SKKN Một số kinh nghiệm khi dạy toán chuyển động đều cho học sinh Lớp 5

Giáo dục là nền tảng văn hoá của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc. Chính vì vậy Đảng ta đã nhận định rằng: " Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai." Bởi vậy, việc nâng cao chất lượng học tập và giáo dục cho học sinh đang được Đảng, nhà nước, cha mẹ học sinh và các ngành các cấp quan tâm , đặc biệt là bậc Tiểu học. Tiểu học là bậc học nền tảng đặt nền móng vững chắc cho ngành GD. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở Tiểu học cùng với môn Tiếng Việt thì môn Toán đóng vai trò vô cùng quan trọng. Môn Toán có vai trò rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, linh hoạt, sáng tạo .

Môn toán là môn học thống nhất có sự sắp xếp theo lôgíc và trật tự nhất định, nó làm nổi rõ toàn bộ hạt nhân của toàn bộ chương trình. Môn toán ở tiểu học chiếm số giờ rất lớn, xuyên suốt quá trình học toán là việc thực hiện các phép tính từ đơn giản đến phức tạp. Trong chương trỡnh Toỏn lớp 5 những bài toỏn về “Chuyển động đều " chiếm một số lượng tương đối lớn. Đây là một dạng toỏn khó đối với học sinh. Học tốt dạng toán này giúp học sinh rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thời gian, kĩ năng tính toán, kĩ năng giải toán có lời văn. Đồng thời là cơ sở tiền đề giúp học sinh học tốt chương trỡnh toỏn và chương trỡnh vật lớ ở cỏc lớp trờn. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả của việc dạy và học Toán đặc biệt là dạng toán về chuyển động đều là một yêu cầu bức xúc hiện nay.

pdf 29 trang Huy Quân 28/03/2025 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm khi dạy toán chuyển động đều cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm khi dạy toán chuyển động đều cho học sinh Lớp 5

SKKN Một số kinh nghiệm khi dạy toán chuyển động đều cho học sinh Lớp 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI DẠY 
TOÁN CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU CHO 
HỌC SINH LỚP 5 
Phần I: Đặt vấn đề 
A- Lý do chọn đề tài 
1- Cơ sở lý luận. 
Giáo dục là nền tảng văn hoá của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân 
tộc. Chính vì vậy Đảng ta đã nhận định rằng: " Giáo dục là quốc sách hàng đầu, 
đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai." Bởi vậy, việc nâng cao chất lượng 
học tập và giáo dục cho học sinh đang được Đảng, nhà nước, cha mẹ học sinh và 
các ngành các cấp quan tâm , đặc biệt là bậc Tiểu học. 
Tiểu học là bậc học nền tảng đặt nền móng vững chắc cho ngành GD. Mỗi môn 
học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển cơ sở ban đầu rất 
quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở Tiểu học 
cùng với môn Tiếng Việt thì môn Toán đóng vai trò vô cùng quan trọng. 
 Môn Toán có vai trò rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, 
phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, linh 
hoạt, sáng tạo .... 
 Môn toán là môn học thống nhất có sự sắp xếp theo lôgíc và trật tự nhất định, 
nó làm nổi rõ toàn bộ hạt nhân của toàn bộ chương trình. Môn toán ở tiểu học 
chiếm số giờ rất lớn, xuyên suốt quá trình học toán là việc thực hiện các phép tính 
từ đơn giản đến phức tạp. Trong chương trỡnh Toỏn lớp 5 những bài toỏn về 
“Chuyển động đều " chiếm một số lượng tương đối lớn. Đây là một dạng toỏn 
khó đối với học sinh. Học tốt dạng toán này giúp học sinh rèn kĩ năng đổi đơn vị 
đo thời gian, kĩ năng tính toán, kĩ năng giải toán có lời văn. Đồng thời là cơ sở tiền 
đề giúp học sinh học tốt chương trỡnh toỏn và chương trỡnh vật lớ ở cỏc lớp trờn. 
Vì vậy việc nâng cao hiệu quả của việc dạy và học Toán đặc biệt là dạng toán 
về chuyển động đều là một yêu cầu bức xúc hiện nay. 
2- Cơ sở thực tiễn: 
Qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm, qua việc tìm hiểu, nghiên cứu chuyên 
môn tôi nhận thấy: 
 - Về phớa học sinh: Học sinh tiếp cận với toán chuyển động đều cũn bỡ ngỡ 
gặp nhiều khó khăn. Các em chưa nắm vững hệ thống công thức, chưa nắm được 
phương pháp giải theo từng dạng bài khác nhau. Trong quá trỡnh giải toỏn học 
sinh cũn sai lầm khi đổi đơn vị đo thời gian, kĩ năng tính toán, kĩ năng giải toán có 
lời văn còn nhầm lẫn. Học sinh trỡnh bày lời giải bài toỏn còn sai câu trả lời, 
khụng chặt chẽ, thiếu lụgớc. Một số em chưa phân biệt rõ thời điểm gặp nhau và 
thời gian đi được, điều đó dẫn đến sự nhầm lẫn rất đáng tiếc trong quá trình giải 
toán. 
 - Về phớa giỏo viờn: Chưa chú trọng hướng dẫn học sinh cách giải theo từng 
dạng bài; không chú ý quan tõm rốn kĩ năng giải toán một cách toàn diện cho học 
sinh. Thực tế, giáo viên chưa biết cách phân loại, tổ chức, hướng dẫn học sinh phát 
huy, vận dụng tối đa các kiến thức sẵn có để giải bài toán chuyển động nhằm nâng 
cao chất lượng dạy học. Là một người giáo viên, trong quá trình dạy học nhiều 
năm, tôi rất yêu thích môn Toán phần toán chuyển động đều. Tôi luôn đặt ra câu 
hỏi phải làm gì và làm như thế nào để giúp học sinh khắc phục những sai sót đó và 
giúp các em có kỹ năng tính toán thành thạo phát huy tính sáng tạo, nhanh nhẹn, 
luyện trí thông minh cho học sinh. Chính vì vậy, tôi rất muốn mang đến cho học 
sinh của mình vốn kiến thức phong phú và có hệ thống về môn Toán, đặc biệt tôi 
muốn mang đến cho các em phương pháp giải toán chuyển động một cách khoa 
học, không nhầm lẫn giữa dạng này với dạng khác. Để làm được việc đó, tôi đã đi 
sâu vào nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để tìm ra đặc điểm của mỗi bài, mỗi dạng và 
có các phương pháp giải đặc trưng cho từng dạng bài tập. 
Vì lý do đó, tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm của bản thân giúp học 
sinh làm tốt cỏc bài toỏn phần chuyển động đều ở lớp 5. 
3- Kết luận 
 Từ vị trí, tầm quan trọng của bậc Tiểu học nói chung và của học sinh lớp 5 
nói riêng. Từ thực tế giảng dạy phát hiện được những sai lầm của học sinh khi tính 
toán và giải toán phần chuyển động đều. Với lương tâm và trách nhiệm của một 
nhà giáo dục , một "Kỹ sư tâm hồn" làm nhiệm vụ "Trồng người" nên tôi chọn đề 
tài này để nghiên cứu. Tôi mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé 
của mình vào sự nghiệp giáo dục của huyện, tỉnh nhà nói chung và của trường tôi 
nói riêng giúp các em học môn Toán được tốt hơn. 
B- Mục đích của đề tài. 
 Tôi chọn đề tài này để nghiên cứu không những nhằm chỉ ra những lỗi học 
sinh thường mắc, mà còn giúp học sinh lớp 5 của trường thực hiện đúng các phép 
tính, có kỹ năng tính toán thành thạo khi giải toán chuyển động đều. Ngoài ra, tôi 
còn hy vọng với kinh nghiệm nhỏ bé của mình phần nào giúp giáo viên trong 
trường và đồng nghiệp có thêm phương pháp, cách thức, kinh nghiệm giảng dạy 
môn Toán phần chuyển động đều ở một số trường hợp học sinh dễ mắc sai lầm. Từ 
đó tạo nên nền tảng vững chãi cho các em trong kỹ năng giải Toán và là bàn đạp 
thúc đẩy việc học Toán sơ cấp, cao cấp sau này của học sinh. Giúp chất lượng giáo 
dục của trường, huyện nhà ngày càng tiến bước. 
 C . khách thể và đối tượng nghiên cứu: 
1. Khách thể nghiên cứu: 
- Học sinh lớp 5A, Giáo viên dạy lớp 5 Trường Tiểu học Tiên Tiến. 
2. Đối tượng nghiên cứu: 
- Biện pháp nâng cao chất lượng dạy toán chuyển động đều lớp 5. 
 D . nhiệm vụ nghiên cứu: 
1. Nghiên cứu thực trạng về việc dạy và học toán chuyển động đều ở lớp 5. 
2. Tỡm hiểu những sai sót khi giải dạng toán này, phõn dạng cỏc bài toỏn 
chuyển động đều lớp 5 đồng thời phõn tớch, nhận xột nêu ra các bước đi nhằm 
dạy từng dạng toán sao cho phù hợp với khả năng của học sinh. 
E. phạm vi, giới hạn nghiên cứu: 
1. Phạm vi nghiờn cứu của đề tài là những sai lầm học sinh thường mắc khi 
giải toán chuyển động đều và thực nghiệm một số kinh nghiệm dạy toán chuyển 
động đều. 
2. Giới hạn nghiên cứu của đề tài là một số biện pháp dạy học nhằm nâng 
cao chất lượng dạy toán chuyển động đều ở lớp 5 
 G - Phương pháp nghiên cứu 
 Để nghiên cứu hoàn thành đề tài này, tôi chủ yếu dùng các phương pháp sau: 
1- Phương pháp điều tra: Qua việc phỏng vấn học sinh, qua điều tra sổ điểm, 
các bài kiểm tra...... 
2- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Chọn đối tượng học sinh lớp 5 dạy 
thực nghiệm . 
3 - Phương pháp quan sát: Qua dự giờ, thăm lớp để phát hiện những lỗi sai của 
học sinh. 
4- Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục: Trên cơ sở quan 
sát , phỏng vấn , điều tra để tìm nguyên nhân, phân tích từng mặt của hoạt động rồi 
tìm biện pháp giải quyết, cuối cùng tổng kết kinh nghiệm. 
5- Phương pháp thống kê toán học: Thống kê số lượng học sinh giỏi - khá - 
trung bình - yếu qua các đợt khảo sát. 
 Phần II - Nội dung đề tài 
 Chương 1. VỊ TRÍ VAI ,TRề CỦA VIỆC DẠY GIẢI CÁC BÀI 
TOÁN CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU Ở TIỂU HỌC. 
I. Những căn cứ để xây dựng biện pháp dạy toán chuyển động đều 
lớp 5 
 1. Mục tiêu, nhiệm vụ môn toán ở tiểu học 
a) Mục tiêu: 
Giáo dục ở tiểu học nhằm giúp học sinh : 
+) Có những kiến thức cơ sở ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, các 
số thập phân, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học . 
+) Hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán 
có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống . 
+) Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, 
kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng 
suy luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết) các suy luận đơn giản góp phần 
rèn luyện phương pháp học tập, làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo. Ngoài 
những mục tiêu trên, cũng như các môn học khác ở tiểu học, môn toán góp phần 
hình thành và rèn luyện các phẩm chất, các đức tính cần thiết của người lao động 
trong xã hội hiện đại. 
b) Nhiệm vụ: 
Môn toán ở tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh: 
+) Hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản, có nhiều ứng dụng trong đời 
sống về số học các số tự nhiên, các số thập phân và hình học. 
+) Có những hiểu biết ban đầu thiết thực nhất về các đại lượng cơ bản như: 
Độ dài, khối lượng, thời gian, diện tích, dung tích, tiền Việt Nam và một số đơn vị 
đo thông dụng nhất của chúng. Biết sử dụng các dụng cụ để thực hành đo lường, 
biết sử dụng các đơn vị đo đơn giản. 
+) Rèn luyện để nắm chắc các kỹ năng thực hành tính nhẩm, tính viết về bốn 
phép tính với các số tự nhiên, số thập phân, các số đo đại lượng. 
+) Biết nhận dạng và bước đầu biết phân biệt một số các hình hình học 
thường gặp. Biết tính chu vi, diện tích thể tích một số hình. Biết sử dụng các dụng 
cụ đơn giản để đo và vẽ một số hình. 
+) Có những hiểu biết ban đầu, sơ giản về dùng chữ thay số, về biểu thức 
toán học, về phương trình và bất phương trình đơn giản nhất bằng phương pháp 
phù hợp với tiểu học. 
+) Biết cách giải và trình bày bài giải với các bài toán có lời văn. Nắm chắc, 
thực hiện đúng quy trình giải toán. Bước đầu biết giải các bài toán bằng các cách 
khác nhau. 
+) Thông qua các hoạt động học tập toán, để phát triển đúng mức một số khả 
năng trí tuệ và thao tác tư duy quan trọng nhất như: So sánh, phân tích, tổng hợp, 
trừu tượng hoá, khái quát hoá, cụ thể hoá, lập luận có căn cứ, bước đầu làm quen 
với các chứng minh đơn giản. 
+) Hình thành tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch có 
kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, cẩn 
thận, kiên trì tự tin. 
 2- Vai trũ của toỏn chuyển động đều 
 Là một bộ phận của môn toán ở Tiểu học, Toán chuyển động đều có vị trí vai trũ 
chung, cũng như vị trí vai trũ riờng của nú, và biểu hiện cụ thể ở những đặc điểm 
sau: 
* Dạy giải bài toán chuyển động đều góp phần bồi dưỡng và phát triển năng lực 
trí tuệ một cách toàn diện. 
 Mỗi bài toán đưa ra là một lần học sinh phải sử dụng rất nhiều các thao tác trí 
tuệ nhằm giải quyết các tỡnh huống cú vấn đề xảy ra. Toán chuyển động đều là 
một trong những loại toán khá phức tạp, thể loại đa dạng , phong phỳ. Vỡ thế đứng 
trước một bài toán chuyển động, học sinh phải phát huy cao độ tính năng động của 
các thao

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_khi_day_toan_chuyen_dong_deu_cho_hoc.pdf