SKKN Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của CNTT. CNTT đã ở một bước phát triển cao đó là số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. Những công cụ và sự kết nối của thời đại kỹ thuật số cho phép chúng ta dễ dàng thu thập, chia sẻ thông tin theo phương thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng loạt sự thay đổi về các quan niệm, các tập tục, các thói quen truyền thống. CNTT đến với từng người dân, từng người quản lý, nhà khoa học, người nông dân, bà nội trợ, học sinh mầm non Không có lĩnh vực nào, không có nơi nào không có mặt của CNTT.

Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nước (CT số 58-CT/TW ngày 17- 10- 2000 của BCT khoá VIII). Công nghệ thông tin là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo việc ứng dụng CNTT góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, các bậc học, trong đó có giáo dục Mầm non. nhằm đưa chất lượng giáo dục của nước ta ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới.

pdf 25 trang Huy Quân 29/03/2025 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

SKKN Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG 
TÁC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC 
TRẺ MẦM NON 
 MỤC LỤC 
 Trang 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 
2 
 2. Mục đích nghiên cứu 5 
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6 
 1. Cơ sở lý luận 6 
 2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong nhà trường hiện nay 6 
 3.Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học và quản 
lý 
8 
 4. Một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng CNTT trong dạy 
học và quản lý giáo dục có hiệu quả 
10 
 4.1 Các giải pháp cơ bản 10 
 4.2 Các biện pháp cụ thể 
 5. Kết quả 22 
C KẾT LUẬN 23 
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 
TT Danh mục Diễn giải 
 CNTT Công nghệ thông tin 
 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 
 CT Chỉ thị 
 BCT Bộ Chính trị 
Phần I: MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài: 
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của 
CNTT. CNTT đã ở một bước phát triển cao đó là số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, 
luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. Những công cụ và sự 
kết nối của thời đại kỹ thuật số cho phép chúng ta dễ dàng thu thập, chia sẻ thông tin 
theo phương thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng loạt sự thay đổi về các quan niệm, 
các tập tục, các thói quen truyền thống. CNTT đến với từng người dân, từng người 
quản lý, nhà khoa học, người nông dân, bà nội trợ, học sinh mầm nonKhông có 
lĩnh vực nào, không có nơi nào không có mặt của CNTT. Công nghệ thông tin là một 
trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, thúc đẩy công cuộc đổi mới, 
phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình 
hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an 
ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp 
CNH - HĐH đất nước (CT số 58-CT/TW ngày 17- 10- 2000 của BCT khoá VIII). 
Công nghệ thông tin là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. 
Trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo việc ứng dụng CNTT góp phần nâng cao chất lượng 
dạy và học ở các cấp, các bậc học, trong đó có giáo dục Mầm non. nhằm đưa chất 
lượng giáo dục của nước ta ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới. 
Khi CNTT ngày càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh 
vực là một vấn đề tất yếu. Trong lĩnh vực Giáo dục Mầm non CNTT bước đầu đã 
được ứng dụng trong công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ. Các trường Mầm non 
đã đưa phần mềm Nutrikids vào quản lý dinh dưỡng, phần mềm Kidsmart vào các 
hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ làm quen với các bài giảng được trình chiếu trên 
PowerPoint. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tế hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong 
Giáo dục Mầm non còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất 
lượng chăm sóc giáo dục, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không 
nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT đem lại. Chúng ta nên biết cách tận 
dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình. 
Hơn nữa, đối với Giáo dục Mầm non, CNTT còn có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi 
nội dung, phương pháp dạy và học. 
Giáo dục Mầm non là bậc học khó nhất về mặt khoa học giáo dục trong tất cả các 
bậc học. Đây là bậc học mà độ tuổi của các cháu còn nhỏ, nhân cách, tâm hồn, thể 
chất của các cháu đang hình thành phát triển. Người giáo viên Mầm non là nhân tố 
quan trọng trong việc xây dựng bậc Mầm non trở thành bậc học nền tảng của hệ 
thống Giáo dục quốc dân, tạo điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí và trang bị những 
kiến thức ban đầu hết sức trọng yếu để phát triển toàn diện nhân cách con người Việt 
 Nam tương lai. Để làm tốt trọng trách này người giáo viên mầm non trong thời đại 
CNH – HĐH không chỉ cần có sự hiểu biết đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, 
nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục trẻ ở từng độ tuổi, mà còn phải 
có kiến thức về CNTT, phải tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động 
chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT có hiệu quả, đó là vấn 
đề mà bất cứ người cán bộ quản lý hay giáo viên đều đặt ra phải khi đưa CNTT vào 
các hoạt động của trẻ. 
Xuất phát từ thực tế việc ứng dụng CNTT trong Giáo dục mầm non hiện nay, mặc dù 
đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn bộc lộ những hạn chế. Chính vì vậy là một Phó Hiệu 
trưởng của trường Mầm non, nên tôi chọn đề tài“ Nâng cao hiệu quả ứng dụng 
CNTT vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non ”. 
2. Mục đích nghiên cứu: 
Tiếp tục phát huy kết quả đạt được ở những năm trước để giúp đỡ cán bộ giáo 
viên nhà trường làm việc nhanh, hiệu quả trong công tác thực hiện nhiệm vụ chăm 
sóc, giáo dục trẻ. Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên có cơ hội học tập nâng cao trình 
độ chuyên môn, trình độ tin học. 
Trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn về CNTT, từ đó 
vận dụng vào công việc hiệu quả hơn. Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc 
ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng hiệu quả 
việc ứng dụng CNTT trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ Mầm non đạt kết quả cao. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
 - Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về việc ứng dụng CNTT trong chăm 
sóc giáo dục. 
 - Tìm hiểu những khó khăn của giáo viên khi ứng dụng CNTT. 
 - Đưa ra một số kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong các hoạt động chăm sóc 
giáo dục trẻ. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT và 
đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong những năm học sau. 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 
Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ triển khai nghiên cứu đề 
tài ở phạm vi trường Mầm non Tề Lỗ - huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc. 
- Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ giáo viên và học sinh trường mầm non Tề Lỗ. 
5. Phương pháp nghiên cứu: 
- Tham khảo tài liệu để phân tích tổng hợp, hệ thống lý thuyết có liên quan đến 
việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. 
- Quan sát để nắm bắt khả năng tiếp cận với CNTT của từng độ tuổi mẫu giáo, 
từ đó có biện pháp giúp trẻ làm quen với máy tính, với các trò chơi trong phần mềm 
Kidsmart. 
 - Đàm thoại để tìm hiểu ý tưởng của GV, của trẻ trong các hoạt động có ứng 
dụng CNTT. 
6. Kế hoạch ngiên cứu: 
 Mỗi ngày dành ít nhất 2 giờ để tham khảo các tài liệu liên quan, truy cập mạng 
để tìm những biện pháp hay áp dụng vào thực tiễn nhà trường. 
 Triển khai đến giáo viên trong trường việc thực hiện ứng dụng CNTT vào việc 
chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày. Mỗi giáo viên có ít nhất 1 bài giảng trình chiếu 
PowerPoint/ tuần. 
 Mỗi tuần dành 4 giờ để trực tiếp quan sát các hoạt động của giáo viên và học 
sinh trong trường. 
 Thời gian nghiên cứu trong 2 năm học 2011-2012 và 2012-2013. 
PHẦN II: NỘI DUNG 
 I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về việc nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT 
vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non: 
1. Cơ sở lý luận về việc ứng dụng CNTT vào đổi mới công tác quản lý, chăm sóc, 
giáo dục trẻ Mầm non. 
 Ngày nay, CNTT được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã 
hội. Ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển KT- XH, là 
phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các 
nước đi trước, tạo khả năng thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, đã 
và đang tạo đà cho những thay đổi cơ bản trong công tác quản lý và giảng dạy ở tất cả 
các cấp học. 
*Những chủ trương của Đảng về ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo: 
Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị nêu rõ 
+ Ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế 
xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so 
với các nước đi trước. 
+ Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối 
với việc ứng dụng và phát triển CNTT trong đó có nội dung: “Đẩy mạnh ứng dụng 
công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, 
ngành học”. 
Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc 
phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 
2015 và định hướng đến năm 2020 cũng đặt ra mục tiêu: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT 
trong giảng dạy và trong quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học. Đến năm 2020, toàn 
 bộ học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục khác được học ứng 
dụng CNTT. 
Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, do vậy là mắt xích 
đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh 
ứng dụng CNTT vào công tác giáo dục. 
Trong những năm qua, Ngành GD&ĐT cũng đã có rất nhiều những văn bản 
hướng dẫn thực hiện ứng dụng CNTT: 
Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và 
Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong 
ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012; 
Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục 
và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo 
dục; 
+ Công văn số 4960/BGDĐT-CNTT ngày 27/07/2011 của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011 – 2012. Trong đó có đề 
cập đến vấn đề: Mỗi cán bộ và giáo viên có ít nhất một địa chỉ e-mail của ngành, có 
tên dưới dạng @tên-cơ-sở-giáo-dục.edu.vn, trong đó tên-cơ-sở-giáo-dục có thể là 
moet, tên sở, tên phòng. 
+ Công văn số 4987/BGDĐT-CNTT ngày 2/8/2012 của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 - 2013. Trong đó có nội 
dung: 
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục Chỉ đạo ứng 
dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng người học có thể học qua nhiều 
nguồn học liệu; hướng dẫn cho người học biết tự khai thác và ứng dụng CNTT vào 
quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạo giáo viên ứng 
dụng CNTT trong giảng dạy, trong tiết giảng. 
- Tiếp tục triển khai cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng e-Learning” do Bộ 
GDĐT và Quỹ Laurence S. Ting tổ chức, với khẩu hi

File đính kèm:

  • pdfskkn_nang_cao_hieu_qua_ung_dung_cntt_vao_cong_tac_cham_soc_g.pdf