SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh Lớp 3 trong phân môn Tập Làm Văn
Khi xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu đối với mỗi cá nhân ngày càng
cao.Vai trò của giáo dục & đào tạo nói chung và đào tạo Bậc tiểu nói riêng có
một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho đất
nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO và phấn
đấu trở thành đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện chỉ thị 06 -
CT/TW của Bộ chính trị về thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”; chỉ thị 33/2006/CT-TTG của Thủ tướng Chính
phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thông qua
cuộc vận động “Hai không” của ngành, thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy cô
giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”.
Tôi nhận thức được rằng : Bậc tiểu học là bậc học nền tảng mang tính hội
tụ toàn diện ở cả 9 môn học. Tiếng việt chiếm vị trí đặc biệt quan trọng và
chiếm thời lượng nhiều nhất trong trường Tiểu học hiện nay. Học sinh sau khi
hoàn thành chương trình bậc Tiểu học phải đạt được bốn kĩ năng: Nghe, nói,
đọc, viết. Mỗi môn học giúp các em nẵm vững kiến thức, đặt nền tảng vững
chắc để các em tiếp tục học lên bậc học mới. Làm hành trang cho các em vững
bước trên con đường học tập của mình. Mỗi giáo viên giảng dạy đều phải thực
sự tâm huyết, nhiệt tình trong công tác, không ngừng học hỏi để nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với nhu cầu giáo dục hóa hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh Lớp 3 trong phân môn Tập Làm Văn

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 3 TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Khi xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu đối với mỗi cá nhân ngày càng cao.Vai trò của giáo dục & đào tạo nói chung và đào tạo Bậc tiểu nói riêng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO và phấn đấu trở thành đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện chỉ thị 06 - CT/TW của Bộ chính trị về thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; chỉ thị 33/2006/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc vận động “Hai không” của ngành, thực hiện cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Tôi nhận thức được rằng : Bậc tiểu học là bậc học nền tảng mang tính hội tụ toàn diện ở cả 9 môn học. Tiếng việt chiếm vị trí đặc biệt quan trọng và chiếm thời lượng nhiều nhất trong trường Tiểu học hiện nay. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình bậc Tiểu học phải đạt được bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Mỗi môn học giúp các em nẵm vững kiến thức, đặt nền tảng vững chắc để các em tiếp tục học lên bậc học mới. Làm hành trang cho các em vững bước trên con đường học tập của mình. Mỗi giáo viên giảng dạy đều phải thực sự tâm huyết, nhiệt tình trong công tác, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với nhu cầu giáo dục hóa hiện nay. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là môn học khó trong các phân môn của môn Tiếng việt. Do đặc thù của môn học phải hình thành và rèn cho học sinh khả năng nói và viết một văn bản ở nhiều thể loại khác nhau. Chính vì vậy, phân môn Tập làm văn ở tiểu học có nhiệm vụ quan trọng đối với học sinh là rèn kĩ năng nói, viết, giao tiếp,... Nói và viết hỗ trợ rất nhiều cho các môn học khác. Đặc biệt hơn nữa, Ở lớp 2, các em bước đầu làm quen với môn học này, viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu qua hình thức quan sát tranh ảnh, nghe chuyện,... Nhưng bước sang lớp 3 kỹ năng hình thành một đoạn văn yêu cầu cao hơn từ 5 đến 7 câu, rồi 7 đến 10 câu. Nhưng thực tế hiện nay, phần đa học sinh đều không hứng thú học phân môn Tập làm văn vì các em nghĩ rằng : Mình sẽ không biết nói gì ? viết gì ? để hoàn thành một đoạn văn ngắn theo yêu câu đề bài. Trực tiếp giảng dạy các lớp 3 qua nhiêu năm, tôi nhận thấy rằng ở tiết Tập làm văn hầu như các em không thích học, còn lúng túng khi dùng từ đặt câu, câu văn thường lặp lại, dùng sai từ, cách sử dụng dấu câu, không đầy đủ ý, Nhiều em làm theo hình thức trả lời câu hỏi và gạch đầu dòng của phần gợi ý dẫn đến yêu cầu đề bài không đạt. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú học tập cho học sinh để giúp các em nói và viết đúng cấu trúc của đoạn văn theo yêu cầu đề bài của môn học Tập làm văn ? Đây là vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ, tức là phải có năng lực sư phạm, phải biết chọn lựa tự tìm tòi những phương pháp, hình thức tổ chức thích hợp, biện pháp để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh đạt kết quả cao. Đó cũng chính là lí do chủ yếu mà tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm đề tài: “Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh Lớp 3 trong phân môn Tập làm văn ” 2. Mục tiêu nhiệm vụ đề tài: Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm “Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh Lớp 3 trong phân môn Tập làm văn” đó là giúp giáo viên có được những kinh nghiệm, biện pháp hữu hiệu nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động trong học tập và rèn kỹ năng diễn đạt theo suy nghĩ của mình thành ngôn ngữ văn bản. Đồng thời cũng làm nền tảng cho các em nói và viết theo hiểu biết của chính mình để hỗ trợ trong việc học tập, góp phần đưa chất lượng “ Dạy - Học ” đạt hiệu quả tốt hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh Lớp 3A4 năm học: 2010 – 2011 - Học sinh Lớp 3A2 năm học: 2011 – 2012 Trường TH Nguyễn Viết Xuân - Học sinh Lớp 3A2 năm học: 2012 – 2013 4. Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện và đặc thù của trường, tôi chỉ áp dụng nghiên cứu học sinh ở lớp 3, cụ thể trong phân môn tập làm văn với nội dung: Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh Lớp 3. 5.Phương pháp nghiên cứu: Với đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nắm bắt, khảo sát từng cá nhân học sinh về chất lượng dạy học. - Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu liên quan đến phân môn tập làm văn. - Phương pháp phối hợp quan sát và cùng phối hợp kiểm tra đối chứng. - Phương pháp lập kế hoạch với nội dung cụ thể cho từng tiết dạy. - Phương pháp thực hành dạy trên lớp. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm. II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lý luận: Dạy cho học sinh học tiếng việt chính là dạy học tiếng mẹ đẻ. Khi các học sinh được đi học lớp mở lòng chính là học sinh đã tiếp cận môn tiếng việt. Vì vậy, tiếng việt đã giúp các em hình thành 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Phân môn tập làm văn giúp cá em hội tụ đủ bốn kỹ năng trên. Đối với học sinh lớp 3 thì đây là một phân môn rất khó. Bởi ở lứa tuổi các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó còn một số khó khăn khách quan như: Điều kiện hoàn cảnh sống của HS, gia đình, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu về kiến thức khá chậm, HS nghèo vốn từ ngữ,điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của học sinh. Trong nhiều năm trực tiếp giảng dạyhọc hỏi đồng nghiệp. Bản thân tôi nhận thấy rằng học sinh trường của tôi không thích học phân môn này vì Bài viết của học sinh chưa được hay, nhiều em trình bày chưa đúng câu, lúng túng khi làm bài, thường lặp lại câu, dùng từ sai nghĩa hoặc không có nghĩa. Có em viết không đúng, bài làm đảm bảo về số câu nhưng không đủ ý. II. 2. Thực trạng: Trong 3 năm gần đây, Tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy trực tiếp ở khối lớp 3, đồng thời cũng kiêm nhiệm tổ trưởng. Dựa trên tình hình thực tế của toàn khối III trong 3 năm liền nói chung, cụ thể là các lớp tôi phụ trách nói riêng, bản thân thấy có những thuận lợi, khó khăn sau: a. Thuận lợi: Đơn vị Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân thành lập từ năm 1989 thuộc trung tâm xã EaTóh, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. Nhiều năm liền, trường đã gặt hái rất nhiều thành quả trong nền giáo dục huyện nhà. - Trường có đội ngũ CBGV đạt chuẩn về trình độ kiến thức, trẻ khỏe và giàu tâm huyết. - Học sinh đa số là con em người Kinh, có tinh thần hiếu học cao. - Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát và tạo mọi điều kiện tốt cho giáo viên trong công tác giảng dạy. - Số lượng học sinh được phân bố đều các khối lớp. - Giáo viên được tập huấn chương trình dạy học theo hướng đổi mới từ nội dung chương trình đến phương pháp dạy học. - Cơ sở vật chất ở các lớp tương đối đầy đủ tiện nghi, bàn ghế, phòng học. - Đời sống của phụ huynh học sinh tương đối ổn định, nền kinh tế vững chắc nên phụ huynh rất quan tâm tạo mọi điều kiện tốt đến việc học của con em mình. - 100 % các Lớp học 2 buổi / ngày. b. Khó khăn: Mặc dù, với những thành quả đã được ghi nhận trong nền giáo dục hóa nói chung, giáo dục xã nhà nói riêng. Nhìn lại những chặng đường thành công ấy, chúng ta vẫn gặp không ít những khó khăn về công tác giáo dục cũng như: - Hình thức, phương pháp dạy học theo hướng đổi mới làm cho nhiều giáo viên lúng túng trong quá trình lên lớp, nhiều giáo viên phụ thuộc, rập khuôn theo sách giáo khoa, hay áp đặt học sinh, - Phần cơ sở vật chất về bàn ghế tuy đủ nhưng chưa đúng theo quy định bàn chuẩn của Bộ GD & ĐT đưa ra giành cho học sinh tiểu học. - Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em tiếp thu nhanh nhưng cũng nhanh quên, mức độ tập trung học tập chưa cao. - Kiến thức về cuộc sống đối với các em còn hạn chế, vốn từ vựng chưa nhiều. - Một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối văn của riêng mình. - Nhiều học sinh thiếu sự quan tâm của một số gia đình, nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em mà tất cả là phó mặc cho giáo viên. Dẫn đến các em không hứng thú khi học phân môn này. *Thành công và hạn chế: Năm học nào cũng vậy, hầu như các khối lớp ở tiểu học đều có học sinh đạt tỉ lệ khá giỏi rất nhiều. Tỷ lệ học sinh trung bình, học sinh yếu chiếm một phần ít. Song vốn ngôn ngữ để hình thành một đoạn văn theo yêu cầu ở lớp 3 trong phân môn Tập làm văn còn gặp nhiều khó khăn đối với học sinh. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa nhận thức tầm quan trọng của phân dẫn đến quy trình và phương pháp dạy học chưa thích hợp. Phần thì học sinh hiểu biết chưa sâu rộng về nghĩa của các từ ngữ và bản chất của câu văn nên khi các em viết một đoạn văn thường hay mắc lỗi diễn đạt như: từ lặp lại nhiều, câu văn không rõ nghĩa, ý theo không trình tự rất lộn xộn, nhiều em thì mang tính chất trả lời câu hỏi gợi ý bằng cách gạch đầu dòng, ... Bên cạnh những thuận lợi và khó khăn, kết hợp với việc khảo sát đầu năm về kỹ năng viết câu, dùng từ, dùng câu để viết một đoạn văn theo yêu cầu bài. Qua thu thập báo cáo của các đồng chí trong tổ khối và cụ thể tại lớp 3A5 tuần 2, lớp 3A2 tuần 3, lớp 3A4 tuần 6 trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, tôi đã thu nhập được kết quả như sau: + Bảng thống kê thực trạng các lớp trong 3 năm học : c. Mặt mạnh, mặt yếu: - Mặt mạnh: Như chúng ta đã biết, gia đình là môi trường giáo dục ảnh hưởng trực tiếp tới các em. Giáo dục gia đình là một điểm mạnh, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cho trẻ. Đợn vị trường đượ
File đính kèm:
skkn_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_va_sang_tao_cho_hoc_sin.pdf