SKKN Một số sai lầm trong giải toán có lời văn Lớp 5 và cách khắc phục ở Trường Tiểu học số 1 An Thủy

Sáng kiến kinh nghiệm thực hiện nhằm giải quyết một số vướng

mắc trong dạy học môn toán lớp 5 ở trường tiểu học: Mục tiêu của Giáo dục

Tiểu học hiện nay là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự

phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ

năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở và các cấp học trên.

Muốn thực hiện tốt mục tiêu giáo dục góp phần đào tạo những con người linh

hoạt, sáng tạo, năng động thì một trong những định hướng mới với phương

pháp giáo dục tiểu học đó là phương pháp dạy học tích cực đối với các môn

học ở tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng. Một trong những yêu cầu

đặt ra của đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hoá hoạt động học tập của

học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Học sinh tự giác, chủ

động tìm tòi, phát hiện và giải quyết nhiệm vụ và có ý thức vận dụng linh

hoạt, sáng tạo các kiến thức đã học vào học tập và thực tiễn. Trong trường

tiểu học, dạy toán là dạy hoạt động toán học. Đối với học sinh có thể xem việc

giải toán là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học. Quá trình giải toán là

quá trình rèn luyện phương pháp tư duy, suy nghĩ, phương pháp tìm tòi và vận

dụng kiến thức vào thực tế. Giải toán thực chất là hình thức để củng cố, khắc

sâu kiến thức, rèn luyện được những kĩ năng cơ bản trong môn toán. Muốn

vậy GV cần chỉ cho HS cách học, biết cách suy luận, biết tự tìm lại những

điều đã quên, biết cách tìm tòi để phát hiện kiến thức mới. Học sinh cần được

rèn luyện các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát

hoá, tương tự, quy lạ về quen,

pdf 24 trang Huy Quân 29/03/2025 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số sai lầm trong giải toán có lời văn Lớp 5 và cách khắc phục ở Trường Tiểu học số 1 An Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số sai lầm trong giải toán có lời văn Lớp 5 và cách khắc phục ở Trường Tiểu học số 1 An Thủy

SKKN Một số sai lầm trong giải toán có lời văn Lớp 5 và cách khắc phục ở Trường Tiểu học số 1 An Thủy
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ SAI LẦM TRONG GIẢI TOÁN CÓ LỜI 
VĂN LỚP 5 VÀ CÁCH KHẮC PHỤC Ở 
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 AN THỦY 
 A. PHẦN MỞ ĐẦU 
1. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN: 
 1.1 Sáng kiến kinh nghiệm thực hiện nhằm giải quyết một số vướng 
mắc trong dạy học môn toán lớp 5 ở trường tiểu học: Mục tiêu của Giáo dục 
Tiểu học hiện nay là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự 
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ 
năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở và các cấp học trên. 
Muốn thực hiện tốt mục tiêu giáo dục góp phần đào tạo những con người linh 
hoạt, sáng tạo, năng động thì một trong những định hướng mới với phương 
pháp giáo dục tiểu học đó là phương pháp dạy học tích cực đối với các môn 
học ở tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng. Một trong những yêu cầu 
đặt ra của đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hoá hoạt động học tập của 
học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Học sinh tự giác, chủ 
động tìm tòi, phát hiện và giải quyết nhiệm vụ và có ý thức vận dụng linh 
hoạt, sáng tạo các kiến thức đã học vào học tập và thực tiễn. Trong trường 
tiểu học, dạy toán là dạy hoạt động toán học. Đối với học sinh có thể xem việc 
giải toán là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học. Quá trình giải toán là 
quá trình rèn luyện phương pháp tư duy, suy nghĩ, phương pháp tìm tòi và vận 
dụng kiến thức vào thực tế. Giải toán thực chất là hình thức để củng cố, khắc 
sâu kiến thức, rèn luyện được những kĩ năng cơ bản trong môn toán. Muốn 
vậy GV cần chỉ cho HS cách học, biết cách suy luận, biết tự tìm lại những 
điều đã quên, biết cách tìm tòi để phát hiện kiến thức mới. Học sinh cần được 
rèn luyện các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát 
hoá, tương tự, quy lạ về quen, 
Trong khi học Toán, học sinh có thể mắc nhiều kiểu sai lầm ở nhiều 
mức độ khác nhau. Có khi là những sai lầm về mặt tính toán , nhưng cũng có 
khi là những sai lầm về suy luận, sai lầm do hổng kiến thức, hay áp dụng 
những công thức, quy tắc Toán học vô căn cứNhiều giáo viên còn thiếu hụt 
kinh nghiệm trong việc phát hiện các sai lầm, tìm nguyên nhân sai lầm và đưa 
ra các biện pháp để sửa chữa các sai lầm cho HS đặc biêt là trong giải toán có 
 lời văn.Đó chính là lí do tôi chon đề tài : “Một số sai lầm trong giải toán có 
lời văn lớp 5 và cách khắc phục ở trường Tiểu học Số 1 An Thủy”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:Nghiên cứu các sai lầm phổ biến của học 
sinh lớp 5 khi giải toán có lời văn, từ đó đề xuất các biện pháp để hạn chế và 
sửa chữa các sai lầm này nhằm phát triển năng lực giải toán cho học sinh và 
góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường Tiểu học Số 1 An 
Thủy nói riêng và trong trường tiểu học nói chung. 
1.3 Sáng kiến có tham khảo các đề tài nghiên của các tác giả sau: 
Nguyễn Đình Đức, Chung Thị Quyên 
1.4. Phạm vi và những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là những sai lầm phổ biến 
của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Số 1 An Thủy khi giải toán có lời văn. 
- Điểm mới của sáng kiến đã nêu ra một cách có hệ thống các sai lầm 
phổ biến của HS lớp 5 trường Tiểu học Số 1 An Thủy khi giải toán có lời văn 
thông qua một số bài toán thường gặp trong chương trình toán 5 cùng với việc 
phân tích nguyên nhân của các sai lầm. 
- Sáng kiến cũng đã đã đề xuất một số biện pháp sư phạm mới phù hợp 
với thực tế giảng dạy ở địa phương nhằm hạn chế và sửa chữa các sai lầm của 
HS khi giải toán có lời văn. 
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu: 
+ Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các cơ sở lí luận về tâm lí học, giáo 
dục học để phân tích các nguyên nhân và xây dựng các biện pháp dạy học 
nhằm hạn chế, sửa chữa các sai lầm của học sinh tiểu học khi giải toán có lời 
văn. 
+ Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy thực nghiệm tại lớp 5C và dự 
giờ đồng nghiệp trong khối 5. 
 - Nhiệm vụ nghiên cứu nhằm: 
+ Tìm ra và phân tích nguyên nhân các sai lầm của học sinh lớp 5 khi 
giải toán có lời văn. 
 + Đề xuất các biện pháp sư phạm để hạn chế, sửa chữa các sai lầm của 
học sinh lớp 5 khi giải toán có lời văn. 
+ Điều tra các sai lầm phổ biến của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Số 1 
An Thủy khi giải toán có lời văn. 
2. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN: 
 Sáng kiến được áp dụng trong công tác giảng dạy môn Toán cho học 
sinh lớp 5 ở trường tiểu học Số 1 An Thủy và bồi dưỡng đội tuyển học sinh 
tham gia giao lưu toán tuổi thơ, thi Ôlimpic toán bậc tiểu học cấp huyện, cấp 
tỉnh. 
B. PHẦN NỘI DUNG 
I.THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU: 
1. Cơ sở lý luận: 
1.1 Một số khái niệm : 
- Bài toán có lời văn được hiểu là “tình huống có vấn đề” trong đó chứa 
đựng các dữ kiện, ẩn số nhất định, ẩn số được mô tả bằng các tình huống 
ngôn ngữ. Các bài toán có lời văn thường có các đặc điểm sau: 
+ Các mối quan hệ giữa các dữ kiện, các yếu tố trong bài toán được biểu 
thị bằng lời. 
+ Có nội dung sát thực, gần gũi với thực tế cuộc sống. 
 - Giải toán có lời văn là học cách giải quyết vấn đề trong môn toán. Từ 
ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đưa về các phép tính và kèm theo 
câu lời giải và cuối cùng đưa ra đáp số của bài toán . Các bước chung để giải 
một bài toán có lời văn gồm 5 bước: 
+ Đọc thật kĩ đề toán. 
+ Tóm tắt đề toán. 
+ Phân tích bài toán để tìm cách giải. 
+ Giải bài toán và thử lại các kết quả. 
+ Khai thác bài toán (dành cho HS khá giỏi) 
 1.2. Mục tiêu dạy toán có lời văn ở lớp 5. 
 Giải toán có lời văn lớp 5 nhằm giúp học sinh biết giải và trình bày bài giải 
các bài toán có đến 4 bước tính, trong đó có: 
- Các bài toán liên quan đến tỉ số (ôn tập đầu năm). 
- Các bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ (bổ sung ở phần ôn tập đầu 
năm). 
- Các bài toán về tỉ số phần trăm. 
- Các bài toán về chuyển động đều. 
- Các bài toán có nội dung hình học. 
1.3. Vị trí, vai trò của việc dạy dọc giải toán có lời văn lớp 5 trong 
chương trình môn toán ở tiểu học. 
 Môn Toán là một môn học thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Đây là 
môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy 
của con người. Mặt khác nó cũng là môn học thể hiện rõ mối quan hệ với rất 
nhiều các môn học khác. Học tốt môn Toán sẽ tác động tích cực tới các môn 
học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Toán 
Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với 
hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống 
. Môn Toán ở trường tiểu học bên cạnh mục tiêu trang bị kiến thức toán học 
còn có nhiệm vụ hình thành cho học sinh các năng lực toán học. Trong 
đó, hoạt động giải toán được xem là hình thức chủ yếu để hình thành phẩm 
chất và năng lực toán học cho học sinh vì thông qua hoạt động giải toán, học 
sinh nắm vững tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và phát triển tư duy sáng 
tạo. 
 Bản thân dạy học giải toán mang trong mình các chức năng: chức 
năng giáo dưỡng, chức năng giáo dục, chức năng phát triển và kiểm tra. Hoạt 
động giải toán có lời văn góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục 
tiêu của dạy học toán. Thông qua giải toán có lời văn, HS biết cách vận dụng 
những kiến thức toán học và rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu 
được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà 
 HS có điều kiện phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận 
và hình thành những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. 
1.4. Một số phương pháp dạy giải toán có lời văn ở lớp 5. 
 Phương pháp dạy giải toán có lời văn là cách thức giúp học sinh hình 
thành các thao tác để giải được một bài toán. GV cần giúp HS nắm được các 
bước trong quá trình giải toán, giúp HS có khả năng vận dụng các phương 
pháp thích hợp với từng dạng toán thông qua một số phương pháp sau: 
Phương pháp gợi mở, vấn đáp; phương pháp thực hành, luyện tập; phương 
pháp thảo luận, 
2. Thực trạng dạy giải toán có lời văn lớp 5 ở trường Tiểu học Số 1 
An Thủy: 
2.1 Một số tình hình và số liệu đầu năm: 
Ở bậc tiểu học, học toán thực chất là học làm toán, trong đó giải toán có 
lời văn có vị trí hết sức quan trọng. Nó thể hiện rõ nhất năng lực vận dụng tri 
thức toán học và mức độ phát triển ngôn ngữ của học sinh. Muốn nâng cao 
chất lượng môn Toán mỗi cán bộ giáo viên cần nâng cao ý thức trách nhiệm 
tinh thần học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn tiếp cận với 
phương pháp truyền thụ mới. Trong thực tế rất nhiều học sinh tiểu học rất yêu 
thích môn Toán. Tuy vậy khi gặp những bài toán có lời văn đặc biệt là những 
bài toán hợp, học sinh thường gặp nhiều khó khăn và sai lầm. Nhiều em loay 
hoay không biết bắt đầu từ đâu. Nhiều em đã tìm được cách giải rồi nhưng 
trình bày bài lộn xộn, thiếu khoa học. Cá biệt nhiều em còn giải sai bài toán vì 
những sai lầm trong suy nghĩ, trong tính toán,..Nhiều sai lầm xuất hiện có thể 
chỉ do học sinh chưa cẩn thận, nhưng đại đa số là do các em chưa nắm chắc 
kiến thức cơ bản, kĩ năng vận dụng kiến thức cụ thể vào giải từng bài toán 
riêng lẽ còn hạn chế. Nếu được nhắc nhở kịp thời kết hợp với việc biết cách 
khắc phục những sai lầm trong giải toán học sinh sẽ giải toán chính xác, sẽ 
yêu thích và hăng say học toán. 
 Qua khảo sát chất lượng đầu năm và các năm học trước, bản thân tôi đã 
nhận thấy HS lớp 5 trường Tiểu học Số 1 An Thủy thường gặp những sai lầm 
khi giải toán có lời văn do những nguyên nhân sau: 
1. Không hiểu khái niệm, kí hiệu toán học. 
2. Không nắm vững quy tắc, công thức, tính chất toán học. 
3. Không logic trong suy luận. 
4. Không nắm vững phương pháp giải các bài toán điển hình. 
5. Không thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố toán học. 
6. Tính toán nhầm lẫn, không cẩn thận trong làm bài. 
7. Diễn đạt, trình bày lời giải bài giải còn hạn chế. 
Cụ thể, chất lượng kiểm tra toán đầu năm lớp 5, trường Tiểu học Số 1 
An Thủy năm học 2012 - 2013 như sau: 
Khối/ lớp 
Điểm 
9-10 
Điểm 
7 - 8 
Điểm 
5 - 6 
Đ

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_sai_lam_trong_giai_toan_co_loi_van_lop_5_va_cach.pdf