn 14 3. Kiến nghị 15 4. Hướng phát triển của đề tài 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Trong nhà trường, học sinh được tiếp thu những tri thức khoa học, những kĩ năng cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới. Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới đang biến động từng giờ, từng phút đòi hỏi công tác giáo dục phải tích cực biến đổi, trong đó việc đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy học là tất yếu. Yêu cầu cần có những phương pháp góp phần tích cực để hoạt động quản lý giáo dục giảm được công sức, nâng cao hiệu quả quản lý và giảng dạy, tiết kiệm được nhiều thời gian, bảo đảm sự chính xác cao trong mọi hoạt động. Phương pháp giảng dạy và giáo dục ở các trường tiểu học của nước ta đã quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên còn mang tính hình thức, đôi khi còn áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá, sửa sai cho học sinh còn có biểu hiện khắt khe, thiếu dân chủ, chủ yếu là giáo viên nhận xét, đánh giá. Bởi vậy học sinh còn có những khiếm khuyết về nhân cách như: rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng,... Quản lý hoạt động dạy học được xem là hoạt động trọng tâm trong quản lý trường học, vì dạy và học thực hiện theo chương trình, kế hoạch đã được xác định và diễn ra trong suốt năm học. Từ đó cho thấy vai trò của Ban giám hiệu trong việc quản lý hoạt động dạy học theo mục tiêu đào tạo là rất quan trọng. Quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học để thực hiện chiến lược con người - nhân tố quyết định sự phát triển xã hội là bức thiết, là quan trọng. Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 là một trong những trường được nằm trong dự án của chương trình "Dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN)", điều đó cho thấy, cơ hội cho trường cũng cao nhưng thách thức cũng không phải là nhỏ. Bản thân với trách nhiệm là một người giáo viên phụ trách chuyên môn, tôi rất trăn trở, phải làm sao hoàn thành nhiệm vụ khi ngành giao phó thực hiện dạy học mô trình trường học mới (VNEN). Phải thực hiện mô hình này thành công và được xã hội chấp nhận là mô hình dạy học tiên tiến. Thay đổi cách làm, cách nghĩ của giáo viên, thay đổi cách học của học sinh, thay đổi cách nhìn nhận của cha mẹ học sinh. Phải thực sự đổi mới để người học thật sự là học, thật sự tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức một cách chủ động. Qua hơn 6 năm tham gia giảng dạy theo mô hình trường học mới (VNEN), bản thân đã có một số kinh nghiệm vì vậy khi được giao nhiệm vụ phụ trách chuyên môn tôi đã đúc rút kinh nghiệm thực tiễn và chọn đề tài nghiên cứu “Sáu giải pháp chỉ đạo tổ chức công tác dạy học theo mô hình trường học mới VNEN để nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Tiểu học Vạn Thọ 1”. 2. Lịch sử của đề tài Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for Education – VNEN viết tắt của từ Viet Nam Escuela Nueva) là một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. Mô hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995-2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy – học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học Từ năm học 2011-2012, dự án được triển khai tại Việt Nam, một số trường áp dụng dạy theo mô hình này và cũng có nhiều nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học theo mô hình VNEN trước đó như: - “Chỉ đạo tổ chức công tác dạy và học mô hình trường học mới (VNEN) ở trường tiểu học” của thầy Lê Công Khôi, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, huyện Krông Ana. - “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)”, tác giả Trương Thị Bích, Đại học Sư phạm Hà Nội. Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 tôi đang công tác cũng nằm trong số những trường áp dụng dạy theo mô hình trường học mới (VNEN) từ năm học 2012-2013, cho nên nhiệm vụ đặt ra cho Ban giám hiệu nhà trường là phải chỉ đạo giáo viên toàn trường tổ chức dạy học đúng với tinh thần của mô hình này đặt ra. Với những kiến thức lĩnh hội được thông qua các lần tập huấn về mô hình này cùng với những kinh nghiệm tích lũy qua mấy năm giảng dạy và bản thân cũng tham khảo nhiều sáng kiến, đề tài nghiên cứu của các đồng nghiệp ở các trường dạy theo mô hình VNEN, từ đó đưa ra những giải pháp chỉ đạo tổ chức công tác dạy học theo mô hình VNEN phù hợp với đơn vị mình. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài này là xây dựng cơ sở khoa học về các giải pháp, biện pháp chỉ đạo tổ chức công tác dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN). Thay đổi cách làm, cách nghĩ của giáo viên, thay đổi cách học của học sinh, thay đổi cách nhìn nhận của cha mẹ học sinh. Phải thực sự đổi mới trong tổ chức dạy và học để người học thật sự là học, thật sự tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức một cách chủ động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong trường tiểu học. 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu giải pháp chỉ đạo tổ chức công tác dạy học theo mô hình trường học mới VNEN để nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Tiểu học Vạn Thọ 1. - Nghiên cứu thực tiễn – thực trạng của giải pháp chỉ đạo tổ chức công tác dạy học theo mô hình trường học mới VNEN, chú ý đến những nguyên nhân dẫn đến chỉ đạo tổ chức công tác dạy học theo mô hình trường học mới VNEN chưa hiệu quả. - Đề xuất những giải pháp khả thi qua việc tổng kết kinh nghiệm và nghiên cứu tư liệu. 4.2. Phương pháp quan sát Quan sát thái độ, sự tích cực, tiến bộ của giáo viên trong công tác giảng dạy; quan sát thái độ học tập của học sinh trong suốt quá trình nghiên cứu qua từng giai đoạn học của học sinh. 4.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tham khảo các tài liệu tập huấn về mô hình VNEN; tham khảo các đề tài, sáng kiến nghiên cứu về dạy học theo mô hình VNEN; tham khảo, nghiên cứu các tài liệu Hướng dẫn học, sách giáo khoa hiện hành, qua đó đối chiếu so sánh sự giống và khác nhau về kiến thức, kĩ năng, hình thức trình bày để có cách chỉ đạo giáo viên thực hiện giảng dạy có hiệu quả. 4.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu Căn cứ vào kết quả giảng dạy của giáo viên thông qua các tiết dự giờ, đánh giá xếp loại; kết quả học tập của học sinh qua các học kì trước và sau khi áp dụng các giải pháp chỉ đạo để đối chiếu, so sánh, từ đó đánh giá được mức độ hiệu quả của các giải pháp đã áp dụng. 5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Sáu giải pháp chỉ đạo tổ chức công tác dạy học theo mô hình trường học mới VNEN. - Đối tượng áp dụng: Giáo viên giảng dạy theo mô hình VNEN ở Trường Tiểu học Vạn Thọ 1. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2017 đến tháng 11/2018. 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu - Nghiên cứu nhiều về giải pháp chỉ đạo tổ chức công tác dạy học có hiệu quả giúp cán bộ quản lý nhà trường quản lý tốt hoạt động dạy học trong nhà trường. - Giáo viên nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cá nhân giáo viên, của nhà trường. - Nâng cao hiệu quả việc thử nghiệm mô hình trường học mới VNEN tại đơn vị. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Từ trước đến nay, ai ai cũng nghĩ đi học là đến trường được thầy cô truyền thụ kiến thức mà thầy cô đã chuẩn bị sẵn, học sinh chỉ có việc lắng nghe, quan sát, ghi chép lại, thực hành theo khuôn mẫu mà thầy cô đã đưa ra. Để đổi mới cái nếp giáo dục vẫn tiến hành như một thói quen, thì điều trước tiên là phải có ý thức rõ ràng: Học là gì? Học là làm những việc gì? Học để đạt tới những sản phẩm gì? Khi đó, nhà sư phạm sẽ xác định được nhiệm vụ giáo dục là tổ chức sự phát triển tâm lý trẻ em, đưa các em đến trình độ cao nhất có thể đạt tới, thực nghiệm giáo dục là tìm tòi cách thức đúng nhất thực thi nhiệm vụ đổi mới giáo dục. Thực nghiệm giáo dục theo mô hình mới (VNEN) ở Việt Nam là tìm ra lối thoát cũ để tìm đến cái mới nhằm cải tiến nền giáo dục Việt Nam. Làm sao cho nền giáo dục nước nhà dần dần đuổi kịp với nền giáo dục các nước trong khu vực và thế giới. Thực nghiệm giáo dục theo mô hình trường học mới (VNEN) là nhường cho người học tự nghiên cứu, thực hành để chiếm lĩnh tri thức. Giáo dục theo mô hình mới (VNEN) là đưa giáo viên thoát khỏi cách làm cũ. Nhưng bằng cách nào? Bằng cách tìm ra hệ thống làm việc cho học sinh hoạt động và để các em tự làm ra sản phẩm giáo dục, là cái được kết đọng lại trong đầu óc mỗi em. Để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nói chung và trong trường tiểu học nói riêng, nhà trường phải có những kế hoạch, biện pháp tổ chức quản lý tốt nhất là kế hoạch quản lý việc dạy học. Với xu hướng “Dạy thật - học thật - chất lượng thật”, “dạy theo hướng phân hóa đối tượng” trong nhà trường hiện ... quả của đề tài Trong những năm qua, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 đã tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về các mặt chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay, nhận thức về tầm quan trọng của đổi mới công tác dạy học trong quản lý giáo dục, trong giảng dạy của cán bộ quản lý, giáo viên đã được nâng lên một bước đáng kể. Giáo viên đặc biệt là những giáo viên mới ra trường, lần đầu tiếp cận với mô hình VNEN đã hiểu rõ bản chất và nắm được quy trình tổ chức tiết dạy theo mô hình VNEN. Qua các tiết dự giờ giáo viên, bản thân nhận thấy giáo viên tổ chức tiết dạy một cách nhẹ nhàng, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực cũng như hình thức tổ chức hợp lí, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, giúp đỡ học sinh. Hội đồng tự quản hoạt động hiệu quả. Trong các tiết học, các ban làm rất tốt nhiệm vụ của mình, điều đó đã góp phần không nhỏ đến hiệu quả tiết dạy. Học sinh tích cực tham gia các họat động học tập. Các em được tiếp cận việc tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, không bị áp lực “học vẹt” học lấy điểm. Học sinh tương tác với môi trường mà hình thành tri thức mới và hỗ trợ việc củng cố kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cơ bản về mặt kiến thức. Sau khi áp dụng các giải pháp chỉ đạo tổ chức công tác dạy học theo mô hình trường học mới VNEN trong năm học 2017-2018 và ba tháng đầu năm học 2018-2019, chất lượng dạy học của trường cụ thể là ở các lớp học theo mô hình VNEN có những chuyển biến tích cực đáng kể sau: * Năm học 2017-2018: - Thành tích của giáo viên: + Tham gia Hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp trường: đạt 05/05 giáo viên. + Tham gia Hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp huyện: đạt 01/01 giáo viên. + Tham gia giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường đạt: 04/04 giáo viên. + Tham gia giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh đạt: 01/01 giáo viên. + Tham gia Tổng phụ trách giỏi cấp huyện đạt: 01/01 giáo viên. + Đạt lao động tiên tiến : 14/14 giáo viên. + Đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 03 giáo viên. - Kết quả học tập từng môn học, hoạt động giáo dục của học sinh học theo mô hình VNEN từ khối 2 đến khối 5: + Hoàn thành chương trình lớp học: 144/144, đạt tỉ lệ 100%. + Hoàn thành chương trình tiểu học: 48/48 HS, đạt tỉ lệ 100%. + Mức độ hình thành và phát triển năng lực: Đạt trở lên: 144/144, đạt tỉ lệ 100%. + Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: Đạt trở lên: 144/144, đạt tỉ lệ 100%. - Học sinh đạt giải cấp huyện: 02 học sinh đạt giải Nhì, 01 học sinh đạt giải Ba Olympic Tiếng Anh cấp huyện. * Năm học 2018-2019 (tính đến thời điểm cuối tháng 11/2018): - Thành tích của giáo viên: + Tham gia Hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp trường: đạt 07/07 giáo viên. + Tham gia giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường đạt: 06/06 giáo viên. - Kết quả học tập từng môn học, hoạt động giáo dục của học sinh học theo mô hình VNEN từ khối 2 đến khối 5 đến giữa học kì 1: + Ở khối 2, khối 3 đánh giá thường xuyên không có học sinh chưa hoàn thành. + Ở khối 4, khối 5 kết quả kiểm tra giữa học kì 1 đối với môn Toán và Tiếng Việt như sau: Môn Tiếng Việt: Khối Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % Khối 4 37 14 37,8 19 51,4 4 10,8 Khối 5 35 12 34,3 19 54,3 4 11,4 / / Môn Toán: Khối Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % Khối 4 37 14 37,8 9 24,3 12 32,4 2 5,5 Khối 5 35 12 34,3 7 20 13 37,1 3 8,6 + Mức độ hình thành và phát triển năng lực: Đạt trở lên: 139/139, đạt tỉ lệ 100% + Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: Đạt trở lên: 139/139, đạt tỉ lệ 100% Từ những hiệu quả đạt được nêu trên đã góp phần thực hiện thành công đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp học tập của học sinh; từng bước hình thành ý thức tự học của học sinh dựa trên nguyên tắc “Thầy chủ đạo, trò chủ động” đã nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện đúng theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của lãnh đạo Ngành Giáo dục huyện Vạn Ninh. III. KẾT LUẬN 1. Đúc kết lại nội dung chính đã trình bày Qua hơn một năm áp dụng các giải pháp chỉ đạo tổ chức công tác dạy học theo mô hình trường học mới VNEN, tôi thấy có những chuyển biến rõ rệt: học sinh mạnh dạn, tự tin, linh hoạt, sáng tạo, tích cực hơn trong học tập và các hoạt động. Không khí học tập trong lớp tự nhiên, nhẹ nhàng, thân thiện. Giáo viên và học sinh tương tác với nhau nhiều hơn. Học sinh hứng thú tiếp nhận kiến thức. Các em được phát huy năng lực tự học, học sinh có nhiều cơ hội độc lập suy nghĩ, bộc lộ ý kiến riêng khi làm việc cá nhân và có nhiều cơ hội phát huy năng lực hợp tác khi học nhóm. Phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản, nhiều em thể hiện được khả năng của mình khi điều hành các bạn. Khả năng giao tiếp, ứng xử của học sinh tiến bộ hơn nhiều. Học sinh mạnh dạn tham gia đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của mình, của bạn. Một số học sinh có tính cách nhút nhát đã dần trút bỏ được sự tự ti và trở nên mạnh dạn, tự tin để thể hiện khả năng của bản thân mình. Cha mẹ học sinh đã hiểu được lợi ích từ mô hình trường học mới đối với con em họ và nhiệt tình hưởng ứng. Giáo viên trau dồi được nhiều kiến thức về chuyên môn, kĩ năng sư phạm, thành thạo và linh hoạt với cách tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo mô hình VNEN. Mô hình trường học mới Việt Nam - VNEN được đánh giá là “luồng gió mới” góp phần tích cực làm thay đổi tư duy trong dạy và học ở nước ta. Đây là kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại. Từ thực tế chỉ đạo và giảng dạy, tôi thấy vẫn có những khó khăn, vướng mắc về cơ sở vật chất, về quá trình giảng dạy của giáo viên, về khả năng học tập của học sinh. Tuy nhiên, những vấn đề trên không phải “một sớm, một chiều” là khắc phục được ngay mà đòi hỏi người giáo viên phải thật kiên trì, nhẫn nại, tích cực tự học, tự bồi dưỡng; luôn quan tâm, chia sẻ và động viên học sinh để các em tự tin học tập. Ban giám hiệu nhà trường phải tăng cường theo sát, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và cộng đồng để nhận được sự hỗ trợ. Thực hiện tốt mô hình này là một đóng góp không nhỏ trong công cuộc đào tạo thế hệ trẻ có kỹ năng sống tốt, có đủ cả đức, trí, thể, mỹ cho tương lai đất nước. 2. Biện pháp triển khai, áp dụng đề tài vào thực tiễn Để thực hiện tốt các vấn đề đã được đề cập trong nội dung sáng kiến, bản thân tôi luôn xác định cho mình những biện pháp triển khai, áp dụng đề tài vào thực tiễn như sau : - Xác định rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của một người phụ trách chuyên môn trong việc quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường. - Xác định tầm quan trọng của việc tổ chức lớp học mà trong đó lấy học sinh làm trung tâm, các em tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hoạt động cơ bản và hoạt động thực hành. - Quán triệt giáo viên hiểu rằng những nội dung cơ bản của tài liệu “Hướng dẫn học” so với bộ sách giáo khoa hiện hành không có sự thay đổi về mặt nội dung kiến thức. - Chỉ đạo giáo viên xây dựng và rèn cho “Hội đồng tự quản” làm việc một cách hiệu quả, tích cực. - Chỉ đạo giáo viên trong quá trình giảng dạy luôn chú ý đến “tiến độ học” của học sinh, để từ đó có những biện pháp tổ chức cụ thể. - Luôn đôn đốc, nhắc nhở giáo viên không ngừng không ngừng học tập, bồi dưỡng, áp dụng các chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy ở tiểu học, tìm tòi sáng tạo, thay đổi linh hoạt các biện pháp giáo dục, các hình thức tổ chức học tập, nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Ngoài ra giáo viên còn phải là người nắm vững cơ sở tâm lí học trong giảng dạy. - Áp dụng các giải pháp chỉ đạo tổ chức công tác dạy học theo mô hình trường học mới trực tiếp đến giáo viên một cách thường xuyên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, trong các cuộc họp hay hội nghị của nhà trường và xuyên suốt cả năm học. 3. Kiến nghị Về chuyên môn: Cần tổ chức tập huấn, mở chuyên đề nhiều hơn về phương pháp dạy học các môn chuyên biệt theo mô hình VNEN. Công tác tư vấn về phương pháp dạy học mô hình này cần duy trì và đổi mới. Về cơ sở vật chất: Nhà trường cần tiếp tục đầu tư thêm nhiều thiết bị dạy học, tu sửa và xây dựng cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu việc thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN). 4. Hướng phát triển của đề tài Kết quả đề tài có thể được sử dụng trong quản lý chuyên môn, cụ thể là quản lý hoạt động dạy học ở các trường áp dụng dạy theo mô hình VNEN. Đồng thời chúng ta có thể tham khảo, vận dụng vào nghiên cứu các giải pháp chỉ đạo tổ chức công tác dạy học ở các lớp, các trường dạy theo chương trình hiện hành. * Qua quá trình phụ trách chuyên môn, tôi đã nghiên cứu, đưa ra “Sáu giải pháp chỉ đạo tổ chức công tác dạy học theo mô hình trường học mới VNEN để nâng cao chất lượng dạy học ở Trường Tiểu học Vạn Thọ 1” và áp dụng vào trường tôi đang công tác. Kết quả cho thấy chất lượng dạy học của nhà trường được nâng lên rõ rệt so với những năm chưa áp dụng sáng kiến. Song vì trình độ có hạn, sáng kiến của tôi còn nhiều thiếu sót so với các đồng nghiệp. Rất mong ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, sự chỉ đạo giúp đỡ của các cấp lãnh đạo ngành để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Vạn Thọ, ngày 09 tháng 11 năm 2018 HIỆU TRƯỞNG Người viết Võ Thị Hằng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổ chức lớp học theo Mô hình trường học mới tại Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, xuất bản năm 2013. 2. Tài liệu tập huấn: Dạy học theo mô hình trường học mới, tập 1, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, xuất bản năm 2013. 3. Hướng dẫn tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại các trường thực hiện Mô hình trường học mới Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, xuất bản năm 2013. 4. Hướng dẫn sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong Mô hình trường học mới Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, xuất bản năm 2013. 5. Sáng kiến “Chỉ đạo tổ chức công tác dạy và học mô hình trường học mới (VNEN) ở trường tiểu học” của thầy Lê Công Khôi, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, huyện Krông Ana. 6. Đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)”, tác giả Trương Thị Bích, Đại học Sư phạm Hà Nội.
File đính kèm:
- skkn_sau_giai_phap_chi_dao_to_chuc_cong_tac_day_hoc_theo_mo.docx